Thuyết ổn định nhờ bá quyền (Hegemonic stability theory)

hegemony

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Thuyết ổn định nhờ bá quyền là một học thuyết trong quan hệ quốc tế, kết hợp giữa những tư tưởng của chủ nghĩa hiện thực lẫn chủ nghĩa tự do. Thuyết này cho rằng hệ thống quốc tế sẽ có xu hướng ổn định hơn khi có một quốc gia bá quyền áp đảo toàn bộ hệ thống. Khi thực hiện vai trò lãnh đạo hệ thống, quốc gia bá quyền này có thể thông qua các biện pháp như ngoại giao, ép buộc hay thuyết phục, dụ dỗ… nhằm đưa ra và đảm bảo thực thi các nguyên tắc và các dàn xếp trong các mối quan hệ kinh tế và chính trị quốc tế, đặc biệt là giữa những quốc gia quan trọng nhất trong hệ thống. Continue reading “Thuyết ổn định nhờ bá quyền (Hegemonic stability theory)”

Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản

01-13-china-vs-japan

Nguồn: Liah Greenfeld, “The Roots of Chinese/Japanese Rivalry”, Project Syndicate, 24/09/2012.

Biên dịch: Lê Quang Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc biểu tình chống Nhật khuấy động Trung Quốc (năm 2012) là một chỉ dấu khác cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa. Sau một thế kỷ từ từ được nung nấu trong giới trí thức Trung Quốc, tình cảm dân tộc chủ nghĩa đã chiếm lĩnh và định nghĩa lại ý thức của người dân Trung Quốc trong hai thập niên bùng nổ kinh tế vừa qua. Ý thức quốc gia đại chúng này đã đẩy người khổng lồ Trung Quốc vào một cuộc cạnh tranh toàn cầu để đạt được vị thế quốc tế tương xứng với khả năng to lớn của đất nước này cũng như quan niệm của người Trung Quốc về vị trí xứng đáng của đất nước họ trên trường quốc tế.

Trung Quốc đã trỗi dậy một cách nhanh chóng, rõ ràng và chắc chắn. Thật vậy, thời đại của chúng ta sẽ có thể được nhớ tới là thời đại cho ra đời một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt. Continue reading “Lý giải sự thù địch giữa Trung Quốc và Nhật Bản”

Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ

minhhuong

Tác giả: Nguyễn Đức Hiệp

Trong lịch sử khẩn hoang ở Nam bộ, sự đóng góp của người Minh hương và Hoa từ xưa đến nay về kinh tế, văn hóa thật là to lớn. Bao nhiêu danh nhân Việt nam trong lịch sử là có gốc Minh hương, từ Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, Châu Văn Tiếp, Phan Thanh Giản, Phan Xích Long.. đến những nhân vật có tên tuổi trong văn hóa nghệ thuật gần đây như Hồ Dzếnh, Trịnh Công Sơn, Vương Hồng Sển, Lý Lan… Họ đã hòa nhập thành người Việt. Đã có nhiều tư liệu viết về Mạc Cửu và xứ Hà Tiên, với văn học Hà Tiên độc đáo, đỉnh cao của người Minh hương đến khai khẩn Nam bộ. Ở đây tôi sẽ chú trọng về người Minh hương và Hoa ở những vùng khác trên Nam bộ, chủ yếu là vùng Đồng Nai-Gia Định. Continue reading “Về lịch sử người Minh Hương và người Hoa ở Nam Bộ”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1; Phần 2

  1. Nguyn Chí Thanh, Trn Dn và D tho đ ngh 32 đim

Trong cái mùa Đông buồn tầm tã năm 1954/55, một nhóm văn nghệ sĩ và nhà báo đã tụ họp lại, tất cả họ đều là thành viên của Phòng Văn nghệ Quân đội, để bàn về một định hướng tư tưởng-văn hóa mới và rốt cuộc, họ đòi lãnh đạo chấp thuận định hướng này. Quân đội miền Bắc hồi đó được xem như một “trường học về dân chủ”[1], bởi vì ngay trong thời kỳ kháng chiến vẫn có những cuộc phê phán được phép diễn ra trong hàng ngũ quân đội. Thế nên giờ đây, khi hòa bình đã lập lại, những vấn đề bức xúc càng phải được mang ra thảo luận mạnh mẽ và gấp rút hơn bao giờ hết. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P3)”

Thuyết chuyển đổi quyền lực (Power transition theory)

