Thế giới hôm nay: 03/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu của Pháp, nói rằng bà sẽ tìm kiếm ủng hộ từ các ứng viên của các đảng khác để thành lập chính phủ nếu đảng của bà không giành được đa số hoàn toàn sau vòng hai của cuộc bầu cử vào Chủ nhật. Thăm dò cho thấy đảng của bà Le Pen, sau khi giành 33,2% số phiếu ở vòng đầu, sẽ không thể đạt ngưỡng đa số 289 ghế. Các đảng cánh tả và trung dung đã và đang thành lập các liên minh chiến lược để củng cố phòng tuyến chống lại phe cực hữu. Theo tờ Le Monde, hơn 210 ứng viên của hai bên đã rút lui để dồn phiếu cho nhau.

Theo các quan chức địa phương, hơn 100 người đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại một sự kiện của người Hindu ở Hathras, một thành phố miền bắc Ấn Độ. Nhiều phụ nữ và trẻ em nằm trong số những người thương vong. Những vụ việc chết người thường xuyên xảy ra tại các lễ hội tôn giáo ở Ấn Độ, nơi đám đông lớn thường chen lấn vào những không gian nhỏ. Còn nhớ khoảng 115 người hành hương đã thiệt mạng trong vụ giẫm đạp ở Madhya Pradesh năm 2013. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/07/2024”

Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do

Nguồn: Gideon Rachman, “Le Pen, Trump and liberal panic,” Financial Times, 01/07/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những người theo chủ nghĩa tự do sẽ phải tranh đấu lâu dài khi lực lượng dân tộc dân túy trỗi dậy ở cả Mỹ và Châu Âu.

Tôi đã có mặt tại đại sứ quán Pháp ở London vào ngày 7 tháng 5 năm 2017, ngày mà Emmanuel Macron lần đầu tiên đắc cử tổng thống. Khi màn hình hiện lên tin tức về chiến thắng quyết định của ông trước Marine Le Pen, các vị khách có mặt đã vui vẻ reo hò. Continue reading “Le Pen, Trump, và sự hoảng loạn của phe tự do”

02/07/2021: Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan

Nguồn: U.S. withdraws from Bagram Air Force Base in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2021, người Mỹ đã rời khỏi Sân bay Bagram, Căn cứ Không quân Mỹ ở phía bắc Kabul, và bàn giao sân bay này cho các lực lượng Afghanistan, một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến dài nhất lịch sử quân sự Mỹ.

Bagram, trước đây được Liên Xô sử dụng làm nhà chứa máy bay, đã trở thành tâm điểm trong quá trình chiếm đóng của Mỹ. Lực lượng Mỹ lần đầu tiên đến Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban sau vụ tấn công ngày 11/9. Và chính quyền Biden đã hứa rút toàn bộ quân khỏi tất cả các căn cứ của mình trước ngày 11/9/2021. Continue reading “02/07/2021: Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan”

Thế giới hôm nay: 02/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong quyết định với tỷ lệ phiếu 6-3 theo đúng lằn ranh ý thức hệ, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ phán quyết rằng các tổng thống “ít nhất là được giả định miễn trừ” khỏi bị truy tố hình sự đối với các hành động vì “việc công” chứ không phải đối với các hành động vì “việc tư.” Đây là vụ kiện được đệ trình bởi Donald Trump, người bị truy tố vì âm mưu lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020. Liệu hành động của ông Trump trong và trước ngày 6 tháng 1 có đủ điều kiện là việc tư hay không, các thẩm phán sẽ chuyển cho tòa cấp dưới quyết định, qua đó có thể trì hoãn phiên tòa cho đến sau tháng 11. Trong bản ý kiến ​​​​phản đối, thẩm phán tự do của toà nói rằng quyết định này “chế giễu nguyên tắc…  không ai đứng trên pháp luật.”

Các đảng trung dung và cánh tả của Pháp đã rút một số ứng viên ở các quận mà nhóm còn lại có vị thế tốt hơn để đánh bại Mặt trận Quốc gia trong vòng hai của cuộc bầu cử quốc hội vào cuối tuần. Hôm Chủ nhật, đảng của Marine Le Pen đã giành chiến thắng trong vòng đầu tiên với 33% số phiếu bầu. Mặt trận Nhân dân Mới cánh tả nhận được 28% số phiếu bầu, trong khi khối trung dung của tổng thống Emmanuel Macron chỉ được 21%. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/07/2024”

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu

Nguồn: Graham Allison và Michael J. Morell, “The Terrorism Warning Lights Are Blinking Red Again,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xuất hiện những dấu hiệu tương tự giai đoạn trước sự kiện ngày 11/9.

