George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?

Nguồn: Frank Costigliola, “Kennan’s Warning on Ukraine,” Foreign Affairs, 27/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng, bất ổn, và những hiểm họa của nền độc lập

George Kennan, nhà ngoại giao xuất chúng và nhà quan sát quan hệ quốc tế người Mỹ, đã trở nên nổi tiếng nhờ dự báo về sự sụp đổ của Liên Xô. Một dự báo ít được biết đến hơn của ông là lời cảnh báo năm 1948, rằng sẽ không có chính phủ Nga nào chấp nhận nền độc lập của Ukraine. Đoán trước được bế tắc giữa Moscow và Kyiv, vào thời điểm đó, Kennan đã đưa ra những gợi ý chi tiết về cách Washington nên giải quyết cuộc xung đột giữa một Ukraine độc lập với Nga. Ông trở lại với chủ đề này nửa thế kỷ sau đó. Kennan, khi ấy đang trong độ tuổi 90, đã cảnh báo rằng việc NATO mở rộng về phía đông sẽ hủy hoại nền dân chủ ở Nga và châm ngòi cho một cuộc Chiến tranh Lạnh khác. Continue reading “George Kennan đã tiên tri chính xác về quan hệ Nga-Ukraine như thế nào?”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhân lễ tết Nguyên Đán, năm Thiệu Bình thứ 2, nhà Vua dẫn các quan bái yết Thái miếu, rồi thiết triều:

Năm Ất Mão, Thiệu Bình thứ 2, tháng Giêng, ngày mồng 1 [29/1/1435], vua dẫn các quan tới bái yết Thái miếu. Khi về cung, mặc áo trắng coi chầu, nhạc nổi lên, quan hầu thét cảnh giới, các quan đều mặc cát phục trắng an ủi.” Toàn Thư, Bản Kỷ, Quyển 11, trang 20b.

Ngày mồng 3 tháng Giêng, tại Trung Quốc, Vua Tuyên Tông mất, Vua Anh Tông lên ngôi; đến ngày 15 tháng 5, gửi chiếu dụ báo tin cho An Nam: Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P2)”

Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA

Tổng hợp: Nguyễn Thanh Hải

Hãng hàng không Mỹ (Air America) được cho là là một doanh nghiệp hậu cần và vận tải hàng không do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) nắm quyền sở hữu và điều hành. Suốt nhiều năm, CIA liên tục phủ nhận dấu vết của họ ở Air America (AA), cuối cùng đã bán phần lãi của mình vào năm 1978.

Khi đó AA cung cấp hỗ trợ đường không bí mật cho các đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á, bao gồm các hoạt động tìm kiếm và giải cứu, các chiến thuật chèn lực lượng đặc biệt, buôn lậu vũ khí và cả ma túy. Các cựu phi công của AA vẫn đang vận động hành lang để nhận lương hưu, chăm sóc y tế và được thừa nhận về việc họ đã làm trong chiến tranh. Continue reading “Hãng hàng không Air America và mối liên hệ với CIA”

Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua tên húy là Nguyên Long, con thứ của vua Thái Tổ, ở ngôi 9 năm, băng khi đi tuần miền Đông, thọ 20 tuổi, táng ở Hựu Lăng. Mẹ vua là Cung Từ hoàng thái hậu Phạm thị, tên húy là Trần, người hương Quần Lai, huyện Lôi Dương, tỉnh Thanh Hóa. Vào ngày 20 tháng 11 năm Quí Mão [22/12/1423], sinh ra vua; tháng 3 năm Thuận Thiên thứ 1 [4/1428], phong làm Lương quận công; ngày mồng 6 tháng Giêng năm Thuận Thiên thứ 2, [9/2/1429], được lập làm Hoàng thái tử. Ngày mồng 8 tháng 9 năm Thuận Thiên thứ 6 [20/10/1433], lên ngôi, lấy năm sau làm năm Thiệu Bình thứ 1. Bấy giờ, vua mới 11 tuổi, nhưng không phải nhờ mẫu hậu buông rèm coi việc nước; mọi việc trong thiên hạ do nhà Vua tham khảo với bầy tôi quyết định. Continue reading “Đại Việt dưới thời Vua Lê Thái Tông (P1)”

‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm

Nguồn: “Wie der „Vater der Atombombe“ zum „Verräter“ gemacht wurde”, WELT, 19/12/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà vật lý Robert Oppenheimer là người lãnh đạo chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với tư cách là giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos. Năm 1954, ông trở thành nạn nhân của phong trào chống cộng sôi sục vốn định hình nước Mỹ vào thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Việc xem xét lại vụ việc này mất tới 68 năm.

