Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(9) Trên mặt xây dựng văn minh sinh thái

Sau cải cách mở cửa, Đảng ngày càng coi trọng vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, việc xây dựng văn minh sinh thái vẫn còn là một điểm yếu rõ ràng, các vấn đề như thắt chặt ràng buộc về môi trường tài nguyên, suy thoái hệ sinh thái ngày càng trở nên nổi bật, đặc biệt tình trạng ô nhiễm môi trường và hủy hoại sinh thái đang có xu thế phát triển ở mức cao đã trở thành nỗi đau đối với đất nước và đời sống người dân. Nếu không nắm vững công tác xoay chuyển xu thế tình trạng môi trường sinh thái ngày càng xấu đi thì sẽ phải trả một cái giá cực kỳ nặng nề. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P9)”

Tại sao người Nhật có rất nhiều họ?

Tác giả: Nguyễn Sơn Hùng

    1. Số họ của người Nhật

Dân số của Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Đại Hàn vào năm 2020 lần lượt là 1,439 triệu, 126 triệu, 97 triệu và 51 triệu người. Trong khi đó số họ, family name trong tiếng Anh và 名 字 (myoji) trong tiếng Nhật, của người dân trong các quốc gia nói trên lần lượt là khoảng 5 ngàn, 200 ngàn, 1 ngàn (số họ của người Kinh chỉ khoảng 165) và 300 họ. Số họ của Nhật Bản nhiều hơn Trung Quốc 40 lần, Việt Nam 200 lần và Đại Hàn 900 lần.

Họ Kim của Đại Hàn chiếm 20% dân số, và nếu thêm 2 họ Lý và họ Phác chiếm khoảng 50 % dân số. Ba họ đứng đầu của Trung Quốc là Vương, Lý và Trương đều chiếm khoảng 7% dân số nên cộng lại khoảng 21%. Ba họ đứng đầu của Việt Nam là Nguyễn (khoảng 38%), Trần khoảng 21 %, Lê khoảng 9%, tổng cộng khoảng 68 % dân số. Trong tổng số 3 họ đứng đầu của Nhật Bản TakahashiSuzuki và Satô chiếm không đến 1%. Continue reading “Tại sao người Nhật có rất nhiều họ?”

Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia

Tác giả: Phúc Long

Một vụ trộm cách đây 30 năm trong hoàng cung Saudi Arabia đã châm ngòi hàng loạt vụ giết người bí ẩn và cuộc khủng hoảng ngoại giao Thái Lan – Saudi đến tận ngày nay.

Một buổi chiều năm 1989, tên trộm quyết định ra tay trong lúc vợ chồng hoàng tử Faisal của Vương quốc Saudi Arabia vắng nhà để đi nghỉ mát.

Kriangkrai Techamong làm công việc quét dọn trong tòa dinh thự, anh ta biết có 3 trong 4 két sắt chứa nữ trang, đá quý của ông chủ thường xuyên không khóa. Continue reading “Vụ án ‘kim cương xanh’ và sóng gió ngoại giao Thái Lan – Saudi Arabia”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(7) Trên mặt xây dựng văn hóa 

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì hai tay nắm vững cả văn minh vật chất và văn minh tinh thần, thúc đẩy sự phát triển phồn vinh nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, làm phấn chấn tinh thần dân tộc, ngưng tụ sức mạnh dân tộc. Đồng thời, các xu hướng tư tưởng sai lầm như tôn thờ tiền bạc, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa cá nhân cực đoan, chủ nghĩa hư vô lịch sử đã thường xuyên xuất hiện, dư luận trên mạng có nhiều hiện tượng rối loạn, một số cán bộ lãnh đạo có lập trường chính trị mơ hồ, thiếu tinh thần đấu tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tư tưởng của mọi người và tới dư luận xã hội. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P8)”