Từ phiên điều trần phê chuẩn chức vụ Giám đốc Tình báo Trung ương vào tháng 5/1997 cho đến ngày 11/09/2001, George Tenet đã liên tiếp cảnh báo về Osama bin Laden và al Qaeda. Trong bốn năm trước khi các thành viên al Qaeda tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, Tenet đã công khai làm chứng không dưới mười lần về mối đe dọa mà nhóm người này gây ra cho lợi ích của Mỹ trong và ngoài nước. Sang tháng 2/1999, sáu tháng sau khi nhóm này đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, ông tuyên bố: “Không có chút nghi ngờ nào về việc Osama bin Laden… [đang] lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại chúng ta.” Đầu năm 2000, ông lại cảnh báo Quốc hội rằng bin Laden “đứng đầu trong danh sách những kẻ khủng bố, vì mối đe dọa cấp bách và nghiêm trọng mà hắn đặt ra” và vì khả năng của hắn ta trong việc tấn công “mà không cần cảnh báo.” Continue reading “Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu”

Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn

Nguồn: Masahiro Matsumura, “Taiwan must resolve its defense approach for help to be effective”, Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Bất chấp việc phải đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng từ một cuộc tấn công của Trung Quốc, giới chức quốc phòng Đài Loan vẫn chia rẽ sâu sắc về chiến lược phòng thủ của hòn đảo này.

Với sự chênh lệch rõ rệt về sức mạnh quân sự giữa hai bờ eo biển Đài Loan, Đài Bắc đối mặt với những lựa chọn khó khăn về mua sắm các loại vũ khí phù hợp, đặc biệt khi nguồn lực tài chính hạn chế đồng nghĩa với việc không thể tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang toàn diện với Trung Quốc. Continue reading “Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn”

Thế giới hôm nay: 01/07/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Kết quả ban đầu cho thấy đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu đang dẫn đầu trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử quốc hội Pháp. Hãng thăm dò Ipsos dự đoán đảng của Marine Le Pen sẽ thắng 34% số phiếu, trong khi Mặt trận Nhân dân Mới cánh tả đạt 28,1%. Khối trung dung của tổng thống Pháp Emmanuel Macron tụt lại phía sau với chỉ khoảng 20%. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu là cao nhất so với vòng đầu của bất kỳ cuộc bầu cử quốc hội nào kể từ năm 1997. Bà Le Pen sẽ hy vọng tận dụng được ưu thế của đảng mình cho vòng bỏ phiếu cuối vào ngày 7 tháng 7.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tục chống lại những lời kêu gọi nhường chỗ cho ứng viên khác sau màn trình diễn tệ hại trong cuộc tranh luận tổng thống hôm thứ Năm. Cuối tuần qua, các đảng viên Dân chủ cấp cao đã vội vàng bảo vệ ông. Hakeem Jeffries, lãnh đạo phe Dân chủ tại Hạ viện, cho biết “bước lùi” của ông Biden chẳng qua chỉ là “chuẩn bị cho màn trở lại.” Trong khi đó, một cuộc thăm dò của CBS News và YouGov, công bố hôm Chủ nhật, cho thấy 45% cử tri Dân chủ đã đăng ký cho rằng ông Biden nên nhường chỗ cho người khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/07/2024”

Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?

Nguồn: Jack Detsch và Christina Lu, “Is It Too Late to Replace a Presidential Candidate?,” Foreign Policy, 28/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo các nền dân chủ khác trên thế giới thì Không.

Ngay từ tiếng chuông khai mạc cuộc tranh luận tổng thống tối thứ Năm vừa qua, cuộc tranh luận đầu tiên trong số hai cuộc tranh luận trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Joe Biden trông đã có vẻ lơ đễnh. Giọng ông thều thào và khàn đặc – điều sau đó các nhân viên tranh cử của ông nói là do một cơn cảm lạnh không đúng lúc. Vị tổng tư lệnh 81 tuổi liên tục mất tập trung và gặp khó khăn trong việc diễn đạt các quan điểm của mình. Chỉ hơn 4 tháng nữa là đến Ngày Bầu cử, nhưng nhiều thành viên lo ngại của Đảng Dân chủ đã công khai tự hỏi liệu một người khác có nên thay thế Biden làm ứng viên của đảng hay không. Continue reading “Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?”

30/06/1876: Sơ tán thương binh khỏi Little Big Horn bằng tàu hơi nước

Nguồn: Wounded soldiers evacuated from the Little Big Horn by steamboat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, sau hai ngày hành quân chậm chạp, những người lính bị thương trong Trận Little Big Horn đã đến được tàu hơi nước Far West.

