Bá quyền (Hegemony)

Sotay

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Hegemonia (bá quyền), theo nghĩa gốc tiếng Hy Lạp, là “lãnh đạo”, được dùng để miêu tả mối quan hệ giữa các thành bang thời Hy Lạp cổ đại. Bá quyền trong quan hệ quốc tế thường được định nghĩa là sự lãnh đạo hay sự thống trị của một cường quốc đối với một nhóm các quốc gia khác, thường là trong một khu vực. Nhưng “nhóm các quốc gia” có những giả định trước về mối quan hệ giữa chúng. Thực tế cho thấy khái niệm “lãnh đạo” mang hàm ý một mức độ nào đó về trật tự xã hội và tổ chức tập thể. Các quốc gia là những cá thể, bao gồm cả quốc gia bá quyền, vốn là quốc gia có sức mạnh áp đảo nhất trong trật tự xã hội đó. Do đó, rõ ràng khái niệm bá quyền gắn liền với khái niệm về hệ thống quốc tế. Bá quyền không tồn tại đơn độc, mà là một hiện tượng chính trị đặc biệt tồn tại trong một hệ thống quốc tế nào đó, mà chính hệ thống này là sản phẩm của các hoàn cảnh chính trị và lịch sử cụ thể. Continue reading “Bá quyền (Hegemony)”

Cái giá của sự bất công bằng: Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi

t1larg.china.superyacht.sunseeker.cnn

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Bài liên quan: Người giàu nắm quyền như thế nào?

Một trong những sự kiện gây nhiều phản ứng trên thế giới trong vài năm gần đây (nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008) là sự phân hoá thu nhập ngày càng rộng ra ở một số quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, và ngay cả Mỹ.  Thiểu số giàu có thì càng giàu hơn cực nhanh, đến độ “khủng”, còn đa số trung lưu và nghèo thì hoặc là chững lại, hoặc là nghèo hơn.  Ở Mỹ chẳng hạn, trong hai năm 2009-2010, khi mà thu nhập bình quân của 99% gia đình Mỹ chỉ tăng lên 0,9% thì thu nhập của 1% giàu nhất tăng lên 11,6%!  Một điều đáng lưu ý nữa là trong năm quốc gia có nhiều tỷ phú (đô la) nhất thế giới (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ) thì hai nước vẫn còn tự xưng là “xã hội chủ nghĩa”, và hai nước vẫn còn được xem là đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ).  Continue reading “Cái giá của sự bất công bằng: Về giai cấp “siêu giàu” mới nổi”

#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ

david-goliath

Nguồn: James E. Goodby (2014). “The Survival Strategies of Small Nations”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 31-39.

Biên dịch & Hiệu đính: Trần Tuấn Minh

Bài liên quan: Cuộc đối thoại ở Melos

Tác giả người Czech Milan Kundera đã từng cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa nước lớn và nước nhỏ là ở chỗ nước nhỏ không thể tự đảm bảo sự sinh tồn của mình. Ông viết:

Nước nhỏ là một nước mà sự tồn tại của nó có thể gặp nhiều rủi ro; một nước nhỏ có thể biến mất và họ biết rõ về điều đó. Một người Pháp, Nga, và Anh thường không nghi ngờ về sự tồn tại của quốc gia mình. Trong lời quốc ca của họ chỉ tồn tại những ca từ nói về sự vĩ đại và vĩnh cửu. Tuy nhiên, lời quốc ca của Ba Lan, như chúng ta có thể thấy, được bắt đầu với câu: Ba Lan vẫn chưa suy vong…”[1]

Continue reading “#228 – Chiến lược sinh tồn của các nước nhỏ”

Một nước Mỹ luôn thay đổi

download

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Quay trở lại nước Mỹ khi Mùa thu lá vàng 2014 vừa kết thúc. Tiết trời đầu đông chuyển sang se lạnh, cây cối đã trút hết các cành lá cũ và vươn “chân, tay” khẳng khiu, nhưng đầy thách thức lên trời để chuẩn bị “nghênh đón” một mùa đông lạnh giá phía trước. Chứng kiến cảnh cực đẹp của thiên nhiên khi cây lá khoe sắc với đủ “bộ cánh” rực rỡ và lộng lẫy nhất, rồi lại chứng kiến cũng chính những cây hoa ấy với sắc màu “thảm hại nhất” trong thời gian ngắn ngủi chưa đến 2 tuần khiến không nhiều người tránh khỏi cảm giác chạnh lòng và bùi ngùi tiếc nuối. Nó cũng tựa như cảm giác ngắm các hoa hậu vừa đăng quang, rạng ngời với vương miện, cánh áo, rồi lại chứng kiến chính họ ở ngoài đường với khuôn mặt “mộc” và khoác bộ đồ nhầu nhĩ trên người.

