Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà. Continue reading “Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ”

Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.

ĐKNT do một nhóm sĩ phu Bắc Hà đồng sáng lập: Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v… Họ đều là các nhà Nho, trong đó cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi. Continue reading “Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN”

Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: David Priestland, “What’s Left of Communism”, The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

“Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến Đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó. Continue reading “Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản”

Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ

Nguồn: Andrew Wiest, “When the War Came Home”, The New York Times , 23/05/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu bạn đến Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, hãy đến bảng 20, dòng số 3. Nó ở gần vị trí gần cao nhất, nên có thể bạn sẽ phải nghển cổ một chút. Ở đó bạn sẽ thấy cái tên Donald M. Peterson. Pete, như các đồng đội vẫn gọi anh, là người Mỹ duy nhất hi sinh trong một trận chiến nhỏ diễn ra ở đồng bằng Mekong ngày 15 tháng 5 năm 1967 – một trận chiến được kể lại trong một bài viết của series này tuần trước.

Báo chí và truyền hình chưa bao giờ nhắc đến trận đánh này. Peterson chỉ là một trong 58.315 cái tên trên bức tường tưởng niệm. Nhưng cái tên đó có ý nghĩa to lớn đối với một gia đình nhỏ ở California. Continue reading “Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ”

Ba cái đáng sợ của người Nhật

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này.

Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học trò trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái Bình Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ.

Rõ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết mình biết người là việc rất có ý nghĩa. Continue reading “Ba cái đáng sợ của người Nhật”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin

Nguồn: Helmut Kohl, The Fall of the Wall Revisited, Project Syndicate, 11/04/1999.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi hay tin về sự sụp đổ của Bức Tường Berlin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan cách đây mười năm. Tối ngày 09/11/1989, đoàn của tôi được Thủ tướng Tadeusz Mazowiecki mời tới bữa tiệc tại cung điện trước đây của Hoàng tử Radziwill. Trước khi tới bữa tiệc, Thư ký Văn phòng Thủ tướng, Rudolf Seiters, đã gọi từ Bonn. Ông nói với tôi rằng vị chủ tịch của chính quyền cộng sản Đông Berlin đã bất ngờ công bố các quy định tạm thời cho phép các cá nhân công dân được đi lại. Giấy phép thăm Tây Berlin sẽ được cấp cho tất cả các những người nộp đơn ngay cả khi xin gấp.

Chỉ bằng quyết định đơn giản đó, tôi biết rằng lịch sử nước Đức rồi sẽ sớm thay đổi, vì di chuyển dễ dàng tức là ai cũng có thể vượt qua Bức tường Berlin. Dù vậy thì ban đầu tôi cũng không nhìn thấy trước được những buổi lễ ăn mừng hoành tráng và vui vẻ sắp diễn ra ở Berlin. Continue reading “Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: John Delury, “Tiananmen Square Revisited”, Project Syndicate, 20/05/2009.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ” và qua đời trong lúc bị quản thúc tại gia vì những nỗ lực ấy, đang khơi lại cuộc tranh cãi về những di sản phức tạp của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Thực sự, khi mà Trung Quốc đang phủ bóng lớn hơn bao giờ hết lên nền kinh tế thế giới thì thật đáng để nhớ lại rằng vào tháng 6 này của 20 năm trước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần như sụp đổ. Làn sóng biểu tình tụ hợp tại Thiên An Môn năm đó đặt ra một nguy cơ mang tính sống còn đối với đất nước được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản này, nhà nước được sinh ra 40 năm trước đó bởi Mao Trạch Đông. Continue reading “Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn”

Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Great Vietnam War Novel Was Not Written by an American,” The New York Times, 02/05/2017.

