Trung Quốc và Nga có thể làm tê liệt Internet như thế nào?

Nguồn:How China and Russia could hobble the internet”, The Economist, 11/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Cách đây không lâu, một bộ phận của chính phủ Anh đã yêu cầu RAND Europe, một tổ chức tư vấn tại Cambridge, Anh, tiến hành nghiên cứu về cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển. Tổ chức tư vấn này đã nghiên cứu các bản đồ công khai về cáp internet và cáp điện. Họ phỏng vấn các chuyên gia và tổ chức phỏng vấn theo các nhóm tập trung. Giữa quá trình, Ruth Harris, trưởng dự án, nhận ra rằng bà đã vô tình khám phá ra nhiều chi tiết nhạy cảm có thể bị Nga hoặc các đối thủ khác khai thác. Khi bà tiếp cận bộ phận chính phủ giấu tên, họ đã rất sốc. Bà Harris nhớ lại phản ứng của họ: “Ôi trời ơi. Đây là bí mật.” Khi biết rằng nhóm của bà Harris được tập hợp từ khắp châu Âu, họ yêu cầu nhóm phải được thay đổi, bà nói: “Vấn đề này chỉ người Anh mới được phép tiếp cận.” Continue reading “Trung Quốc và Nga có thể làm tê liệt Internet như thế nào?”

18/07/1947: Harry S. Truman ký Đạo luật Kế vị Tổng thống thứ hai

Nguồn: Harry S. Truman signs second Presidential Succession Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Đạo luật Kế vị Tổng thống. Đạo luật này là bản sửa đổi đạo luật kế vị cũ được thông qua vào năm 1792, trong nhiệm kỳ đầu tiên của George Washington.

Đạo luật Kế vị ban đầu chỉ định Chủ tịch Thượng viện tạm quyền là hàng kế vị đầu tiên của Tổng thống nếu ông và Phó Tổng thống đột ngột qua đời khi đang đương chức. Nếu vì lý do nào đó Chủ tịch Thượng viện tạm quyền không thể đảm nhận nhiệm vụ, thì Chủ tịch Hạ viện sẽ là người kế vị tiếp theo. Năm 1886, dưới thời chính quyền Grover Cleveland, Quốc hội đã loại bỏ cả Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện khỏi danh sách kế vị. Continue reading “18/07/1947: Harry S. Truman ký Đạo luật Kế vị Tổng thống thứ hai”

Thế giới hôm nay: 18/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump, người đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, cho rằng Đài Loan đã “đánh cắp” ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ và “phải trả chi phí” cho Mỹ để đổi lấy bảo đảm an ninh trước Trung Quốc. Phát biểu với hãng tin Bloomberg, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa nói sẽ “rất, rất khó” để Mỹ đến ứng cứu cho hòn đảo này. Cổ phiếu của TSMC, nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đến từ Đài Loan, đã giảm 2,4% sau bình luận của ông Trump.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản bị nhiều người nghi ngờ can thiệp để hỗ trợ đồng yên vì đồng tiền này tăng mạnh sau khi giao dịch ở mức thấp nhất 38 năm so với đồng đô la Mỹ. Biến động thất thường của đồng yên diễn ra sau những đợt tăng đột biến tương tự vào thứ Năm và thứ Sáu tuần trước. Dữ liệu do ngân hàng công bố cho thấy họ đã mua gần 6 nghìn tỷ yên (38 tỷ USD) trong hai ngày nhằm trợ giá cho đồng tiền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/07/2024”

Tại sao Cương lĩnh Đảng Cộng hòa 2024 không đề cập đến Đài Loan?

Nguồn: 蔡东杰语中评:特朗普政策未提台湾 为何?, China Review News Agency, 11/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Vào ngày 8/7, bản dự thảo Cương lĩnh Đảng Cộng hòa năm 2024 của Đảng Cộng hòa Mỹ đã được tiết lộ. Nội dung trong đó phản ánh đường lối chính sách của ứng cử viên tổng thống Donald Trump và đây là lần đầu tiên trong 40 năm qua, Đài Loan không được đề cập đến. Trong một cuộc phỏng vấn với China Review News, Thái Đông Kiệt, giáo sư xuất sắc tại Viện nghiên cứu Chính trị Quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Trung Hưng (Đài Loan), cho biết, Trump là người hiện thực chủ nghĩa 100% và mọi chính sách của chính trị gia này đều sẽ hướng tới lợi ích. Vì vậy, chính sách về eo biển Đài Loan của Trump cũng sẽ có sự thay đổi, nhất là khi xét thấy lợi ích đến từ việc hỗ trợ Đài Loan là có hạn. Continue reading “Tại sao Cương lĩnh Đảng Cộng hòa 2024 không đề cập đến Đài Loan?”

Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?

Nguồn:What does Labour’s win mean for British foreign policy?”, The Economist, 03/07/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sir Keir Starmer đã gặp nhiều may mắn trên con đường trở thành thủ tướng Anh vào ngày 5 tháng 7. Ông cũng có thêm 2 may mắn nữa về mặt ngoại giao. Vào ngày 9 tháng 7, Sir Keir và David Lammy, tân ngoại trưởng Anh, đã lên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh ở Washington, DC, để kỷ niệm 75 năm thành lập NATO. Và vào ngày 18 tháng 7, chỉ sau hai tuần làm việc, Sir Keir sẽ tổ chức một cuộc họp của Cộng đồng Chính trị Châu Âu (EPC), một cuộc tụ họp lỏng lẻo của các quốc gia trong và xung quanh Liên minh Châu Âu, tại Cung điện Blenheim, một dinh thự rộng lớn theo phong cách Baroque, nơi Winston Churchill chào đời. Continue reading “Đảng Lao Động thắng cử tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại Anh?”

Từ vụ mưu sát Donald Trump nhìn lại lịch sử bạo lực chính trị Mỹ

Nguồn: Julian E. Zelizer, “This Is America, Too,” Foreign Policy, 14/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ có nhiều đặc điểm tuyệt vời, nhưng nỗ lực ám sát Donald Trump là lời nhắc nhở rằng bạo lực vẫn ăn sâu vào văn hóa Mỹ.

Vụ ám sát cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây chấn động trên khắp cả nước.

Khi đang phát biểu tại một cuộc vận động tranh cử ở Butler, Pennsylvania, vào chiều thứ Bảy, ngày 13/07, một người đàn ông 20 tuổi đã nổ súng vào Trump. Một viên đạn dường như đã sượt qua tai Trump, khiến ông chảy máu, trước khi cựu tổng thống nấp xuống dưới bục phát biểu, được che chắn bởi các nhân viên mật vụ. Tuy nhiên, ông đã nhất quyết đứng lên trong lúc lực lượng an ninh che chắn cho mình, giơ nắm đấm lên trời và hét lên với đám đông: “Hãy chiến đấu!” Một lính cứu hỏa đến tham dự sự kiện tên là Corey Comperatore, người đã che chắn cho gia đình ông để bảo vệ họ khỏi làn đạn, đã không thể sống sót. Continue reading “Từ vụ mưu sát Donald Trump nhìn lại lịch sử bạo lực chính trị Mỹ”

16/07/1999: John F. Kennedy, Jr. thiệt mạng trong tai nạn máy bay

Nguồn: JFK Jr. killed in plane crash, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1999, John F. Kennedy, Jr.; vợ ông, Carolyn Bessette Kennedy; và chị gái bà, Lauren Bessette, đã thiệt mạng khi chiếc máy bay một động cơ mà Kennedy đang cầm lái đâm xuống vùng nước Đại Tây Dương gần Martha’s Vineyard, Massachusetts.

John Fitzgerald Kennedy, Jr., sinh ngày 25/11/1960, chỉ vài tuần sau khi cha ông được bầu làm tổng thống thứ 35 của Mỹ. Vào sinh nhật lần thứ ba của mình, “John-John” đã tham dự đám tang của người cha bị ám sát và được chụp lại cảnh đang chào quan tài của cha mình trong một bức ảnh nổi tiếng. Cùng với chị gái Caroline, ông được mẹ, Jacqueline, nuôi dưỡng ở Manhattan. Sau khi tốt nghiệp Đại học Brown và tham gia diễn xuất trong một thời gian ngắn, ông theo học tại Trường Luật của Đại học New York. Ông đã vượt qua kỳ thi tập sự hành nghề luật sư sau lần thử thứ ba và đã làm việc ở New York với tư cách là trợ lý của chưởng lý quận, thắng cả sáu vụ án của mình. Năm 1995, ông thành lập tạp chí chính trị George, với số lượng phát hành hơn 400.000 bản. Continue reading “16/07/1999: John F. Kennedy, Jr. thiệt mạng trong tai nạn máy bay”

Thế giới hôm nay: 16/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump đã công bố J.D. Vance là ứng viên phó tổng thống tranh cử cùng ông tại Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng hòa ở Milwaukee. Ông Trump viết trên Truth Social rằng ông tin ông Vance là người “phù hợp nhất” cho chức vụ phó tổng thống. Ông Vance, tác giả cuốn “Hillbilly Elegy,” từng tự nhận mình là “người không bao giờ ủng hộ Trump.” Nhưng vị thượng nghị sĩ của Ohio từ năm 2023 này hiện là một trong những người ủng hộ nhiệt thành nhất của cựu tổng thống. Ông Trump cũng giành được đủ phiếu bầu từ các đại biểu để chính thức trở thành ứng viên tổng thống của đảng, hai ngày sau khi thoát chết khỏi một vụ ám sát. Động cơ của Thomas Matthew Crooks, thanh niên 20 tuổi đến từ Pennsylvania đã bắn ông Trump, vẫn chưa rõ ràng.

Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ vụ kiện chống lại ông Trump về việc ông xử lý các tài liệu mật. Aileen Cannon, người được ông Trump bổ nhiệm, lập luận rằng việc bổ nhiệm Jack Smith, công tố viên đặc biệt phụ trách truy tố vụ án, là vi hiến vì ông này chưa được tổng thống lựa chọn hoặc được Thượng viện xác nhận. Ông Smith có thể sẽ kháng cáo phán quyết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/07/2024”

Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Military purges put Xi Jinping’s singer-wife in the spotlight,” Nikkei Asia, 11/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có nhiều đồn đoán về việc liệu Bành Lệ Viện có đang giúp Tập Cận Bình kiểm soát quân đội Trung Quốc hay không.

Trong lúc nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình giải quyết “những thách thức phức tạp” mà các chỉ huy quân sự hàng đầu của ông gây ra, có lẽ ông sẽ dựa nhiều hơn vào một phụ tá lâu năm là người vợ Bành Lệ Viện.

Hai diễn biến gần đây đã gợi ý về điều này. Đầu tiên là việc khai trừ hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và sau đó là việc bổ nhiệm tân Bộ trưởng Quốc phòng. Continue reading “Vụ thanh trừng quân đội khiến vợ của Tập trở thành tâm điểm chú ý”

Thế giới hôm nay: 15/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump kêu gọi người Mỹ “đoàn kết” và không để “cái ác chiến thắng” sau khi sống sót qua một vụ ám sát hôm thứ Bảy. FBI xác định kẻ xả súng chết tại hiện trường là Thomas Matthew Crooks, 20 tuổi đến từ Pennsylvania. Người này đã bắn cựu tổng thống bằng súng trường AR-15 và được cho là mang theo vật liệu chế tạo chất nổ trong xe. Một khán giả cũng thiệt mạng trong vụ nổ súng, bên cạnh hai người khác bị thương nặng.

Joe Biden lặp lại lời kêu gọi đoàn kết của ông Trump vào chiều Chủ nhật, nói rằng vụ ám sát “trái ngược với những giá trị của đất nước chúng ta.” Ông khuyến khích mọi người đừng vội đưa ra những giả định về kẻ xả súng mà hãy “để FBI thực hiện công việc của mình.” Ông Biden cũng cho biết ông đã nói chuyện với ông Trump và ông “chân thành biết ơn” vì cựu tổng thống vẫn ổn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/07/2024”

Sự trỗi dậy của tiếng Trung cản trở việc đưa tiếng Nga trở lại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thanh Giang & Lê Hồng Hiệp

Trong một tuyên bố chung được đưa ra vào cuối chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng trước, một kế hoạch đưa tiếng Nga trở lại các trường học Việt Nam đã được công bố. Trong khi một số học giả người Việt được đào tạo tại Liên Xô hoan nghênh kế hoạch này, những người khác lại nghi ngờ về khả năng thành công của nó. Ví dụ, Kim Văn Chính, một nhà kinh tế đã nghỉ hưu được đào tạo tại Liên Xô, bày tỏ sự yêu thích tiếng Nga của mình trên Facebook, nhưng cũng tiếc nuối rằng đây không còn được coi là một ngôn ngữ danh giá “vì chính trị và nền kinh tế yếu kém của Nga”.

Lời than thở của nhà kinh tế nhấn mạnh những thách thức mà hai chính phủ phải đối mặt trong việc khôi phục tiếng Nga trong các trường học Việt Nam. Học sinh Việt Nam ít khả năng sẽ quan tâm đến việc học tiếng Nga, vì hiện họ ưu tiên tiếng Anh và các ngoại ngữ khác, đặc biệt là tiếng Trung, vốn mang lại cho họ cơ hội việc làm và triển vọng du học tốt hơn. Continue reading “Sự trỗi dậy của tiếng Trung cản trở việc đưa tiếng Nga trở lại Việt Nam”

14/07/1913: Ngày sinh Gerald R. Ford

Nguồn: Future president Gerald R. Ford is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1913, Gerald R. Ford đã chào đời với tên gọi Leslie Lynch King, Jr. tại Omaha, Nebraska. Cha ruột của ông đã bỏ nhà đi từ khi Ford mới ba tuổi. Người chồng thứ hai của mẹ ông, Gerald Ford, đã nhận nuôi và đặt tên mới cho cậu bé. Chàng trai trẻ Ford sau này trở thành phó tổng thống đầu tiên nhậm chức tổng thống sau khi Richard M. Nixon từ chức năm 1974. Continue reading “14/07/1913: Ngày sinh Gerald R. Ford”

Lần này NATO sẽ thực sự gặp rắc rối?

