Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nước Pháp thời nào cũng có những nhà trí thức nổi tiếng trong nước và thế giới. Ở đây xin giới thiệu sơ qua một gương mặt được gọi là nhà trí thức siêu sao, triết gia siêu sao (super star intellectual, super star philosopher) của nước Pháp thời nay.

Đó là Bernard-Henri Lévy mà người Pháp ưa nói ngắn thường gọi tắt là BHL.

Triết gia kiêm nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội, nhà làm phim và đạo diễn điện ảnh sinh năm 1948 này là tác giả của hàng tá đầu sách và nhiều bộ phim. Trong đó ba cuốn sách Ngỡ ngàng nước Mỹ (American Vertigo), Sự man rợ mang bộ mặt con người (Barbarism with a Human Face), Ai giết Daniel Pearl? (Who Killed Daniel Pearl?) và hai bộ phim tài liệu Bosna!Một ngày tại Sarajevo chết chóc (A Day in the Death of Sarajevo) từng làm châu Âu và khắp thế giới biết đến tên tuổi Bernard-Henri Lévy. Continue reading “Bernard-Henri Lévy: Một gương mặt trí thức Pháp thời nay”

05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông

Nguồn: Eisenhower proposes new Middle East policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, trước tình hình ngày càng căng thẳng ở Trung Đông, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã đưa ra một đề xuất với Quốc hội Mỹ trong đó kêu gọi một chính sách mới chủ động hơn trong khu vực này. “Học thuyết Eisenhower,” như tên gọi sau này của nó, đã biến Trung Đông trở thành một chiến trường Chiến tranh Lạnh.

Người Mỹ tin rằng tình hình ở Trung Đông đã ngày càng xuống cấp nghiêm trọng trong năm 1956, và nhà lãnh đạo Ai Cập Gamal Nasser được cho là người chịu trách nhiệm chính. Mỹ viện đến chủ nghĩa dân tộc chống Phương Tây của Nasser và quan hệ ngày càng chặt chẽ của ông với Liên Xô để biện minh cho việc nước này rút lại viện trợ xây dựng đập Aswan trên sông Nile vào tháng 07/1956. Chưa đầy một tháng sau, Nasser đã giành quyền kiểm soát Kênh đào Suez. Hành động này châm ngòi cho một cuộc tấn công phối hợp của quân đội Pháp, Anh và Israel vào Ai Cập, trong khoảng cuối tháng 10. Đột nhiên, Trung Đông có khả năng trở thành nơi diễn ra Thế chiến III. Continue reading “05/01/1957: Eisenhower đề xuất chính sách mới ở Trung Đông”

Thế giới hôm nay: 05/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố phong tỏa nghiêm ngặt trên toàn nước Anh để hạn chế sự lây lan của Covid-19. Từ thứ Ba, hầu hết trường học sẽ đóng cửa và mọi người phải làm việc tại nhà nếu có thể. Biến thể mới của coronavirus khiến tỷ lệ lây nhiễm tăng cao, mà theo ông Johnson có thể làm quá tải dịch vụ y tế. Scotland cũng phong tỏa tương tự.

Trong khi đó, Anh bắt đầu phân phối vắc-xin do AstraZeneca và Đại học Oxford phát triển. Loại thuốc này dễ phân phối và lưu trữ hơn loại vắc-xin được cấp phép khác của Anh, do Pfizer sản xuất. Điều này cho phép các bác sĩ đa khoa và các viện dưỡng lão có thể tổ chức tiêm, điều chính phủ kỳ vọng là sẽ giúp tiêm chủng được tiến hành nhanh hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/01/2021”

Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng

Tác giả: RFI phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày 20/01/2021, tân tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden chính thức tuyên thệ nhậm chức. Với chính quyền Biden, quan hệ Mỹ-Việt sẽ có gì khác so với thời Donald Trump? Hiện giờ chỉ có thể đưa ra một số phỏng đoán, nhưng có một điều chắc chắn, đó là thương mại có thể sẽ là hồ sơ nóng  giữa hai nước cựu thù. Tuy nhiên, căng thẳng về mậu dịch sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng tăng cường quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Ngày 16/12 vừa qua, bộ Tài Chính Mỹ đã chính thức liệt kê Việt Nam vào danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ, sau nhiều tháng điều tra về thặng dư mậu dịch của Việt Nam đối với Hoa Kỳ. Việc Washington gắn nhãn ”thao túng tiền tệ” lên Việt Nam đã gây phản ứng mạnh từ phía Hà Nội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tức là Ngân hàng Trung ương, đã cực lực bác bỏ cáo buộc đó, khẳng định là việc điều hành tỉ giá những năm qua ở Việt Nam chỉ nhằm ”kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”, chứ không nhằm ”tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng”. Continue reading “Quan hệ Mỹ-Việt thời Biden: Thương mại sẽ là hồ sơ nóng”

Trung Quốc dùng ‘siêu ứng dụng’ WeChat để giám sát người dân ra sao?

