Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt

a4630_s4.reutersmedia.net

Tác giả: Phạm Sỹ Thành

Có ít nhất ba điểm khiến các can thiệp của chính phủ Trung Quốc vào thị trường chứng khoán (TTCK) của nước này trở nên khác thường. TTCK sẽ tác động như thế nào đến triển vọng kinh tế Trung Quốc?

TTCK Trung Quốc đã trải qua một năm biến động kỳ lạ. Trong bối cảnh kinh tế tiếp tục giảm tốc tăng trưởng, khó có thể lí giải vì sao đột nhiên TTCK nước này lại đột ngột lên cơn sốt.

Chỉ trong vòng một năm, chỉ số Shanghai Composite chạm đỉnh vào giữa tháng 6 ở mức 5.166,35 điểm, tăng khoảng 150%. Một con số này đủ làm rùng mình tất cả những ai e ngại rủi ro, bởi nếu nhớ lại, trước khi cuộc khủng hoảng dotcom xảy ra ở Mỹ, chỉ số Nasdaq Composite cũng chỉ tăng trưởng với tốc độ 86%. Sau đó, lần đầu tiên các nhà đầu tư tại TTCK Trung Quốc được trải nghiệm cảm giác hoảng loạn của “thị trường con gấu”. Chỉ trong vòng ba tuần, 30% giá trị vốn hóa của TTCK Trung Quốc – ước đạt gần 3.500 tỉ đô la Mỹ – đã bốc hơi. Continue reading “Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Tái hiện Đại nhảy vọt”

Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?

rich-traveler-istock_0

Nguồn: Dani Rodrik, “A Class of its Own”, Project Syndicate, 10/07/2014.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

F.Scott Fitzgerald từng viết câu nổi tiếng: những người siêu giàu “rất khác bạn và tôi”. Sự giàu có của họ khiến họ “hoài nghi về những thứ chúng ta tin tưởng”, và khiến họ nghĩ “họ giỏi hơn chúng ta”. Nếu những lời đó đúng với ngày nay thì có thể là vì khi chúng được viết, vào năm 1926, bất bình đẳng ở Mỹ đã đạt tới mức độ tương tự như ngày nay.

Trong phần lớn giai đoạn từ đó tới nay, cụ thể là từ cuối Thế chiến II tới những năm 1980, bất bình đẳng ở các nước tiên tiến đã dịu đi. Khoảng cách giữa những người siêu giàu và phần còn lại của xã hội dường như nhỏ hơn – không chỉ về mặt thu nhập và của cải, mà còn về khía cạnh gắn bó và mục đích xã hội. Tất nhiên người giàu có nhiều tiền hơn nhưng họ dường như vẫn là một phần của cùng một xã hội như người nghèo, và họ công nhận rằng lý do địa lí và việc cùng quốc tịch khiến họ phải chia sẻ một số phận chung. Continue reading “Tại sao giới siêu giàu xem thường chính phủ?”

08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc

History_Speeches_1502_Truman_United_Nations_Charter_SF_still_624x352

Nguồn:Truman signs United Nations Charter,” History.com (truy cập ngày 07/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry S. Truman đã ký Hiến chương Liên Hợp Quốc, đưa Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên hoàn tất quá trình phê chuẩn và tham gia tổ chức quốc tế mới này. Mặc dù vào thời điểm đó người ta đặt nhiều hi vọng vào Liên Hợp Quốc với vai trò là trọng tài cho các tranh chấp quốc tế, tổ chức này cũng được biết đến như một bối cảnh diễn ra nhiều xung đột Chiến tranh Lạnh.

Mùng 8 tháng 8 năm 1945 là một ngày bận rộn trong lịch sử Thế chiến II. Mỹ đã thả quả bom nguyên tử thứ hai xuống Nhật Bản, phá hủy thành phố Nagasaki (tức mùng 9 tháng 8 tính theo giờ địa phương). Sau một thỏa thuận đạt được trước đó trong chiến tranh, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật. Tất cả các nhà quan sát khi đó đều đồng ý rằng sự kết hợp giữa hai hành động của Mỹ và Liên Xô này sẽ nhanh chóng đặt dấu chấm hết cho sự kháng cự của Nhật Bản trong Thế chiến II. Continue reading “08/08/1945: Truman ký Hiến chương Liên Hợp Quốc”

