Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?

Tác giả: Vi Yên

Như chúng ta đã biết, Cộng hòa La Mã đã tồn tại ổn định hàng trăm năm nhờ vào mô hình chính quyền hỗn hợp. Mô hình ấy trụ vững bởi thế cân bằng quyền lực kiềng ba chân của ba bộ phận là quan Chấp chính, Viện Nguyên lão, và Hội đồng các Century (về sau là Hội đồng Bộ lạc).

Tuy nhiên, càng về gần mốc Công nguyên, thế cân bằng ấy càng bị phá vỡ. Cộng hòa La Mã với gần 500 năm tồn tại đã âm ỉ một loạt các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, chính quyền tham nhũng, chính trị hóa quân đội, và suy giảm các đức hạnh truyền thống. Chính những điều ấy đã khiến cho nền tảng của nền cộng hòa bị xói mòn và cuối cùng sụp đổ dưới bàn tay của những kẻ chuyên chế tiếm quyền. Continue reading “Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?”

Lenin có phải là gián điệp của Đức?

Nguồn: Sean Mcmeekin, “Was Lenin a German Agent?”, The New York Times, 19/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16/04/1917, sau gần hai thập niên sống lưu vong ở nước ngoài, Vladimir Ulyanov, nhà cách mạng Nga thường được biết đến với bí danh Lenin, đã đến Ga Phần Lan của thành phố St. Petersburg sau một hành trình vòng vèo từ Thụy Sĩ. Ông đã ngay lập tức có một bài phát biểu mạnh mẽ và một chương trình chính trị cấp tiến gọi là “Luận cương Tháng Tư” (April Theses). Nước Nga, thế giới, và chính trị sẽ chẳng còn như trước.

Mối liên hệ của Lenin với Đức

Do Lenin đã trở về Nga qua ngả Đức – và rõ ràng là có sự hợp tác từ Bộ Tư lệnh Tối cao Đức, vốn khi ấy đang chiến đấu chống lại Nga và phe Hiệp ước (Pháp, Anh và, từ ngày 06/04, Mỹ) – các đối thủ của ông đã cáo buộc rằng Lenin là gián điệp của Đức, một cáo buộc vẫn còn gây tranh cãi cho đến ngày nay. Continue reading “Lenin có phải là gián điệp của Đức?”

Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ

Nguồn: John Quiggin, The February Revolution and Kerensky’s Missed Opportunity, The New York Times, 06/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách mạng Tháng Hai là một trong những khoảnh khắc “giá như” lớn nhất của lịch sử. Nếu cuộc cách mạng này – xảy ra vào đầu tháng 03/1917 theo lịch Gregory của phương Tây (mà Liên Xô sau này mới sử dụng) – thành công trong việc tạo ra một nền dân chủ lập hiến thay thế cho đế chế của Sa hoàng, đúng như kỳ vọng của các nhà lãnh đạo nó, thì có lẽ thế giới đã trở thành một nơi rất khác.

Nếu người lãnh đạo chính phủ lâm thời, Aleksandr Kerensky, biết nắm lấy cơ hội từ cuộc bỏ phiếu ở Nghị viện Đức (Reichstag), mà hiện nay đã bị quên lãng, thì có lẽ Thế chiến I đã kết thúc trước khi quân Mỹ tiến vào châu Âu. Trong phiên bản lịch sử thay thế đó, Lenin và Stalin sẽ chỉ là những nhân vật bên lề, và Hitler sẽ chẳng thể làm gì khác ngoài một họa sĩ thất bại. Continue reading “Cách mạng Tháng Hai và cơ hội bị Kerensky bỏ lỡ”

Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Năm 1917, tạp chí Nam Phong đăng bài Văn Quốc ngữ và một số bài liên quan của nhà báo Phạm Quỳnh hai mươi nhăm tuổi. Một trăm năm sau, khi đọc lại mấy bài ấy người ta lại một lần nữa thấy tác giả thực là yêu nước và uyên bác.