Tuy nhiên, tiết trời chính trị Mỹ thì luôn luôn nóng, bất kể tiết trời ra sao. Continue reading “Một nước Mỹ luôn thay đổi”

Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại

ming-tribute-system-small

Tác giả: June Teufel Dreyer | Biên dịch: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

Khi Trung Quốc nổi lên như là một cường quốc kinh tế và quân sự vượt trội trên thế giới, một vài học giả Trung Quốc lại tiếc nuối nhắc về một thời kì khác, khoảng thế kỉ 5 trước Công nguyên, khi thiên hạ đã từng thái bình dưới sự cai trị của một hoàng đế đạo đức và nhân từ kiểu Nho gia. Những hồi tưởng về lịch sử này rõ ràng gợi ý rằng – dưới sự lãnh đạo của một nước Trung Quốc đức độ, người ta có thể quay trở lại thời kì hoàng kim.

Theo đó, hoàng đế nhân từ duy trì một pax sinica (nền hòa bình kiểu Trung Hoa) và cai trị thiên hạ (tianxia), hay toàn bộ thế giới dưới bầu trời này. Continue reading “Hệ thống Thiên hạ của Trung Quốc: Lịch sử và hiện tại”

Chế độ A-pac-thai (Apartheid)

Sotay

Tác giả: Trần Thanh Huyền

Khái niệm “a-pac-thai” (apartheid) xuất hiện từ năm 1917, nhưng chế độ chính trị a-pac-thai phải đến năm 1948 mới được chính thức thiết lập và tồn tại kéo dài cho đến năm 1994. Xét về mặt chính trị, chế độ a-pac-thai ở Nam Phi được chính thức hình thành từ thời điểm diễn ra cuộc bầu cử năm 1948. Đảng Dân tộc (The National Party – NP) lên cầm quyền với chương trình chính trị được tóm tắt trong khái niệm apartheid (phân biệt chủng tộc) hay apartness (phân lập). Chính sách phân lập đã loại tất cả những người không phải là da trắng ra khỏi các cơ quan quyền lực, trừ một số rất ít người da màu. Các cá nhân trong xã hội bị phân loại theo chủng tộc. Sự phân loại đó được thừa nhận về mặt pháp lý và được xây dựng thành luật để quản lý các nhóm người trong xã hội. Continue reading “Chế độ A-pac-thai (Apartheid)”

Những rủi ro địa chính trị ở châu Á

0,,16169685_303,00

Tác giả: Nouriel Roubini | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Bài liên quan: Quan hệ Trung-Nhật 120 năm sau cuộc chiến

Rủi ro địa chính trị lớn nhất trong thời đại của chúng ta không phải là cuộc xung đột giữa Israel và Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay nguy cơ bất ổn kéo dài từ Maghreb (Ả-rập Bắc Phi) cho tới tận Hindu Kush (dãy núi nằm giữa Afghanistan và Pakistan). Thậm chí, đó cũng không phải là nguy cơ có thể xảy ra Chiến tranh Lạnh thứ Hai giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine. Continue reading “Những rủi ro địa chính trị ở châu Á”

#227 – Sự trỗi dậy của đồng Nhân dân tệ và chính trị TQ

A man walks by  a poster advertising the

Nguồn: Di Dongsheng (2013). “Chapter six: The renminbi’s rise and Chinese politics”, Adelphi Series, 53:439, pp. 115-126.

Biên dịch: Nguyễn Thị Ngọc Lan | Hiệu đính: Vũ Thành Công

Bài liên quan: Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ dưới góc nhìn kinh tế chính trị

Các cường quốc luôn có các đồng tiền mạnh và một đồng tiền mạnh cũng giúp tạo nên quyền lực. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang dần trở thành một cường quốc gia hùng mạnh và Nhân dân tệ (NDT) là một phần quan trọng của đại chiến lược tạo nên sự trỗi dậy này. Trong khi nhiều nghiên cứu khác nhau đã đề cập đến ảnh hưởng kinh tế của chính sách tiền tệ Trung Quốc thì chương này tập trung tìm hiểu các khía cạnh phi kinh tế. Bài viết sẽ lý giải vai trò của đồng NDT trong ván bài lớn của Trung Quốc cũng như những tác động chính trị cả về đối nội lẫn đối ngoại của nó. Continue reading “#227 – Sự trỗi dậy của đồng Nhân dân tệ và chính trị TQ”

