Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Nguồn: Minxin Pei, “The Sino-American Cold War’s Collateral Damage”, Project Syndicate, 19/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được xem như chiến dịch mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu tiếp tục leo thang, “cuộc đụng độ giữa những người khổng lồ” này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cả hai phe tới mức kẻ thắng cuộc (khả năng cao là Mỹ) cũng chỉ giành được một chiến thắng cay đắng.[1]

Nhưng chính phần còn lại của thế giới sẽ phải trả cái giá đắt hơn cả. Trên thực tế, mặc dù ít khả năng xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ đem lại những thiệt hại ngoài dự kiến sâu rộng và nặng nề tới mức gây nguy hại cho tương lai toàn bộ nhân loại. Continue reading “Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung”

Nước Nga trong mắt người Trung Quốc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Trung Quốc (TQ) hiện đang có quan hệ nhìn bề ngoài rất thân thiện với Nga. Nhiều người cho rằng đó chỉ là một cuộc “hôn nhân vụ lợi”, bởi lẽ nếu đi sâu tìm hiểu sẽ có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước lớn này tồn tại những vấn đề có lịch sử rất phức tạp, tới mức coi nhau là kẻ thù tiềm tàng lớn nhất (mời đọc “Người Nga nghĩ gì trước sự trỗi dậy của TQ”). Mối quan hệ đó có ảnh hưởng sâu xa tới tình hình TQ, Nga cũng như tình hình thế giới, kể cả Việt Nam. Những người TQ mang tư tưởng bành trướng Đại Hán (như tác giả bài dưới đây) kết tội Nga và Liên Xô là “hàng xóm xấu” chủ yếu vì đã xâm chiếm nhiều lãnh thổ của TQ, theo họ là tới gần 6 triệu km2 (bằng 60% diện tích đại lục TQ hiện nay)! Không ít người TQ tin theo quan điểm này và vì vậy họ căm ghét Nga và Liên Xô hơn cả Mỹ. Thực ra nhiều “lãnh thổ bị chiếm” đó ở rất xa TQ, hoàn toàn chưa từng có người TQ cư trú nhưng chính quyền TQ xưa nay cứ nhận là của họ, tương tự mánh lới hiện nay họ dùng “Đường 9 đoạn” để nhận xằng hầu hết diện tích Biển Đông. Có thể thấy những tư liệu bài này đưa ra có nhiều chỗ sai sự thực, nếu không nói là bịa đặt. Bài rất dài, chúng tôi chỉ lược dịch. Các ghi chú trong dấu ngoặc [  ] là của người dịch.                                             Continue reading “Nước Nga trong mắt người Trung Quốc”

Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga

Tác giả: Trần Trọng Dương

Lịch sử Việt Nam nếu nhìn từ thân phận đàn bà thì đó là những tiếng nói vô thanh, tức là không có (hoặc rất ít) giọng nói cất lên từ phía phụ nữ, mà chỉ là những tiếng lồng đa thanh của những kẻ đàn ông cho những khuôn mặt đàn bà đã phôi pha theo dòng chảy thời gian. Hình tượng Thái hậu Dương Vân Nga trong lịch sử là một trong những điển hình cho điều đó. Trong khi Đinh Tiên Hoàng hiện lên như là một biểu tượng đa năng, như là câu chuyện của những đại tự sự với những xu hướng chính trị cùng chiều; thì Dương hậu được kiến tạo như là một hình ảnh phụ bị cuốn theo và phụ họa cho những giọng nói của đàn ông. Trong khi, các sử gia Nho giáo chỉ coi Dương hậu như là một bài học cho sự vi phạm đạo vợ chồng, phê phán để làm gương cho các bậc hoàng đế và vương hậu đời sau; thì các nghiên cứu trong thế kỷ 20 lại lấy bà như là một biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam biết hy sinh hạnh phúc cá nhân để giữ gìn sự thống nhất và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Continue reading “Sử Việt nhìn từ phận đàn bà: Trường hợp thái hậu Dương Vân Nga”

Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?

Nguồn: Why is the Vatican negotiating with China, The Economist, 21/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm, các phái đoàn đã đi đi về về giữa Bắc Kinh và Rome với hy vọng đạt được thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm các giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Những tin đồn gần đây cho thấy họ đã gần đạt được một thỏa thuận hơn bao giờ hết. Nhưng nguồn gốc của sự bất đồng giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Việc giải quyết bất đồng này mang lại lợi ích gì cho cả hai bên? Continue reading “Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?”