Far West được quân đội Mỹ thuê trong suốt chiến dịch năm 1876 chống lại các bộ lạc Lakota Sioux và Bắc Cheyenne ở vùng Đồng bằng phía Bắc. Dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng dân sự lành nghề Grant Marsh, con tàu dài 58m này là phương tiện lý tưởng để di chuyển trên vùng nước nông của hệ thống Thượng sông Missouri. Con tàu chỉ chìm xuống khoảng 76cm nước khi được chất đầy hàng và Thuyền trưởng Marsh đã điều khiển nó đi khắp Sông Big Horn nông ở miền nam Montana vào tháng 6/1876. Tại đó, con tàu trở thành trụ sở chỉ huy cho cuộc tấn công được lên kế hoạch của quân đội Mỹ vào một ngôi làng của hai bộ tộc Sioux và Cheyenne mà họ tin rằng đang cắm trại trên Sông Little Big Horn gần đó. Continue reading “30/06/1876: Sơ tán thương binh khỏi Little Big Horn bằng tàu hơi nước”

Trung Quốc vật lộn giải quyết tình trạng chênh lệch phát triển vùng miền

Nguồn:, “Even Xi Jinping is struggling to fix regional inequality.” The Economist, 21/05/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nếu muốn biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang quan tâm đến vấn đề gì, chỉ cần xem họ đang đi công tác ở đâu. Hồi đầu tháng 5, thủ tướng Lý Cường đã dành ba ngày ở Tân Cương, một khu vực nghèo ở miền Tây Trung Quốc, nơi ông ra lệnh cho chính quyền địa phương phải tăng thu nhập và việc làm. Cùng lúc đó, cấp phó của ông là Đinh Tiết Tường đã tới Thẩm Dương, một thành phố thuộc vùng công nghiệp cũ ở đông bắc Trung Quốc. Ông Đinh kêu gọi “hồi sinh” khu vực. Chỉ hai tuần trước đó, nhà lãnh đạo tối cao Tập Cận Bình đã chủ trì một hội nghị chuyên đề ở thành phố Trùng Khánh, nơi ông công bố một “chương mới” trong sự phát triển của miền Tây Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc vật lộn giải quyết tình trạng chênh lệch phát triển vùng miền”

29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình

Nguồn: Supreme Court strikes down death penalty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong vụ Furman kiện Georgia, Tối cao Pháp viện Mỹ đã ra phán quyết bằng số phiếu 5-4 rằng: án tử hình, theo cách thức hiện đang được áp dụng ở cấp tiểu bang và liên bang, là vi hiến. Đa số cho rằng án tử hình đã vi phạm Tu chính Án thứ tám của Hiến pháp Mỹ và được xem là “hình phạt tàn nhẫn và bất thường” chủ yếu bởi vì các bang áp dụng hình thức thi hành án theo “những cách tùy tiện và thất thường,” đặc biệt là khi liên quan đến chủng tộc. Đây là lần đầu tiên tòa án cao nhất của đất nước ra phán quyết chống lại án tử. Continue reading “29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình”

Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Trong giai đoạn này, Lê, Mạc tiếp tục tương tranh. Phía Lê tướng Trịnh Kiểm chết, hai con Cối, Tùng tranh quyền. Rốt cuộc, Cối hàng Mạc, riêng Trịnh Tùng vẫn giữ vững cơ đồ cho nhà Lê.

Mạc Phúc Nguyên mất, con là Mạc Mậu Hợp nối ngôi, trị vì 32 năm, lần lượt dùng 6 niên hiệu: Thuần Phúc [1562-1565], Sùng Khang [1566-1577], Diên Thành[1578-1585], Đoan Thái [1586-1587], Hưng Trị [1588-1590] Hồng Ninh [1591-1593]. Continue reading “Lê – Mạc tương tranh dưới thời Mạc Mậu Hợp (P1)”

Thế giới hôm nay: 28/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ công bố một số ý kiến, trong đó có một ý kiến bị vô tình đăng lên trang web vào thứ Tư – theo đó cho phép tiến hành phá thai khẩn cấp ở Idaho. Toà cũng ngăn chặn một thoả thuận phá sản được đề xuất nhằm giải quyết các khiếu nại chống lại nhà sản xuất thuốc opiod Purdue Pharma. Thỏa thuận này cho chủ sở hữu công ty, gia đình Sackler, quyền miễn trừ trách nhiệm dân sự đối với vai trò của họ trong cuộc khủng hoảng opioid để đổi lấy số tiền lên tới 6 tỷ đô la trả cho những người yêu cầu bồi thường. Ngoài ra, tòa còn ngăn cơ quan quản lý môi trường Mỹ thực thi một quy định hạn chế ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện và nhà máy sản xuất, trong khi các thách thức pháp lý tiếp tục diễn ra ở tòa cấp dưới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/06/2024”

Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?

Nguồn: Corey Lee Bell, “Making Sense of Xi’s Claim That the US Is ‘Goading’ China to Invade Taiwan,” The Diplomat, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố của Tập Cận Bình phản ánh một nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về động cơ của Mỹ trong “vấn đề Đài Loan.”