Bản sắc Do Thái

d12Ewf8ddSsbRoKwMumvzucd

Tại Israel, để là một người thực tế, bạn phải tin vào phép lạ”.[1]

-David Ben-Gurion (Thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Israel hiện đại)

Từ khi Nhà nước Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948, những đánh giá lịch sử về Israel thường chỉ đặt trọng tâm xoay quanh của các cuộc chiến nẩy lửa, các xung đột Ả Rập-Israel không bao giờ hết và các cuộc đàm phán ngoại giao bế tắc. Trọng tâm đó rất gây hiểu lầm. Israel đã trải qua nhiều cuộc chiến; Israel cũng luôn là mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố nhiều hơn bất kỳ một quốc gia nào khác; cũng là một thành viên tích cực trong nỗ lực kiến tạo hòa bình của Trung Đông trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, các xung đột và thương lượng, mặc dù thường xuất hiện với tần suất rất cao trên các tiêu đề truyền thông hàng ngày, chỉ là một phần nhỏ của câu chuyện. Cuốn sách này “Câu chuyện Do Thái: từ Do Thái giáo đến Nhà nước Israel hiện đại” cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh quan trọng hơn và bao quát hơn: thực tế của đất nước này và con người của nó là gì? Continue reading “Bản sắc Do Thái”

Mô hình tăng trưởng méo mó của Trung Quốc

ghost-city-china-ordos

Tác giả: Keyu Jin | Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung

Hầu hết các nhà kinh tế đều có lý do để lo lắng cho nền kinh tế Trung Quốc: mức tiêu thụ thấp và thặng dư xuất khẩu lớn, dư thừa năng lực sản xuất công nghiệp, suy thoái môi trường, hoặc sự can thiệp của chính phủ như việc kiểm soát vốn hoặc áp chế tài chính (financial repression).[1] Nhưng nhiều người không nhận ra đó chỉ là những triệu chứng của một vấn đề cơ bản duy nhất: mô hình tăng trưởng sai lệch của Trung Quốc.

Trong một chừng mực nào đó, mô hình này là hệ quả của chính sách, của thành kiến lâu đời coi xây dựng và sản xuất là đầu tàu của phát triển kinh tế. Ưu tiên này nhắc chúng ta nhớ lại thời kỳ Đại nhảy vọt vào những năm 1950, khi kim loại phế liệu được nấu chảy để đáp ứng các mục tiêu sản xuất thép vô cùng lạc quan nhằm thúc đẩy giấc mơ công nghiệp hóa nhanh chóng của Mao Trạch Đông. Continue reading “Mô hình tăng trưởng méo mó của Trung Quốc”

An ninh tập thể (Collective security)

Sotay

Tác giả: Hoàng Cẩm Thanh

Khái niệm an ninh tập thể (collective security) nổi lên sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 khi chứng kiến nỗi kinh hoàng của chiến tranh và phản ứng trước sự yếu kém của chính sách cân bằng quyền lực và cơ chế tự cứu (self-help) của các quốc gia Châu Âu – được xem là nguyên nhân gây nên Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Tổng thống Woodrow Wilson, một người theo trường phái tự do cổ điển, chủ trương thay đổi hệ thống quốc tế đang vận hành theo cơ chế cân bằng quyền lực sang cơ chế an ninh tập thể thông qua Tuyên bố 14 điểm của ông và “Hội Quốc Liên” là sản phẩm từ tư tưởng này. Continue reading “An ninh tập thể (Collective security)”

Bước Đại Thụt lùi của Trung Quốc

download

 Tác giả: Xia Yeliang | Biên dịch: Nguyễn Chi  Lan

Trong tuần này, các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ tham dự phiên họp toàn thể với trọng tâm về vấn đề nền pháp quyền. Tuy nhiên, trong vài ngày qua, một số nhóm trên WeChat (mạng xã hội phổ biến tại Trung Quốc) đã thông tin về việc bắt giữ gần 50 nhà hoạt động người Trung Quốc vì đã ủng hộ các cuộc biểu tình tại Hong Kong. Một số nhóm khác thì thông báo về việc một lệnh cấm chính thức đã được đưa ra nhằm vào việc xuất bản hoặc bán các sách có tác giả là người ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hong Kong, hay ủng hộ hoạt động nhân quyền và vấn đề pháp quyền. Điều này đã gây nghi ngờ nghiêm trọng đối với lòng tin vào sự cam kết của chính phủ về mục tiêu đổi mới chính trị. Continue reading “Bước Đại Thụt lùi của Trung Quốc”