Sau 25.041 ngày ông mới chính thức được phục hồi danh dự. Ngày 27 tháng 5 năm 1954, sau gần bốn tuần điều trần bí mật, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ đã rút lại tuyên bố vô can của cựu chủ tịch J. Robert Oppenheimer, và trên thực tế tuyên bố ông là kẻ phản bội. Mãi đến ngày 16 tháng 12 năm 2022, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ, Jennifer Granholm, mới chính thức tuyên bố cuộc điều tra này phạm sai lầm và hủy bỏ kết quả điều tra. Việc này diễn ra chậm 55 năm, vì nhà vật lý, đồng thời là nhà tổ chức khoa học lỗi lạc Oppenheimer đã qua đời ngày 18 tháng 2 năm 1967. Continue reading “‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Robert Oppenheimer được minh oan sau 68 năm”

Những năm cuối của triều vua Lê Thái Tổ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Một năm trước, vào ngày 25/11/1429, nhân sứ nhà Minh là bọn Lý Kỳ về nước, Vua Lê Thái Tổ sai bọn đầu mục là Đào Công Soạn mang vàng bạc và sản vật địa phương sang triều cống. Ngày 3/4/1430 đến kinh đô nhà Minh, đưa lời tâu của Vua, cùng các kỳ lão, một lần nữa khẳng định rằng người và khí giới đã trả về hết; con cháu họ Trần đã tìm khắp nơi nhưng không còn ai; xin cầu phong. Sự việc trình bày qua văn bản sau đây:

Ngày 11 tháng 3 năm Tuyên Đức thứ 5 [3/4/1430]. Bọn Thị lang Lý Kỳ đi sứ Giao Chỉ trở về. Lê Lợi sai bọn Đầu mục Đào Công Soạn triều cống khí mãnh bằng vàng, bạc; cùng sản vật địa phương. Lại dâng lời tấu như sau: Continue reading “Những năm cuối của triều vua Lê Thái Tổ”

Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel

Tác giả: Nhóm sinh viên Khoa Truyền thông và Văn hóa Đối ngoại, Học viện Ngoại giao Việt Nam

Theo Điều phối viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc tại khu vực Trung Đông, năm 2022 được coi là năm nguy hiểm nhất với người Palestine ở Bờ Tây. Trong đó, sự thiếu nhất quán trong chiến lược hòa giải xung đột của các nước lớn Nga, Mỹ và Trung Quốc đã góp phần gây ra tình trạng này. Continue reading “Nhìn lại vai trò của các nước lớn trong Xung đột Palestine – Israel”

Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng Giêng, Vua ra lệnh nghiêm trị tệ trạng uống rượu, cờ bạc; qui định bảo vệ, và sử dụng ấn:

Kỷ Dậu, Thuận Thiên năm thứ 2, (Minh Tuyên Đức năm thứ 4). Mùa xuân, tháng Giêng, ngày mồng 4 [7/2/1429], ra lệnh chỉ cho các quan, cho kinh đô và các lộ, huyện, xã rằng: Kẻ nào du thủ thực, đánh cờ đánh bạc thì quan ty và quân dân bắt nộp để trị tội. Đánh bạc thì chặt 5 ngón tay, đánh cờ thì chặt 1 ngón tay, những kẻ không phải là việc quan mà vô cớ tụ họp uống rượu thì xử phạt 100 trượng, người chứa chấp bị tội kém một bậc. Continue reading “Lê Thái Tổ chấn chỉnh đất nước, chiêu hiền đãi sĩ”

Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi bờ cõi, Bình Định Vương Lê Lợi lên ngôi Vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên:

Mậu Thân, Thuận Thiên năm thứ 1 (Minh Tuyên Đức năm thứ 3). Mùa xuân, tháng giêng [17/1-14/2/1428], quân Minh đã về nước, vua bèn thâu tóm cả nước, lấy năm này làm năm đại định.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 10, trang 54b.

Nhà Vua ra lệnh các quan tại trung ương bàn định pháp lệnh cai trị quân dân; các tướng hiệu trị quân theo pháp luật; các lộ tại địa phương tra xét dân tình không để cho tàn dư quân Minh lọt lưới: Continue reading “Đánh thắng giặc Minh, Vua Lê Thái Tổ lên ngôi”

Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ

Nguồn: Von Martin van Creveld, “Es wird Verhandlungen geben – aber anders, als wir denken”, WELT, 18/11/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Volodymyr Zelensky vẫn khước từ mọi cuộc nói chuyện với Vladimir Putin. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là không thể có đàm phán giữa Ukraine và Nga, nhà sử học quân sự Martin van Creveld nói. Theo ông có bốn điều có thể xảy ra.