Hồi ký ‘Thủy quân Sông Lô’: Tôi vào lính thuỷ cụ Hồ

Tác giả: Lê Quang Loát

Ngày 23 tháng 1 năm 1994, một số anh em, nguyên là “lính thuỷ sông Lô” chuyển sang trung đoàn pháo binh 45, gặp nhau nhân dịp mừng nhà mới của anh Đặng Luyến, anh Đỗ Sâm (bạn Thuỷ quân khoá 1) nhắc tôi: “Này cậu Loát, chưa thấy có bài cho tập san Lính thủy sông Lô đấy nhé!…”. Đang dắt xe ra cửa tôi liền đáp: “Sẵn sàng, có ngay!…”. Thế là suốt dọc đường về những hình ảnh tươi trẻ của tôi, “anh Lính thuỷ cụ Hồ” cách đây hơn bốn thập kỷ đã qua, cứ nối nhau diễn ra trong ký ức tôi như một cuốn phim sinh động và cuốn hút, khiến tôi khi vừa đặt chân tới nhà là liền bắt tay ngay vào việc ghi nhanh những dòng tự thuật này. Continue reading “Hồi ký ‘Thủy quân Sông Lô’: Tôi vào lính thuỷ cụ Hồ”

Đỗ Hữu Vị: Phi công Đông Dương duy nhất được Pháp ghi công

Tác giả: Chi Phương

Phi công Việt Nam đầu tiên, Đỗ Hữu Vị cũng là người lính dẫn đầu những chuyến bay trinh sát đầu tiên ở Maroc, trong hàng ngũ quân đội Pháp. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông bay qua chiến tuyến của kẻ thù và truyền thông tin cần thiết. Ông nằm trong số 58 vĩ nhân hải ngoại được Pháp ghi ơn tại triển lãm Những chân dung của Pháp ở bào tàng Con Người tại Paris. Continue reading “Đỗ Hữu Vị: Phi công Đông Dương duy nhất được Pháp ghi công”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(4) Trên mặt cải cách mở cửa sâu rộng toàn diện  

Sau Hội nghị toàn thể lần thứ ba Trung ương Đảng khóa 11, công cuộc cải cách mở cửa của nước ta đã trải qua một chặng đường vẻ vang, giành được những thành tựu cả thế giới dõi theo. Cùng với sự phát triển của thực tiễn, một số vấn đề về cơ chế thể chế ở tầng sâu và những rào cản đối với việc củng cố lợi ích ngày càng trở nên rõ ràng, công cuộc cải cách đã bước vào thời kỳ công kiên và đi vào chiều sâu. Trung ương Đảng nhận thức sâu sắc rằng thực tiễn phát triển mãi mãi không có giới hạn, giải phóng tư tưởng mãi mãi không có giới hạn, cải cách mở cửa cũng mãi mãi không có giới hạn, cải cách chỉ có thì tiếp diễn chứ không có thì hoàn thành [“thì” tức “tense” trong động từ tiếng Anh] , không có lối thoát cho trì trệ và thoái lui, phải thúc đẩy đi sâu cải cách một cách toàn diện với dũng khí và trí tuệ chính trị lớn hơn nữa, dám gặm khúc xương cứng, dám dấn thân vào vùng thác ghềnh hiểm trở, nêu bật xây dựng chế độ, chú trọng tính liên quan và tính phù hợp của cải cách, sử dụng vũ khí thực sự để đẩy mạnh cải cách, và loại bỏ một cách hiệu quả mọi tệ nạn của thể chế cơ chế các mặt. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P7)”

Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Nhằm bảo vệ guồng máy cai trị hoạt động hữu hiệu, nhà Minh bố trí các vệ, sở, khắp nước ta. Theo qui chế tổ chức thời Vĩnh Lạc, quân số mỗi vệ là 5.600 người, tương đương với một lữ đoàn ngày nay; một thiên hộ sở là 1.120 người; một bách hộ sở là 120 người. Khởi đầu, Minh Thái Tông dùng đơn vị lớn gồm 4 vệ: Tả, Trung, Hữu, Tiền đặt tại thành Giao Châu [Hà Nội]; cùng với 2 vệ tại Xương Giang [Bắc Giang], Trấn Di [Lạng Sơn], 2 Thiên hộ sở tại Thị Cầu; nhằm bảo vệ con đường huyết mạch từ thành Giao Châu đến biên giới phía bắc:

 “Ngày 11 tháng 6 năm Vĩnh Lạc thứ 5 [15/7/1407]. Thiết lập các Tả Hữu vệ Chỉ huy sứ ty tại Giao Chỉ, Giao Châu. Sắc dụ quan Tổng binh Tân thành hầu Trương Phụ cùng Binh bộ Thượng thư Lưu Tuấn rằng: Continue reading “Chính sách bình định và đô hộ Đại Việt của nhà Minh”

Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông

Tác giả: Trần Trọng Trung

Hàng năm cứ đến ngày 8 tháng 3, chúng tôi – những chiến sỹ Thuỷ quân sông Lô năm xưa – lại họp mặt kỷ niệm ngày Bộ Quốc Phòng ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân.