Bài học từ Thảm sát Huế

Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Continue reading “Bài học từ Thảm sát Huế”

Định giá lại ‘nông nghiệp, nhà nước, văn minh’?

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Chúng ta được dạy và tin rằng từ săn bắn hái lượm đến nông nghiệp là bước tiến của văn minh nhân loại. Định cư và canh tác nông nghiệp là tiêu chí của sự tiến hóa lịch sử. Nhà nước là biểu hiện của xã hội văn minh. Những điều này sẽ bị thách thức nếu chúng ta nhìn sự tiến hóa của nhân loại từ một góc nhìn khác. Theo hướng này thì không chỉ có việc chúng ta thuần hóa cây trồng, vật nuôi, mà chính những cây con này đã “thuần hóa” con người, buộc con người phải lệ thuộc và phục vụ chúng. Theo hướng này, con người đã phải “trả giá” cho lựa chọn nông nghiệp, định cư và nhà nước thay vì săn bắn hái lượm. Vậy cái giá đó là gì? Continue reading “Định giá lại ‘nông nghiệp, nhà nước, văn minh’?”

Hiểm họa tiềm tàng từ trí thông minh nhân tạo

Nguồn: Adrienne Mayor, “An AI Wake-Up Call From Ancient Greece”, Project Syndicate, 15/10/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong các cuộc thảo luận về tác động của trí thông minh nhân tạo (AI), một số người luôn nhắc lại huyền thoại Hy Lạp cổ đại về chiếc hộp Pandora. Trong phiên bản hiện đại của câu chuyện thần thoại này, Pandora được mô tả như một người phụ nữ trẻ tò mò mở một chiếc hộp niêm kín và vô tình để những nỗi thống khổ vĩnh cửu thoát ra gây hại cho loài người. Giống như vị thần đã thoát khỏi cái chai, con ngựa đã chạy trốn khỏi chuồng, và con tàu đã rời khỏi sân ga, huyền thoại này đã trở thành một cách so sánh kinh điển.

Và câu chuyện thực sự của Pandora cũng phù hợp với cuộc tranh luận về AI và máy học hơn so với những gì nhiều người nhận ra. Câu chuyện cho thấy tốt hơn là nên lắng nghe những người như Promethus,[1] những người quan tâm đến tương lai của nhân loại, hơn những người như Epimetheus,[2] những người dễ dàng bị lóa mắt trước những lợi ích ngắn hạn. Continue reading “Hiểm họa tiềm tàng từ trí thông minh nhân tạo”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

Khi chủ nghĩa cộng sản truyền cảm hứng cho người Mỹ

Nguồn: Vivian Gornick, “When Communism Inspired Americans”, The New York Times, 29/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại một cuộc biểu tình ở thành phố New York vào năm 1962, nhà báo theo chủ nghĩa tự do nổi tiếng Murray Kempton đã chia sẻ trước nhóm khán giả gồm nhiều người cộng sản lớn tuổi: “Trong đời mình, tôi được biết nhiều người cộng sản. Tôi biết họ không phải khi là tội phạm. Tôi biết họ khi là những nhà hoạt động xã hội – và chúng tôi cũng có những lúc bất đồng. Dù đất nước này có đối xử không tốt với các anh, thì đất nước vẫn thật may mắn khi có các anh. Các anh đã bị bắt, bị theo dõi, bị nghe lén; con cái các anh bị sa thải. Thế nhưng, ngay cả như vậy, tôi vẫn có thể kể tên rất nhiều người tôi biết, những người vẫn còn hào hiệp, yêu đời và vững tin.” Ông cũng nói thêm, “Xin gửi lời chào trân trọng đến các anh và hy vọng thời gian sẽ làm mọi chuyện trở nên tốt hơn.” Continue reading “Khi chủ nghĩa cộng sản truyền cảm hứng cho người Mỹ”

Trung Quốc thắt chặt kiểm soát tôn giáo

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 4/2018, Chính phủ Trung Quốc ban hành lệnh cấm bán sách “Kinh Thánh” trên mạng. Kết quả tìm kiếm các mạng bán lẻ hàng đầu Trung Quốc như JD.com, Taobao, và Amazon ngày 4/4/2018 cho thấy không mạng nào bán được ấn phẩm này. Động thái trên gắn liền với một nỗ lực lâu dài nhằm hạn chế ảnh hưởng của Ki-tô giáo[1] ở Trung Quốc.