Những người tinh hoa phát tiết sớm như Phạm Quỳnh rất hiếm.[1] Suốt 15 năm (1917-1932) làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Nam Phong, ông đã dùng tờ báo này trình bày quan điểm của mình trên lĩnh vực văn hóa-xã hội. Cho dù quan điểm chính trị của ông có thể không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc đương thời, nhưng rõ ràng ông là một nhà trí thức yêu nước đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp cao quý Dùng tiếng Việt và chữ Quốc ngữ để xây dựng nền Quốc học của nước nhà. Continue reading “Phạm Quỳnh: Yêu nước trước hết là yêu tiếng mẹ đẻ”

Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội

Nguồn: Elizabeth D. Herman, “The Women Who Fought for Hanoi”, The New York Times, 06/06/2017.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ba mươi sáu năm sau lần cuối cùng nhắm bắn với khẩu AK-47, điện thoại của bà Ngô Thị Thương đổ chuông.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh, đã tìm kiếm người phụ nữ Việt Nam đã bắn hạ một máy bay ném bom của Mỹ vào tháng 6 năm 1968. Gần bốn thập niên trôi qua, người phụ nữ ấy đã trải qua biết bao công việc và nuôi ba đứa con khôn lớn. Chỉ có một số người bên ngoài gia đình từng được nghe những câu chuyện thời chiến của bà. Continue reading “Câu chuyện về những phụ nữ chiến đấu cho Hà Nội”

Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cách đây 110 năm, một số nhà trí thức yêu nước tiên tiến đã thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) tại Hà Nội, khởi đầu một phong trào yêu nước chống phong kiến chống thực dân với tính chất hoàn toàn mới chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Ở đây, Nghĩa thục là trường tư thục (do tư nhân mở) vì nghĩa, tức vì lợi ích chung, không vì tư lợi, không thu tiền của người học. Đông Kinh là tên thành Thăng Long thời Hồ Quý Ly, tức Hà Nội hiện nay, địa điểm đặt trường.

ĐKNT do một nhóm sĩ phu Bắc Hà đồng sáng lập: Lương Văn Can (Thục trưởng, tức Hiệu trưởng), Nguyễn Quyền (Giám học) và Lê Đại, Nguyễn Hữu Cầu, Hoàng Tăng Bí, Nguyễn Kỳ, Dương Bá Trạc, Vũ Hoành v.v… Họ đều là các nhà Nho, trong đó cử nhân Dương Bá Trạc mới 23 tuổi, cử nhân Nguyễn Hữu Cầu 28 tuổi, nhiều tuổi nhất là Lương Văn Can 53 tuổi. Continue reading “Đông Kinh Nghĩa Thục: Cuộc cách mạng giáo dục đầu tiên ở VN”

Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: David Priestland, “What’s Left of Communism”, The New York Times, 24/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một trăm năm sau Cách mạng Tháng Mười Nga, liệu phượng hoàng có vươn lên từ đống tro tàn của lịch sử?

“Ura! Ura! Ura!”[1] Tôi vẫn nhớ rất rõ âm thanh ấy, khi những người lính nghiêm trang trong quân phục xám đến chào chỉ huy của họ: “Chúc mừng kỷ niệm 70 năm Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa Tháng Mười Vĩ đại!”

Năm 1987, khi còn là một sinh viên trao đổi ở Moskva, trong một sáng tháng 11 hanh khô, tôi đã đến Đường Gorky để xem một đoàn binh diễu hành đến Quảng trường Đỏ. Các quan chức cấp cao của Liên Xô và nước ngoài ngồi trên khán đài chủ trì buổi lễ trong khi những người lính trẻ tỏ lòng tôn kính của họ trước Lăng Lenin. Màn diễu binh ấn tượng này là nhằm thể hiện sức mạnh cách mạng lâu dài của chủ nghĩa cộng sản và phạm vi toàn cầu của nó. Continue reading “Một thế kỷ thăng trầm của chủ nghĩa cộng sản”

Có nên đánh thuế robot?