Tại sao tình hữu nghị Nga-Trung sẽ bền vững

130327162059-xi-jinping-vladimir-putin-614xa

Tác giả: Gilbert Rozman | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Gần đây, Trung Quốc và Nga đã thách thức trật tự quốc tế bằng cách hậu thuẫn lẫn nhau trên mặt trận ngoại giao để đối phó vấn đề Ukraine và Hồng Kông, theo thứ tự tương ứng. Nhưng các quan sát viên phương Tây gần như đã hiểu lầm những lý do khiến hai nước phải xây dựng các quan hệ thân thiết với nhau hơn trước. Nga và Trung Quốc được thúc đẩy bởi các lợi ích vật chất mà hai nước chia sẻ thì ít, nhưng bởi một ý thức thông thường về cái căn cước dân tộc [national identity] thì nhiều. Cái bản sắc dân tộc này tự định hình trong cuộc đối kháng chống phương Tây và trong việc củng cố cách nhìn của mỗi nước về di sản của chủ nghĩa cộng sản truyền thống. Continue reading “Tại sao tình hữu nghị Nga-Trung sẽ bền vững”

#226 – Cái chết của thần Ares: Xu hướng biến mất của chiến tranh

war-to-end-all-wars

Nguồn: Bruno Tetrais (2012).The Demise of Ares: The End of War as We Know It?”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 3, pp. 7-22.>>PDF

Biên dịch: Dương Mai Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #192 – Xung đột vũ trang trong thế kỷ 21 

Năm 1990, nhà khoa học chính trị người Mỹ John Mearsheimer đã đưa ra dự đoán rằng chúng ta sẽ sớm “thấy nhớ Chiến tranh Lạnh”.[1] Trong những năm tháng sau đó, sự bùng nổ của những cuộc xung đột đẫm máu ở Balkans và châu Phi làm dấy lên nỗi sợ hãi về thời đại của sự hỗn loạn trên phạm vi toàn cầu. Các tác giả như Robert Kaplan và Benjamin Barber đã phổ biến một viễn cảnh bi quan của thế giới, trong đó thế hệ người man rợ mới, được giải thoát khỏi các ràng buộc của sự đối đầu Đông – Tây, sẽ tự do theo đuổi các mối hận thù và đức tin tôn giáo của tổ tiên họ.[2] Các nhà báo James Dale Davidson và William Rees-Mogg còn thêm vào rằng bạo lực sẽ lại nổi lên như một điều tất yếu của cuộc sống.[3] Cựu Thượng nghị sĩ Mỹ Daniel Patrick Moynihan còn cảnh báo rằng Trái đất sẽ sớm trở thành “địa ngục”.[4] Continue reading “#226 – Cái chết của thần Ares: Xu hướng biến mất của chiến tranh”

Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á

247706-files-china-forex-yuan-invest-business-asia

Nguồn: Yuriko Koike (2013). “Chapter seven: The new shape of Asia”, Adelphi Series, 53:439, pp. 127-132.

Biên dịch: Trần Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: #126 – Trung Quốc, các nhà tài trợ mới nổi và cuộc cách mạng thầm lặng trong hỗ trợ phát triển

Vai trò của đồng nhân dân tệ trong nền kinh tế thế giới phải được nhìn nhận trong bối cảnh quản lý sự trỗi dậy của Trung Quốc trong trật tự quốc tế hiện tại, điều có lẽ là thách thức lớn nhất mà các nhà chiến lược về ngoại giao và quân sự đang phải đối mặt ngày nay. Hiện nay Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai, đồng thời cũng là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới. Sức mạnh kinh tế này cho phép Trung Quốc gây ảnh hưởng lên nhiều khu vực trên toàn cầu, nơi mà cách đây một thập kỷ sự hiện diện của Trung Quốc còn rất hạn chế. Continue reading “Trung Quốc và trật tự mới của Châu Á”

Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô

thanhdo

Tác giả: Lý Bằng | Biên dịch : Nguyên Hải

 [Năm 1986]

Ngày 26 tháng 12, Thứ Sáu, trời âm u, có mưa

Tại Đại hội VI Đảng Cộng Sản Việt Nam [ĐCSVN], Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Đảng, thay cho nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời hồi tháng 7.

