Học thuyết Bush (Bush Doctrine)

image519915x

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Bản Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ mà Tổng thống George W. Bush trình Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2002 có thể xem là tuyên bố chính thức của Học thuyết Bush lần đầu tiên từ khi Tổng thống Bush nhậm chức.

Học thuyết Bush thể hiện một sự thay đổi sâu rộng trong chính sách đối ngoại Mỹ, đồng thời là một kế hoạch tham vọng nhằm tái thiết lập trật tự thế giới sau sự kiện 11/9 năm 2001. Học thuyết Bush hướng đến việc “vượt trên ngăn chặn và phòng vệ” đối với các cuộc tấn công hay các hành động thù địch, nhằm loại trừ kẻ thù hay chủ nghĩa khủng bố. Bằng nhiều cách, học thuyết này tái định nghĩa nền chính trị truyền thống – trên phương diện áp dụng sức mạnh quân sự nhằm tái cấu trúc an ninh thế giới theo lợi ích quốc gia của Mỹ. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi học thuyết này đã khuấy động các cuộc tranh luận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ như rất nhiều quốc gia cho rằng học thuyết Bush phản ánh một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa đế quốc hay còn gọi là “sự bành trướng đế chế”, và rằng học thuyết này đã cho phép Mỹ mở rộng ảnh hưởng quá mức lên các nước khác. Continue reading “Học thuyết Bush (Bush Doctrine)”

Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza

Tsipras_Larisa

Nguồn: Nikolaos Papadogiannis, “Syriza’s German Fixation?”, Project Syndicate, 08/07/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Hy Lạp đã nói lên tiếng nói của mình. Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, họ đã quyết định bác bỏ thỏa thuận được các chủ nợ của Hy Lạp đưa ra. Tuy vậy, trong nội bộ của Đảng Syriza cầm quyền, mọi thứ không thực sự rõ ràng đến vậy.

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1, Đảng Syriza đã cố gắng cân bằng nhu cầu phải đi tới một thỏa thuận về các khoản nợ của Hy Lạp với lời cam kết được đưa ra trong cuộc vận động tranh cử rằng không ký bất cứ một thỏa thuận nào đẩy Hy Lạp lún sâu vào tình trạng suy thoái. Quyết định của thủ tướng Alexis Tsipras nhằm thúc đẩy cử tri Hy Lạp bỏ phiếu “chống” trong cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất được các chủ nợ đưa ra gần đây nhất đã cho thấy rằng yếu tố thứ hai được ưu tiên. Động thái này tất yếu đã gặp phải sự chế giễu đầy giận dữ của các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro khác. Continue reading “Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza”

Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?

Qian-Xuesen-001

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoản bồi thường năm Canh Tý

Cuối thế kỷ 19, do không chịu nổi ách áp bức bóc lột dã man của phong kiến Mãn Thanh, nông dân một số tỉnh ở Trung Quốc đã nổi dậy chống triều đình. Phong trào này mới đầu có tên Nghĩa Hoà Quyền; từ 1899 đổi tên là Nghĩa Hoà Đoàn, chuyển mục tiêu sang chủ yếu chống đế quốc phương Tây.

Năm Canh Tý (1900), Nghĩa Hoà Đoàn chiếm Bắc Kinh và một số thành phố. Triều đình nhà Thanh của Từ Hy Thái hậu chạy lên Tây An, bỏ ngỏ Bắc Kinh. Quân Nghĩa Hoà Đoàn mặc sức hãm hại giáo sĩ, kiều dân nước ngoài, cướp phá tài sản của họ và các sứ quán. Trước tình hình đó, lấy danh nghĩa bảo vệ kiều dân và sứ quán, quân đội 8 nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Ý và đế quốc Áo-Hung liên kết nhau tiến vào Bắc Kinh và các thành phố bị chiếm. Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn bị dập tắt. Continue reading “Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?”

Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình

Corbis-U1954083-19

Nguồn: Michael Sheridan, “Deng Xiaoping: A Revolutionary Life by Alexander V Pantsov with Steven I Levine”, The Sunday Times, 21/7/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cái nhìn thẳng thắng đối với Đặng Tiểu Bình cho thấy ông không hề là một người ôn hòa.

Đặng Tiểu Bình là một trong số rất ít người làm thay đổi thế giới. Ông là một gã khổng lồ của thế kỷ 20, nhà cách mạng và nhà cải cách đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Ông cũng là một tên bạo chúa không hề có chút nhân đạo và chịu một phần trách nhiệm đối với cái chết của hàng triệu người. Tính đến nay, đây là cuốn tiểu sử hay nhất viết về ông.