Nguồn: Robert J. Shiller, “Robotization without taxation?”, Project Syndicate, 22/03/2017.
Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý tưởng đánh thuế robot được đưa ra vào tháng 5 năm ngoái trong một bản báo cáo sơ bộ nộp cho Nghị viện Châu Âu do nghị sĩ Mady Delvaux soạn thảo. Nhấn mạnh vào việc robot có thể làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập như thế nào, báo cáo cho rằng có thể “cần áp dụng các quy định bắt buộc các công ty báo cáo về mức độ và tỷ lệ đóng góp của robot và trí thông minh nhân tạo (AI) vào kết quả kinh doanh của một công ty nhằm mục đích đánh thuế và đóng góp an sinh xã hội.”

Phản ứng của công chúng với đề xuất của Delvaux là cực kỳ tiêu cực, trừ ngoại lệ đáng chú ý là Bill Gates, người ủng hộ nó. Nhưng chúng ta không nên vội vàng gạt bỏ ý kiến này. Chỉ trong năm qua, chúng ta đã thấy sự phát triển của những thiết bị như Google Home và Amazon Echo Dot (Alexa) vốn có khả năng thay thế một số khía cạnh của quản lý công việc nhà. Tương tự, các dịch vụ taxi không người lái Delphi và nuTonomy đã bắt đầu thay thế tài xế taxi. Và Doordash, sử dụng các thiết bị tự lái mini Starship Technologies, đang dần thay thế các nhân viên giao vận của các nhà hàng. Continue reading “Có nên đánh thuế robot?”

Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ

Nguồn: Andrew Wiest, “When the War Came Home”, The New York Times , 23/05/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nếu bạn đến Đài tưởng niệm Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam, hãy đến bảng 20, dòng số 3. Nó ở gần vị trí gần cao nhất, nên có thể bạn sẽ phải nghển cổ một chút. Ở đó bạn sẽ thấy cái tên Donald M. Peterson. Pete, như các đồng đội vẫn gọi anh, là người Mỹ duy nhất hi sinh trong một trận chiến nhỏ diễn ra ở đồng bằng Mekong ngày 15 tháng 5 năm 1967 – một trận chiến được kể lại trong một bài viết của series này tuần trước.

Báo chí và truyền hình chưa bao giờ nhắc đến trận đánh này. Peterson chỉ là một trong 58.315 cái tên trên bức tường tưởng niệm. Nhưng cái tên đó có ý nghĩa to lớn đối với một gia đình nhỏ ở California. Continue reading “Bi kịch chiến tranh Việt Nam trong những gia đình Mỹ”

Ba cái đáng sợ của người Nhật

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tâm trạng tôi có chút nặng nề khi đặt bút viết đầu đề cho bài báo này.

Trung Quốc và Nhật Bản nhìn nhau qua biển, là hàng xóm cách nhau một lạch nước hẹp. Ngày xưa Nhật từng là học trò trung thành, thật thà nhất của Trung Quốc. Sau Duy Tân Minh Trị, Nhật từng là kẻ địch hung ác nhất của Trung Quốc. Ngày nay Nhật và Trung Quốc là đối thủ tiền định trong một hiệp đấu định mệnh. Đông Á và Tây Thái Bình Dương chỉ có một bá chủ, một núi không thể có hai hổ.