J. Robert Oppenheimer – Cha đẻ của bom hạt nhân

 Rhodes Oppenheimer

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 7/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một người tiên phong trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, những đóng góp của J. Robert Oppenheimer cho khoa học đã khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo trong thời đại cả thế giới phải đối mặt với tình trạng bất định. Nhờ vào tài năng của mình, Oppenheimer được bổ nhiệm làm Giám đốc Khoa học của Dự án Manhattan[1] và thay đổi hẳn chiến thuật của chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi bom nguyên tử được sử dụng (năm 1945 – ND), ông phát động một phong trào phản đối chế tạo bom hydro và đấu tranh nhằm hạn chế năng lượng và vũ khí hạt nhân. Continue reading “J. Robert Oppenheimer – Cha đẻ của bom hạt nhân”

Học thuyết Bush (Bush Doctrine)

image519915x

Tác giả: Phạm Thủy Tiên

Bản Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ mà Tổng thống George W. Bush trình Quốc hội Mỹ ngày 20/09/2002 có thể xem là tuyên bố chính thức của Học thuyết Bush lần đầu tiên từ khi Tổng thống Bush nhậm chức.

Học thuyết Bush thể hiện một sự thay đổi sâu rộng trong chính sách đối ngoại Mỹ, đồng thời là một kế hoạch tham vọng nhằm tái thiết lập trật tự thế giới sau sự kiện 11/9 năm 2001. Học thuyết Bush hướng đến việc “vượt trên ngăn chặn và phòng vệ” đối với các cuộc tấn công hay các hành động thù địch, nhằm loại trừ kẻ thù hay chủ nghĩa khủng bố. Bằng nhiều cách, học thuyết này tái định nghĩa nền chính trị truyền thống – trên phương diện áp dụng sức mạnh quân sự nhằm tái cấu trúc an ninh thế giới theo lợi ích quốc gia của Mỹ. Và cũng không có gì ngạc nhiên khi học thuyết này đã khuấy động các cuộc tranh luận tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ví dụ như rất nhiều quốc gia cho rằng học thuyết Bush phản ánh một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa đế quốc hay còn gọi là “sự bành trướng đế chế”, và rằng học thuyết này đã cho phép Mỹ mở rộng ảnh hưởng quá mức lên các nước khác. Continue reading “Học thuyết Bush (Bush Doctrine)”

07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ

29-2578M-1024x630

Nguồn: Congress passes Gulf of Tonkin Resolution,” History.com (truy cập ngày 06/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1964, Quốc hội Hoa Kỳ đã chấp thuận một cách áp đảo[1] Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, cho Tổng thống Lyndon B. Johnson thẩm quyền gần như không bị giới hạn để ngăn chặn “sự xâm lăng của chủ nghĩa cộng sản” ở Đông Nam Á. Nghị quyết vịnh Bắc Bộ đánh dấu sự khởi đầu của một vai trò quân sự được mở rộng của Hoa Kỳ trên các mặt trận Chiến tranh Lạnh ở Việt Nam, Lào, và Campuchia.

Đến năm 1964, đồng minh của Mỹ là Việt Nam Cộng Hòa đang có nguy cơ sụp đổ trước một cuộc nổi dậy của các lực lượng cộng sản. Các phần tử nổi dậy được cộng sản Bắc Việt hỗ trợ đã kiểm soát được một khu vực rộng lớn ở miền Nam Việt Nam, và dường như Mỹ có viện trợ quân sự và đào tạo đến mấy thì cũng không thể cứu vãn được chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Continue reading “07/08/1964: Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ”

Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?

Iran-nuclear-deal-1024x576

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Saying No to the Warmongers,” Project Syndicate, 17/07/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bản hiệp ước nhằm kiềm chế các hoạt động hạt nhân của Iran đạt được ở Vienna đã khiến những kẻ hiếu chiến nổi khùng. Các công dân trên toàn thế giới nên ủng hộ nỗ lực dũng cảm của Tổng thống Mỹ Barack Obama để vượt qua những kẻ hiếu chiến, tâm phục trước việc các bên ký kết không chỉ có Hoa Kỳ mà còn gồm tất cả năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, cộng thêm Đức.

Nhiều người trong số những kẻ hiếu chiến đến từ các cơ quan chính phủ của chính quyền Obama. Hầu hết người Mỹ khó nhận ra hoặc hiểu được thực trạng an ninh lâu dài của đất nước họ, nơi mà các chính trị gia được bầu dường như đang lãnh đạo nhưng thực chất là do Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Lầu Năm Góc dẫn dắt – một nhà nước thiên về các giải pháp quân sự chứ không phải là ngoại giao cho những thách thức về chính sách đối ngoại. Continue reading “Ai ở Mỹ muốn phá thỏa thuận hạt nhân với Iran?”

Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga

134398567_14364874764591n

Nguồn: Vladimir Ryzhkov, “Pivot East Won’t Solve Russia’s Problems”, The Moscow Times, 16/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn

Nhà cầm quyền Nga có một động thái mang tính biểu tượng là chọn Ufa, thủ phủ vùng thảo nguyên Bashkortostan để tổ chức sự kiện kép: thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và thượng đỉnh  BRICS. Khách được chào đón theo phong tục Nga kết hợp với phong tục vùng Bashkir. Vừa hạ cánh, khách được được đón bằng bánh mì và muối theo truyền thống Nga rồi được đãi trà với sữa dê trong lều da Bashkir của dân du mục – một biểu tượng mới nhằm làm sâu sắc thêm tình đoàn kết của nhóm quốc gia phi phương Tây.

Sau khi đã chành chọe với phương Tây và đang mắc kẹt vào cuộc đối đầu gay go nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ này, Nga đang đặt cược vào Nam và Đông. Bằng cách này, Nga hy vọng đạt ba mục đích chính: 1) tránh được sự cô lập quốc tế toàn diện; 2) tạo ra một mặt trận các nước chống phương Tây có khả năng thách thức vai trò áp đảo của phương Tây và thay đổi luật chơi trong chính trị, kinh tế, và các định chế quốc tế; và 3) thay thế các nguồn lực, công nghệ và thị trường phương Tây mà Nga đã mất, bằng nguồn từ các nước phi phương Tây. Continue reading “Xoay trục sang Đông không giải quyết được vấn đề của Nga”

Thời gian và không gian trong chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh

Nguồn: Robert Tomes, “Trading Space and Time in the Cold War Offset Strategy”, War on the Rocks, 6/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

“Chiến lược”, như Napoleon phản ánh, là “nghệ thuật sử dụng thời gian và không gian.” Chiến lược bù đắp lần thứ ba được mô tả như một cách thức giúp duy trì thế mạnh công nghệ quân sự của Mỹ. Việc bù đắp các lợi thế của đối thủ và phục hồi uy thế răn đe của Mỹ đòi hỏi các đổi mới về mặt công nghệ và học thuyết, cho phép quân đội chống đỡ và trả đũa các cuộc tấn công ở khoảng cách xa hơn trong một khung thời gian ngắn hơn so với các khả năng cho phép ở hiện tại.

Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các nhà hoạch định chiến lược quân sự Mỹ đặt câu hỏi về khả năng của quân đội trong việc duy trì thế mạnh công nghệ so với các cường quốc khu vực khác. Liệu một “chiến lược bù đắp” mới có thể giúp nước Mỹ tiếp tục giữ vững vị thế răn đe truyền thống trong dài hạn vốn luôn được đảm bảo bởi quân đội Hoa Kỳ? Mối đe dọa từ chống xâm nhập-chống tiếp cận (A2/AD) đang thách thức các khả năng răn đe khu vực của Mỹ bằng cách gia tăng các chi phí tương đối liên quan đến hoạt động của quân đội tại các căn cứ tiền phương, trong khi các căn cứ này lại sở hữu một quá trình tiếp vận kéo dài, bên cạnh đó là đặt các lực lượng quân đội Mỹ ở tư thế phòng thủ trong quá trình giao chiến ban đầu. Continue reading “Thời gian và không gian trong chiến lược bù đắp thời kỳ Chiến tranh Lạnh”

Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?

China stockmarket

Nguồn: Marie Charrel, “Les gagnants et les perdants du ralentissement chinois”, Le Monde, 03/08/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh

Trong tháng 7, chứng khoán Trung Quốc sụt giảm tới mức thấp nhất kể từ tháng 8 năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính lên đến đỉnh điểm. Chỉ số tổng hợp của thị trường chứng khoán Thượng Hải giảm 15%, bất chấp sự can thiệp liên tiếp của chính phủ trong nỗ lực bình ổn thị trường. Theo các nhà kinh tế, sự sụt giảm này có thể tiếp diễn trong tháng 8 tới. Vào hôm thứ hai vừa qua (3/8), các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến kết thúc ngày giao dịch với mức giảm tương ứng là 1,11% và 2,72%.

