Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

De Lesseps – Tổng công trình sư Kênh đào Suez

PANA.DELESSEPS

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

De Lesseps (1805-1894) là một nhà ngoại giao và quản lý hành chính người Pháp, người đã chỉ đạo việc xây dựng Kênh đào Suez.

Ferdinand de Lesseps sinh ngày 19 tháng 11 năm 1805 trong một gia đình người Pháp có truyền thống ngoại giao. Ông cũng theo nghiệp ngoại giao, và được bổ nhiệm công tác tại Tunisia và Ai Cập trong những nhiệm kỳ đầu. Tại Ai Cập, ông kết thân với Said Pasha, con trai của phó vương nước này. De Lesseps dần bị mê hoặc bởi nền văn hóa Địa Trung Hải và Trung Đông, cùng với sự lớn mạnh của giao thương ở Tây Âu. Sau nhiệm kỳ công tác tại Tây Ban Nha và Ý, năm 1849 ông từ chức vì một bất đồng với chính phủ Pháp. Năm 1854, Said Pasha trở thành tân phó vương của Ai Cập. De Lesseps lập tức quay trở lại Ai Cập. Tại đây ông được đón tiếp nồng hậu, và không lâu sau đó ông được cấp phép để bắt đầu xây dựng Kênh đào Suez. Cảm hứng của De Lesseps bắt nguồn từ việc Napoleon hủy bỏ các kế hoạch xây một kênh đào cho phép tàu thuyền có thể đi trực tiếp từ Địa Trung Hải đến Biển Đỏ để tới phương Đông, thay vì phải đi một chuyến hải trình dài vòng qua Châu Phi. Continue reading “De Lesseps – Tổng công trình sư Kênh đào Suez”

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.

Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác. Continue reading “Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?”

03/05/1946: Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo bắt đầu xét xử

kemp1

Nguồn:Japanese war crimes trial begins,” History.com (truy cập ngày 02/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 3 tháng 5 năm 1946, ở Tokyo, Nhật Bản, Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông bắt đầu xét xử 28 quan chức chính phủ và sĩ quan quân đội Nhật Bản bị cáo buộc phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người trong Thế chiến II.

Phiên tòa kéo dài đến ngày 4 tháng 11 năm 1948, kết quả là 25 trên 28 bị cáo bị tuyên là có tội. Hai trong số ba bị cáo còn lại đã chết trong thời gian phiên tòa diễn ra, một người còn lại được tuyên bố là mất trí. Ngày 12 tháng 11 cùng năm, Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo thông qua án tử hình đối với 7 người, trong đó có Đại tướng Tōjō Hideki, Thủ tướng Nhật Bản trong thời gian chiến tranh, và một số quan chức cấp cao khác, trong đó có Đại tướng Matsui Iwane, người tổ chức vụ Thảm sát Nam Kinh, và Kimura Heitarō, người tiến hành bạo hành tù binh chiến tranh của quân đội Đồng Minh. 16 người khác bị kết án tù chung thân, 2 người còn lại cũng phải chịu án tù. Ngày 23 tháng 12 năm 1948, Tōjō và 6 người khác bị hành quyết (bằng cách treo cổ) tại Tokyo. Continue reading “03/05/1946: Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo bắt đầu xét xử”

Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba

FidelCastro

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 2/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Fidel Castro sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926 tại phía đông nam tỉnh Oriente, Cuba. Ông là con trai của một chủ đồn điền mía đường. Castro theo học ngành luật tại Đại học La Habana. Ông dự định tham gia tranh cử vào năm 1952, tuy nhiên Tướng Fulgencio Batista đã lật đổ chính phủ và cuộc bầu cử bị hủy bỏ. Castro phủ nhận nền dân chủ và tuyên bố ủng hộ cách mạng vũ trang. Năm 1953, Castro và em trai là Raúl tiến hành một cuộc nổi dậy chống lại Batista nhưng bất thành, do đó ông bị kết án 15 năm tù. Ông được trả tự do nhờ một lệnh ân xá và đến Mexico. Tại đây, ông liên kết với một người Argentina theo chủ nghĩa Marx – Ernest ‘Che’ Guevara. Continue reading “Fidel Castro – Lãnh tụ cách mạng Cuba”

Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine

XU*7753425

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Overcoming the Ukraine Crisis”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hồi ức về các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20, từ chủ nghĩa hoà bình những năm 1930 đến đối đầu Chiến tranh Lạnh, đang được khuấy lên, thúc đẩy cả Nga và phương Tây lao vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với trật tự toàn cầu và sự ổn định của châu Âu trong 25 năm qua. Đúng như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine liên quan đến các cường quốc được trang bị vũ khí hạt nhân và có chi tiêu quân sự chung chiếm gần 2/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử không cần lặp lại chính nó, miễn là phương Tây có những bước đi nhằm tránh bị mắc kẹt bởi bất kỳ sự leo thang bất ngờ nào. Continue reading “Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine”