Rõ ràng, hiểu biết Nhật Bản, hiểu biết đối thủ, biết mình biết người là việc rất có ý nghĩa. Continue reading “Ba cái đáng sợ của người Nhật”

1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam

Nguồn: Ron Milam, “1967: The Era of Big Battles in Vietnam”, The New York Times, 10/01/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tới đầu năm 1967, có khoảng 490.000 lính Mỹ tại miền nam Việt Nam, cùng khoảng 850.000 quân Việt Nam Cộng hòa, Hàn Quốc và các nước đồng minh khác. Và người dân cùng các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ bắt đầu ôm mộng lớn. Họ tin rằng, 1967 sẽ là năm tiêu diệt được cả những người miền Nam chiến đấu trong Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) và các đồng minh Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của họ, những người đã thâm nhập vào miền Nam. Continue reading “1967: Kỷ nguyên của các trận đánh lớn tại Việt Nam”

Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?

Nguồn: Peter Singer, “Is the Paris Accord Unfair to America?Project Syndicate, 05/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi thông báo rút Hoa Kỳ khỏi hiệp định khí hậu Paris, Tổng thống Donald Trump đã biện minh cho động thái này bằng cách nói rằng “vấn đề mấu chốt là Hiệp định Paris rất không công bằng, ở mức độ lớn nhất, đối với Hoa Kỳ.” Có phải vậy hay không?

Để đánh giá tuyên bố của Trump, chúng ta cần hiểu rằng khi hỏi các nước nên cắt giảm bao nhiêu lượng phát thải khí nhà kính là chúng ta đang thảo luận về cách phân phối một nguồn tài nguyên có hạn. Điều đó giống như chúng ta thảo luận về cách chia một cái bánh táo khi những người đói khát hơn muốn có miếng bánh lớn hơn số miếng bánh lớn sẵn có.

Đối với biến đổi khí hậu, chiếc bánh này là khả năng hấp thụ khí thải của khí quyển mà không gây ra sự thay đổi thảm khốc đối với khí hậu của hành tinh chúng ta. Những người muốn có miếng bánh lớn là những nước muốn phát thải một lượng lớn khí nhà kính. Continue reading “Hiệp định khí hậu Paris có bất công với nước Mỹ không?”

#269-Ba cấp độ phân tích sự quyết đoán của Trung Quốc

Nguồn: Nien-chung Chang Liao, “The sources of China’s assertiveness: the system, domestic politics or leadership preferences?” International Affairs 92 (4), pp. 817-833.

Biên dịch: Minh Châu | Hiệu đính: Nguyễn Văn Quân

Kể từ cuối những năm 1990, việc Trung Quốc tăng cường gắn kết các nước láng giềng và các tổ chức quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình “trỗi dậy hòa bình” thành cường quốc của Trung Quốc.[1] Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bắt đầu xác định tầm quan trọng lớn hơn đối với việc bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi và khẳng định yêu sách chủ quyền trên biển của mình. Các học giả mô tả cách tiếp cận mới của Trung Quốc là chính sách đối ngoại mang tính “quyết đoán”.[2] Trung Quốc đã bắt đầu can thiệp vào các hoạt động do thám của Mỹ, và trong các tranh chấp lãnh thổ ở phía Nam và trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã thể hiện hành vi cứng rắn chưa từng thấy trong nhiều năm qua, khiến cho nhiều nước láng giềng cảm thấy lo ngại.[3] Continue reading “#269-Ba cấp độ phân tích sự quyết đoán của Trung Quốc”

Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin

Nguồn: Helmut Kohl, The Fall of the Wall Revisited, Project Syndicate, 11/04/1999.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi hay tin về sự sụp đổ của Bức Tường Berlin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan cách đây mười năm. Tối ngày 09/11/1989, đoàn của tôi được Thủ tướng Tadeusz Mazowiecki mời tới bữa tiệc tại cung điện trước đây của Hoàng tử Radziwill. Trước khi tới bữa tiệc, Thư ký Văn phòng Thủ tướng, Rudolf Seiters, đã gọi từ Bonn. Ông nói với tôi rằng vị chủ tịch của chính quyền cộng sản Đông Berlin đã bất ngờ công bố các quy định tạm thời cho phép các cá nhân công dân được đi lại. Giấy phép thăm Tây Berlin sẽ được cấp cho tất cả các những người nộp đơn ngay cả khi xin gấp.

