#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam

Nguồn: Zachary Abuza, “International Relations Theory and Vietnam”, Contemporary Southeast Asia, Vol. 17, No. 4 (March 1996), pp. 406-419.

Biên dịch: Nguyễn Minh Tài | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm lược: Mặc dù được tuyên truyền theo đường lối cách mạng vô sản quốc tế, chính sách đối ngoại của Hà Nội vẫn luôn dựa một cách chắc chắn vào các giả định của chủ nghĩa hiện thực. Với sự ra đời của chính sách Đổi mới, đã có sự chuyển đổi căn bản trong thế giới quan của Việt Nam: Hà Nội kiên quyết đi theo các nguyên tắc về sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Sự chuyển biến này được thấy rõ ràng nhất trong mối quan hệ của Hà Nội với các nước ASEAN và Trung Quốc. Bài viết này lập luận rằng bởi vì Việt Nam không còn có thể đương đầu với Trung Quốc theo nghĩa Hiện thực truyền thống được nữa và cũng bởi vì Việt Nam quá nhỏ bé để ràng buộc Trung Quốc vào một mức độ phụ thuộc lẫn nhau nhất định nào đó, Việt Nam hy vọng sẽ kiềm chế hành vi của Trung Quốc thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau gián tiếp, thông qua tư cách thành viên ASEAN – một tổ chức Bắc Kinh cho là cần thiết để phát triển kinh tế của riêng mình. Continue reading “#266-Lý thuyết Quan hệ quốc tế và Việt Nam”

Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH) ra đời, tình hình ngày càng nguy cấp không chỉ vì nạn đói, nạn dốt hoành hành mà chúng ta còn bị các nước đế quốc đưa lực lượng quân sự hỗn hợp vào dưới danh nghĩa quân Đồng minh giải giáp phát xít Nhật. Ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào đóng quân từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Ở miền Nam, quân Anh kéo vào giúp quân Pháp và trang bị cả vũ khí cho quân Nhật để tiếp sức cho Pháp.

Các thế lực của Anh, Mỹ, Trung Hoa dân quốc lăm le dùng sức mạnh của vũ khí hiện đại để tạo điều kiện cho Pháp quay lại thống trị Đông Dương. Chính phủ Anh kêu gọi Chính phủ Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch “tạo mọi dễ dàng cho lực lượng Pháp và các quan chức cai trị của Pháp trở lại Đông Dương càng sớm càng tốt”. Ủy ban Đối ngoại của Mỹ cũng cho biết “không muốn áp đặt một sự kiểm soát nào nhưng sẵn sàng giúp đỡ Pháp nếu họ cần”. Continue reading “Về văn bản pháp lý ngoại giao đầu tiên của Việt Nam DCCH”

Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời

Nguồn:Orbituary: Hanoi Hannah died on September 30th”, The Economist, 15/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trịnh Thị Ngọ (tức “Hanoi Hanna”), phát thanh viên Đài Tiếng nói Việt Nam, qua đời ngày 30/09/2016, hưởng thọ 87 tuổi.

Giọng nói không rõ ràng vì tín hiệu truyền từ Hà Nội đến Tây Nguyên rất yếu. Tuy vậy, vào lúc 8 giờ tối theo giờ Sài Gòn, sau một ngày phải tránh bẫy và truy tìm Việt Cộng, lính Mỹ thường cố gắng giải khuây bằng cách nghe giọng của người phụ nữ mà họ gọi là “Hanoi Hannah”. Trong khi họ lau súng, rít thuốc hay làm vài li bia, chiếc radio quý giá được bọc bởi những mảnh băng dính đen nhằm bảo vệ nay đã sờn rách lại phát ra giọng nói nghe như của một cô nàng hoạt náo viên trung học đầy sức sống. “GI Joe (tên gọi chỉ lính bộ binh Mỹ), hôm nay các anh có khỏe không?” cô gái có chất giọng ngọt ngào ấy hỏi. “Các anh đang bối rối đúng không? Không gì bối rối bằng việc bị ra lệnh phải bước vào một cuộc chiến hoặc phải chết hoặc bị tàn tật trọn đời mà không hề biết về những gì đang diễn ra. Chính phủ các anh đã bỏ rơi các anh. Họ ra lệnh cho các anh chết. Đừng tin họ. Họ lừa các anh rồi.” Continue reading “Phát thanh viên ‘huyền thoại’ Hanoi Hannah qua đời”