02/05/2011: Osama bin Laden bị tiêu diệt

t1larg.bin.laden.meeting.gi

Nguồn:Osama bin Laden killed by U.S. forces,” History.com (truy cập ngày 01/05/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2011, Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố nhằm vào Hoa Kỳ hôm 11 tháng 9 năm 2001, bị lực lượng quân đội Mỹ tiêu diệt trong một cuộc đột kích vào khu ẩn náu của ông ta ở Pakistan. Nhà lãnh đạo 54 tuổi khét tiếng của Al Qaeda, một mạng lưới khủng bố gồm những kẻ Hồi giáo cực đoan, là mục tiêu của một cuộc săn lùng trên quy mô toàn cầu kéo dài gần một thập niên.

Cuộc đột kích bắt đầu vào khoảng 1 giờ sáng giờ địa phương, khi 23 lính đặc nhiệm hải quân Hoa Kỳ (U.S. Navy SEALs) trong hai chiếc trực thăng Black Hawk đổ bộ xuống khu phức hợp ở Abbottabad, một trung tâm du lịch và quân sự ở phía Bắc thủ đô Islamabad của Pakistan. Một trong hai chiếc trực thăng đã rơi trong khi hạ cánh nhưng không có ai bị thương. Continue reading “02/05/2011: Osama bin Laden bị tiêu diệt”

Cleopatra – Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại

Pompeo Batoni-925629

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 28/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cleopatra VII (c.69 – 30 TCN) là người cai trị cuối cùng của vương triều Ptolemy, bà trị vì Ai Cập từ năm 51 đến 30 TCN. Bà nổi tiếng vì sắc đẹp của mình và mối tình với hai người đứng đầu La Mã: Caesar và Mark Antony.

Cleopatra sinh vào khoảng năm 69-68 TCN. Khi cha của bà là vua Ptolemy XII mất năm 51 TCN, Cleopatra và người em trai 10 tuổi Ptolemy XIII cùng trị vì đất nước. Họ kết hôn theo truyền thống của người Ai Cập. Dù sắc đẹp của bà là điều còn bàn cãi, Cleopatra là một phụ nữ thông minh và một chính khách sắc sảo – người đã mang lại thịnh vượng và hòa bình cho một đất nước từng bị phá sản và chia cắt bởi nội chiến. Continue reading “Cleopatra – Vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại”

Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?

grexit

Nguồn: Anders Borg, “Why Europe Needs to Save Greece,” Project Syndicate, 12/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vấn đề căn bản ẩn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp là một vấn đề của bản thân Hy Lạp: tâm lý không sẵn sàng hiện đại hóa đất nước đã ăn sâu. Hy Lạp từng bị Đế chế Ottoman thống trị trong một thời gian dài. Mạng lưới chính trị và kinh tế già cỗi lâu năm của nó đang mục ruỗng tận gốc. Cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn chưa xuất hiện. Ngay cả niềm tin vào các thể chế nhà nước cũng đang xói mòn, và một tâm lý ỷ lại, lệ thuộc đã nảy sinh.

Người ta có thể lập luận rằng những người dân Hy Lạp không đáng được giúp đỡ. Nhưng việc khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng không phải là giải pháp tốt nhất cho cả nước này lẫn Liên minh châu Âu (EU). Dù Hy Lạp có xứng đáng được cứu trợ hay không thì EU cũng nên làm điều này vì lợi ích của chính họ. Continue reading “Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?”

Địa chính trị (Geopolitics)

??????????????????

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Địa chính trị là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể, địa chính trị xem xét việc các yếu tố như vị trí địa lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa hình tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống quốc tế.

Khái niệm “địa chính trị” lần đầu tiên được sử dụng bởi nhà khoa học chính trị người Thụy Điển Rudolf Kjellen vào năm 1899. Kjillen cho rằng các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lý và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lý này có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển về kinh tế-xã hội và chính trị, đồng thời góp phần định hình bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia. Kjellen đặc biệt chú ý tới tác động của các đặc điểm địa lý như núi non và đại dương đối với sinh mệnh chính trị của các quốc gia. Continue reading “Địa chính trị (Geopolitics)”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

30/04/1945: Adolf Hitler tự sát

article-0-00550F6A00000258-395_634x433

Nguồn:Adolf Hitler commits suicide,” History.com (truy cập ngày 29/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong lúc ẩn náu dưới một boong ke trong trụ sở của mình ở Berlin, Adolf Hitler đã tự tử bằng cách nuốt một viên nang xyanua và tự bắn vào đầu mình. Ít lâu sau đó, Đức đầu hàng vô điều kiện trước các lực lượng Đồng Minh, chấm dứt giấc mơ của Hitler về một Đế chế “1.000 năm.”

