Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Phong thành hầu Lý Bân thay Anh quốc công Trương Phụ giữ chức Tổng binh Giao Chỉ được 5 năm thì mất [1417-1422]; Vinh dương bá Trần Trí thay thế:

Ngày 14 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 20 [5/2/1422].

Phong thành hầu Lý Bân mất. Bân người châu Phượng Dương, cha là Tín lập quân công, quan đến Chỉ huy Thiêm sự vệ Tế Châu. Khi Tín già, Bân thay chức.

Bân là người có trí lược, khi Thiên tử bình nội nạn nhiều lần lập công, được thăng đến Hữu Quân Ðô đốc Ðồng tri Phong thành hầu. Lúc đầu trấn thủ Giang Tây, chiến dịch Giao Chỉ làm Tả Tham tướng, Khi Giao Chỉ bình, trở về nước đánh dẹp giặc Nụy, giữ Cam Túc có công; sau đó trấn thủ Giao Chỉ, lo đánh dẹp bọn giặc làm loạn. Nay bị tật mất, được ban tế; truy phong Mậu quốc công thụy Cương Nghị, cấp phương tiện đưa linh cửu về tống tang.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 2, trang 89) Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua họ Lê, tên húy là Lợi, người đất Lam Sơn, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vua khởi nghĩa trong vòng 10 năm, tự xưng là Bình Định Vương; lên ngôi 6 năm, niên hiệu là Thuận Thiên, thọ 51 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng.

Trước kia, tổ ba đời của vua tên là Hối, một hôm đi chơi Lam Sơn thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, như hình ảnh nhiều người tụ họp, bèn nói: “Đây chắc hẳn là chổ đất tốt“, rồi dời nhà đến ở. Sau 3 năm thì thành cơ nghiệp; từ đó đời đời làm chủ một phương. Hối sinh ra Đinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1 ngàn tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con cả là Tòng, con thứ là Khoáng. Khoáng lấy vợ người Thủy Chú là Trịnh Thị Thương, ngày mồng 6 tháng 8 năm Ất Sửu [10/9/1385] sinh ra Vua tại hương Thủy Chủ, huyện Lôi Dương; nay thuộc xã Xuân Thắng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P1)”

Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ đặt chân đến vùng Quảng Trị, Quảng Bình, đánh dẹp xong nhà Hậu Trần; tham vọng xâm lăng của y hướng tới Chiêm Thành tại phía nam. Thời Hồ Quí Ly, lãnh thổ nước ta mở mang đến tận 4 châu Thanh [bắc Quảng Nam], Hoa [nam Quảng Nam], Tư [bắc Quảng Ngãi], Nghĩa [nam Quảng Ngãi]; lúc quân Minh đánh nhà Hồ, Chiêm Thành mượn cớ giúp Minh, nhân thời cơ chiếm lại 4 châu. Đến đây Trương Phụ bèn giành lại 4 châu và cho đặt quan cai trị: Continue reading “Chính sách cai trị Đại Việt của nhà Minh (1414-1417)”

Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi Trương Phụ về nước, Mộc Thạnh nhận chức Tổng binh, tiếp tục mang quân chinh phạt:

Ngày mồng 1 tháng 2 năm Vĩnh Lạc thứ 8 [6/3/1410]

Sắc dụ Kiềm quốc công Mộc Thành vẫn mang ấn Chinh Di Tướng quân sung chức Tổng binh, Vân dương bá Trần Húc sung Phó Tổng binh mang quân chinh tiễu số giặc còn sót lại tại Giao Chỉ.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 1, trang 334)

Về lãnh vực hành chánh, Thượng thư Hoàng Phúc, người đứng đầu ty Bố chánh, tâu xin thi hành mấy điều nhằm khắc phục khó khăn về lương thực và giao thông: Continue reading “Khởi nghĩa chống nhà Minh của Trần Quí Khoáng kết thúc”

Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 3 năm Hưng Khánh thứ 3 [4/1409] Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung rước Trần Quý Khoáng đến Nghệ An, lập lên làm vua, đổi niên hiệu Trùng Quang năm thứ nhất:

Quý Khoáng là con Mẫn vương Ngạc và là cháu Nghệ Tông, trước kia Quý Khoáng làm quan Nhập nội thị trung. Cảnh Dị, con Nguyễn Cảnh Chân; Đặng Dung, con Đặng Tất; hai người này bực tức về việc cha họ không có tội gì mà bị giết, nên đem binh lính Thuận Hóa về Thanh Hóa, rước Quý Khoáng đến Nghệ An lập làm vua. Quý Khoáng lên ngôi vua ở Chi La [huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh], đổi niên hiệu là Trùng Quang, dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Cảnh Dị làm Thái bảo, Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã.” Cương Mục, Chính Biên, quyển 12. Continue reading “Giản Định Đế bị bắt, Trần Quý Khoáng kiên trì kháng chiến chống nhà Minh”

Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đại quân của Trương Phụ dẹp tan nhà Hồ, bắt cha con Hồ Quí Ly tại cửa biển Kỳ La thuộc tỉnh Hà Tĩnh vào tháng 6 năm 1407; thì chiến tranh vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Tại Cao Bằng, Lạng Sơn, tàn quân nhà Hồ vẫn ra vào nơi rừng núi chống cự; giết viên Tiền quân Ðô đốc Cao Sĩ Văn: Continue reading “Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng khởi nghĩa chống nhà Minh”

Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine

Ngày 1-3 (theo giờ địa phương), tại phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ 11 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ), Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam – Đại sứ Đặng Hoàng Giang đã có phát biểu, bày tỏ quan điểm của Việt Nam về tình hình Ukraine.

Báo Pháp Luật TP HCM giới thiệu toàn văn bản dịch tiếng Việt:

“Thưa Ngài Chủ tịch,

1. Hơn 70 năm trước, những nhà sáng lập Liên hợp quốc đã gửi gắm trong Hiến chương bao hy vọng và khát vọng mong thế hệ tương lai tránh được hiểm họa chiến tranh. Họ đã đưa vào Hiến chương các nguyên tắc cơ bản, nay đã trở thành nền tảng cho luật pháp quốc tế và quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia. Continue reading “Toàn văn phát biểu của Đại sứ Việt Nam tại LHQ về tình hình Ukraine”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

7.  ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TRONG THỜI ĐẠI MỚI

Không quên tâm nguyện ban đầu thì mới có thể thành công. Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết chí theo đuổi sự nghiệp vĩ đại muôn đời của dân tộc Trung Hoa, trăm năm là lúc phong nhã hào hoa rất mực. Một trăm năm qua, Đảng đã nộp cho nhân dân, cho lịch sử một lời giải bài thi rất xuất sắc. Giờ đây Đảng đoàn kết dẫn dắt nhân dân Trung Quốc lại bước lên con đường mới đi dự cuộc thi thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai. Thời đại là người ra đề thi, chúng ta là người trả bài thi, nhân dân là ban giám khảo. Chúng ta nhất định phải thi thật giỏi, thể hiện khí thế mới, hành động mới trong thời đại mới, hành trình mới. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P12)”

Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bản lược dịch Bản tin phát lúc 15h13 (giờ Bắc Kinh) ngày 24/2/2022 của Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc):

Tình hình Donbass căng thẳng leo thang. Sáng sớm ngày 24/2 Tổng thống Putin phát biểu trước toàn quốc Nga, quyết định triển khai “Hành động quân sự đặc biệt’ tại vùng Donbass.

“Tình hình yêu cầu chúng ta lập tức áp dụng hành động quyết đoán. Hai ‘nước Cộng hoà’ Donbas đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ Nga. Vì thế, căn cứ điều 51 chương 7 ‘Hiến chương Liên Hợp Quốc’, sau khi được Hội đồng Liên bang Nga phê chuẩn, và để thực hiện hiệp ước hữu hảo tương trợ với ‘Cộng hoà nhân dân Donetsk’ và ‘Cộng hoà nhân dân Luhansk’ đã được Hội đồng Liên bang phê chuẩn, tôi quyết định áp dụng hành động quân sự đặc biệt.” Continue reading “Tuyên bố của Tổng thống Putin về “hành động quân sự đặc biệt” với Ukraine”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

5. Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRĂM NĂM PHẤN ĐẤU CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC

Một trăm năm nay, Đảng không ngừng thực thi sứ mạng tâm nguyện ban đầu, đoàn kết dẫn dắt các dân tộc trong cả nước vẽ nên cuộn tranh đẹp trong lịch sử phát triển loài người, sự nghiệp phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa hiện lên viễn cảnh tươi sáng chưa từng có.