13756957204_28815235be_b_5

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Thuyết chuyển đổi quyền lực tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa các cường quốc trong hệ thống quan hệ quốc tế khi xuất hiện thay đổi về cán cân sức mạnh. Mặc dù thừa hưởng nhiều yếu tố của chủ nghĩa hiện thực như xem sức mạnh và sự phân phối sức mạnh đóng vai trò thiết yếu trong việc phân định kết quả chính trị thế giới, nhưng Thuyết chuyển đổi quyền lực lại nhìn thế giới bằng một nhãn quan khác. Theo đó, trật tự thế giới không phải là vô chính phủ, mà được phân thành một hệ thống thứ bậc dựa trên sức mạnh của các quốc gia. Continue reading “Thuyết chuyển đổi quyền lực (Power transition theory)”

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

32-Korean christian

Nguồn:Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc. Continue reading “Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?”

Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba

cmc

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với NhậtNhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

Thời đại Kennedy có một sự kiện đáng nhớ lại, đó là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962.

Hồi đó, do Liên Xô chở tên lửa tấn công vào Cuba mà giữa Liên Xô với Mỹ nảy sinh tình trạng nguy hiểm có thể nổ ra chiến tranh hạt nhân. Hầu như chưa có ai đưa tin về sự thật của vụ này. May sao chiến tranh không nổ ra, loài người thoát được tai họa hạt nhân và tiếp tục tồn tại trên trái đất này, vì thế chẳng ai còn bàn thêm về sự kiện đó. Về sau tôi ngẫu nhiên có dịp trò chuyện với một số cựu quan chức Mỹ liên quan đến sự kiện ấy, và có đọc mấy cuốn hồi ký về Kennedy, nhờ thế biết được một số nội tình của vụ khủng hoảng này. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nội tình Khủng hoảng tên lửa Cuba”

Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại

sykespicotmap

Nguồn: Joschka Fischer, “Sykes-Picot, Middle East Underwriter, Dead at 100”, Project Syndicate, 23/05/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 16 tháng 5 năm 1916, ngay giữa Thế chiến I, Anh và Pháp đã ký một mật ước ở London. Thỏa thuận với tên gọi chính thức là Hiệp định Tiểu Á (Asia Minor Agreement), do hai nhà ngoại giao Mark Sykes và François Georges-Picot đàm phán, đã xác định số phận và trật tự chính trị ở Trung Đông kể từ đó. Nhưng chẳng bao lâu nữa điều này sẽ thay đổi.

Cách đây một thế kỷ, những cường quốc sẽ sớm giành chiến thắng ở châu Âu, quan tâm đến việc phân chia khu vực (lúc bấy giờ là phần lãnh thổ của Đế chế Ottoman), đã vẽ một “đường trên cát” (như tác giả James Barr mô tả) trải dài từ cảng Acre trên bờ Địa Trung Hải thuộc miền Nam Palestine tới Kirkuk ở phía Bắc Iraq, sát biên giới với Iran. Tất cả lãnh thổ nằm phía bắc đường kẻ, cụ thể là Libăng và Syria, sẽ thuộc về Pháp. Các lãnh thổ nằm phía nam gồm Palestine, Transjordan và Iraq sẽ thuộc về Anh, nước chủ yếu tìm cách bảo vệ lợi ích của mình dọc Kênh đào Suez, tuyến hàng hải chính dẫn tới Ấn Độ thuộc Anh (British India). Continue reading “Mật ước Sykes-Picot đổ vỡ sau 100 năm tồn tại”

Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ

JAPAN - U.S. PACKTS AND TREATIES

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

Hối suất trên trời rơi xuống

Một việc lớn Dodge làm được trong năm 1949 là ấn định tỷ giá hối suất đồng Yen với đồng dollar Mỹ. Kinh tế Nhật nhất thiết phải dựa vào xuất khẩu, nhưng các mặt hàng xuất khẩu lại áp dụng các tỷ giá hối suất khác nhau: hàng dệt Nhật có sức cạnh tranh nhất dùng tỷ giá 270/1, tơ sống là 420/1, hàng công nghiệp chế tạo kém sức cạnh tranh hơn, như kính tấm dùng tỷ giá 600/1 – nghĩa là không có một tiêu chuẩn thống nhất để đo lường. Hôm 2/4, Dodge đề nghị dùng hối suất thống nhất 330/1. Bộ trưởng Tài chính Ikeda nói như thế thì Nhật không chịu nổi, ít nhất cũng phải là 350/1. Chúng tôi cho rằng vấn đề này nên gác lại đến cuối năm. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Nhật đề nghị ký hòa ước với Mỹ”

Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật

US_MacArthur_Yoshida_19541104

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của người dịchKiichi Miyazawa (宮澤 喜一, 8/10/1919 – 28/6/2007) là thành viên đảng Dân chủ Tự do Nhật (Liberal Democratic Party, LDP), xuất thân từ gia đình danh giá, cha từng là nghị sĩ Quốc hội Nhật, ông nội từng là Bộ trưởng trong Chính phủ Nhật. Miyazawa tốt nghiệp khoa Luật Đại học Đế quốc Tokyo, năm 1942 làm viên chức ở Bộ Tài chính Nhật, từ đó bắt đầu tham gia chính trường. Từng giữ các cương vị: nghị sĩ Quốc hội (1953-1967), Bộ  trưởng Ngoại thương và Công nghiệp (1970-71), Bộ  trưởng Ngoại giao (1974-76), Tổng Giám đốc Cơ quan Kế hoạch kinh tế (1977-78), Chánh Văn phòng Nội các (1984-86), Bộ  trưởng Tài chính (1986-88), Thủ tướng Chính phủ Nhật (11/1991-8/1993, nhưng từ chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của LDP. Continue reading “Hồi ký Miyazawa: Mỹ thay đổi chính sách đối với Nhật”

Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16

ryukyu

Tác giả: PGS.TS Nguyễn Văn Kim

1. Người ta từng biết Ryukyu là một “Vương quốc biển” (1), sớm có quan hệ thương mại với nhiều quốc gia ở khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Trong vòng gần hai thế kỷ, từ năm 1372 đến 1570, Ryukyu đã dự nhập mạnh mẽ vào hoạt động buôn bán châu Á và đã góp phần làm nên sự phồn thịnh của nền kinh tế khu vực. Trong khoảng thời gian đó, hàng trăm thuyền buôn từ Ryukyu đã đến các thương cảng Đông Nam Á như: Ayutthaya, Patani, Malacca, Sumatra, Java… Đồng thời, vương quốc này cũng cử nhiều đoàn thuyền đến giao thương với Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản.

Tuy nhiên, những nguồn tư liệu viết về quan hệ quốc tế cũng như thương mại của Ryukyu hiện còn không nhiều và khá tản mạn. Trong số đó, những tài liệu văn bản bằng Hán ngữ, Nhật ngữ và Hàn ngữ là phong phú hơn cả. Continue reading “Quan hệ thương mại Ryukyu – Đông Nam Á TK 15-16”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)

thdn

Nguồn: Heinz Schütte, “Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960”, Hamburger Südostasienstudien, Band 3, 2009.

Biên dịch: Talawas

Bài liên quan: Phần 1

  1. n s Nguyn Sơn

Như đã trình bày ở trên, ảnh hưởng Trung Quốc đã có từ rất lâu trước năm 1950. Trong một khảo luận xuất sắc về thế giới quan lưỡng cực và mục đích xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa của giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, Tường Vũ đã chỉ ra rằng, từ những năm đầu 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương luôn sử dụng các hình ảnh anh hùng dân tộc như Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ hoặc Trần Hưng Đạo cho mục đích tuyên truyền của mình. Tuy nhiên trong các văn bản nội bộ, không được phổ biến cho quần chúng, giới lãnh đạo không bao giờ nói tới Quang Trung hay Lê Lợi mà luôn luôn là Mác, Lê-nin, Xta-lin[1]. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P2)”

Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)

3daidien

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Thuyết Ba Đại diện được coi là một nỗ lực mạnh dạn của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm bảo đảm khả năng nắm bắt thời đại của tổ chức chính trị này trong thế kỷ 21. Thuyết Ba Đại diện mang nội dung Đảng Cộng sản Trung Quốc (1) đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, (2) đại diện cho nền văn hóa tiên tiến nhất và (3) đại diện cho quyền lợi của đa số quần chúng. Tổng Bí thư Giang Trạch Dân lần đầu tiên đưa ra thuyết này vào tháng 02 năm 2000 trong chuyến du Nam tới tỉnh Quảng Đông nơi mà Đặng Tiểu Bình đã từng hồi sinh cải cách Trung Quốc trong chuyến Nam tuần của mình vào năm 1992. Sau đó vào tháng 07 năm 2001, Tổng Bí thư Giang Trạch Dân giải thích rõ hơn thuyết này trong bài diễn văn ở Trường Đảng Trung ương khi ông kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân và các nghề nghiệp khác vào hàng ngũ của mình. Thuyết này được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI tổ chức vào tháng 11 năm 2002. Continue reading “Thuyết Ba đại diện (Three represents theory)”

Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ

abeparkxi

Nguồn: Ian Buruma, “East Asia’s Sins of the Fathers”, Project Syndicate, 15/12/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cách để hiểu sự căng thẳng quân sự đang gia tăng ở vài hòn đảo nhỏ trên Biển Hoa Đông là xem các sự kiện gần đây (năm 2013) như một trường hợp về chính trị quyền lực. Trung Quốc đang trỗi dậy, Nhật Bản thì ở trong tình trạng ảm đạm về kinh tế, còn bán đảo Triều Tiên thì vẫn bị chia rẽ. Lẽ tự nhiên, Trung Quốc sẽ cố gắng tái khẳng định sự thống trị lịch sử của họ trong khu vực. Tương tự, người Nhật đang lo mình có thể trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc (còn người Hàn thì đã quá quen với điều đó).

Việc Nhật phải lệ thuộc quyền lực của Mỹ kể từ năm 1945 là hệ quả tất yếu của một cuộc chiến thảm khốc. Hầu hết người Nhật có thể chấp nhận điều đó. Nhưng phải phục tùng Trung Quốc sẽ là điều không thể chấp nhận được. Continue reading “Chủ nghĩa dân tộc Đông Á: Tác động từ quá khứ”

Lịch sử đen tối của Hàn Quốc vẫn còn bỏ ngỏ

brohom

Nguồn: Benjamin Katzeff Silberstein “South Korea’s dark history still unresolved”, East Asia Forum, 10/05/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nếu đặt cạnh Bắc Triều Tiền, hầu hết các nước đều được xem là thiên đường về nhân quyền. Có lẽ đó chính là lý do vì sao lịch sử đen tối về các cuộc vi phạm nhân quyền và thảm sát của Hàn Quốc lại ít được chú ý ở cả trong và ngoài nước. Nói một cách công bằng, tuy một vài sự kiện như cuộc Thảm sát Kwangju được thường xuyên kỷ niệm, nhưng đó chỉ là những ký ức có chọn lọc.

Một ví dụ điển hình là câu chuyện do Associated Press (AP) mới gần đây đưa ra. Câu chuyện đã tiết lộ những trường hợp hàng ngàn người bị giết, bị hiếp dâm và bị xâm hại từ năm 1975 đến năm 1988 tại trại giam ‘Ngôi nhà anh em’ (Brothers Home) ở Busan, phía đông nam Hàn Quốc. Continue reading “Lịch sử đen tối của Hàn Quốc vẫn còn bỏ ngỏ”

Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)

thdn

Biên dịch: Talawas

Lời giới thiệu: Tác phẩm Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở Việt Nam 1954-1960 (Fünfzig Jahre danach: Hundert Blumen in Vietnam 1954-1960) của nhà nghiên cứu Heinz Schütte do Khoa Đông Nam Á, Đại học Hamburg xuất bản ở dạng tạp chí nghiên cứu (Hamburger Südostasienstudien, Band 3) năm 2009, ngày 15/3/2010 này sẽ được nhà xuất bản Regiospectra ở Berlin  tái bản. Bản dịch tiếng Việt được thực hiện với sự cộng tác nhiệt tình của tác giả. Chúng tôi trân trọng cảm ơn tác giả đã dành cho talawas bản quyền tiếng Việt của tác phẩm này.

  1. Dẫn nhập [1]

Ngay khi các binh đoàn bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân trở về Thủ đô Hà Nội, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hình thành sau cuộc kháng chiến tám năm chống thực dân Pháp và Hiệp định Genève 1954, đã sớm phải đón nhận hai cuộc khủng khoảng nội chính nặng nề: một ở nông thôn và một ở thành thị, mà cuộc khủng hoảng ở thành thị phần nào là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở nông thôn. Continue reading “Năm mươi năm sau: Trăm hoa đua nở ở VN 1954-60 (P1)”

#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự

us-military-bans

Nguồn: Kenneth N. Waltz (1979). Theory of International Politics (Chapter 8) (Reading, Mass.: Addison-Wesley Pub. Co.), pp. 161-193.