Về vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám

Tác giả: Phạm Hồng Tung

Từ khoảng 25 năm lại đây, trong nghiên cứu về lịch sử cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và ở nước ngoài bỗng nhiên nảy ra một vấn đề “khoảng trống quyền lực” gây ra một số cuộc tranh luận khá sôi nổi. Sở dĩ vấn đề này được giới nghiên cứu ở trong và ngoài nước quan tâm là vì nó gợi ra một cách hiểu mới về vấn đề thời cơ trong Cách mạng tháng Tám, và do vậy, nó cũng liên quan đến cách luận giải về nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TS. Phạm Hồng Tung về vấn đề này.

Vấn đề này được nhà sử học người Na uy Stein Tønnesson nêu ra lần đầu tiên trong luận án tiến sĩ của ông, về sau, năm 1991, được xuất bản tại Oslo với tiêu đề “TheVietnamese Revolution of 1945 – Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War”. Trong công trình này Tonnesson luận giải về “Khoảng trống quyền lực” (power vacuum) như sau:“Khoảng trống quyền lực có thể được mô tả cụ thể hơn là sự vắng mặt của người Pháp và quân Đồng Minh, sự thiếu quyết đoán của người Nhật trong việc duy trì sự cai trị cho đến khi quân Đồng Minh tới, và sự bất lực của giới quan lại cùng chính quyền của họ trong việc tự phục vụ quyền lợi của họ” [1]. Continue reading “Về vấn đề “khoảng trống quyền lực” trong Cách mạng tháng Tám”

Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng

vietnam-mar-del-2

Tác giả: Nguyễn Thanh Minh

Tóm tắt: Bài viết phân tích và luận giải quá trình phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia hữu quan trong khu vực biển Đông giai đoạn 1982 – 2015. Trên cơ sở đó, để nhìn nhận lại những thành tựu và những mặt chưa đạt được trong quá trình đàm phán phân định biển, từ đó đúc rút những bài kinh nghiệm bổ ích để vận dụng vào các giai đoạn phân định biển tiếp theo được tốt hơn. Continue reading “Quá trình phân định biển giữa Việt Nam và các nước láng giềng”

Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam

henry-kissinger-and-le-duc-tho

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “Kissinger: The View From Vietnam,” The Atlantic, November 27, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Một trong những khoảnh khắc mang nhiều ý nghĩa quan trọng hơn của mùa chính trị này đã diễn ra vào ngày 11 tháng 2, trong một cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ giữa Bernie Sanders và Hillary Clinton. Đáng ngạc nhiên là nó liên quan đến Henry Kissinger. Clinton không hề giấu giếm sự thân thiện của mình với Kissinger – một việc khiến Sanders thấy khó chịu, nói một cách nhẹ nhàng nhất. “Tôi tự hào mà nói rằng Henry Kissinger không phải là bạn tôi. Hãy xếp tôi vào nhóm những người sẽ không lắng nghe Henry Kissinger,” Sanders nói. Continue reading “Kissinger: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel về Việt Nam

fidel

Tác giả: Lý Văn Sáu

Tháng 6/1962, khi đang làm Vụ phó Vụ Báo chí (Ban Tuyên huấn Trung ương), tôi được cử sang Cuba làm Phó Trưởng đoàn đại diện thường trú của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam (Mặt trận). Kể từ khi thành lập ngày 20/12/1960, Cuba là nước đầu tiên trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao Mặt trận. Hai năm sau, tức tháng 7/1962, Cuba lại là nước đầu tiên tiếp nhận Phái đoàn đại diện thường trú của Mặt trận với đầy đủ quy chế của một cơ quan ngoại giao. Thật ý nghĩa khi cơ quan đại diện đầu tiên của Mặt trận ở nước ngoài lại được đặt tại một nơi rất xa Việt Nam và cũng lại rất gần nước Mỹ…