Một báo cáo gần đây của Financial Times về những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hồi năm 2023 đang làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là tuyên bố bất thường của Tập rằng Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan – nhưng Tập đã quyết không bị cắn câu. Continue reading “Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?”

27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina

Nguồn: Activist Bree Newsome removes Confederate flag from South Carolina State House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, các nhà hoạt động đóng giả người chạy bộ ra hiệu cho một đồng đội của họ rằng cảnh sát đã tạm thời rời mắt khỏi cột cờ bên ngoài Tòa nhà chính quyền Tiểu bang Nam Carolina. Sau khi nhận được tín hiệu, Brittany “Bree” Newsome leo lên cột, gỡ lá cờ Hợp bang Miền Nam đang bay phấp phới ở đó và bị bắt giữ. Hành động của Newsome đã gây tiếng vang trên toàn nước Mỹ và cuối cùng dẫn đến việc bang Nam Carolina vĩnh viễn gỡ bỏ lá cờ Hợp bang khỏi tòa nhà. Continue reading “27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina”

Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump

Nguồn: Ross Douthat, “The Biden and Trump Weaknesses That Don’t Get Enough Attention,” New York Times, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Năm tuần này, Donald Trump và Joe Biden sẽ bước vào cuộc tranh luận tổng thống như những nhân vật cực kỳ nổi tiếng, khi cả hai đều không được lòng dân và có nhiều điểm yếu như nhau. Những điểm yếu quan trọng nhất của họ – đối với đương kim tổng thống, là sự già yếu và tình trạng lạm phát; còn đối với người thách đấu, là sự không phù hợp đã được chứng minh sau sự kiện ngày 06/01 – dường như đã trở nên quá quen thuộc, đến mức chẳng còn đáng bàn luận thêm cho đến khi chúng ta chứng kiến sân khấu tranh luận. Continue reading “Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump”

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Russian Lessons,” Foreign Affairs, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow?

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản. Continue reading “Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình”

Pháp có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France could trigger the next euro crisis,” Financial Times, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thâm hụt ngân sách tăng vọt và cuộc đối đầu với Brussels và Berlin là công thức dẫn đến rắc rối.

Cuối tháng 4, Emmanuel Macron cảnh báo “Châu Âu của chúng ta cũng chỉ là một con người, nó có thể chết.” Không một ai biết rằng chỉ vài tuần sau, Tổng thống Pháp sẽ bắt đầu chứng minh quan điểm của mình bằng cách kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, với nguy cơ đẩy toàn bộ EU vào một cuộc khủng hoảng ‘chết người’? Continue reading “Pháp có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Âu”

Thế giới hôm nay: 26/06/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cảnh sát Kenya được cho là đã làm thiệt mạng một số người biểu tình và làm nhiều người khác bị thương bên ngoài toà nhà quốc hội ở Nairobi. Một phần của tòa nhà đã bị đốt cháy. Quốc hội trước đó thông qua dự luật tài chính gây tranh cãi, nhằm mục đích huy động hơn 2 tỷ USD từ thuế, bao gồm tăng thuế giá trị gia tăng 16% đối với bánh mì và thuế tiêu thụ đặc biệt 25% đối với dầu thực vật. Người biểu tình trên khắp đất nước kêu gọi tổng thống William Ruto từ chức. Kể từ khi nhậm chức, ông Ruto đã thực hiện một loạt cải cách nhằm giảm gánh nặng nợ nần của Kenya.

Tòa án Hình sự Quốc tế ICC đã ban hành lệnh bắt giữ hai quan chức cấp cao của Nga. Tòa án cho rằng Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng Nga, và Sergei Shoigu, cựu bộ trưởng quốc phòng, chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng điện của Ukraine, gây ra “tổn hại dân sự.” Năm 2023, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ tổng thống Vladimir Putin vì trục xuất trái phép trẻ em khỏi các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/06/2024”

Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What the United States Can Learn From China,” Foreign Policy, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, người Mỹ nên tự hỏi Bắc Kinh đang làm gì đúng – và Mỹ đang làm gì sai.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, các đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng phấn đấu để làm tốt hơn. Họ tìm kiếm những sáng kiến giúp cải thiện vị thế của mình và nỗ lực bắt chước bất cứ điều gì có hiệu quả với đối thủ. Chúng ta đã chứng kiến hiện tượng này trong thể thao, kinh doanh, và cả chính trị quốc tế. Bắt chước không có nghĩa là phải làm chính xác những gì người khác đã làm, nhưng việc phớt lờ các chính sách mang lại lợi ích cho người khác và từ chối thích nghi chính là cách khiến bạn tiếp tục thua cuộc. Continue reading “Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?”