Mặc dù đã trên dưới nấc thang “thất thập cổ lai hy” (có người như anh Ngô Hương đã ngoại bát tuần), nhưng xem ra số đông vẫn giữ được phong thái thời lính trẻ, nhất là mấy nhân vật đã vang bóng nghịch ngợm một thời, như Lê Quang Loát, Đỗ Sâm, Nguyễn Thọ Sơn… Cứ mỗi lần họp mặt là một lần cùng nhau ôn lại những giai thoại về những chàng “lính thuỷ nước ngọt” 50 năm trước, cùng nhau hát lại những bài hát của thời trai trẻ và trao đổi tâm tình về cuộc sống đời thường của tuổi già bên cạnh con cháu nội ngoại. Continue reading “Hồi ký ‘Thủy quân sông Lô’: Ngày ấy trên một vùng ngã ba sông”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

(2) Trên mặt quản lý Đảng một cách toàn diện nghiêm minh

Sau cải cách mở cửa, Đảng kiên trì yêu cầu Đảng phải quản lý Đảng, phải điều hành Đảng nghiêm ngặt, đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng để đạt được những kết quả rõ rệt. Đồng thời, do một thời gian xuất hiện vấn đề quản lý Đảng lỏng lẻo, kém nghiêm minh, một số đảng viên, cán bộ xuất hiện khủng hoảng nghiêm trọng về niềm tin chính trị, tác phong chọn người dùng người ở một số địa phương, ban ngành tỏ ra không đúng đắn, tệ nạn hình thức chủ nghĩa, quan liêu, hưởng lạc, xa hoa lãng phí tràn lan khắp nơi, phổ biến tồn tại tư tưởng đặc quyền và hiện tượng đặc quyền. Đặc biệt là có hiện tượng chỉ chọn người thân, bài xích người không cùng phe cánh, có hiện tượng kéo bè kết cánh, có hiện tượng vu cáo nặc danh, tung tin đồn nhảm, có hiện tượng mua chuộc lòng người và lôi kéo phiếu bầu, có hiện tượng hứa hẹn cho chức tước, ban phát bổng lộc, có hiện tượng cố chấp không nghe lời người khác, ngoài mặt ủng hộ, trong lòng chống đối, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P6)”

Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau khi thua trận tại Hàm Tử, cha con Hồ Quí Ly chạy về Tây Đô vùng Lỗi Giang,[1] huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá; quân Minh truy kích bén gót, bấy giờ lòng người suy sụp, dựa vào thành hiểm cũng vô ích, không đánh mà tan:

Ngày 23 tháng 4 [30/5/1407], quân Minh đánh vào Lỗi Giang, quân Hồ không đánh mà tan.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 9.

Mấy hôm sau, quân Minh chiếm cửa biển Điển Canh tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa; quân nhà Hồ phải bỏ thuyền chạy bộ; định đến đóng tại Thâm Giang, tức sông Ngàn Sâu, Hà Tĩnh, nhưng việc không thành: Continue reading “Triều đại Hồ Quý Ly sụp đổ, nhà Minh đặt ách cai trị”

Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Có nhiều cách thức khác nhau để đánh giá vai trò của Nguyễn Công Trứ trong lịch sử Việt Nam. Dù là cách nào đi nữa thì dấu ấn và đóng góp của ông cho diễn trình lịch sử sơ kỳ hiện đại là không thể phủ nhận. Bài này gợi ra một góc nhìn khác về vai trò của ông trong cuộc chơi quyền lực và định hình chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX: Nguyễn Công Trứ trên bàn cờ quyền lực của Minh Mệnh.