Cả hai tác giả, vốn đều là học giả, đã rất khéo léo chọn cách kể chuyện theo thời gian. Cuốn sách được viết một cách rõ ràng, thẳng thắn, dẫn dắt người đọc đi qua những “gai góc” chủ nghĩa Marx và Trung Hoa học  một cách nhẹ nhàng. Nó được điểm xuyết bởi những giai thoại sống động và ngắn gọn. Đó là một cuốn sách cân bằng và không ngần ngại trình bày sự thật. Continue reading “Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình”

Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?

maxresdefault (2)

Nguồn: Volker Perthes, “After the Iran Deal,” Project Syndicate, 14/07/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau 12 năm đàm phán dai dẳng, Iran và nhóm nước “P5 +1” (Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, và Anh, cộng với Đức) đã đạt được một thỏa thuận toàn diện nhằm giới hạn chương trình phát triển năng lực hạt nhân của Iran trong mục đích phi quân sự. Để đổi lại sự hợp tác của mình, Iran cuối cùng được dỡ bỏ khỏi các lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, và Mỹ đã áp đặt nhiều năm nay. Đây là một thành công ngoại giao rất lớn.

Tất nhiên, các cuộc đàm phán đã vấp phải nhiều chỉ trích từ Quốc hội Mỹ và Quốc hội Iran, cũng như Ả Rập Xê-út, Israel, và thậm chí cả Pháp. Nhưng những lợi ích tiềm năng mà thỏa thuận mang lại là không thể phủ nhận. Continue reading “Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva

1436220597601

Nguồn: David E. Hoffman, “How the CIA ran a ‘billion dollar spy’ in Moscow”, The Washington Post, 04/7/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Xem thêm: CIA, cuộc đảo chính chống lại Allende và sự nổi lên của Pinochet

Điệp viên đã biến mất.

Ông là điệp viên có giá trị và thành công nhất trong lòng Liên Xô mà Hoa Kỳ đã điều hành trong hai thập niên. Các tài liệu và bản vẽ của ông đã mở khóa những bí mật về nghiên cứu vũ khí và radar của Liên Xô cho tới nhiều năm trong tương lai. Ông đã lén đưa các bảng mạch và bản thiết kế ra khỏi phòng thí nghiệm quân sự của mình. Hoạt động gián điệp của ông giúp đưa Hoa Kỳ lên vị trí thống trị các vùng trời trong chiến đấu trên không và xác nhận các lỗ hổng của hệ thống phòng không Liên Xô – nó cho thấy rằng tên lửa hành trình và máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể bay mà không bị radar phát hiện.

Vào cuối thu và đầu đông năm 1982, CIA đã mất liên lạc với ông ta. Năm cuộc hẹn gặp đều bị bỏ lỡ. Hoạt động giám sát của KGB được tiến hành trên khắp đường phố. Ngay cả các nhân viên CIA “có vỏ bọc rất kín” tại căn cứ Moskva mà KGB không hề biết cũng không thể vượt qua được. Continue reading “Cách CIA điều hành một ‘gián điệp tỷ đô’ ở Moskva”

Hồi tưởng về nền Đệ Nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-75)

A joint session of South Vietnam's National Assembly votes on Sunday, April 28, 1975 to ask President Tran Van Huong to turn over his office to Gen. Duong Van Minh. The assembly made a move in the 11th hour to attempt to negotiate a settlement with the Communist forces. (AP Photo/Errington)

Nguồn: K. W. Taylor, “Introduction: Voices from the South”, in K. W. Taylor (ed), Voices from the Second Republic of South Vietnam (1967-1975) (Ithaca: Cornell Southeast Asia Program Publications, 2014), pp. 1-8.

Biên dịch: Tuong Vu

Người Mỹ chúng ta thường nghĩ về chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) như một định chế thống nhất trong hai thập kỷ (1955-75) khi quốc gia này là đồng minh của Hoa Kỳ. Thực ra, nền chính trị của VNCH trải qua nhiều thăng trầm của cuộc chiến tranh: đầu tiên là một chế độ độc tài, sau đó là một giai đoạn hỗn loạn, rồi đến một thời kỳ thử nghiệm dân chủ đại nghị khá ổn định. Trong phần lớn các bài viết, dù là nghiên cứu học thuật hay báo chí, VNCH hiện lên như một chế độ độc tài, tham nhũng, và hỗn loạn. Hình ảnh này mang tính chất phiến diện, cường điệu, và dựa trên những biến cố trong hai thời kỳ đầu của VNCH. Đã có rất ít nỗ lực đánh giá những thành tựu của VNCH trong tám năm cuối.