(1) Một trăm năm phấn đấu của Đảng đã thay đổi tận gốc tiền đồ vận mệnh của nhân dân Trung Quốc. Từ sau thời kỳ cận đại, nhân dân Trung Quốc chịu sự đè nén áp bức của ba trái núi lớn [đế quốc nước ngoài, phong kiến, tư bản quan liêu], bị các cường quốc phương Tây xỉ nhục gọi là “Bệnh nhân châu Á”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P11)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(12) Trên mặt kiên trì “Một nước hai chế độ” và thúc đẩy thống nhất Tổ quốc

Sau khi Hồng Kông và Macao trở về Tổ quốc, tái nhập hệ thống quản trị quốc gia, đi lên con đường rộng lớn bù đắp lẫn nhau với nội địa Tổ quốc về ưu thế phát triển chung, cùng phát triển, việc thực hiện “Một nước hai chế độ” đã giành được thành công được cả thế giới công nhận. Đồng thời, trong một thời gian, dưới tác động của nhiều nhân tố phức tạp bên trong và bên ngoài, các hoạt động “chống Trung Quốc hỗn loạn ở Hồng Kông” diễn ra rầm rộ, và tình hình Hồng Kông đã có lúc xuất hiện cục diện nghiêm trọng. Trung ương Đảng nhấn mạnh cần quán triệt phương châm “Một nước hai chế độ” toàn diện chính xác và kiên định không đổi, kiên trì và hoàn thiện hệ thống chế độ “Một nước hai chế độ”, kiên trì dựa luật pháp mà quản trị Hồng Kông và Macao, duy trì trật tự hiến chế của Đặc khu hành chính do Hiến pháp và Luật cơ bản xác định, thực hiện quyền quản trị toàn diện của chính quyền trung ương đối với Đặc khu hành chính, kiên định thực hiện “Người yêu nước quản trị Hồng Kông” và “Người yêu nước quản trị Ma Cao”. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P10)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(9) Trên mặt xây dựng văn minh sinh thái

Sau cải cách mở cửa, Đảng ngày càng coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, việc xây dựng văn minh sinh thái vẫn còn là một điểm yếu rõ ràng, các vấn đề như thắt chặt ràng buộc về môi trường tài nguyên, suy thoái hệ sinh thái ngày càng trở nên nổi bật, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường và hủy hoại sinh thái đang có xu thế phát triển ở mức cao đã trở thành nỗi đau đối với đất nước và đời sống người dân. Nếu không nắm vững công tác xoay chuyển xu thế tình trạng môi trường sinh thái ngày càng xấu đi thì sẽ phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(7) Trên mặt xây dựng văn hóa 

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì hai tay nắm vững cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, ngưng tụ sức mạnh dân tộc. Đồng thời, các xu hướng tư tưởng sai lầm như tôn thờ tiền bạc, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa hư vô lịch sử đã thường xuyên xuất hiện, dư luận trên mạng có nhiều hiện tượng rối loạn, một số cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị mơ hồ, thiếu tinh thần đấu tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư tưởng của mọi người và tới dư luận xã hội. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(4) Trên mặt cải cách mở cửa sâu rộng toàn diện  

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương Đảng khóa 11, công cuộc cải cách mở cửa của nước ta đã trải qua một chặng đường vẻ vang, giành được những thành tựu cả thế giới dõi theo. Cùng với sự phát triển của thực tiễn, một số vấn đề về cơ chế thể chế ở tầng sâu và những rào cản đối với việc củng cố lợi ích ngày càng trở nên rõ ràng, công cuộc cải cách đã bước vào thời kỳ công kiên và đi vào chiều sâu. Trung ương Đảng nhận thức sâu sắc rằng thực tiễn phát triển mãi mãi không có giới hạn, giải phóng tư tưởng mãi mãi không có giới hạn, cải cách mở cửa cũng mãi mãi không có giới hạn, cải cách chỉ có thì tiếp diễn chứ không có thì hoàn thành [“thì” tức “tense” trong động từ tiếng Anh] , không có lối thoát cho trì trệ và thoái lui, phải thúc đẩy đi sâu cải cách một cách toàn diện với dũng khí và trí tuệ chính trị lớn hơn nữa, dám gặm khúc xương cứng, dám dấn thân vào vùng thác ghềnh hiểm trở, nêu bật xây dựng chế độ, chú trọng tính liên quan và tính phù hợp của cải cách, sử dụng vũ khí thực sự để đẩy mạnh cải cách, và loại bỏ một cách hiệu quả mọi tệ nạn của thể chế cơ chế các mặt. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)”

Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhằm bảo vệ guồng máy cai trị hoạt động hữu hiệu, nhà Minh bố trí các vệ, sở, khắp nước ta. Theo qui chế tổ chức thời Vĩnh Lạc, quân số mỗi vệ là 5.600 người, tương đương với một lữ đoàn ngày nay; một thiên hộ sở là 1.120 người; một bách hộ sở là 120 người. Khởi đầu, Minh Thái Tông dùng đơn vị lớn gồm 4 vệ: Tả, Trung, Hữu, Tiền đặt tại thành Giao Châu [Hà Nội]; cùng với 2 vệ tại Xương Giang [Bắc Giang], Trấn Di [Lạng Sơn], 2 Thiên hộ sở tại Thị Cầu; nhằm bảo vệ con đường huyết mạch từ thành Giao Châu đến biên giới phía bắc:

 “Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [15/7/1407]. Thiết lập các Tả Hữu vệ Chỉ huy sứ ty tại Giao Chỉ, Giao Châu. Sắc dụ quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ cùng Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn rằng: Continue reading “Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(2) Trên mặt quản lý Đảng một cách toàn diện nghiêm minh

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì yêu cầu Đảng phải quản lý Đảng, phải điều hành Đảng nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để đạt được những kết quả rõ rệt. Đồng thời, do một thời gian xuất hiện vấn đề quản lý Đảng lỏng lẻo, kém nghiêm minh, một số đảng viên, cán bộ xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin chính trị, tác phong chọn người dùng người ở một số địa phương, ban ngành tỏ ra không đúng đắn, tệ nạn hình thức chủ nghĩa, quan liêu, hưởng lạc, xa hoa lãng phí tràn lan khắp nơi, phổ biến tồn tại tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền. Đặc biệt là có hiện tượng chỉ chọn người thân, bài xích người không cùng phe cánh, có hiện tượng kéo bè kết cánh, có hiện tượng vu cáo nặc danh, tung tin đồn nhảm, có hiện tượng mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, có hiện tượng hứa hẹn cho chức tước, ban phát bổng lộc, có hiện tượng cố chấp không nghe lời người khác, ngoài mặt ủng hộ, trong lòng chống đối, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)”

Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành: Continue reading “Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2Phần 3; Phần 4

4. MỞ RA THỜI ĐẠI MỚI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tiến sang một thời đại mới. Nhiệm vụ chính mà Đảng phải đối mặt là thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm đầu tiên, bắt đầu thực hiện một hành trình mới để thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai, tiếp tục tiến tới mục tiêu hùng vĩ là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân đã nắm vững tổng thể tình hình toàn bộ chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi to lớn chưa từng có trên thế giới trong một thế kỷ qua,  nhấn mạnh thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là kế thừa quá khứ, gợi mở tương lai, nối nghiệp tiền nhân, mở đường tương lai, tiếp tục giành lấy thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong điều kiện lịch sử mới, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2; Phần 3

III. TIẾN HÀNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, Đảng đứng trước nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục tìm ra con đường đúng đắn để Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, làm cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, trở nên giàu có càng sớm càng tốt, và cung cấp các bảo đảm thể chế đầy sức sống mới và các điều kiện vật chất phát triển nhanh chóng để thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi kết thúc “Đại Cách mạng Văn hóa”, vào lúc Đảng và Nhà nước đứng trước thời điểm lịch sử quan trọng về phuong hướng, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng chỉ có thực hành cải cách mở cửa mới là lối thoát duy nhất, nếu không thì công cuộc hiện đại hóa và sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)”