Tuy nhiên đây vẫn chưa phải là điều đáng lo ngại nhất. Sự hỗn loạn của thị trường chứng khoán chỉ là một trong những dấu hiệu của sự suy thoái kinh tế Trung Quốc. “Bắc Kinh đang lo sốt vó vì các biện pháp đã triển khai cho đến nay nhằm phục hồi tăng trưởng không còn tác dụng”, Patrick Artus, giám đốc nghiên cứu thuộc Ngân hàng Natixis cho biết. Continue reading “Ai được ai mất từ cuộc suy thoái của Trung Quốc?”

Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza

Tsipras_Larisa

Nguồn: Nikolaos Papadogiannis, “Syriza’s German Fixation?”, Project Syndicate, 08/07/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Hy Lạp đã nói lên tiếng nói của mình. Trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, họ đã quyết định bác bỏ thỏa thuận được các chủ nợ của Hy Lạp đưa ra. Tuy vậy, trong nội bộ của Đảng Syriza cầm quyền, mọi thứ không thực sự rõ ràng đến vậy.

Từ khi lên nắm quyền vào tháng 1, Đảng Syriza đã cố gắng cân bằng nhu cầu phải đi tới một thỏa thuận về các khoản nợ của Hy Lạp với lời cam kết được đưa ra trong cuộc vận động tranh cử rằng không ký bất cứ một thỏa thuận nào đẩy Hy Lạp lún sâu vào tình trạng suy thoái. Quyết định của thủ tướng Alexis Tsipras nhằm thúc đẩy cử tri Hy Lạp bỏ phiếu “chống” trong cuộc trưng cầu dân ý về đề xuất được các chủ nợ đưa ra gần đây nhất đã cho thấy rằng yếu tố thứ hai được ưu tiên. Động thái này tất yếu đã gặp phải sự chế giễu đầy giận dữ của các nhà lãnh đạo khu vực đồng Euro khác. Continue reading “Nguồn gốc cộng sản và tư tưởng chống Đức của Đảng Syriza”

05/08/1963: Hiệp ước cấm thử hạt nhân được ký

stokes

Nguồn:Nuclear Test Ban Treaty signed,” History.com (truy cập ngày 04/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1963, các đại diện của Hoa Kỳ, Liên Xô, và Vương quốc Anh đã ký Hiệp ước cấm thử hạt nhân, theo đó cấm mọi hoạt động thử hạt nhân bên ngoài không gian, dưới bề mặt nước, hoặc trong khí quyển. Hiệp ước này được ca ngợi như một bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc kiểm soát vũ khí hạt nhân trên toàn cầu.

Các cuộc thảo luận giữa Hoa Kỳ và Liên Xô liên quan đến một lệnh cấm thử nghiệm hạt nhân đã được bắt đầu từ giữa những năm 1950. Các quan chức của cả hai quốc gia đều tin rằng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân đã đạt đến một mức độ nguy hiểm. Hơn nữa, các cuộc biểu tình công khai phản đối việc thử nghiệm vũ khí hạt nhân ngoài không gian ngày càng giành được nhiều sự ủng hộ. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán giữa hai quốc gia (sau này có thêm sự tham gia của Vương quốc Anh) đã buộc phải kéo dài trong nhiều năm và thường gặp thất bại khi vấn đề giám sát được đưa lên. Continue reading “05/08/1963: Hiệp ước cấm thử hạt nhân được ký”

Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia

najib1mdb1

Nguồn: Bridget Welsh, “Corruption scandal divides Malaysia’s political elite”, East Asia Forum, 21/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Malaysia Najib Razak đang đối mặt với những cáo buộc mạnh mẽ liên quan đến biển thủ công quỹ, tham nhũng và thao túng bầu cử – những vấn đề đánh thẳng vào vai trò lãnh đạo cũng như tính chính danh của chính phủ của ông. Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO) – đảng chính trị của Najib – và cả Malaysia lại sa vào một cuộc khủng hoảng nữa.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đã lôi ra ánh sáng các vấn đề quản lý kinh tế sai, khiến danh tiếng các thể chế tài chính của Malaysia bị giảm sút. Số tiền được cho là nằm trong tài khoản ngân hàng của Najib (700 triệu USD) đã tạo ra nhiều cơn sốc. Các lãnh đạo UMNO biết rằng kể cả trong những vụ giải ngân bầu cử ồ ạt trong cuộc tổng tuyển cử 2013, số tiền cỡ đó cũng không thể nào rót hết xuống mạng lưới bảo trợ thân hữu của họ. Continue reading “Bê bối tham nhũng chia rẽ giới tinh hoa chính trị Malaysia”