Theo quy định của chính quyền Trung Quốc, từ trước đến nay “Kinh Thánh” được phép in nhưng không được phép bán như các loại sách khác, mà chỉ được bán trong hiệu sách của các nhà thờ. Trong khi đó các tôn giáo lớn khác ở nước này, như Phật giáo, Đạo giáo (Taoism), Islam giáo (Việt Nam quen gọi nhầm là Hồi giáo)[2] và các tín ngưỡng dân gian khác đều được bán các ấn phẩm của mình trên hệ thống thương mại phát hành sách báo trong nước. Continue reading “Trung Quốc thắt chặt kiểm soát tôn giáo”

Giới tính và chủ nghĩa dân túy

Nguồn: Daniel Gros, “Sex and Populism”, Project Syndicate, 05/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tốc độ dân nhập cư đến châu Âu đang giảm đáng kể từ khi một số lượng lớn dòng người đổ về đây vào năm 2015. Thế nhưng nhập cư tiếp tục chi phối các cuộc thảo luận chính trị trên toàn EU. Điều này cho thấy là tình cảm dân túy chống nhập cư không hẳn chỉ xuất phát từ những tuyên bố  cho rằng giới chính trị gia dòng chính không bảo vệ được biên giới châu Âu.

Sự sụt giảm những người nhập cư mới bắt đầu trước khi những chính trị gia chống nhập cư lên nắm quyền ở Italia hay sức ép về nhập cư suýt lật đổ liên minh cầm quyền ở Đức. Kết quả này phần lớn nhờ những nỗ lực của EU, gồm thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm ngăn người Syria vượt qua đây để vào Hy Lạp, hợp tác với các lực lượng dân quân ở Lybia và gây sức ép mạnh mẽ nên những quốc gia thuộc vùng Sahara nằm trên hướng di cư phải đóng cửa biên giới. Nhờ những biện pháp này, trên thực tế châu Âu đã trở thành một cứ điểm chống nhập cư. Continue reading “Giới tính và chủ nghĩa dân túy”

60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

18 giờ 30 phút ngày 23/8/1958, mấy trăm khẩu trọng pháo của Giải phóng quân Trung Quốc (GPQTQ) do Mao Trạch Đông lãnh đạo bố trí trên chiều dài bờ biển 30 km ở Hạ Môn bất ngờ bắn những loạt đạn đầu tiên lên đảo Kim Môn do quân đội Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tưởng Giới Thạch chiếm giữ, mở đầu trận pháo kích lớn nhất lịch sử Trung Quốc. Trong 2 giờ liền, hơn 50 nghìn quả đạn dội xuống đối phương.

Nghe tin ấy, Tưởng Giới Thạch hôm trước vừa thị sát Kim Môn trở về Đài Bắc, chẳng hiểu Mao định làm gì. Tưởng điện ngay cho Tổng thống Mỹ Eisenhower đề nghị viện trợ, và bảo con trai là Tưởng Kinh Quốc đến ngay Kim Môn để động viên binh sĩ. Mỹ, Liên Xô và toàn thế giới sửng sốt, không biết Trung Quốc muốn gì? Giải phóng Đài Loan ư? Continue reading “60 năm trận pháo chiến dài nhất lịch sử Trung Quốc”

Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga

Nguồn: Tariq Ali, “What Was Lenin Thinking?”, The New York Times, 03/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vladimir Lenin đã suy nghĩ gì trên chuyến hành trình dài tới Ga Phần Lan tại Petrograd vào năm 1917?

Như bao người khác, Lenin đã vô cùng bất ngờ với tốc độ thành công của Cách mạng Tháng Hai. Khi đi từ Zurich băng qua châu Âu để về Nga, trên một chuyến tàu được niêm phong kín của Hoàng đế Đức, ông hẳn đã nhận ra rằng đây là cơ hội không thể bỏ qua.

Việc các đảng tự do yếu kém chiếm ưu thế trong chính phủ mới là điều đã được lường trước. Điểm khiến Lenin lo lắng là những báo cáo gửi đến ông, trong đó viết rằng chính những người Bolshevik mới đang lung lay về con đường phía trước. Họ, cùng với hầu hết các đảng cánh tả khác, đã tin tưởng vào lý thuyết Marxist chính thống, rằng ở giai đoạn này, Cách mạng Nga chỉ có thể là cách mạng dân chủ – tư sản. Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển ở các nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp hay thậm chí là Mỹ, chứ không phải ở đất nước của các nông dân như Nga. (Leon Trotsky và các đồng sự trí thức của ông nằm trong số ít những người bất đồng với quan điểm đó). Continue reading “Tư duy của Lenin và Cách mạng Tháng Mười Nga”

Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Mùa hè năm 1371, Thăng Long thêm một lần nữa bị đốt cháy bởi bàn tay của những người từ bên ngoài. Cuộc tập kích của người Chăm làm vua Trần phải bỏ chạy lánh nạn về phía Bắc. Trong kinh thành bỏ ngỏ, những kẻ xâm lược “đốt phá cung điện, cướp lấy con gái , ngọc lụa đem về.” Đây không phải là lần đầu tiên kinh đô của Đại Việt bị hủy hoại. Và đó chưa phải là lần cuối cùng. Hoàng Thành đã in “dấu giày” của không chỉ một đạo quân nước ngoài. Người Hán đã ở đấy, và cả người Nam Chiếu, người Champa, người Mông Cổ, người Pháp, người Nhật. Thăng Long còn bốc cháy bởi chính bàn tay của người Việt với tần suất nhiều không kém, từ những nhà sư nổi dậy, các hào trưởng chống lại triều đình, các thủ lĩnh nông dân, kiêu binh, các vị tướng nổi loạn, và tranh chấp triều đại. Mồi lửa của những thăng trầm biến động đó không chỉ chôn vùi Cửu Trùng Đài, mà còn cuốn theo vận mệnh của quốc gia trong nhiều cuộc khủng hoảng và sụp đổ. Continue reading “Việt Nam: Lịch sử một dân tộc ‘dễ bị tổn thương’”

Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?

Nguồn: Do “sin taxes” work?, The Economist, 10/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Và liệu chúng có công bằng không?

Nhiều chính phủ sử dụng các khoản thuế tiêu thụ đặc biệt (sin tax) để ngăn chặn mọi người hút thuốc và uống rượu. Trong những năm gần đây, một số nhà lập pháp đã chuyển mục tiêu của họ sang một sản phẩm gây tác dụng xấu khác: đường. Béo phì đang gia tăng trên toàn thế giới. Bốn mươi phần trăm người Mỹ ngày nay mắc chứng béo phì, tăng từ khoảng 15% vào năm 1980. Một số quốc gia, cùng với một số thành phố ở Mỹ, đã đưa ra các loại thuế đối với đồ uống có đường trong những năm gần đây. Chính phủ của họ hy vọng rằng những khoản thuế này sẽ làm tăng doanh thu thuế và giảm lượng đường mà mọi người tiêu thụ. Nhưng các loại thuế tiêu thụ đặc biệt thậm chí có hiệu quả hay không? Continue reading “Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu quả không?”

Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ

Nguồn: Ian Buruma, “Gun Nation”, Project Syndicate, 07/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảo vệ quyền được mua súng trường bán tự động hoặc mang súng theo người của công dân Mỹ cũng tương tự như việc chối bỏ trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu. Các tranh cãi về lý lẽ không phải là vấn đề ở đây. Có bao nhiêu học sinh bị bắn hay bằng chứng khoa học gì về ảnh hưởng của khí thải carbon đi nữa đều không quan trọng, người ta sẽ không thay đổi thứ niềm tin đã xác định bản ngã của họ.

Theo đó, càng nhiều người theo khuynh hướng tự do từ New York hay San Francisco, hoặc Houston, đòi hỏi cần có các phương thức kiểm soát việc bán vũ khí cho dân thường, thì những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí sát thương lại càng đáp trả mạnh mẽ. Họ thường hành động như vậy với niềm tin tương tự như của các tín đồ tôn giáo, cảm nhận như thể đấng tối cao của họ bị xúc phạm. Continue reading “Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ”

Cái chết yểu của liên minh giữa chủ nghĩa cộng sản và Hồi giáo

Nguồn: John T. Sidel, “What Killed the Promise of Muslim Communism?”, The New York Times, 09/10/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một thời gian ngắn sau cuộc nổi dậy của những người Bolshevik năm 1917, người ta đã tưởng rằng cách mạng có thể nổ ra trên toàn thế giới dưới lá cờ chung của chủ nghĩa Cộng sản và Hồi giáo.