Biên dịch: Phan Thiên Lý | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1967, Le Ly Hayslip, khi đó mang tên Phùng Thị Lệ Lý, còn là một thiếu nữ sinh sống và làm việc tại Đà Nẵng. Là một cô gái nông thôn đã sống sót qua chiến tranh và nạn cưỡng hiếp ở làng quê của mình, bà chuyển tới Đà Nẵng để trốn chạy sự áp bức của cả phía Cộng sản lẫn phía người Việt chống Cộng. Năm 1972, bà kết hôn với một người Mỹ và chuyển tới Hoa Kỳ, và năm 1989 bà xuất bản cuốn tự truyện chấn động về tình trạng bị mắc kẹt giữa hai phía, When Heaven and Earth Changed Places (“Khi đất trời đảo lộn”). Tới năm 2017, đây có lẽ vẫn là cuốn tự sự ngôi thứ nhất duy nhất bằng tiếng Anh về trải nghiệm của những người dân quê Việt Nam mắc kẹt giữa hai chiến tuyến trong Chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc đời và tác phẩm của mình, bà Hayslip là hiện thân cho định nghĩa rộng của tôi về ý nghĩa của việc là người Việt Nam, một bản sắc bao trùm cả những người Việt ở Việt Nam lẫn ở hải ngoại, cũng như cả những người viết bằng tiếng Việt hay các ngôn ngữ khác, mà trong trường hợp này là tiếng Anh. Continue reading “Cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Chiến tranh Việt Nam không được viết bởi người Mỹ”

Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump

Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản. Continue reading “Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump”

Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Tác giả: Lê Thị Hòa

Cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã kết thúc 40 năm. Trong khoảng thời gian dài sau chiến tranh, đã có nhiều nhà nghiên cứu với nhiều cách đánh giá khác nhau về bản thân Dương Văn Minh và nội các của ông trong việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệ, thông tin đa chiều, với nhiều nguồn tư liệu khác nhau đã được công bố, giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan về vai trò của nội các Dương Văn Minh trong việc kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong bài viết này, tác giả xin hệ thống hóa những đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau của những nhà nghiên cứu trong, ngoài nước về Dương Văn Minh và nhóm của ông, góp phần làm sáng tỏ thêm một khía cạnh về vai trò của nội các Dương Văn Minh với việc kết thúc cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Continue reading “Nội các Dương Văn Minh và việc kết thúc Chiến tranh Việt Nam”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin

Nguồn: Karl Marlantes, “Vietnam: The War That Killed Trust”, The New York Times, 07/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một ngày đầu mùa xuân năm 1967, tôi đang tham gia một cuộc tranh luận sôi nổi lúc 2 giờ sáng với các bạn học tại Đại học Yale về Chiến tranh Việt Nam. Tôi đến từ một thị trấn nhỏ ở Oregon, và đã từng tham gia Lực lượng dự bị Thủy quân lục chiến (Marine Corps Reserve). Còn bạn bè tôi chủ yếu đến từ các trường dự bị ở Bờ Đông. Một người trong số họ nói rằng Lyndon B. Johnson đã nói dối về cuộc chiến. Tôi thốt lên: “Nhưng … nhưng một Tổng thống Mỹ sẽ không nói dối người Mỹ!” Và tất cả họ đều bật cười.

Khi tôi kể câu chuyện đó cho các con tôi, chúng cũng cười phá lên. Dĩ nhiên là Tổng thống cũng nói dối. Tất cả các chính trị gia đều nói dối. “Lạy Chúa, Bố đến từ hành tinh nào vậy?” Continue reading “Chiến tranh Việt Nam: Cuộc chiến giết chết niềm tin”

Câu chuyện của một nữ y tá Việt Cộng trong chiến tranh

Nguồn: Tong Thi Xuyen, “A Frontline Nurse for the Vietcong”, The New York Times, 21/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với nhiều người Việt Nam, ký ức về những gì đã diễn ra vẫn rất sinh động. Gần đây, tôi đã đến thăm bà Nguyen Thi Do, một cựu y tá của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, hay còn được gọi là Việt Cộng. Sau 10 năm phục vụ trong chiến tranh, bà chuyển về Qui Nhơn, một thành phố ven biển ở quê bà, nằm trên bờ biển miền Trung Việt Nam. Tại đây, bà làm quản lý của một công ty đánh bắt cá cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1989. Bà mời tôi vào phòng khách với nội thất được trang trí bằng gỗ sang trọng, tay rót hai cốc trà xanh, và bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình.