Rachel Carson – Nhà hoạt động vì môi trường

RACHEL CARSON

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 4/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Rachel Carson dẫn đầu cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường. Trong cuốn sách có tựa đề ‘Silent Spring’ xuất bản năm 1962, Rachel Carson tranh luận rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và chất hóa học trong nông nghiệp có những hệ quả lâu dài còn chưa lường trước được. Tác phẩm của bà đã làm dấy lên làn sóng bảo vệ môi trường trên khắp nước Mỹ. Ngày nay, bà vẫn được coi là một người đi tiên phong: ngôn từ của bà đã khơi dậy sự cần thiết của nhận thức về môi trường.

Rachel Carson có niềm đam mê về sinh học khi đang theo học tại trường Đại học nữ sinh Pennsylvania. Năm 1932, Carson hoàn thành bằng thạc sỹ về động vật học từ Đại học John Hopkins khi làm việc cho viện hải dương học tại Wood Hole, Massachusetts. Continue reading “Rachel Carson – Nhà hoạt động vì môi trường”

Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?

Qian-Xuesen-001

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoản bồi thường năm Canh Tý

Cuối thế kỷ 19, do không chịu nổi ách áp bức bóc lột dã man của phong kiến Mãn Thanh, nông dân một số tỉnh ở Trung Quốc đã nổi dậy chống triều đình. Phong trào này mới đầu có tên Nghĩa Hoà Quyền; từ 1899 đổi tên là Nghĩa Hoà Đoàn, chuyển mục tiêu sang chủ yếu chống đế quốc phương Tây.

Năm Canh Tý (1900), Nghĩa Hoà Đoàn chiếm Bắc Kinh và một số thành phố. Triều đình nhà Thanh của Từ Hy Thái hậu chạy lên Tây An, bỏ ngỏ Bắc Kinh. Quân Nghĩa Hoà Đoàn mặc sức hãm hại giáo sĩ, kiều dân nước ngoài, cướp phá tài sản của họ và các sứ quán. Trước tình hình đó, lấy danh nghĩa bảo vệ kiều dân và sứ quán, quân đội 8 nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Nhật, Ý và đế quốc Áo-Hung liên kết nhau tiến vào Bắc Kinh và các thành phố bị chiếm. Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn bị dập tắt. Continue reading “Mỹ từng giúp Trung Quốc đào tạo nhân tài như thế nào?”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (04/08/2015)

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Theo bài viết của Paul Pryce trên trang web của Trung tâm An ninh Hàng hải Quốc tế (CIMS) cho rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng của Hàn Phi, vốn là một học giả nổi tiếng thời Chiến Quốc theo trường phái pháp gia (legalism). Theo Paul, điều này phần nào được thể hiện qua Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc được tuyên bố gần đây. Kể từ thời kỳ Mao Trạch Đông, các lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường xuyên trích dẫn lời nói từ các tác phẩm của đạo Khổng, vốn đề cao lòng trung hiếu, nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng. Đây được coi là triết lý giúp củng cố vai trò và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, Tập Cận Bình lại đang có xu hướng khác khi ông dựa chủ yếu vào tác phẩm Hàn Phi Tử. Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (04/08/2015)”

Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF

IMF-Get-Out

Nguồn: Ngaire Woods, “The IMF’s Euro Crisis”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong vài thập niên vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã học được 6 bài học quan trọng về phương pháp giải quyết khủng hoảng nợ công. Nhưng những bài học ấy đã bị lãng quên trong quá trình Quỹ giải quyết cuộc khủng hoảng Hy Lạp.

Việc tham gia vào quá trình giải cứu khu vực Eurozone của IMF có thể đã làm tăng ảnh hưởng và giúp Quỹ nhận được sự ủng hộ ở châu Âu. Nhưng việc Quỹ và các cổ đông châu Âu không tuân theo các tiêu chuẩn hành vi tốt nhất của mình đến một ngày sẽ cho thấy đó là một bước đi sai lầm chết người.