Ít nhất từ năm 1943, áp lực của quân đội Đồng Minh đè nặng lên Đức Quốc xã ngày một lớn. Tháng 2 năm đó, Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã, lấn sâu vào lãnh thổ Liên Xô, đã bị tiêu diệt trong trận đánh ở Stalingrad, và hi vọng của người Đức cho một cuộc tấn công kéo dài trên cả hai mặt trận đã tiêu tan. Sau đó, tháng 6 năm 1944, quân Đồng Minh phương Tây đã đổ bộ vào Normandy, Pháp, và bắt đầu đẩy quân Đức lùi về Berlin một cách có hệ thống. Đến tháng 7 năm 1944, nhiều sĩ quan chỉ huy của quân đội Đức đã nhận ra sự thất bại không thể tránh khỏi và âm mưu lật đổ Hitler để có thể đàm phán hòa bình thuận lợi hơn. Nhưng những nỗ lực ám sát Hitler đều thất bại, và để trả thù, Hitler đã cho hành quyết hơn 4.000 đồng bào của mình. Continue reading “30/04/1945: Adolf Hitler tự sát”

Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt

Nguồn: Paul Scharre, “The Human Element in Robotic Warfare”, War on the Rocks, 23/03/2015

Biên dịch: Lê Thanh Danh | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kỳ 1: Công nghệ rô-bốt trong quân sự: Tự vận hành là gì? | Kỳ 2: Rô-bốt tham chiến: Ưu thế của số lượng | Kỳ 3: Các đàn rô-bốt và tương lai của chiến tranh

Quy tắc đầu tiên của máy bay không người lái là không gọi được chúng là “máy bay không người lái” (unmanned aircraft), và cũng đừng gọi chúng là “drone”.

Không quân Hoa Kỳ thường sử dụng cụm từ “máy bay được lái từ xa” (remotely piloted aircraft) để nói đến các loại vũ khí như Predator, Reaper hay Global Hawk. Cụm từ này thật ra cũng mô tả thực tế hoạt động hiện nay của những chiếc Predator và Reaper. Các máy bay này được phi công điều khiển bằng cần điều khiển và bánh lái, chỉ có điều những phi công này không ngồi trên máy bay (và đôi khi là ở tận phía bên kia bán cầu).

Chiếc Global Hawk có mức độ tự hành cao và không cần phi công điều khiển, nhưng vẫn cần môt người sử dụng bàn phím và chuột đưa ra các mệnh lệnh hoạt động. Đối với trường hợp này, khái niệm “được lái từ xa” có phần mơ hồ hơn. Continue reading “Yếu tố con người trong chiến tranh rô-bốt”

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

3845406-3x2-940x627

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 24/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc từ năm 1928 đến 1949.[1]  

Tưởng Giới Thạch sinh ngày 31 tháng 10 năm 1887 ở Chiết Giang, một tỉnh ven biển phía đông Trung Quốc. Cha ông là một lái buôn. Ông theo học trường đào tạo sĩ quan ở Nhật Bản năm 18 tuổi. Năm 1911, Tưởng trở về Trung Quốc để tham gia cuộc nổi dậy lật đổ Triều đại nhà Thanh và lập nên nền cộng hòa Trung Hoa. Tưởng trở thành một thành viên của Quốc dân đảng (QDĐ) do Tôn Trung Sơn thành lập. Continue reading “Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc”

Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông

060508-N-4166B-030

Nguồn: Richard Javad Heydarian & Truong-Minh Vu, “South China Sea: Time for US-ASEAN Maritime Cooperation,” RSIS Commentary No. 094, 20/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Những hoạt động xây dựng gấp rút của Trung Quốc trên Biển Đông đã tăng cường hơn nữa các tranh chấp hàng hải đang diễn ra giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Không chỉ làm phức tạp thêm bản chất của các tranh chấp đang diễn ra gây phương hại tới các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền, các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông còn báo hiệu cho sự hung hăng ngày càng tăng về mặt quân sự của nước này, khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang hướng tới “phòng thủ ngoại vi” và củng cố chiều sâu chiến lược của nó trong khu vực. Continue reading “Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông”

29/04/1975: Chiến dịch di tản ‘Gió lốc’ của quân đội Mỹ bắt đầu

640px-Saigon-hubert-van-es

Nguồn:Operation Frequent Wind begins,” History.com (truy cập ngày 28/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Chiến dịch Gió lốc (Operation Frequent Wind), cuộc di tản lớn nhất bằng trực thăng trong lịch sử, bắt đầu được tiến hành để di dời những người Mỹ cuối cùng khỏi Sài Gòn.