Khi tôi 17 tuổi, những người tuyển quân từ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã đến làng tôi, làng Lộ Diêu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Người dân xung quanh gọi Lộ Diêu, vùng đất nằm cách 130 dặm về phía nam thành phố Đà Nẵng, là “cái nôi của cách mạng,” bởi vì tất cả mọi người ở đây đều tận tụy cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Continue reading “Câu chuyện của một nữ y tá Việt Cộng trong chiến tranh”

Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ

Nguồn: Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người dân tộc thiểu số. Năm 1967, nhà nước chống cộng Nam Việt Nam là một chảo lửa chứa đầy những sự kình địch chồng chéo, thúc đẩy và làm trầm trọng thêm sự hỗn loạn chính trị đang phá hủy đất nước sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 trong một cuộc binh biến.

Nhưng xét ở góc độ chính trị cấp cao, chính cuộc tranh đấu giữa hai kình địch là tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Văn Thiệu mới là điều gây chú ý nhất đối với các nhà quan sát chính trị. Cả hai người đều trẻ tuổi và đầy tham vọng, đều là những tay lèo lái xảo quyệt các âm mưu ám độc và đảo chính vốn lan tràn trong giới quân đội cầm quyền Nam Việt Nam. Continue reading “Mối thâm thù Thiệu – Kỳ làm Sài Gòn sụp đổ”

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và đại thắng Kỷ Dậu (1789)

Tác giả: Duy Tường

Xã hội Việt Nam trong thời gian nửa sau thế kỷ 18 xuất hiện một nhân vật nổi tiếng uyên thâm, học cao hiểu rộng, cốt cách phi phàm, xem thường danh lợi. Ông đã góp phần rất quan trọng giúp vua Quang Trung đánh tan 29 vạn quân Thanh vào Tết Kỷ Dậu (1789). Vua Quang Trung đã giao cho ông trọng trách cải tổ nền văn hóa, giáo dục với mục đích đưa đất nước trở thành một quốc gia cường thịnh.

Xa lánh quan trường

Nguyễn Thiếp (tên hiệu là La Sơn phu tử, La Giang phu tử, Lam Hồng Dị Nhân, Hạnh Am, Lục Niên hầu, Lạp Phong cư sĩ…), sinh ngày 25 tháng 8 năm Quý Mão (1723), tại làng Mật Thôn, xã Nguyệt Áo, tổng Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang (nay thuộc địa giới huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Ban đầu ông được đặt tên là Nguyễn Minh, sau vì trùng tên húy Minh Đô vương (tức chúa Trịnh Doanh) nên đổi thành Nguyễn Thiếp. Continue reading “La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp và đại thắng Kỷ Dậu (1789)”

Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam

Nguồn: Heather Stur, “Combat Nurses and Donut Dollies”, The New York Times, 31/01/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Joyce Denke chỉ mới 19 tuổi khi vị hôn phu của cô, hạ sĩ David Ives, nhận lệnh đến Việt Nam. Khi đó là đầu năm 1967 và anh chỉ còn sáu tháng tại ngũ. Cặp đôi trẻ sống tại thành phố Temple, phía nam thành phố Waco, bang Texas, họ quyết định không để cuộc chiến làm ảnh hưởng đến niềm phấn khởi về một tương lai ở bên nhau và đã bắt đầu lên kế hoạch kết hôn khi anh trở về vào tháng 11.

Chỉ bảy tuần sau khi đến Việt Nam, Ives đã tử trận vào ngày 23/04/1967 ở tuổi 20. Denke vẫn còn giữ bức thư cuối anh viết cho cô vào ngày 19/04/1967. Anh kết thư bằng dòng chữ “mối tình sâu đậm nhất của anh, Dave.” Continue reading “Những phụ nữ Mỹ trên chiến trường Việt Nam”