Về lý thuyết, chiến tranh kết thúc khi một phe tham chiến bị đánh bại, không còn sức chiến đấu, và kẻ chiến thắng có thể làm theo ý mình. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các cuộc chiến tranh đều không có kết cục như vậy. Khi một cuộc chiến sắp kết thúc và không còn nhiều nghi ngờ về kết cuộc của nó, kẻ thua cuộc sẽ nỗ lực để đạt được những điều kiện tốt nhất có thể, trong khi kẻ chiến thắng cũng muốn tiết kiệm sức lực, chi phí và xương máu. Một khả năng khác là xuất hiện tình trạng bế tắc, buộc cả hai bên phải cân nhắc, xem liệu mục tiêu của họ có thực sự đạt được hay không, và tìm kiếm một lối thoát. Continue reading “Chiến tranh Ukraine: Sẽ có đàm phán, nhưng không như chúng ta nghĩ”

“Tình đồng chí” Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Không lâu sau chuyến thăm Trung Quốc của Nixon, khoảng trung tuần tháng 5/1972, một xét nghiệm nước tiểu thường kỳ phát hiện Thủ tướng Chu Ân Lai mắc chứng ung thư bàng quang. Vấn đề các Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khi nào được chữa bệnh và chữa như thế nào, tất cả đều phải do Mao Trạch Đông quyết định. Các bác sĩ yêu cầu sớm kiểm tra và điều trị cho Chu Ân Lai, khi cần thiết phải tiến hành phẫu thuật. Họ nhấn mạnh chứng ung thư này còn ở thời kỳ đầu, bản thân Chu còn chưa có triệu chứng nào, khả năng chữa khỏi bệnh vào khoảng 80-90%. Continue reading ““Tình đồng chí” Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai”

Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong cuộc xâm lăng nước ta dưới thời nhà Hồ, Liễu Thăng chiếm công đầu; đến năm Tuyên Đức thứ 2 [1427], lại được giao chức Tổng binh, cứu viện Vương Thông. Ỷ binh hùng, tướng mạnh, có thể chiến thắng một cách dễ dàng, nên thái độ y đầy kiêu ngạo. Biết rõ tâm lý, Bình Định Vương Lê Lợi sai sứ nghênh đón tận quan ải, mong bãi binh, và dâng thư xin qui phụ. Theo tư liệu sưu tầm đựợc, có 2 thư gửi cho Liễu Thăng; một bản do Trần Cảo đứng tên, nhan đề “Thư Gửi Liễu Thăng”, xuất xứ từ Quân Trung Từ Mệnh Tập, b 6, đã đăng tại phần trên; một bản đứng tên Lê Lợi, xuất xứ từ Minh Thực Lục, đăng dưới đây. Với thái độ ngạo mạn, y không thèm xem qua thư, cho chuyển thẳng về triều, rồi điều quân tiến gấp: Continue reading “Phản ứng nội bộ nhà Minh sau thất bại tại Đại Việt”

Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?

Nguồn: Robert D. Kaplan, “The Downside of Imperial Collapse,” Foreign Affairs, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi một đế chế hoặc một cường quốc sụp đổ, hỗn loạn và chiến tranh sẽ lên ngôi.

Chiến tranh là “thời khắc bản lề” của lịch sử. Và những cuộc chiến không được chuẩn bị kỹ càng, khi đóng vai trò là điểm khởi đầu cho sự suy tàn của một quốc gia, có thể trở thành một đòn chí mạng. Điều này đặc biệt đúng đối với các đế chế. Nếu không thất bại trong Thế chiến I, Đế chế Habsburg, vốn đã cai trị Trung Âu suốt hàng trăm năm, hẳn đã có thể tiếp tục tồn tại bất chấp nhiều thập niên suy tàn. Có thể kết luận tương tự với Đế chế Ottoman, nơi mà từ giữa thế kỷ 19 đã được ví von là “bệnh nhân của châu Âu.” Đế chế Ottoman, giống như Đế chế Habsburg, có thể đã sống sót thêm hàng chục năm nữa, và thậm chí tái cấu trúc lại, nếu họ không phải là bên thua cuộc trong Thế chiến I. Continue reading “Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”

Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Toàn Thư chép Bình Định Vương Lê Lợi sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, dùng tên Trần Cảo dâng biểu lên Vua nhà Minh, xin lập dòng dõi nhà Trần; vua Minh lấy lý do yên dân, chấp thuận. Sau đó sai bọn La Nhữ Kính mang chiếu sang phong Trần Cảo làm An Nam Quốc vương, và cho rút quân về:

Trước đó vua sai Nguyễn Trãi soạn thư cầu phong, sai người dâng biểu của Cảo xin lập làm dòng dõi họ Trần, chuyển tới Quảng Tây và Vân Nam nhà Minh mỗi nơi một bản. Kiềm quốc công Mộc Thạnh nhận được thư, lập tức chạy tâu về kinh, vua Minh nhận được biểu, ra dụ cho các quan văn võ rằng: “Những người bàn không hiểu ý nghĩa của việc ngừng can qua, hẳn cho rằng làm thế là không có uy vũ.[1] Nhưng nếu dân được yên thì trẫm có kể gì lời bàn của người khác. Continue reading “Giặc Minh rút về nước, cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi toàn thắng”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng tại Chi Lăng, Cần Trạm, tiêu diệt đạo quân cứu viện của Liễu Thăng; Bình Định Vương sai gửi thư đến Thành sơn hầu Vương Thông, phân tích cho y cơ hội cuối cùng để rút quân trở về, mang lại hòa bình cho hai nước: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P11)”

Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s power struggles were ferocious in 1972 and remain so today,” Nikkei Asia, 06/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một công việc rủi ro đối với tất cả những người liên quan.

Nỗ lực bình thường hóa quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Nhật Bản nửa thế kỷ trước là một động thái cực kỳ rủi ro đối với tất cả những người tham gia, và đối với một vài trong số này, không chỉ sự nghiệp chính trị mà cả mạng sống của họ cũng bị đe dọa.

Tháng 09/1972, Thủ tướng Nhật Bản Kakuei Tanaka bay tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai. Sau nhiều vòng đàm phán, Tanaka và Chu đã ký một tuyên bố chung vào ngày 29/09, chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Continue reading “Tranh giành quyền lực diễn ra khốc liệt ở Trung Quốc năm 1972, và giờ cũng vậy”

Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?

Nguồn: Zhuoran Li, “The End of Senior Politics in China,” The Diplomat, 26/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo đầu tiên kể từ năm 1978 không bị hạn chế bởi các vị nguyên lão quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng thể chế hóa là chìa khóa cho sự ổn định chính trị của giới tinh hoa Trung Quốc kể từ thập niên 1980. Andrew Nathan nhận định thể chế hóa quá trình chuyển giao quyền lực là một trong những lý do chính đằng sau sự dẻo dai của chế độ chuyên chế ở Trung Quốc. Tuy nhiên, như Joseph Fewsmith đã lưu ý, điều mà các học giả Trung Quốc định nghĩa là thể chế chính trị ở nước này chỉ đơn giản là các quy chuẩn. Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các quy chuẩn này đã được xây dựng và được bảo vệ bởi các nhân vật lớn tuổi trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), những người là lực lượng duy trì sự ổn định trong nội bộ Đảng. Continue reading “Hồi kết của chính trị nguyên lão tại Trung Quốc?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P10)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Thành Xương Giang tọa lạc tại thị xã tỉnh Bắc Giang hiện nay; trước khi bị đánh chiếm vào ngày mồng 8 tháng 9 [28/9/1427], Bình Định Vương đã mấy lần cho mang thư dụ. Sau đây là bức thư thứ nhất, trong Quân Trung Từ Mệnh Tập:

Thư dụ hàng các tướng sĩ trong thành Xương Giang.

Kể ra, thích cho người sống mà ghét việc giết người, là một người tướng có nhân nghĩa; xét biết thời cơ mà biết lượng sức mình là một người tướng có trí thức. Ta kính vâng mệnh trời, lấy đại nghĩa chuyên việc đánh dẹp. Nghĩ đến cơ đồ tổ tông bị nguy đổ, thương nỗi nhân dân phải lầm than; đánh thành lấy đất không giết một người nào. Cho nên đánh đông dẹp tây, không nơi nào không phục. Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P10)”

Người Nhật ghê gớm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong bài “Tản mạn trước đèn” đăng trên tuần báo Văn Nghệ Trẻ số 35, nhà văn Đỗ Chu có kể một chuyện như sau:

Trong đời, chị mới chỉ thấy người Nhật là ghê gớm. Ngày họ làm lễ giao nộp vũ khí cho quân đội Đồng Minh, chị có rủ mấy người bạn gái cùng đến xem. Bãi chợ Hôm đông chật người, có rất nhiều võ quan Tàu Tưởng. Lính Nhật đứng thành hàng thẳng tắp. Bại trận gì mà anh nào nom cũng sát khí đằng đằng. Viên quan Nhật thét lên mấy tiếng rợn người, đám lính của ông ta liền thét theo, rồi họ lần lượt bước lên quẳng súng làm thành mấy đống to như những đống củi. Đám Tàu Tưởng hoảng hồn, khi nghe tiếng thét thì cắm đầu bỏ chạy. Thành thử các chị đứng xem lại là người chứng kiến cảnh quân Nhật đầu hàng.”

Lính Quốc Dân Đảng Trung Quốc hèn như thế, còn lính của Mao Trạch Đông thì sao? Continue reading “Người Nhật ghê gớm”