Quân đội miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu phát động cuộc tấn công cuối cùng của họ từ tháng 3 năm 1975, và các lực lượng quân đội miền Nam Việt Nam đã phải rút lui trước những bước tiến nhanh chóng của quân đội miền Bắc, liên tục thất thủ tại Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, và Xuân Lộc.

Khi quân đội miền Bắc Việt Nam bắt đầu tấn công vùng ngoại ô Sài Gòn, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa Graham Martin đã ra lệnh mở chiến dịch Gió lốc. Continue reading “29/04/1975: Chiến dịch di tản ‘Gió lốc’ của quân đội Mỹ bắt đầu”

AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á

GFX_AIIB

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Asia’s Multilateralism”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đã sẵn sàng tổ chức các cuộc họp thường niên của mình, nhưng tin tức quan trọng trong quản trị kinh tế toàn cầu sẽ không xuất phát từ Washington trong những ngày sắp tới. Thật vậy, tin tức đó đã xuất hiện từ tháng trước, khi Vương quốc Anh, Đức, Pháp và Ý cùng với hơn 30 quốc gia khác trở thành các thành viên sáng lập của Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB). Với số vốn 50 tỉ USD, AIIB, được khởi xướng bởi Trung Quốc, sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng của châu Á vốn nằm ngoài khả năng tài trợ của các dàn xếp thể chế hiện nay. Continue reading “AIIB và chủ nghĩa đa phương châu Á”

Thomas Clarkson – Người đấu tranh giải phóng nô lệ

clarkson-medium

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 27/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Clarkson (1760-1846) là một nhà hoạt động hàng đầu chống lại buôn bán nô lệ và vận động bãi bỏ chế độ nô lệ ở Anh và thuộc địa của Anh.

Thomas Clarkson sinh ngày 28 tháng 3 năm 1760 tại Wisbech, Cambridgeshire. Ông là con trai của một mục sư kiêm thầy giáo tại một trường dạy ngôn ngữ cổ (grammar school) ở địa phương.[1] Năm 1779, Clarkson theo học Đại học Cambridge. Ở đây ông đã giành giải nhất trong cuộc thi viết luận bằng tiếng Latinh, bàn luận về vấn đề liệu có hợp pháp không nếu ép người khác làm nô lệ trái với ý muốn của họ. Continue reading “Thomas Clarkson – Người đấu tranh giải phóng nô lệ”

“Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực

janpan

Tác giả: Nguyễn Văn Bình

Sau sự bùng nổ những năm 1980, kinh tế Nhật Bản đã rơi vào tình trạng giảm phát liên tục trong hai thập niên vừa qua với mức tiêu dùng yếu và tăng trưởng thấp bất chấp các nỗ lực liên tục của các chính quyền Nhật Bản kế tiếp nhau từ năm 1992 đến năm 2012 nhằm đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái. Khó khăn kinh tế cộng vởi tỉ lệ nợ công ngày càng cao (233% GDP năm 2012) và thảm họa kép động đất và hạt nhân vào năm 2011 đã khiến Nhật Bản ngày một lún sâu vào vòng xoáy khủng hoảng, tưởng chừng không lối thoát. Kinh tế trì trệ, cùng với cách xử lý thiếu quyết đoán của chính quyền của Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc đã khiến vị thế quốc tế của Nhật Bản suy giảm theo và tạo ra một tâm lý bi quan trong người dân nước này. Continue reading ““Chủ nghĩa hòa bình tích cực” và tác động đến cục diện khu vực”

28/04/1977: Phiên tòa xét xử Phái Hồng quân kết thúc

2268

Nguồn:Red Army Faction trial ends,” History.com (truy cập ngày 27/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, ở Stuttgart, Tây Đức, phiên tòa dài ngày xét xử các nhà lãnh đạo tổ chức khủng bố Băng đảng Baader-Meinhof, hay còn gọi là Phái Hồng quân (Red Army Faction – RAF), kết thúc với việc Andreas Baader, Gudrun Ensslin, và Jan-Carl Raspe bị kết tội giết 4 người và mưu sát 30 người khác. Các bị cáo đều phải lãnh án tù chung thân, hình phạt nặng nề nhất của Đức.

Phái Hồng quân được thành lập bởi những nhà cách mạng cực tả Andreas Baader và Ulrike Meinhof năm 1968. Ủng hộ cuộc cách mạng cộng sản ở Tây Đức, Phái Hồng quân đã sử dụng chiến thuật khủng bố để chống các nhà lãnh đạo chính phủ, quân đội, và doanh nghiệp, trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản tại quê hương của mình. Baader bị tống giam năm 1970 nhưng sau đó trốn thoát, còn Meinhof bị bắt năm 1972. Năm 1976, Baader bị bắt trở lại, Meinhof treo cổ tự tử trong buồng giam. Continue reading “28/04/1977: Phiên tòa xét xử Phái Hồng quân kết thúc”