Nguồn: Jing Yang, “WeChat Becomes a Powerful Surveillance Tool Everywhere in China”, WSJ, 22/12/2020.

Chính phủ Trung Quốc đang gia tăng việc sử dụng WeChat để theo dõi và ngăn chặn các tiếng nói đối lập.

Siêu ứng dụng WeChat của Trung Quốc (nền tảng tích hợp nhiều chức năng) là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà Bắc Kinh sử dụng để giám sát người dân, kiểm duyệt ngôn luận và trừng phạt những cá nhân thể hiện sự bất mãn với chính phủ.

Những người bất đồng chính kiến, người dùng và các nhà nghiên cứu bảo mật nói rằng chính quyền đang gia tăng việc sử dụng ứng dụng của tập đoàn Tencent  để truyền đi những lời đe dọa cũng như lấy bằng chứng cho các vụ bắt giữ. Continue reading “Trung Quốc dùng ‘siêu ứng dụng’ WeChat để giám sát người dân ra sao?”

Điểm lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020

Năm 2020 có thể coi là một năm thành công của ngoại giao Việt Nam bất chấp những khó khăn do Covid-19 bủa vây, nhất là với việc tổ chức thành công các sự kiện liên quan đến năm chủ tịch ASEAN.
Tuy nhiên, những dấu ấn của ngành đối ngoại của Việt Nam trong năm qua không chỉ có thế.
Hãy cùng xem clip hữu ích này để nhìn lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020. Continue reading “Điểm lại những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020”

Thế giới hôm nay: 04/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà lập pháp Mỹ nhậm chức, trong bối cảnh cả hai viện Quốc hội đều có thế đa số mong manh. Đảng Dân chủ kiểm soát Hạ viện với chỉ 10 ghế nhiều hơn. Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện, nhưng vẫn còn hai ghế sẽ bầu vào thứ Ba ở Georgia. Nếu đảng Dân chủ thắng cả hai, Thượng viện sẽ chia thành tỷ lệ 50-50. Nhiệm vụ đầu tiên của Quốc hội là xác nhận kết quả của cuộc bầu cử tháng 11. Thủ tục đó vào thứ Tư này thường chỉ mang tính hình thức. Nhưng những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump sẽ làm nó trở nên phức tạp.

Thủ tướng Anh Boris Johnson cảnh báo các quy tắc phong tỏa ở Anh “có thể khắc nghiệt hơn”, ngay cả khi việc triển khai vắc-xin covid-19 của chính phủ được đẩy nhanh từ hôm nay. Phần lớn đất nước đã ở trong cấp độ hạn chế cao nhất theo hệ thống hiện có, nhưng số ca nhiễm và nhập viện covid-19 vẫn tiếp tục tăng nhanh. Ông Johnson nhấn mạnh trường học vẫn an toàn, mặc dù các trường tiểu học ở London, theo dự kiến mở cửa hôm nay, vẫn sẽ đóng cửa cho đến 18 tháng 1. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/01/2021”

Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?

Tác giả: Chân Lương (Trung Quốc) | Người dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc tọa đàm tại Vũ Hán ngày 20/11/1971, Mao Trạch Đông từng nói: “Tôi khuyên các đồng chí nên đọc tạp văn của Lỗ Tấn. Lỗ Tấn là đệ nhất thánh nhân của Trung Quốc. Thánh nhân số một của Trung Quốc không phải là Khổng Phu Tử, cũng không phải là tôi; tôi là hiền nhân, là học trò của thánh nhân.”

Tại sao Mao Trạch Đông tôn sùng Lỗ Tấn như vậy? Nên xem xét mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông với Lỗ Tấn như thế nào? Bài này sẽ thử giải đáp vấn đề đó. Continue reading “Lỗ Tấn: Thánh nhân số một của Trung Quốc?”