Tác giả của các bài viết trong tập sách này là những người đã cố sức xây dựng một thể chế hiến định của chính phủ đại nghị trong bối cảnh một cuộc chiến tranh tuyệt vọng với đối phương là một nhà nước độc tài toàn trị. Đây là thời kỳ Đệ nhị cộng hòa (1967-1975). Nhiều người Việt đã đặt niềm hy vọng vào nền Đệ nhị cộng hòa, và qua nó chiến đấu và nỗ lực đóng góp cho tương lai của một Việt Nam-phi-cộng-sản. Qua tập sách này chúng tôi muốn đem câu chuyện của họ đến với bạn đọc vì những thành tựu của thời kỳ đó không phải nhỏ. Continue reading “Hồi tưởng về nền Đệ Nhị Cộng hòa của Nam Việt Nam (1967-75)”

Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)

brezhnev

Tác giả: Đào Minh Hồng

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chính trường thế giới bị Chiến tranh Lạnh chi phối. Đến cuối năm 1949, hầu hết các quốc gia châu Âu đều gia nhập một trong hai liên minh thù địch với nhau, một bên là Mỹ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và một bên là Liên Xô với khối Hiệp ước Vacsava. Hệ thống xã hội chủ nghĩa ở châu Âu bao gồm Liên Xô, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bungari, Đông Đức, Rumani, Anbani (rút khỏi khối năm 1968). Trong những thập niên 60-70 của thế kỷ 20, hệ thống này có những khủng hoảng nhất định. Điển hình là sự kiện nổi dậy ở Ba Lan tháng 10/1956, biểu tình và bạo động ở Hungary tháng 10-11/1956 khiến Liên Xô phải đưa quan đội vào can thiệp, thành lập chính phủ mới. Đến sự kiện “Mùa xuân Praha” năm 1968, quân đội của khối Hiệp ước Vacsava tràn vào Tiệp Khắc và thay đổi ban lãnh đạo nước này. Continue reading “Học thuyết Brezhnev (Brezhnev Doctrine)”

Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh

20150627_asp501_473

Ngun: Why India and Bangladesh have the world’s craziest border”, The Economist, 24/6/2015

Biên dch: Lê Công Anh | Hiu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm nay đánh dấu một sự kiện quan trọng trong biên niên sử của những trường hợp địa lý kỳ lạ. Vào ngày 31 tháng 7 tới, Ấn Độ và Bangladesh sẽ trao đổi 162 thửa đất vô tình nằm “lạc” sang phía của nhau dọc đường biên giới Ấn Độ – Bangladesh. Kết cục nói trên của 162 thửa đất này là kết quả của một hiệp ước phân định biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh được ký vào ngày 6 tháng 6. Những phần lãnh thổ dọc theo đường biên giới điên rồ nhất thế giới này bao gồm một mảnh đất độc nhất trên thế giới: đó là một khoảng đất của Ấn Độ bị bao quanh bởi phần lãnh thổ Bangladesh, và phần lãnh thổ này lại nằm bên trong một phần đất tách rời khác của Ấn Độ ở bên trong Bangladesh. Những phần lãnh thổ bị tách rời chồng chéo đó đã hình thành như thế nào? Continue reading “Đường biên giới điên rồ giữa Ấn Độ và Bangladesh”

Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar

MYANMAR CHINA BORDER REBELS CONFLICT LBB20131

Nguồn: Leo Suryadinata, “Can the Kokang Chinese Problem in Myanmar be Resolved?,” ISEAS Perspective No. 37, 2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Vào ngày 09/02/2015, Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA), do Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng, hay còn gọi là Phone Kyar Shin hay Pheung Kya-shin) dẫn đầu, đột ngột quay về Laukkai, thủ phủ Kokang, bằng cuộc tấn công vào các lực lượng an ninh của chính phủ tại đây. Cuộc tấn công dữ dội đã khiến nhiều người Hoa ở Kokang phải bỏ chạy để lánh nạn sang lãnh thổ Trung Quốc. Xung đột diễn ra vài ngày và cả hai bên đều chịu thương vong nặng nề. Tuy thế, MNDAA đã không chiếm được Laukkai, bỏ chạy về phía biên giới và được cho là đã vào lãnh thổ Trung Quốc. Các lực lượng an ninh Myanmar đuổi theo và nã đạn vào khu vực mà họ tin là nơi trú ẩn của những người nổi loạn. Không quân Myanmar tham gia chiến đấu và vào ngày 13 tháng 3, một máy bay chiến đấu đã thả bom nhầm xuống phía lãnh thổ Trung Quốc, khiến năm dân thường Trung Quốc thiệt mạng và tám người dân khác bị thương (Xue Li, 2015). Bắc Kinh phản đối và Nay Pyi Daw đã xin lỗi (Tiezzi, 2015). Sau đó, hai bên tiến hành các cuộc gặp cấp cao để tìm kiếm giải pháp. Continue reading “Vấn đề người Hoa Kokang ở Myanmar”

Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)

Westphalia

Tác giả: Đào Minh Hồng

Vào nửa đầu thế kỷ 17, những căng thẳng về chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng giữa các quốc gia Châu Âu. Cùng lúc với thời kỳ Phát kiến địa lý, khai phá mở đường tới những nguồn tài nguyên của Tân thế giới, châu Âu cũng chuyển mình với  sự ra đời của những học thuyết mới như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời, ý thức dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia cũng đã thức tỉnh các vị vua, hình thành nên những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu. Phong trào cải cách tôn giáo từ giữa thế kỷ 16 đã chia Châu Âu thành hai phe: những nhà nước theo Cựu giáo (Thiên chúa giáo) hoặc những nhà nước theo Tân giáo (Tin Lành). Những xung đột giữa các quốc gia Châu Âu ở thời kỳ này luôn mang màu sắc của các cuộc chiến tranh tôn giáo. Cuộc chiến tranh tôn giáo 30 năm là cuộc chiến tranh toàn Châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử thế giới. Khởi đầu là xung đột tôn giáo giữa người Thiên chúa giáo (Cựu giáo) và những người Tin Lành (Tân giáo), nó đã trở thành một cuộc chiến giành quyền lực ở châu Âu. Continue reading “Hòa ước Westphalia (The Peace of Westphalia)”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)

US-Vietnamese-flags1-e1370321359375

“Ngay trong chuyến đi của Tổng Bí thư, một ai đó đã bình luận rằng VN đang xoay trục với Mỹ. Đó là một nhận xét khá lý thú, nhưng lực chúng ta, sức chúng ta và ngay cả ý định chúng ta làm gì có như vậy” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng.

VietNamNet giới thiệu kỳ cuối bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Tôi cứ quan hệ với Mỹ thoải mái, nhưng anh đi một bước là tôi lo

Nhà báo Việt Lâm:Vừa rồi, ông Bùi Thế Giang đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại của VN là đa dạng hoá, đa phương hoá. Chúng ta với bất cứ nước nào đều không nhằm vào nước thứ ba. Nhưng rõ ràng, đặt trong bối cảnh Mỹ đang triển khai chiến lược xoay trục tại khu vực, sự ấm lên của quan hệ Việt – Mỹ sẽ khó tránh khỏi những sự diễn giải, thậm chí cố tình xuyên tạc của người khác? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P3)”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)

Part-WAS-Was8943949-1-1-0

“Chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư mở ra bước ngoặt, nhưng đấy không hẳn là bước ngoặt trong tư duy của mọi người. Với hai nước có hệ thống chính trị khác biệt, con đường hợp tác còn dài lắm” – ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ Ban Đối ngoại TƯ Đảng.
VietNamNet giới thiệu phần 2 bàn tròn với ông Bùi Thế Giang và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hội chứng Mỹ ở Việt Nam

Nhà báo Việt Lâm: Trong cuộc tiếp xúc cử tri mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có nói rằng, Tổng thống Mỹ thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, tôn trọng thể chế chính trị của VN. Độc giả Thanh Hà có câu hỏi: liệu rằng sau chuyến đi này, hội chứng Mỹ ở VN mà ông Bùi Thế Giang vừa đề cập sẽ giảm bớt, sẽ có sự nhận thức lại, tư duy lại về cái gọi là “chiến lược diễn biến hoà bình” lâu nay chúng ta vẫn hay nói hay không? Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P2)”

Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)

20150722084246-anhtoan1

Những chi tiết hậu trường chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ lịch sử của Tổng Bí thư được người trong cuộc lần đầu chia sẻ: từ việc xử lý những lúng túng về nghi thức lễ tân, cho tới quá trình vượt qua những trở lực chống đối chuyến thăm này.