Ý tưởng về một khối Hồi giáo thống nhất (Pan-Islam) đã nổi lên trong những thập niên cuối cùng của Đế chế Ottoman, với nỗ lực của Sultan Abdulhamid II (trong hình) nhằm trở thành lãnh tụ (caliph) của người Hồi giáo. Các hình thức trường học và hiệp hội Hồi giáo mới bắt đầu xuất hiện trên khắp thế giới Ả Rập và xa hơn nữa. Từ Ai Cập, Iraq đến Ấn Độ và quần đảo Indonesia, Hồi giáo đã trở thành tiếng gọi tập hợp lực lượng chống lại chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc châu Âu. Continue reading “Cái chết yểu của liên minh giữa chủ nghĩa cộng sản và Hồi giáo”

Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thị trường sách gần đây xuất hiện khá nhiều tác phẩm văn thơ của các tác giả không phải là nhà văn chuyên nghiệp và đã ở tuổi xưa nay hiếm. Tuy thế một số tác phẩm của họ thực sự rất đáng đọc. Cuốn Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn (viết tắt Huyền thoại KTVM) của Thâm Giang Trần Gia Ninh do NXB Văn học xuất bản năm 2015 là một tác phẩm như vậy.

Sách dầy 432 trang khổ 14,5×20,5 cm. Bìa một nổi bật với hình vẽ một phụ nữ khỏa thân ở tư thế quỳ chụm chân, dáng e lệ. Tên sách ngoài dòng chữ Việt còn in hai hàng dọc chữ vuông kiểu chữ Hán, khiến người đọc dễ đoán ra đây là sách chuyện lịch sử thời xa xưa. Thế nhưng chữ vuông thứ nhất  với bộ Kim bên trái, bộ Thiếp (vợ lẽ) bên phải đã lập tức gây chú ý ở những người biết chữ Hán, bởi lẽ chữ này không thấy có trong bất cứ từ điển Hán tự nào, chỉ biết tạm đọc nó là Kim Thiếp. Vậy Kim Thiếp là gì? Điều băn khoăn ấy bám theo độc giả cho tới khi đọc gần hết cuốn sách. Continue reading “Nhân đọc ‘Huyền thoại Kim Thiếp Vũ Môn’: Tổ tiên ta giỏi quá!”

Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin

Nguồn: Jonathan Brent, The Order of Lenin: ‘Find Some Truly Hard People’, The New York Times, 22/05/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Lưu trữ là sức mạnh,” Kirill Mikhailovich Anderson, cựu giám đốc Cục Lưu trữ Lịch sử Chính trị – Xã hội Quốc gia Nga tại Moskva, đã từng nói với tôi như vậy. Ông kể về vị giám đốc đầu tiên của Viện Marx-Engels (thành lập năm 1919): Là một người Bolshevik cũ, David Riazanov gần như không thể kiên nhẫn được với các viên chức Đảng Cộng sản – những người liên tục yêu cầu các văn kiện hoặc để khẳng định lập trường ý thức hệ hoặc để bôi nhọ kẻ thù.

Một ngày nọ, ông lấy ra một lá thư của Karl Marx, ve vẩy nó trước mặt một lãnh đạo và hét lên: “Marx của ông đây. Giờ thì biến đi!” Riazanov chạy trốn khỏi Stalin vào năm 1931, nhưng đã bị bắt vào năm 1937 và bị hành quyết một năm sau đó. Continue reading “Bạo lực và khủng bố dưới thời Stalin”

Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm

Nguồn: Senegal’s innovative approach to prostitution, The Economist, 14/04/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tỷ lệ nhiễm HIV của Senegal thậm chí còn thấp hơn cả Washington, DC

Bạo lực đối với phụ nữ, luật chống mại dâm và các hệ thống chăm sóc y tế kém đều khiến cho châu Phi cận Sahara trở thành một khu vực tồi tệ đối với các công nhân tình dục. Bị hình sự hóa bởi nhiều quốc gia châu Phi và bị lợi dụng bởi các quan chức tham nhũng, nhiều phụ nữ đã bị ép buộc đi vào thế giới tội phạm có tổ chức. Tệ hơn nữa, họ đã luôn đứng đầu trên chiến tuyến của đại dịch AIDS đang diễn ra trên lục địa này. Một nghiên cứu vào năm 2013 đã phát hiện ra rằng ở 16 nước châu Phi, trung bình có 37% số công nhân tình dục bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, một nước châu Phi đã làm những việc khác biệt. Senegal là nơi duy nhất ở Châu Phi mà các công nhân tình dục được nhà nước quản lý. Thẻ nhận dạng xác nhận những phụ nữ nào là công nhân tình dục và cho phép họ tiếp cận với một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bao cao su và các sáng kiến ​​giáo dục miễn phí. Tại sao quốc gia Tây Phi nhỏ bé này lại khác biệt đến vậy? Continue reading “Cách tiếp cận sáng tạo của Senegal đối với nạn mại dâm”