03/01/1924: Quan tài của Pharaoh Tutankhamen được phát hiện

Nguồn: King Tut’s sarcophagus uncovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, hai năm sau khi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và những thành viên trong đoàn khai quật của ông phát hiện ra lăng mộ của Pharaoh Tutankhamen gần Luxor, Ai Cập, họ đã khám phá ra kho báu lớn nhất của lăng mộ –một cỗ quan tài bằng đá, bên trong là một chiếc quan tài bằng vàng nguyên khối chứa xác ướp của Tutankhamen.

Khi Carter đến Ai Cập lần đầu tiên vào năm 1891, hầu hết các ngôi mộ Ai Cập cổ đại đều đã được phát hiện, tuy nhiên nơi an nghỉ của vị Pharaoh ít tiếng tăm–Tutankhamen – người đã qua đời khi còn là một thiếu niên, vẫn chưa được xác định. Continue reading “03/01/1924: Quan tài của Pharaoh Tutankhamen được phát hiện”

Báo cáo thường niên 2020 và Kêu gọi tài trợ năm 2021

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Báo cáo thường niên 2020 (PDF)

II. Hoạt động năm 2020

Trong năm 2020, Dự án xuất bản tổng cộng 960 bài so với 822 bài năm 2019, đạt trung bình 2,73 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang đạt hơn 6,85 triệu lượt trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Continue reading “Báo cáo thường niên 2020 và Kêu gọi tài trợ năm 2021”

Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2020

Sau đây là danh sách 25 bài xuất bản năm 2020 trên Nghiencuuquocte.org được đọc nhiều nhất cho đến nay.

Nhân đây, Ban Biên tập xin chúc Quý độc giả và các Cộng tác viên một năm 2021 mạnh khỏe, bình an, vạn sự như ý! Continue reading “Top 25 bài được đọc nhiều nhất năm 2020”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Triển vọng quan hệ Mỹ-Việt và Biển Đông

Theo Lê Hồng Hiệp (ISEAS – Yusof Ishak Institute), Mỹ và Việt Nam có lợi ích chiến lược song trùng tại Biển Đông. Trung Quốc càng hiếu chiến thì càng thúc đẩy hợp tác chiến lược Mỹ-Việt, giúp nâng cao năng lực hàng hải cho Việt Nam, phù hợp với cơ chế an ninh khu vực và theo tầm nhìn Indo-Pacific, trong khuôn khổ “Bộ tứ mở rộng”. Dù Chính quyền Biden có bỏ qua khoản thặng dư thương mại ($58 tỷ) hay không thì Biden, với quan điểm thân thiện với Việt Nam, chắc sẽ có cách đề cập hợp lý hơn.

Theo Carl Thayer, lợi ích cơ bản của Mỹ sẽ không thay đổi sau khi Joe Biden tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ thứ 46 (20/1/2021). Các thỏa thuận Hà Nội ký với Robert O’Brien là nhằm tăng cường hợp tác hàng hải và mua thiết bị quân sự để đối phó với Trung Quốc đang gây sức ép tại Biển Đông. Quan điểm chính thống của Mỹ thời Biden là coi trọng chủ nghĩa đa phương, như một điểm khác biệt cơ bản so với Trump vốn coi nhẹ đồng minh. Biden sẽ tăng cường ủng hộ Bộ Tứ (Quad) và ý tưởng “Bộ Tứ Mở rộng” (Quad Plus), để phối hợp tập trận không chỉ với Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, mà còn với các nước khác như Việt Nam. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P4)”

02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory

Nguồn: Congress publishes the Tory Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Quốc hội Lục địa đã công bố nghị quyết “Đạo luật Tory,” trong đó hướng dẫn các thuộc địa cách giải quyết những người Mỹ vẫn trung thành với Anh Quốc và Vua George.

Đạo luật kêu gọi các ủy ban thuộc địa giáo dục lại những người “trung thực và có ý tốt, nhưng thiếu hiểu biết” bằng cách khai sáng cho họ về “nguồn gốc, bản chất và mức độ của cuộc tranh cãi hiện nay.” Quốc hội vẫn “hoàn toàn tin tưởng rằng các quyền tự do và đặc quyền cổ xưa của chúng ta càng được kiểm tra kỹ càng, thì sự phản đối hiện nay của chúng ta đối với chính quyền chuyên chế sẽ càng trở nên chính đáng và cần thiết.” Continue reading “02/01/1776: Quốc hội Mỹ công bố Đạo luật Tory”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Đánh giá các thách thức đến từ Trung Quốc

Thời chiến tranh lạnh, để đối phó với Liên Xô, George Kennan đã viết “Nguồn gốc Hành vi của Liên Xô”, sau đó đã trở thành kinh điển. Nay để đối phó với Trung Quốc, một số tác giả bắt chước Kennan lý giải hiện tượng Trung Quốc trỗi dậy và đề xuất cách đối phó. Giáo sư Odd Arne Westad (Đại học Yale) viết The Sources of Chinese Conduct (Nguồn gốc hành vi của Trung Quốc).