Nguồn: Stephen M. Walt, “This Time, NATO Is in Trouble for Real,” Foreign Policy, 08/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau nhiều năm báo động sai, liên minh quân sự phương Tây cuối cùng cũng tiến đến bờ vực thẳm.

Khi bất kỳ tổ chức nào – một trường đại học, một tập đoàn, một viện chính sách, hay thậm chí là một cặp vợ chồng – hướng tới lễ kỷ niệm 75 năm, bạn có thể mong đợi những người ủng hộ tổ chức đó trình bày một danh sách dài về thành tựu, phẩm chất, và sự trường tồn đáng chú ý của nó. Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington cũng không phải là ngoại lệ: Chắc chắn sẽ có rất nhiều bài phát biểu ca ngợi những thành tựu trong quá khứ của liên minh và đề cao vai trò của nó như là nền tảng của quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Continue reading “Lần này NATO sẽ thực sự gặp rắc rối?”

13/07/1949: Giáo hoàng Pius XII ra vạ tuyệt thông với tín đồ Công giáo cộng sản

Nguồn: Pope Pius XII excommunicates all communist Catholics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, Vatican đã công bố “Sắc lệnh chống chủ nghĩa cộng sản”. Sắc lệnh thời Chiến tranh Lạnh này, được Giáo hoàng Pius XII ban hành vào ngày 1/7, đã phạt vạ tuyệt thông đối với tất cả các tín đồ Công giáo theo chủ nghĩa cộng sản.

Là người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã trong phần lớn Thế chiến II và thập niên đầu tiên của Chiến tranh Lạnh – và là một người chống Cộng nhiệt thành – Đức Pius XII đã ủy quyền cho Văn phòng Tòa Thánh trục xuất khỏi nhà thờ bất kỳ tín đồ Công giáo nào tham gia hoặc cộng tác với “những kẻ vô thần” Cộng sản. Continue reading “13/07/1949: Giáo hoàng Pius XII ra vạ tuyệt thông với tín đồ Công giáo cộng sản”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trong giai đoạn này Lê – Mạc tiếp tục tranh hùng. Phía Mạc, sau khi dũng tướng Mạc Kính Điển mất, thế lực trở nên suy vi; phe Lê, Tiết chế Trịnh Tùng thừa thắng mấy lần xua quân ra Bắc.

Ngày mồng một tháng Giêng năm Sùng Khang thứ 8 [2/2/1573], tức Lê Thế Tông năm Gia Thái thứ nhất, Minh Long Khánh năm thứ 7, Tả tướng Trịnh Tùng và các quan tôn Hoàng tử thứ năm của Vua Anh Tông là Lê Duy Đàm lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu Gia Thái, đại xá, ban dụ đại cáo, đại lược nói: Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P2)”

Thế giới hôm nay: 12/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi ngày càng nhiều nhà lập pháp của Đảng Dân chủ Mỹ — bao gồm cả thành viên thứ 11 của Hạ viện — kêu gọi Joe Biden từ bỏ nỗ lực tái tranh cử, Hakeem Jeffries, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, cho biết ông sẽ triệu tập đội ngũ lãnh đạo của mình để “tìm ra bước tiếp theo.” Trong khi đó, các thượng nghị sĩ Dân chủ sẽ họp vào thứ Năm với nhóm vận động tranh cử của ông Biden. Hôm thứ Tư, cựu chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết bà đã nói với các đồng nghiệp của mình “hãy tạm dừng” bình luận công khai cho đến khi hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, DC, tuần này kết thúc.

Chỉ số giá tiêu dùng ở Mỹ trong tháng 6 tăng 3% so với cùng kỳ năm trước, giảm từ mức 3,3% của tháng 5. Dữ liệu này thấp hơn cả dự đoán của các nhà phân tích; sau khi tăng tốc vào đầu năm nay, lạm phát hàng tháng đã giảm lần đầu tiên kể từ năm 2020. Đây là tin rất đáng khích lệ đối với Cục Dự trữ Liên bang, trong bối cảnh các nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/07/2024”

Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Derek Grossman, “Russia Is a Strategic Spoiler in the Indo-Pacific,” Foreign Policy, 09/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc Bắc Kinh và Washington tranh giành quyền bá chủ, Moscow vẫn có ảnh hưởng đáng gờm.