Biên dịch: Trần Thanh Tùng & Nguyễn Ngọc Dũng | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Theory of International Politics

Chương 7 đã cho chúng ta thấy vì sao ít hơn lại tốt hơn. Nói rằng ít tốt hơn là nhiều không có nghĩa hai là tốt nhất. Sự ổn định của một cặp – hai công ty, hai đảng phái chính trị, một cặp vợ chồng, thường rất được hoan nghênh. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chính trị quốc tế thường nghĩ hệ thống chính trị có nhiều siêu cường không hề ổn định, họ phủ nhận quan niệm phổ biến rằng hai là con số tốt nhất. Liệu điều đó có đúng? Vì sự ổn định, hòa bình hay bất kì thứ gì khác, liệu chúng ta có nên ưu tiên một thế giới với hai siêu cường hay là thế giới có một vài hoặc nhiều siêu cường? Chương 8 sẽ giải thích vì sao 2 là tốt nhất. Chúng tôi đã đạt được một vài kết luận sau khi phân tích sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế [ở chương trước], nhưng chương này sẽ dẫn tới một kết luận khác nữa. Vấn đề an ninh quốc gia trong một thế giới đa hay hai cực thể hiện một cách rõ ràng các lợi thế của việc có hai, và chỉ hai, siêu cường trong hệ thống. Continue reading “#263 – Nguyên nhân cấu trúc và tác động quân sự”

Thể chế (Institution)

Investment-Banking

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khái niệm “thể chế” thường được hiểu theo hai nghĩa phổ biến.

Theo cách hiểu thứ nhất, thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định. Các thể chế được tạo ra và đảm bảo thực hiện bởi cả nhà nước và các tác nhân phi nhà nước (như các tổ chức nghề nghiệp hoặc các cơ quan kiểm định). Continue reading “Thể chế (Institution)”

Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia

phuquoc

Nguồn: Jeff Mudrick, “Cambodia’s Impossible Dream: Koh Tral,” The Diplomat, 17/06/2014.

Biên dịch: Thái Khánh Phương | Hiệu đính: Thái Khánh Phong

Lịch sử không ủng hộ yêu sách của phe đối lập Campuchia đối với đảo Phú Quốc của Việt Nam.

Trong giới blogger Khmer, hay trong các bài hát phổ biến và các đoạn nhật ký du lịch trên YouTube, quan điểm phổ biến của người Khmer về đảo Koh Tral, mà người Việt Nam gọi là Phú Quốc, là hòn đảo này là của người Khmer từ xa xưa và Campuchia chưa bao giờ từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình, rằng Koh Tral được trao cho Việt Nam vào năm 1954 một cách bất công bất chấp sự phản đối của Campuchia, và rằng vì biên giới biển sử dụng một đường quản lý hành chính của thực dân Pháp năm 1939 (“đường Brevie “) không có mục đích phản ánh chủ quyền nên luật pháp quốc tế phải ra phán quyết trả lại hòn đảo này cho Campuchia. Continue reading “Koh Tral/Phú Quốc: Giấc mơ tuyệt vọng của Campuchia”

Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm

917_05_WHA_061_0396

Nguồn: Evan Osnos, “The Cost of the Cultural Revolution, Fifty Years Later”, The New Yorker, 06/05/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần tới là kỉ niệm 50 năm ngày diễn ra Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Đây là cuộc cách mạng mà mức độ tàn khốc vượt xa so với những gì đang diễn ra trong xã hội Trung Quốc ngày nay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những điểm tương đồng đáng để chúng ta phân tích.

Năm 1979, ba năm sau khi cuộc Đại Cách mạng Văn hóa Vô sản kết thúc, lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã có chuyến công du đến Mỹ. Trong một buổi quốc yến, ông ngồi cạnh nữ diễn viên Shirley MacLaine, người đã nói với vị lãnh tụ rằng bản thân bà vô cùng ấn tượng với những gì mắt thấy tai nghe trong chuyến du lịch đến quốc gia này vài năm về trước. Bà nhắc lại cuộc trò chuyện với một nhà khoa học. Ông bày tỏ lòng biết ơn Chủ tịch Mao Trạch Đông vì đã điều chuyển mình khỏi trường đại học về lao động tại một nông trường như Mao đã làm với hàng triệu trí thức khác. Đặng Tiểu Bình đáp lại rằng: “Ông ta nói dối đấy”. Continue reading “Hậu quả của Cách mạng Văn hóa sau 50 năm”