Đây là câu chuyện về quyền lực và thực hành chính trị ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Câu chuyện phản ánh cách thức sự thay đổi vương triều dẫn đến việc tái cấu trúc quyền lực ở tầng bậc cao nhất của nhà nước, làm thay máu hệ thống quan liêu trung ương và thay đổi cách thức điều hành nền hành chính. Nhà vua Minh Mệnh lên ngôi năm 1820 với tham vọng tập trung hóa quyền lực, ổn định xã hội, thống nhất lãnh thổ và hệ thống cai trị vùng miền. Nỗ lực này thách thức giới quan liêu địa phương và các tướng lĩnh quân sự đầy quyền lực từng phụng sự Gia Long, vì thế Minh Mệnh cần những gương mặt mới cho trật tự quyền lực mà ông đang xác lập. Trong khung cảnh đó, ông tìm thấy Nguyễn Công Trứ. Continue reading “Nguyễn Công Trứ trong trật tự quyền lực của Minh Mệnh”

Hồi ức và cảm nghĩ về Thuỷ quân Đoan Hùng

Tác giả: Phan Phác

Cách đây bốn mươi lăm năm, ngày 8 tháng 3 năm 1949, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng Tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Tự vệ Việt Nam thời bấy giờ, quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Thuỷ quân Việt Nam trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, đánh dấu một bước phát triển mới về chiến cuộc chống thực dân xâm lược Pháp cũng như về xây dựng lực lượng vũ trang.

Từ sau chiến thắng Việt Bắc, Thu Đông năm 1947, hưởng ứng phong trào Thi đua yêu nước, quân và dân ta phát huy cao độ tinh thần tự lực tự cường ra sức rèn cán luyện quân, đánh giặc lập công, nên đến mùa hè năm 1949 đã đánh bại một bước kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, củng cố căn cứ địa Việt Bắc và xây dựng lực lượng vũ trang thành 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Trong bộ đội chủ lực, ngoài bộ binh ra, cũng đã xây dựng được một số đơn vị: pháo binh, công binh, thông tin… Continue reading “Hồi ức và cảm nghĩ về Thuỷ quân Đoan Hùng”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2Phần 3; Phần 4

4. MỞ RA THỜI ĐẠI MỚI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ĐẶC SẮC TRUNG QUỐC

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc tiến sang một thời đại mới. Nhiệm vụ chính mà Đảng phải đối mặt là thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm đầu tiên, bắt đầu thực hiện một hành trình mới để thực hiện mục tiêu phấn đấu trăm năm thứ hai, tiếp tục tiến tới mục tiêu hùng vĩ là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân đã nắm vững tổng thể tình hình toàn bộ chiến lược phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa và những thay đổi to lớn chưa từng có trên thế giới trong một thế kỷ qua,  nhấn mạnh thời đại mới của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc là kế thừa quá khứ, gợi mở tương lai, nối nghiệp tiền nhân, mở đường tương lai, tiếp tục giành lấy thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong điều kiện lịch sử mới, Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P5)”

Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.

Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin. Continue reading “Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’”

Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Miếu hiệu của vua Gia Long là Thế tổ, của vua Minh Mạng là Thánh tổ, của vua Thiệu Trị là Hiến tổ, của vua Tự Đức là Dực Tông.

Tại sao miếu hiệu của vua Tự Đức không xưng “tổ” như ba vị vua tiền nhiệm mà lại xưng “tông”?

Vua Tự Đức lên ngôi năm 1848 và mất năm 1883. Trong thời gian trị vì đất nước, vào tháng 8/1858 Liên quân Pháp và Tây Ban Nha đã đem quân tấn công Đà Nẵng, sau đó đem quân vào đánh chiếm vùng đất Nam Kỳ. Continue reading “Tại sao miếu hiệu 3 vua đầu triều Nguyễn xưng là ‘tổ’, đến vua Tự Đức xưng là ‘tông’?”

Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)

Tác giả: Tạ Hoàng Tấn

Hiện nay, Hoa Kỳ đã trở thành siêu cường toàn cầu đích thực duy nhất. Điều này có nghĩa là sức ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta là vô cùng to lớn. Bất kỳ một nghiên cứu nào có tính chất dự báo về Trật tự Thế giới trong tương lai mà không xét đến vai trò của Hoa Kỳ đối với thế giới chúng ta thì đều không cập nhật với thực tiễn. Vì thế, đại chiến lược của Hoa Kỳ — với tính cách là chiến lược cao nhất của quốc gia này — là vấn đề mà chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu, vì cách hành xử của Hoa Kỳ đối với các quốc gia khác trên thế giới sẽ chịu sự chi phối của chiến lược cao nhất này. Bài viết này sẽ tập trung vào việc tìm kiếm, xác định đại chiến lược của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ và cố gắng giải đáp các vấn đề liên quan đến quốc gia này. Continue reading “Đại chiến lược của Hoa Kỳ thật sự là gì? (P1)”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2; Phần 3

III. TIẾN HÀNH CẢI CÁCH MỞ CỬA VÀ XÂY DỰNG HIỆN ĐẠI HÓA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

Trong thời kỳ mới cải cách mở cửa và xây dựng hiện đại hóa chủ nghĩa xã hội, Đảng đứng trước nhiệm vụ chủ yếu là tiếp tục tìm ra con đường đúng đắn để Trung Quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, giải phóng và phát triển sức sản xuất xã hội, làm cho nhân dân thoát khỏi đói nghèo, trở nên giàu có càng sớm càng tốt, và cung cấp các bảo đảm thể chế đầy sức sống mới và các điều kiện vật chất phát triển nhanh chóng để thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi kết thúc “Đại Cách mạng Văn hóa”, vào lúc Đảng và Nhà nước đứng trước thời điểm lịch sử quan trọng về phuong hướng, Đảng đã nhận thức sâu sắc rằng chỉ có thực hành cải cách mở cửa mới là lối thoát duy nhất, nếu không thì công cuộc hiện đại hóa và sự nghiệp chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ bị chôn vùi. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P4)”

Một giả thuyết khác về Loa Thành

Tác giả: Tô Như

Loa Thành hay thành Cổ Loa vẫn mặc định được coi là tọa lạc ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đó là kinh đô của An Dương Vương từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Cương mục chép: “Bấy giờ nhà vua đã lấy được Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê” và sử thần chua thêm “Phong Khê: Bây giờ là thành Cổ Loa, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh”[1]. Ngày nay, di tích thành Cổ Loa vẫn còn và được cấp bằng Di tích Quốc gia. Nhưng căn cứ vào nền móng cung điện cũ, có lẽ kinh đô trước đó không phải là Loa Thành.

Di tích Cổ Loa với giếng ngọc đã có từ rất lâu rồi. Cuối thời Lê Trung Hưng đầu thời Nguyễn, trong tác phẩm Tang thương ngẫu lục – Truyện ông Nguyễn Công Hãng, tác giả đã viết: “Lệ cống phải có hũ nước để rửa ngọc trai, lấy ở cái giếng tại Loa Thành. Ông đổ đi, múc nước giếng Ba Sơn đem theo. Họ thử, không thấy nghiệm, kỳ kèo. Ông nói: ‘Vì khí mạch lâu ngày nó biến đổi đi.’ Hai thứ đồ cống ấy được miễn là bắt đầu từ ông vậy”. Continue reading “Một giả thuyết khác về Loa Thành”

Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Phần 1; Phần 2

II. HOÀN THÀNH CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÚC TIẾN XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là thực hiện chuyển biến từ chủ nghĩa dân chủ mới lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, xúc tiến xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặt tiền đề chính trị căn bản và nền móng chế độ cho sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.

Sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đảng đã lãnh đạo nhân dân chiến thắng hàng loạt thử thách gay gắt về chính trị, kinh tế, quân sự, quét sạch các lực lượng vũ trang còn lại của bọn phản động Quốc Dân Đảng và bọn thổ phỉ, hòa bình giải phóng Tây Tạng, thực hiện hoàn toàn thống nhất đại lục Tổ quốc; bình ổn giá cả, thống nhất công tác tài chính kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành cải cách dân chủ trên các mặt trong xã hội, thực hiện nam nữ bình đẳng về quyền lợi, trấn áp bọn phản cách mạng, triển khai các phong trào “Tam phản” và  “Ngũ phản”, gột rửa sạch mọi vết tích bẩn thỉu do xã hội cũ để lại, làm cho bộ mặt xã hội sáng sủa, mới mẻ. Continue reading “Tóm lược nội dung “Nghị quyết lịch sử” lần thứ 3 của Trung ương ĐCSTQ (P3)”