Dù phần lớn chính sách đối ngoại của Nga đang tập trung vào Trung Đông, Châu Phi, và kể từ tháng 2/2022 là việc chinh phục Ukraine, Moscow gần đây đã cho thấy rằng họ vẫn có sự hiện diện đáng gờm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Trung Quốc, Triều Tiên, và Việt Nam để củng cố các quan hệ đối tác chiến lược quan trọng. Ngoài ra, Putin cũng gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Moscow, trong một cuộc gặp mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi là “một đòn giáng tàn khốc vào những nỗ lực hòa bình.” Continue reading “Nga là kẻ phá bĩnh chiến lược ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

11/07/1978: Hỏa hoạn thiêu rụi khu cắm trại ở Tây Ban Nha

Nguồn: Gas fire incinerates crowded campsite, killing hundreds, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, một chiếc xe tải chở khí gas hóa lỏng đã lao vào một khu cắm trại đông đúc ở San Carlos de la Rapita, Tây Ban Nha. Vụ nổ sau đó đã giết chết hơn 200 người và khiến nhiều người khác bị bỏng nặng.

Khoảng hơn 3 giờ chiều vào một ngày nóng nực trên bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, một chiếc xe tải 38 tấn chở khí propylene, được sử dụng để sản xuất rượu, đang di chuyển trên một con đường nhỏ, quanh co cách Barcelona gần 200km về phía nam. Chiếc xe tải, thuộc sở hữu của hãng Cisternas Reunidas, có lẽ đã đi trên con đường ven biển này thay vì đường cao tốc gần đó để tránh phải trả phí. Không rõ nguyên nhân nhưng chiếc xe tải sau đó đã đâm vào một bức tường xi măng. (Một số nhân chứng cho biết đã nhìn thấy chiếc xe bốc cháy trước khi vụ tai nạn xảy ra.) Continue reading “11/07/1978: Hỏa hoạn thiêu rụi khu cắm trại ở Tây Ban Nha”

Marine Le Pen có phải người cực hữu?

Nguồn: John Lloyd, 约翰·劳埃德:玛丽娜·勒庞是极右翼吗?, 06/07/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong tuần này, liệu làn sóng cực hữu vốn đã được chờ đợi từ lâu ở châu Âu rốt cuộc có đến với chúng ta hay không?

Khi vòng đầu tiên của cuộc bầu cử Quốc hội Pháp có kết quả, hầu hết các phương tiện truyền thông phương Tây, từ BBC cho đến New York Times, đều lấy chiến thắng của “cánh hữu” với đại diện là Marine Le Pen làm tiêu đề cho các bài báo của họ. Cùng lúc đó, ở Bỉ, quốc gia nằm ngay cạnh nước Pháp, đã xuất hiện lời cảnh báo về việc Orbán Viktor đang lên kế hoạch nhằm thành lập một liên minh “cực hữu” mới trong Nghị viện châu Âu. Chủ nhật tuần trước, đảng Lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) đã tổ chức đại hội đảng “cực hữu”, hoạt động của họ trong những ngày qua quả thực không hề “sóng yên bể lặng”. Continue reading “Marine Le Pen có phải người cực hữu?”

Thế giới hôm nay: 11/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jens Stoltenberg cho biết ông mong đợi các nhà lãnh đạo NATO sẽ đồng ý về một gói viện trợ “đáng kể” cho Ukraine. Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington, tổng thư ký NATO nói rằng các đồng minh sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí phòng không hơn và thành lập một trung tâm huấn luyện quân sự mới ở Ba Lan. Ông Stoltenberg cũng cho biết Ukraine đang “tiến gần hơn” để trở thành thành viên của liên minh. Ngoài ra, hơn 60 máy bay chiến đấu F-16 đang trên đường tới Ukraine, theo một tuyên bố từ Mỹ, Đan Mạch, và Hà Lan.

Cựu chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi cho rằng tổng thống Joe Biden là người duy nhất có quyền “đưa ra quyết định” về việc có tái tranh cử hay không. Trong khi đó, George Clooney, một diễn viên và nhà gây quỹ lớn của đảng Dân chủ, đã kêu gọi ông Biden, “người bạn” của ông, từ chức. Ông Biden đã nhiều lần nói rằng ông sẽ tiếp tục tham gia cuộc đua tổng thống. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/07/2024”