Tháng 11/2020, Vụ Hoạch định Chính sách Bộ Ngoại giao Mỹ đã báo cáo về “Các khía cạnh của thách thức từ Trung Quốc” cho rằng Trung Quốc muốn thay đổi trật tự thế giới để phục vụ mục tiêu độc đoán và tham vọng bá quyền của họ. Theo Odd Arne Westad, để đối phó với Trung Quốc, Mỹ không thể hành động một mình. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P3)”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Chính sách đối ngoại vì tầng lớp trung lưu

Để lãnh đạo thế giới, chính sách đối ngoại của chính quyền Biden sẽ khác với Obama và Trump là dựa trên “tầng lớp trung lưu” (middle class) như “tài sản lớn nhất của chúng ta”. Ngoại giao là công cụ đầu tiên của quyền lực Mỹ. Joe Biden hứa sẽ nâng ngoại giao lên làm công cụ số một của chính sách đối ngoại, và tái đầu tư vào Bộ Ngoại giao, bị Chính quyền Trump làm “rỗng ruột” và đặt Bộ Ngoại giao Mỹ vào tay các nhà ngoại giao chuyên nghiệp.

An ninh kinh tế là an ninh quốc gia, nên chính sách thương mại phải bắt đầu từ trong nước. Vấn đề là ai sẽ viết ra các quy tắc thương mại? Biden khẳng định “Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ dẫn đầu công việc đó. Mỹ phải cứng rắn với Trung Quốc. Không có lý do gì Mỹ lại tụt hậu so với Trung Quốc hay bất cứ ai”. Cách hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc là xây dựng một mặt trận thống nhất gồm các nước đồng minh và đối tác của Mỹ để ngăn chặn các hành động vi phạm luật pháp và nhân quyền của Trung Quốc. Mỹ chiếm 1/4 GDP toàn cầu, nên khi liên kết với các nền dân chủ khác, sức mạnh Mỹ sẽ tăng lên gấp bội. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P2)”

31/12/1879: Thomas Edison trình diễn bóng đèn sợi đốt

Nguồn: Thomas Edison demonstrates incandescent light, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, trong lần đầu tiên trình diễn bóng đèn sợi đốt trước công chúng, nhà phát minh người Mỹ Thomas Alva Edison đã thắp sáng một con phố ở Menlo Park, New Jersey. Công ty Đường sắt Pennsylvania đã cho chạy các chuyến tàu đặc biệt đến Menlo Park vào ngày hôm đó nhằm đáp lại sự nhiệt tình của công chúng đối với sự kiện này.

Mặc dù bóng đèn sợi đốt đầu tiên đã được sản xuất trước đó tận 40 năm, nhưng không một nhà phát minh nào có thể đưa ra một bản thiết kế có tính thực tiễn, mãi cho đến khi Edison chấp nhận thử thách vào cuối thập niên 1870. Sau vô số thử nghiệm, ông đã phát triển thành công một dây tóc sợi carbon có độ bền cao, cháy ổn định trong nhiều giờ và một máy phát điện phức tạp để cung cấp năng lượng cho một hệ thống chiếu sáng diện rộng. Continue reading “31/12/1879: Thomas Edison trình diễn bóng đèn sợi đốt”

Một đảng thất bại: Góc nhìn một người trong cuộc chia tay với Bắc Kinh

Nguồn: Thái Hà (Cai Xia), “The Party that Failed – An Insider Breaks with the Chinese Communist Party”, Foreign Affairs, Jan/Feb 2021.

Người dịch: Huỳnh Hoa

Khi Tập Cận Bình (Xi Jinping) lên cầm quyền năm 2012, tôi tràn trề hy vọng cho Trung Quốc. Là giáo sư một trường uy tín chuyên đào tạo các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi đủ hiểu biết lịch sử để kết luận rằng thời điểm Trung Quốc mở cửa hệ thống chính trị đã qua rồi. Sau một thập niên trì trệ, ĐCSTQ cần cải cách hơn bao giờ và Tập, tỏ dấu hiệu cho thấy là người có thiên hướng thay đổi, dường như sẽ là người dẫn dắt cuộc cải cách đó.