Một bài học quan trọng bị lãng quên trong cuộc khủng hoảng Hy Lạp là khi việc cứu trợ trở nên cần thiết thì chỉ được thực hiện một lần và phải thật dứt khoát. Quỹ IMF học được bài học này vào năm 1997, khi gói cứu trợ cho Hàn Quốc bị thiếu hụt và điều này dẫn đến vòng đàm phán thứ hai. Tại Hy Lạp vấn đề còn tệ hơn nữa, vì gói cứu trợ trị giá 86 tỉ Euro đang được bàn bạc đến diễn ra sau một gói cứu trợ trị giá 110 tỉ Euro vào năm 2010 và một gói khác trị giá 130 tỉ Euro năm 2012. Continue reading “Cuộc khủng hoảng đồng Euro của IMF”

Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình

Corbis-U1954083-19

Nguồn: Michael Sheridan, “Deng Xiaoping: A Revolutionary Life by Alexander V Pantsov with Steven I Levine”, The Sunday Times, 21/7/2015.

Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cái nhìn thẳng thắng đối với Đặng Tiểu Bình cho thấy ông không hề là một người ôn hòa.

Đặng Tiểu Bình là một trong số rất ít người làm thay đổi thế giới. Ông là một gã khổng lồ của thế kỷ 20, nhà cách mạng và nhà cải cách đã đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu. Ông cũng là một tên bạo chúa không hề có chút nhân đạo và chịu một phần trách nhiệm đối với cái chết của hàng triệu người. Tính đến nay, đây là cuốn tiểu sử hay nhất viết về ông.

Cả hai tác giả, vốn đều là học giả, đã rất khéo léo chọn cách kể chuyện theo thời gian. Cuốn sách được viết một cách rõ ràng, thẳng thắn, dẫn dắt người đọc đi qua những “gai góc” chủ nghĩa Marx và Trung Hoa học  một cách nhẹ nhàng. Nó được điểm xuyết bởi những giai thoại sống động và ngắn gọn. Đó là một cuốn sách cân bằng và không ngần ngại trình bày sự thật. Continue reading “Một góc nhìn khác về vai trò lịch sử của Đặng Tiểu Bình”

03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến

Nguồn:Germany and France declare war on each other,” History.com (truy cập ngày 02/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chiều mùng 3 tháng 8 năm 1914, hai ngày sau khi tuyên bố chiến tranh với Nga, Đức tuyên chiến với Pháp, đẩy mạnh một chiến lược dài hạn được định hình bởi cựu Tổng tham mưu trưởng quân đội Đức Alfred von Schlieffen cho một cuộc chiến trên cả hai mặt trận chống Pháp và Nga. Chỉ vài giờ sau đó, Pháp cũng tuyên chiến với Đức, sẵn sàng điều động quân đội vào các tỉnh Alsace và Lorraine, những vùng đất mà Pháp phải bồi thường cho Đức theo thỏa thuận kết thúc Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871.

Việc Đức chính thức tuyên chiến với Pháp và Nga, cùng với vụ Thái tử Franz Ferdinand của Áo và vợ ông bị một người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc ám sát tại Sarajevo ngày 28 tháng 6 năm 1914, và cơn bế tắc ngoại giao sau đó giữa một bên là Áo-Hung và một bên là Serbia và quốc gia Slavơ ủng hộ mạnh mẽ của nó là Nga, cuộc xung đột ban đầu tập trung tại khu vực Balkan hỗn loạn đã bùng lên thành một cuộc chiến tranh toàn diện. Continue reading “03/08/1914: Đức-Pháp tuyên chiến”

Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?

maxresdefault (2)

Nguồn: Volker Perthes, “After the Iran Deal,” Project Syndicate, 14/07/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau 12 năm đàm phán dai dẳng, Iran và nhóm nước “P5 +1” (Trung Quốc, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, và Anh, cộng với Đức) đã đạt được một thỏa thuận toàn diện nhằm giới hạn chương trình phát triển năng lực hạt nhân của Iran trong mục đích phi quân sự. Để đổi lại sự hợp tác của mình, Iran cuối cùng được dỡ bỏ khỏi các lệnh trừng phạt mà Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu, và Mỹ đã áp đặt nhiều năm nay. Đây là một thành công ngoại giao rất lớn.

Tất nhiên, các cuộc đàm phán đã vấp phải nhiều chỉ trích từ Quốc hội Mỹ và Quốc hội Iran, cũng như Ả Rập Xê-út, Israel, và thậm chí cả Pháp. Nhưng những lợi ích tiềm năng mà thỏa thuận mang lại là không thể phủ nhận. Continue reading “Điều gì diễn ra sau thỏa thuận hạt nhân với Iran?”