Tình hữu nghị của Cuba dành cho Việt Nam

Khi có mặt ở Cuba, tôi và các thành viên trong phái đoàn đại diện thường trú đã được chứng kiến sự ra đời và phát triển rộng khắp của phong trào toàn quốc ủng hộ nhân dân Việt Nam. Trên đất bạn, từ cuối thế kỷ 18, người dân Cuba đã biết đến Việt Nam khi người anh hùng Cuba Hose Marti từng viết bài báo “Một cuộc dạo chơi trên đất của những người An Nam” để nói lên sự anh dũng của những người dân Việt Nam khi họ kiên cường vùng lên chống lại sự thống trị, áp bức của thực dân Pháp. Continue reading “Đằng sau câu nói nổi tiếng của Fidel về Việt Nam”

Fidel Castro qua câu chuyện của ‘người con nuôi’ Việt Nam

ndbinh-fidel

Tác giả: Hằng Phạm

Giọng ông run run nhớ về những câu chuyện với Lãnh tụ Cuba Fidel Castro, phóng viên chưa kịp đặt câu hỏi, những kỷ niệm ùa về, liền mạch và chỉ kịp dừng lại khi chiếc máy ghi âm đã chạy gần 60 phút.

Ông là Nguyễn Đình Bin, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài. Ông là người đã sát cánh bên Lãnh tụ Fidel Castro mỗi khi ông làm việc với Việt Nam, là người phiên dịch được Fidel Castro yêu quý đặc biệt và được mọi người gọi là “con nuôi của Fidel”. Continue reading “Fidel Castro qua câu chuyện của ‘người con nuôi’ Việt Nam”

Học giả Trần Trọng Kim

tran-trong-kim-1

Tác giả: Trần Văn Chánh

Qua một số tập hồi ký và tài liệu loại khác có được trong tay, tác giả cố gắng trình bày tương đối đầy đủ và khách quan hơn so với quan điểm “chính thống” về nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim cùng Nội các của ông, từ đó có thể suy nghiệm được những bài học lịch sử hữu ích áp dụng cho hiện tại và tương lai.

Thuộc thế hệ tuổi trên dưới 60 như chúng tôi, ở miền Nam, hễ có quan tâm ít nhiều tới chuyện sách vở thì hầu như không ai không biết đến nhân vật Trần Trọng Kim (1883-1953), một học giả tên tuổi, có thời gian ngắn tham gia chính trị với tư cách Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945), và là người tiên phong cho một số công trình biên khảo có giá trị lâu dài thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau, như Việt Nam sử lược, Nho giáo, Truyện Thúy Kiều…  Continue reading “Học giả Trần Trọng Kim”

Về Bảo Ân – con trai út của vua Bảo Đại

bao-an-1

Tác giả: Huy Phương

Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này.

Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster.

Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng. Continue reading “Về Bảo Ân – con trai út của vua Bảo Đại”

Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?

han

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trên báo đài và các mạng xã hội đang rộ lên cuộc tranh luận về kiến nghị dạy chữ Hán trong trường phổ thông nhằmgiữ gìn tiếng Việt và văn hóa Việt Nam”. Dư luận chia làm bên ủng hộ và bên phản đối (sau đây gọi là bên A và bên B). Bên A gồm một số học giả Hán-Nôm. Bên B gồm nhiều tầng lớp, học giả, cán bộ, dân mạng… đều có. Trên mạng xã hội, một số người tỏ ý nghi ngờ động cơ chính trị của bên A. Sau đó nhân vật chính bên A vội vã viết Lời tạm kết cho cuộc tranh luận mới chỉ diễn ra có mấy ngày (27/8-2/9), nhận xét các ý kiến phản đối chủ yếu xuất phát từ tâm lý thực dụng, tâm lý đám đông và chống Trung Quốc, một số người “cứ hè nhau mà chửi… chửi hết những người có bằng cấp, giáo sư…, hệt như những người chưa hề đến trường (tức vô học)”. Continue reading “Có nên dạy chữ Hán ở bậc học phổ thông?”

Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB

AIIB_logo-2

Tác giả: Phạm Sỹ Thành & Trần Toàn Thắng

Các khoản vay từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có thể bị định hướng bởi sáng kiến Một vành đai một con đường (OBOR) của Trung Quốc. Việt Nam cần cân nhắc việc có vay của AIIB và tham gia OBOR hay không.

Đáng lưu ý là sau khi ông Tập Cận Bình nêu lên ý tưởng về việc thực hiện OBOR, các định chế tài chính Trung Quốc đã tăng cường và triển khai các khoản cho vay của mình tại nước ngoài tập trung vào các quốc gia nằm dọc theo sáng kiến OBOR.

Số liệu cho thấy, các khoản cho vay của Trung Quốc kể từ năm 2013 đối với các quốc gia đã có sự dịch chuyển rõ nét theo hướng 67% các khoản cho vay của hai định chế cho vay phát triển lớn nhất Trung Quốc là CDB và CHEXIM (với số tiền 49,4 tỉ đô la Mỹ) tập trung vào OBOR (với lãi suất từ 4-4,5%/năm). Continue reading “Tác động của việc vay vốn Trung Quốc từ AIIB”

Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?

nguyen-anh

Tác giả: Võ Hương An

Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?

Đôi nét lịch sử

Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn. Continue reading “Vì sao vua Gia Long trả thù tàn khốc nhà Tây Sơn?”

Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?

metindidoan

Trong những năm đầu trị quốc của hoàng đế Gia Long, cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, vấn nạn mê tín dị đoan cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhà vua. Trước tình trạng dân chúng bị nhiều đạo sĩ dùng tà thuật mê hoặc, đắm chìm trong cơn đại hồng thủy cầu đảo, quật mồ làm bùa chú, trù yểm hại người…, vị vua lập nên triều Nguyễn đã quyết liệt vào cuộc.

Đã hơn 200 năm trôi qua nhưng cuộc chiến chống tà đạo, trừ dẹp nạn mê tín trong dân gian của hoàng đế Gia Long và sau đó là người kế nghiệp, hoàng đế Minh Mạng, vẫn còn đẫm tính thời sự! Continue reading “Vua triều Nguyễn chống tà thuật dị đoan như thế nào?”

Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946

fontainebleau

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết giữa Phính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) và Chính phủ Pháp là chủ trương sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để tránh một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù và tranh thủ thêm thời gian hòa bình, xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ.

Tuy nhiên, phía Pháp luôn trì hoãn thi hành những điều khoản đã ký và thường xuyên vi phạm Hiệp định. Ngày 24-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trên tuần dương hạm Emile Bertin ở vịnh Hạ Long bàn về tiến trình thi hành Hiệp định.

Hai bên đã thống nhất ba điểm: Tháng 4-1946 sẽ có một phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị Quốc hội Pháp; Cùng thời gian đó sẽ có một cuộc họp trù bị giữa hai đoàn đại biểu Pháp và Việt; Sau phiên họp trù bị, nửa cuối tháng 5-1946 sẽ có một đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam DCCH sang Pháp để tiến hành thương thảo tại Paris. Continue reading “Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946”

Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?

tppvn

Nguồn: Le Hong Hiep, “What’s behind Vietnam’s delayed TPP ratification”, TODAY, 29/09/2016

Nhiều nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được đưa vào chương trình của kỳ họp thứ hai (khóa 14) của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới. Như vậy, hiệp định thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất cho đến khoảng tháng 4 năm sau, khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Thông tin này gây thất vọng cho những người ủng hộ TPP, đặc biệt là khi Việt Nam được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định. TPP sẽ không chỉ giúp thúc đẩy GDP, hoạt động xuất khẩu và việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, mà nó còn giúp đẩy nhanh các cải cách quan trọng vốn thiết yếu cho sự phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Continue reading “Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?”

Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL

 

mekong_dams

Tác giả: GS Chung Hoàng Chương (phỏng vấn)

Ngày 16/8 vừa qua, Lào đã chính thức khởi công đập thủy điện Don Sahong. Theo GS, đập thủy điện trên mang ý nghĩa như thế nào đối với Lào?