Chỉ bằng quyết định đơn giản đó, tôi biết rằng lịch sử nước Đức rồi sẽ sớm thay đổi, vì di chuyển dễ dàng tức là ai cũng có thể vượt qua Bức tường Berlin. Dù vậy thì ban đầu tôi cũng không nhìn thấy trước được những buổi lễ ăn mừng hoành tráng và vui vẻ sắp diễn ra ở Berlin. Continue reading “Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin”

Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?

Nguồn: Maciej Kuziemski, “Democratizing Artificial Intelligence”, Project Syndicate, 02/05/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence – AI) đang là biên giới công nghệ cần chinh phục tiếp theo, nó có tiềm năng thiết lập hay phá vỡ trật tự thế giới. Cuộc cách mạng AI có thể đưa tầng lớp người nghèo thoát khỏi cảnh nghèo đói và đổi mới các định chế yếu kém, nhưng nó cũng có thể là công cụ bảo vệ sự bất công và gia tăng bất bình đẳng. Kết quả sẽ phụ thuộc vào công tác quản lý những thay đổi sắp tới của chúng ta.

Tiếc là, trong quá trình quản lý các cuộc cách mạng công nghệ, con người lại có một lịch sử thành tích khá nghèo nàn. Hãy xét trường hợp của Internet, thứ có tác động to lớn lên các xã hội trên toàn thế giới, thay đổi cách thức chúng ta giao tiếp, làm việc và giải trí. Và nó cũng đang làm xáo trộn một số lĩnh vực kinh tế, buộc nhiều mô hình kinh doanh tồn tại bấy lâu phải thay đổi, đồng thời tạo ra một số ngành hoàn toàn mới. Continue reading “Làm sao quản lý tương lai trí thông minh nhân tạo?”

‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Neil Sheehan, “David and Goliath in Vietnam,” The New York Times, 26/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Có những sự kiện chỉ có thể hiểu được từ góc nhìn thời gian. Cuộc chiến ở Việt Nam là một trong số đó.

Ngày 21 tháng 6 năm 1989, tôi có dịp phỏng vấn một con người vóc dáng nhỏ bé nhưng có bốn sao trên cầu vai áo đồng phục màu xanh đậm. Chúng tôi trò chuyện tại nơi từng là dinh thự của một vị toàn quyền Pháp ở Hà Nội. Người mà tôi phỏng vấn là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài quân sự của Việt Nam, người đã đưa đất nước ông đến chiến thắng, đầu tiên là trước nỗ lực tái lập chế độ thuộc địa của Pháp sau Thế chiến II, tiếp đó là trước sức mạnh vô song của Mỹ khi họ muốn chia cắt vĩnh viễn Việt Nam và lập ra một nhà nước phụ thuộc ở Sài Gòn. Continue reading “‘David và Goliath’ trong Chiến tranh Việt Nam”

Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Trump’s Rogue America,” Project Syndicate, 02/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump đã ném một quả lựu đạn vào kiến trúc kinh tế toàn cầu vốn được xây dựng rất cẩn thận trong những năm sau khi Thế chiến II kết thúc. Nỗ lực phá huỷ hệ thống quản lý toàn cầu dựa trên luật lệ này – nay thể hiện trong việc Trump đưa Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris năm 2015 – chỉ là khía cạnh mới nhất trong cuộc tấn công của vị tổng thống Mỹ lên hệ thống các giá trị và các thể chế căn bản của chúng ta.