[Năm 1989]

Ngày 26 tháng 8, Thứ Bảy, trời âm u, có mưa

Hôm nay Việt Nam tuyên bố đã “rút toàn bộ quân đội” từ Campuchia. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề Campuchia, cũng quét sạch trở ngại cho việc bình thường hóa mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam. Continue reading “Nhật ký Lý Bằng viết về Hội nghị Thành Đô”

Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới

shutterstock_170988695

Tác giả: Richard Rosecrance | Biên dịch: Lê Xuân Hùng

Khi cán cân sức mạnh nghiêng về phía những người thiện tâm, mọi sự đều thiên về hướng tốt lành – ngay cả đối với những người Trung Quốc.

Mọi sự tập trung quyền lực quy mô lớn trong chính trị quốc tế tất yếu sẽ sụp đổ, hay ít ra đó là điều đa số các sử gia và các nhà phân tích chính sách theo chủ nghĩa hiện thực coi là minh triết. Bất cứ thế “chênh lệch sức mạnh” nào, dù dưới hình thức các đế quốc ở tầm khu vực hay quốc tế, các vương triều hay những hệ thống bá quyền khác, sớm muộn sẽ thất bại bởi thành công tất yếu của các nỗ lực đối trọng lại. Nếu như thiên nhiên căm ghét sự trống rỗng của chân không thì chính trị quốc tế lại đánh đổ những sự bất cân bằng; các vị bá vương và những kẻ dàn sức quá mức khác luôn gánh chịu những sự trừng phạt đích đáng. Continue reading “Thế chênh lệch sức mạnh và hòa bình thế giới”

An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)

Sotay

Tác giả: Chu Duy Ly

Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi truyền thống (ANPTT).

Về khái niệm, ANPTT xuất hiện từ sau Chiến tranh Lạnh nhưng cho đến nay vẫn chưa có quan điểm chung về khái niệm của thuật ngữ này. Những quan điểm khác nhau về thuật ngữ này có thể được chia thành hai trường phái. Continue reading “An ninh phi truyền thống (Nontraditional security)”

#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế

2264359345

Nguồn: William W. Burke-White (2014). “Crimea and the International Legal Order”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 4, pp. 65-80.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?/ Điểm giới hạn của Nga và khủng hoảng Ukraine

Crimea đã thuộc về Nga. Tại thời điểm này, cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 3 năm 2014 và việc Nga sáp nhập Crimea sau đó đã là các sự kiện lịch sử, ngay cả khi biên giới lãnh thổ và tương lai chính trị của Ukraine vẫn còn đang bị tranh chấp. Dù vậy, khi sự chú ý của thế giới đã chuyển từ Sevastopol sang Kiev và nhiều cuộc khủng hoảng gần đây tại những nơi khác, một sự cân bằng chủ chốt giữa hai trong số những nguyên tắc cơ bản nhất của trật tự pháp lý và chính trị quốc tế thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai vẫn đang bị đe dọa.

Tại Crimea, Nga đã sử dụng luật  quốc tế một cách khôn ngoan, trong đó lợi dụng được sự mâu thuẫn giữa nguyên tắc cơ bản nghiêm cấm chiếm đoạt lãnh thổ thông qua sử dụng vũ lực và một nguyên tắc cơ bản không kém là quyền tự quyết để từ đó chiếm đoạt Crimea. Continue reading “#225 – Crimea và trật tự pháp lý quốc tế”

Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết”

maobook_edited

Tác giả: Trần Hữu Dũng

Từ giữa năm 2005, cuốn tiểu sử này đã làm sôi nổi dư luận các nước nói tiếng Anh (xin đừng lầm với quyển “Mao: A life” của Philip Short, xuất bản năm 2001, vừa được dịch ra tiếng Pháp). Hai tác giả là vợ chồng: bà Jung Chang, sinh trưởng ở Trung Quốc, từng là một Hồng Vệ  Binh trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá, đã viết cuốn tự truyện về gia đình bà (“Hoang Nga” (Wild Swans) xuất bản năm 1991) được nhiều người khen, và ông Jon Halliday, sử gia người Anh, nguyên chủ biên tạp chí thiên tả New Left Review. Continue reading “Đọc “Mao: Câu chuyện không được biết””