Quan ngại này cũng đã kéo dài được nhiều năm, kể từ khi đập Xayaburi được khởi công. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào – Viraphon Viravong, từ giờ, Lào phải đặt mạnh vấn đề triển khai thủy điện. Tôi đã đi tới Don Sahong và những làng dọc theo 17 nhánh của dòng sông này.  17 nhánh này chằng chịt và tạo nên mô hình có đến ngàn đảo. Đây là một khu sinh thái rất đặc biệt và có một tầm lịch sử rất quan trọng.

Từ năm 1800, nhiều đoàn thám hiểm đi dọc theo sông Mê Kông để triển khai “đường trà”. Xuất phát từ phía đồng bằng, các đoàn này đi lên ngang qua những nhánh sông thuộc tỉnh lỵ Mondulkiri nhưng lại bị ngăn cản khi đến Pakse bởi thác Khone. Thác Khone hùng vĩ và có thể xem là linh hồn của vùng Đông Nam Á. Nhưng, đập thủy điện Don Sahong lại được xây dựng ngay trong khu vực này. Continue reading “Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL”

Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?

Tác giả: Ngô Hưng Đường (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp gỡ nội bộ lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam tiến hành lặng lẽ tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên trong hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990. Tham gia cuộc gặp nội bộ này phía Trung Quốc có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đương nhiệm Giang Trạch Dân và Thủ tướng Quốc Vụ Viện đương nhiệm Lý Bằng; phía Việt Nam có Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo chủ yếu của hai đảng, hai nước sau thời gian gián đoạn 13 năm.

Hồi đó tôi đang làm Trưởng Phòng Nghiên cứu của Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương ĐCSTQ, có tham gia cuộc gặp nói trên với tư cách cán bộ tùy tùng. Continue reading “Biên bản Hội đàm Thành Đô viết gì?”

Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng

nikolai

Nếu có người đặt câu hỏi: Những yếu nhân cao cấp Nga nào từng đến Việt Nam, chắc chắn đa số người trả lời sẽ nêu tên Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

Có lẽ nhiều người không còn nhớ rằng trong thập niên 80, Mikhail Gorbachev cũng đã đến thăm Việt Nam, tuy lúc đó ông ta chưa phải là Tổng thống của Liên Xô mà mới là ủy viên Bộ Chính trị. Và ngay sau khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu bị Mỹ ném bom, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến Hà Nội. Và cũng rất ít người hôm nay còn nhớ rằng, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, có một nhân vật cao cấp đã đến thăm Việt Nam — đó là ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, nhân vật quyền lực thứ 3 ở Liên Xô thời đó. Continue reading “Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng”

Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch

pham-ngoc-thach

Tác giả: Khổng Đức Thiêm

Phạm Ngọc Thạch (1909-1968), sinh tại Sài Gòn, tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội năm 1935, về quê mở bệnh viện tư. Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1939, là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 5-1945, có nhiều đóng góp cho phong trào Thanh niên Tiền phong. Tại Đại hội đại biểu Quốc dân Việt Nam họp ở Tân Trào (Tuyên Quang), ông được cử vào Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Khi Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam tự cải tổ thành Chính phủ lâm thời, ông là một trong 15 thành viên của Nội các thống nhất, được cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế (28-8-1945), sinh hoạt đảng tại Chi bộ Văn phòng Chủ tịch Chính phủ. Trong biên bản các kỳ họp Hội đồng Chính phủ, nhiều ý kiến của ông được ghi nhận. Đáng chú ý nhất là đề nghị của ông tại phiên họp diễn ra vào chiều ngày 14-11-1945 về việc thành lập Ban Cố vấn tìm nhân tài cho đất nước để hưởng ứng bài báo Nhân tài và kiến quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa công bố trên tờ Cứu quốc phát hành buổi sáng. Căn cứ đề nghị của ông, đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ định bác sĩ Nguyễn Văn Luyện và các cụ Bùi Bằng Đoàn, Lê Hữu Từ, Ngô Tử Hạ, Lê Đại, Bùi Kỷ vào Ban Cố vấn. Continue reading “Nhà ngoại giao Phạm Ngọc Thạch”