Thế giới đang dần dần chấp nhận sự bất hảo trong chương trình nghị sự của chính quyền Trump. Ông và các thân hữu đã tấn công nền báo chí Mỹ – một thể chế quan trọng để bảo vệ tự do, các quyền, và nền dân chủ của người Mỹ – gọi đó là “kẻ thù của nhân dân.” Họ đã cố gắng phá hoại nền tảng tri thức và niềm tin của chúng ta – nhận thức luận của chúng ta – bằng cách dán cái nhãn “giả mạo” lên bất cứ thứ gì thách thức những mục tiêu và lập luận của họ, thậm chí phủ nhận cả khoa học. Những lời bào chữa cho có của Trump về việc rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris chỉ là bằng chứng gần đây nhất cho điều này. Continue reading “Nước Mỹ ‘bất hảo’ của Donald Trump”

Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày

Nguồn: Richard N. Haass, “The Six-Day War at 50,” Project Syndicate, 23/05/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Thế giới sắp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến tranh nổ ra vào tháng 6 năm 1967 giữa Israel với Ai Cập, Jordan, và Syria – một cuộc xung đột vẫn tiếp tục là một dấu ấn lớn tại một khu vực có lịch sử hiện đại được định hình chủ yếu bởi bạo lực. Cuộc chiến này kéo dài chưa đầy một tuần, nhưng di sản của nó vẫn còn dai dẳng trong hàng nửa thế kỷ sau đó.

Bản thân cuộc chiến được châm ngòi bởi một cuộc tấn công phủ đầu của Israel vào lực lượng không quân Ai Cập nhằm đáp trả quyết định của Ai Cập về việc trục xuất lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc ra khỏi Gaza và Bán đảo Sinai và đóng cửa Eo biển Tiran đối với tàu thuyền Israel. Israel tấn công trước, nhưng hầu hết các nhà quan sát đều xem đó là một hành động tự vệ chính đáng chống lại một mối đe dọa sát sườn. Continue reading “Năm mươi năm sau Chiến tranh Sáu ngày”

Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump

Nguồn: Laurence Tubiana, “Donald Trump’s Historic Mistake,” Project Syndicate, 01/06/2017.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ không còn tham gia vào Hiệp định khí hậu Paris 2015, một hiệp định mang tính bước ngoặt của Liên Hợp Quốc mà nhiều người chúng ta đã rất nỗ lực làm việc để đạt được. Trump đang mắc phải một sai lầm sẽ tạo ra nhiều hệ quả nghiêm trọng với đất nước của ông, và với thế giới.

Trump tuyên bố ông sẽ cố gắng đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được ở Paris, hoặc soạn ra một thỏa thuận mới. Nhưng các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ca ngợi thỏa thuận này như một bước đột phá trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, một chiến thắng cho sự hợp tác quốc tế, và một lợi ích đối với nền kinh tế toàn cầu. Điều đó đến nay vẫn đúng. Continue reading “Rút khỏi Hiệp định Paris: Sai lầm lịch sử của Trump”

Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn

Nguồn: John Delury, “Tiananmen Square Revisited”, Project Syndicate, 20/05/2009.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Thư | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việc xuất bản cuốn hồi ký bí mật đuợc ghi âm của nhà cải cách Đảng Cộng sản Trung Quốc thất thế Triệu Tử Dương, người đã nỗ lực “xóa bỏ căn bệnh của hệ thống kinh tế Trung Quốc từ gốc rễ” và qua đời trong lúc bị quản thúc tại gia vì những nỗ lực ấy, đang khơi lại cuộc tranh cãi về những di sản phức tạp của các cuộc biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Thực sự, khi mà Trung Quốc đang phủ bóng lớn hơn bao giờ hết lên nền kinh tế thế giới thì thật đáng để nhớ lại rằng vào tháng 6 này của 20 năm trước, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gần như sụp đổ. Làn sóng biểu tình tụ hợp tại Thiên An Môn năm đó đặt ra một nguy cơ mang tính sống còn đối với đất nước được dẫn dắt bởi Đảng Cộng sản này, nhà nước được sinh ra 40 năm trước đó bởi Mao Trạch Đông. Continue reading “Ý nghĩa của sự kiện Quảng trường Thiên An Môn”