Khi ấy tôi đã đi được một nửa quá trình kéo dài hàng thập niên vật lộn với hệ tư tưởng chính thức của Trung Quốc dù tôi có trách nhiệm giáo huấn hệ tư tưởng đó cho các quan chức. Có thời là một người Marxist nồng nhiệt, tôi đã chia tay với chủ nghĩa Marx và nhìn sang tư tưởng của Phương Tây để tìm câu trả lời cho những vấn đề của Trung Quốc. Có thời là người bảo vệ kiêu hãnh cho chính sách chính thức, tôi bắt đầu biện hộ cho tự do hóa. Có thời là đảng viên trung kiên của ĐCSTQ, tôi đã bí mật nghi ngờ sự trung thực trong niềm tin của đảng và mối quan tâm của đảng đối với nhân dân Trung Quốc. Continue reading “Một đảng thất bại: Góc nhìn một người trong cuộc chia tay với Bắc Kinh”

Thế giới hôm nay: 31/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ít nhất 22 người chết trong một cuộc tấn công bằng súng cối vào sân bay Aden ở Yemen, ngay sau khi máy bay chở nội các mới được Ả Rập Saudi hậu thuẫn vừa hạ cánh. Các thành viên nội các đã được sơ tán an toàn. Nội các mới bao gồm các thành viên chính phủ Yemen và phe ly khai miền nam, hai bên chống lại phong trào Houthi do Iran hậu thuẫn đang kiểm soát miền bắc nước này. Chưa có bên nào nhận trách nhiệm cho vụ tấn công.

Một vụ lở đất ở Na Uy đã phá hủy ít nhất 14 tòa nhà, làm bị thương ít nhất 10 người và khiến khoảng 12 người mất tích tại thị trấn Gjerdrum, cách Oslo 30km. Mưa và tuyết lớn gần đây có thể là nguyên nhân. Chỉ có thể tiếp hiện trường bằng máy bay trực thăng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/12/2020”

Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời giới thiệu của tác giả: Cách đây gần hai năm, vào giữa nhiệm kỳ của Donald Trump, tôi đã viết một bài dài đăng làm 5 kỳ trên trang “Nghiên cứu Quốc tế” (Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung). Bài đó và một số bài khác đã được Derek Grossman, một chuyên gia phân tích quốc phòng của RAND, tham khảo và trích dẫn trong một báo cáo về khu vực do RAND Corporation xuất bản gần đây (Regional responses to US-China Competition in the Indo-Pacific).

Nay tôi viết bài này khi Joe Biden chuẩn bị tuyên thệ nhậm chức (20/01/2021), hy vọng góp phần làm sáng tỏ bức tranh đối ngoại của chính quyền mới. Tuy còn quá sớm để đưa ra các nhận định chủ quan, nhưng có thể dựa vào tài liệu tham khảo và cập nhật diễn biến để phác họa chính sách đối ngoại của chính quyền Biden đối với Trung Quốc và khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific), vốn là tâm điểm của những bất ổn toàn cầu. Bài khảo cứu này giới thiệu những cơ sở ban đầu để phân tích và đánh giá tình hình cũng như chính sách trong bối cảnh mới. Continue reading “Dự báo chính sách đối ngoại của chính quyền Biden (P1)”

Thế giới hôm nay: 30/12/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lần đầu tiên vượt mốc 27.000 kể từ 1991, vì cổ phiếu tăng giá sau khi dự luật kích thích của Mỹ được thông qua thành luật và một thỏa thuận thương mại hậu Brexit được kí giữa Anh và EU. Cách đây chính xác 31 năm, khi kinh tế Nhật Bản còn ở thời kỳ vàng son nhất, chỉ số này đạt đỉnh gần 39.000. Nó xuống dưới ngưỡng 8.000 vào năm 2003.

Pierre Cardin, một nhà thiết kế thời trang người Pháp, đã qua đời ở tuổi 98 tại Neuilly-sur-Seine gần Paris. Cardin là người tiên phong trong việc phát triển thương hiệu thời trang. Ông đã tạo dựng tên tuổi của mình trong những năm 1950 bằng các thiết kế sáng tạo như ‘bubble dress’, và sau đó mở rộng đế chế thương hiệu của ông với nhiều loại sản phẩm bao gồm mỹ phẩm, nước hoa và thậm chí cả nội thất xe hơi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/12/2020”