VietNamNet trân trọng giới thiệu phần 1 bàn tròn trực tuyến với ông Bùi Thế Giang, Vụ trưởng Vụ Tây Âu – Bắc Mỹ, Ban Đối ngoại TƯ Đảng, nguyên Đại sứ VN tại LHQ và TS Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Ngoại giao.

Hàng thập kỷ sau mới thấu hết ý nghĩa lịch sử

Nhà báo Việt Lâm: Báo chí đều gọi chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử. Gọi như vậy liệu có chính xác?

TS. Hoàng Anh Tuấn: Thực ra, báo chí không chỉ dùng từ “lịch sử” mà họ còn dùng những từ như “bước ngoặt”, “chưa từng có” để mô tả chuyến thăm này. Nếu mình dùng từ “lịch sử” thì chỉ phản ánh một trong những khía cạnh đặc biệt của chuyến đi này. Continue reading “Đằng sau chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng (P1)”

Hãy suy nghĩ lại về dân chủ

640x392_55396_170733

Nguồn: Dani Rodrik, “Rethinking Democracy,” Project Syndicate, 11/07/2014.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Xét trên nhiều khía cạnh, thế giới chưa bao giờ dân chủ hơn bây giờ. Hầu như chính phủ nào cũng ủng hộ dân chủ và nhân quyền, ít nhất là bằng lời nói. Mặc dù bầu cử có thể không được tự do và công bằng, thao túng bầu cử trên quy mô lớn lại ít xảy ra, và cái thời mà chỉ có nam giới, người da trắng, hoặc những người giàu mới có thể bỏ phiếu đã qua lâu rồi. Các cuộc khảo sát toàn cầu của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) cho thấy tỉ lệ các quốc gia “tự do” đã tăng một cách ổn định từ năm 1970 – một xu hướng mà nhà khoa học chính trị quá cố ở Đại học Harvard là Samuel Huntington gọi là “làn sóng thứ ba” của dân chủ hóa.

Việc phổ biến các chuẩn mực dân chủ từ các nước phương Tây tiên tiến tới phần còn lại của thế giới có lẽ là những lợi ích quan trọng nhất của toàn cầu hóa. Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều tốt với dân chủ. Các chính phủ dân chủ ngày nay hoạt động kém, và tương lai của họ vẫn còn đáng ngờ. Continue reading “Hãy suy nghĩ lại về dân chủ”

Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?

20150627_usp505

Nguồn:How an old Dutch flag became a racist symbol”, The Economist, 22/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phần tử phản động thường thích thú với những lá cờ không còn tồn tại. Dylann Roof, một kẻ 21 tuổi theo thuyết Người da trắng thượng đẳng vừa bị bắt vì tội giết chín người Mỹ gốc Phi tại một nhà thờ ở Charleston vào tuần trước, từng đăng hình ảnh của một vài lá cờ như thế lên mạng internet. Trên một trang web mà hắn tạo ra để quảng bá các quan điểm phân biệt chủng tộc của mình (hiện đã bị gỡ bỏ), có hình ảnh hắn đang cầm lá cờ cũ nổi tiếng của Mỹ: cờ Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, đại diện cho phe ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến Mỹ. Thêm nữa, trong một bài đăng trên Facebook, Roof mặc một chiếc áo khoác in hình lá cờ cũ của Rhodesia (nay là Zimbabwe) và lá cờ thời phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Trong đó, lá cờ cũ của Nam Phi là gây tò mò nhất, vì nó được dựa trên một lá cờ cũ của Cộng hòa Hà Lan hồi thế kỷ 18. Kỳ lạ hơn nữa, chính lá cờ cũ đó của Hà Lan cũng mang ẩn ý về sự phản động và phân biệt chủng tộc. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?”

Hòa hoãn (Détente)

Description=Richard Nixon and Leonid Ilyich Brezhnev on board the . June 19, 1973

Tác giả: Trương Thanh Nhã

Hòa hoãn (détente) là một cụm từ được đầu tiên là báo giới và sau đó là các nhà khoa học chính trị, khoa học lịch sử dùng để chỉ thời kỳ trong chính trị quốc tế từ đầu thập kỷ 1970 đến đầu thập kỷ 1980, khi tình hình chính trị thế giới bớt căng thẳng hơn sau một thời gian dài đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Mỹ và Liên Xô. Đây là một thời kỳ lắng dịu ngắn trong mối quan hệ đối đầu không ngừng giữa hai khối Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa trong Chiến tranh Lạnh với nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại của cả Liên Xô và Mỹ. Continue reading “Hòa hoãn (Détente)”

“Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn

corruption

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Impunity Trap”, Project Syndicate, 03/06/2015

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thế giới của chúng ta là một thế giới của sự không bị trừng phạt. Những cáo buộc tham nhũng đã đầy rẫy ở FIFA trong nhiều thập niên, mà đỉnh điểm là các lời buộc tội đối với các quan chức tại nhiệm và các cựu quan chức tuần trước. Tuy nhiên Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã tái đắc cử bốn lần, bao gồm cả lần sau khi các lời buộc tội đã được đệ trình (lên cơ quan tố tụng). Đúng vậy, Blatter cuối cùng cũng từ chức, nhưng chỉ sau khi ông ta và hàng tá thành viên của liên đoàn một lần nữa tỏ rõ sự khinh thường đối với sự trung thực và luật pháp.

Chúng ta chứng kiến kiểu hành xử này trên khắp thế giới. Hãy xem xét trường hợp Phố Wall. Vào năm 2013 và 2014, JPMorgan Chase chi hơn 20 tỷ đôla tiền phạt cho các hành động tài chính phi pháp; tuy nhiên giám đốc điều hành đã mang về 20 triệu đô la tiền lương trong cả năm 2014 lẫn 2015. Hay hãy xem xét các vụ bê bối tham nhũng ở Brazil, Tây Ban Nha, và nhiều quốc gia khác, những nơi mà chính phủ vẫn nắm quyền kể cả sau khi tham nhũng cấp cao trong đảng cầm quyền bị phanh phui. Continue reading ““Bẫy không bị trừng phạt”: Lý do khiến tham nhũng lan tràn”

Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại

bible-study_724_482_80

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Một số hiểu lầm về Kinh Thánh

Cho tới nay dường như vẫn có nhiều người nghĩ rằng Kinh Thánh là sách nói về giáo lý của đạo Ki-tô, thuần tuý là sách tôn giáo, chỉ dùng cho các tín đồ Ki-tô giáo mà thôi – mà tôn giáo lại là lĩnh vực nhạy cảm, ở ta quen gọi là “thuốc phiện của nhân dân”, chớ có dại mà đụng chạm tới – vì vậy ai không theo Ki-tô giáo thì chẳng cần và chớ nên đọc Kinh Thánh. Cuốn sách gối đầu giường của hơn một tỷ tín đồ và được cả thế giới không ngừng xuất bản với số lượng nhiều nhất này chưa từng thấy bán tại các hiệu sách ở ta. Báo in, báo điện tử ngại đăng các bài viết liên quan tới Kinh Thánh.

Thực ra cách hiểu như vậy là lệch lạc và bất lợi cho mọi người trong việc tìm hiểu văn hóa nhân loại và văn hóa phương Tây nói chung cũng như văn hóa Ki-tô giáo nói riêng. Continue reading “Kinh Thánh: Tác phẩm văn hóa vô giá của nhân loại”

Đã đến lúc G2 thay thế G7?

us_china_flags-100525862-primary.idge

Nguồn: Joschka Fischer, “The Irrelevant Seven”, Project Syndicate, 23/06/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị thượng đỉnh G7 mới nhất đã diễn ra và kết thúc trong khung cảnh thơ mộng của vùng núi An-pơ, thuộc vùng Garmisch‑Partenkirchen nước Đức. Nhóm G8 không còn tồn tại nữa do nước Nga đã bị loại bỏ, diễn đàn nay chỉ bao gồm các cường quốc phương Tây cũ. Ở thời điểm mà việc xuất hiện của một số nền kinh tế lớn và đông dân như Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia đang thách thức sự thống trị của các nước phương Tây, nhiều người tin rằng hệ thống quốc tế hiện tại đã đến lúc cần phải đại tu.

Thực tế, một trật tự thế giới mới gần như chắc chắn và sẽ sớm xuất hiện.  Hình hài của nó sẽ được quyết định bởi hai hiện tượng chính yếu là toàn cầu hóa và số hóa.

Toàn cần hóa đang làm cho các nền kinh tế vốn chưa công nghiệp hóa hoàn toàn được hưởng những lợi ích của công nghiệp hóa và trở nên hội nhập với thị trường toàn cầu – một xu hướng đã xác định lại sự phân công lao động toàn cầu và làm biến đổi các chuỗi giá trị. Cuộc cách mạng trong công nghệ truyền thông số củng cố thêm sự chuyển biến này. Continue reading “Đã đến lúc G2 thay thế G7?”