Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia

khmer_rouge_14

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchViệt Nam (VN) giải phóng nhân dân Campuchia khỏi cuộc diệt chủng của Khmer Đỏ là hoàn toàn chính nghĩa, là công trạng to lớn của VN đóng góp vào sự nghiệp tiến bộ của nhân loại. Thế nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc (TQ) tìm đủ mọi thủ đoạn xuyên tạc vu khống sự kiện này. Nhưng cuối cùng chính nghĩa bao giờ cũng thắng. Những người TQ có lương tri cũng dần dần hiểu ra sự thật. Bạn đọc có thể thấy rõ điều đó qua bài dưới đây, đăng trên trang mạng Phượng Hoàng, một trang mạng chính thống hàng đầu của TQ, phục vụ người Hoa trên toàn cầu, bình quân hàng ngày có 671 triệu lượt truy cập.

Ngày 7/1/2009, hàng chục nghìn người Campuchia tụ tập tại sân vận động Olympic quốc gia ở Phnom Penh, nhiệt liệt chúc mừng 30 năm ngày kỷ niệm Campuchia thoát khỏi ách thống trị của Khmer Đỏ. Hoạt động kỷ niệm quy mô lớn này do Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền tổ chức và đã thu hút hơn 40 nghìn người tham gia. Continue reading “Người TQ viết về sự kiện VN ‘xâm lược’ Campuchia”

Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam

6

Tác giả: Vương Cẩm Tư (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.

Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư khởi hành từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Trung-Việt trong mắt người Việt Nam”

Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ

ctvt

Tác giả: Lưu Á Châu

Dưới đây là trích dẫn từ bài phát biểu tại căn cứ Không quân Côn Minh – Vân Nam của Lưu Á Châu, Trung tướng, Chính ủy Đại học Quốc Phòng Trung Quốc. Qua đó bạn đọc có thể tìm hiểu một vấn đề lịch sử nhìn từ phía bên kia và thấy rõ hơn “cung cách” Trung Quốc ứng xử với thế giới hiện đại.

Sau khi kể “Giấc mơ quân đội và đất nước hùng mạnh”, tướng Lưu nói về việc “quân đội Trung Quốc đã hai lần phát huy vai trò chính trị quan trọng”.

Cuộc chiến Việt Nam 1979

Một lần Quân Giải phóng phát huy vai trò chính trị quan trọng là trong đợt sóng gió chính trị ngày mồng 4 tháng 6 [sự kiện quân đội Trung Quốc đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn ngày 4/6/1989]. “Có thể nói, không giải quyết vấn đề mồng 4 tháng 6 thì không có cục diện phát triển phồn vinh của Trung Quốc ngày nay; không có quân đội [thì] sẽ không giải quyết được vấn đề ngày mồng 4 tháng 6, và cũng không thể có 13 năm huy hoàng”. Continue reading “Chiến tranh 1979 dưới con mắt một viên tướng TQ”

Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược

1

Nguồn: Zhang Xiaoming, Deng Xiaoping’s Long War: The Military Conflict between China and Vietnam, 1979-1991 (The University of North Carolina Press, 2015), Chapter 3, pp. 67-89.

Người dịch: Phan Văn Song

Ngày 9 tháng 12 năm 1978, hai Quân khu Quảng Châu và Côn Minh nhận được lệnh triển khai quân đội ở biên giới Việt Nam truớc ngày 10 tháng 1 chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh “hạn chế về thời gian và không gian” với “lực lượng áp đảo.” Nhiều binh sĩ Trung Quốc đồ đoán rằng Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam và không rõ họ sẽ đánh thắng hay không. Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa từng đánh một cuộc chiến tranh lớn nào trong gần ba mươi năm. Vì vậy, không có sĩ quan nào từ cấp tiểu đoàn trở xuống có kinh nghiệm chiến đấu. Hơn nữa, cách mạng văn hóa đã làm cho tinh thần và tiếng tăm của PLA xuống mức thấp nhất từ truớc tới giờ. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể cả chính Đặng Tiểu Bình, đều không biết chắc về khả năng chiến đấu của PLA. Trong mớ mơ hồ và không chắc chắn đó, Quân khu Quảng Châu và Côn Minh bắt tay vào việc vạch kế hoạch chi tiết và chuẩn bị cho cuộc xâm lược của Việt Nam. Continue reading “Chiến tranh Việt-Trung: TQ vạch kế hoạch và chuẩn bị xâm lược”

Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292

hoang thanh thang long - triptargets

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Gần 50 năm về trước (1961), Viện Đại học Huế do Linh mục Cao Văn Luận làm Viện trưởng, cho dịch bộ sử An Nam chí lược của Lê Trắc, trong đó có phụ lục “Trương Thượng thư hành lục” (Thượng thư Trương Lập Đạo ghi chép về chuyến đi). Bản “Hành lục” này, có kể qua các cung điện và các công trình xây dựng của thành Đại La (tức thành Thăng Long). Không rõ các nhà nghiên cứu di tích thành Thăng Long hiện nay đã tham khảo văn bản này hay chưa, nên tôi xin chua thêm chữ Nho bên cạnh tên các công trình xây dựng để dễ nhận diện. Nếu quí vị đã từng làm, thì bài viết dưới đây cũng không thừa, vì có thể cung cấp cho độc giả một vài sử liệu về thời nhà Trần. Văn kiện trưng ra đây, chúng tôi căn cứ sách An Nam chí lược [1] hiện lưu trữ lại trường đại học Princeton. Continue reading “Ghi chép của Sứ thần Nguyên về chuyến thăm nước ta năm 1292”

Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ

Genghis-Khan-SF

Tác giả: Thúc Nguyên

1. Lược sử xứ Mạc Bắc

Những cổ thư của Trung Hoa ít khi nhắc đến địa danh Mạc Bắc. Xứ Mạc Bắc là miền đất nằm ở phía bắc sa mạc. Sa mạc nói đến ở đây là sa mạc Qua Bích (Gobi), theo nghĩa Mông Cổ là “nơi trống rỗng”. Bởi vậy, định được địa giới của xứ sở bát ngát này không phải là dễ. Đại khái thì xứ Mạc Bắc phía đông sát tới biển Thái Bình bao la, phía tây tới sông Ob hoặc sông Irtych, phía bắc tiếp giáp với miền băng giá quanh năm tuyết phủ, mênh mông vô tận và vô chủ, ngày nay gọi là Tây Bá Lợi Á hoặc Xi Bia (Sibérie), phía nam là sa mạc Qua Bích khô cằn, nóng lạnh thất thường, với khoảng chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất cao. Continue reading “Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ”

Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh

slide-tuongdaiquangtrung

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Việc vua Quang Trung nước ta chuẩn bị đánh nhà Thanh không còn nằm trong huyền thoại; chính vua Gia Khánh đã có những bằng cớ như: giấy tờ, ấn triện do vua Quang Trung cấp cho bọn giặc Tàu Ô. Ngoài ra cung từ của các tù nhân đều khai rằng lực lượng này có đến 12 viên Tổng binh và hơn 100 hiệu thuyền: Continue reading “Vua Quang Trung dự định đánh nhà Thanh”

Khái quát về lịch sử nước Mỹ

Flag

Giới thiệu

Khái quát về lịch sử nước Mỹ là ấn phẩm của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ấn bản đầu tiên (1949-1950) đã được hoàn tất theo sáng kiến của Francis Whitney, lúc đầu thuộc Văn phòng Thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao và sau này là Cục Thông tin Hoa Kỳ (USIA). Richard Hofstadter, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Columbia, và Wood Gray, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học George Washington, là tư vấn học thuật. D. Steven Endsley thuộc trường Đại học Berkerley, California, soạn tài liệu bổ sung. Ấn phẩm này đã được cập nhật và hiệu chỉnh rất nhiều lần trong những năm qua bởi Keith W. Olsen, Giáo sư Lịch sử Hoa Kỳ tại trường Đại học Maryland, Nathan Glick, nhà văn và nguyên là biên tập viên tạp chí Dialogue của USIA, cùng nhiều người khác. Alan Winkler, Giáo sư Sử học tại trường Đại học Miami (Ohio), đã viết các chương về hậu Chiến tranh Thế giới Thứ hai cho các lần xuất bản trước. Continue reading “Khái quát về lịch sử nước Mỹ”