09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza

Nguồn: Intifada begins on Gaza Strip, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, tại Dải Gaza do Israel chiếm đóng, người Palestine đã phát động đợt bạo loạn đầu tiên trong phong trào intifada, hay “nổi dậy” trong tiếng Ả Rập, một ngày sau khi một chiếc xe tải Israel đâm vào một toa xe chở công nhân Palestine ở quận tị nạn Jabalya của Gaza, khiến 4 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương. Người Palestine ở Gaza coi vụ việc là một hành động trả đũa có chủ ý sau khi một người Do Thái bị sát hại ở Gaza vài ngày trước đó. Người Palestine đã xuống đường biểu tình, đốt nhiều lốp xe, và ném đá cùng bom xăng vào cảnh sát và quân đội Israel. Tại Jabalya, một chiếc xe tuần tra của quân đội Israel đã bắn vào những kẻ tấn công người Palestine, khiến một thiếu niên 17 tuổi thiệt mạng và 16 người khác bị thương. Ngày hôm sau, lính dù Israel được cử đến Gaza để dập tắt bạo lực, nhưng bạo loạn đã lan sang Bờ Tây do Israel chiếm đóng. Continue reading “09/12/1987: Phong trào Intifada bắt đầu ở Dải Gaza”

18/11/1987: Quốc hội Mỹ ra báo cáo cuối cùng về bê bối Iran-Contra

Nguồn: Congress issues final report on Iran-Contra scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, sau gần một năm điều trần về vụ bê bối Iran-Contra, ủy ban điều tra chung của Quốc hội Mỹ đã công bố báo cáo cuối cùng, trong đó kết luận rằng vụ bê bối – liên quan đến một kế hoạch phức tạp, theo đó một phần tiền từ việc bán vũ khí bí mật cho Iran sẽ được sử dụng để tài trợ cho cuộc chiến của phe Contra chống lại chính phủ Sandinista ở Nicaragua – là một vụ việc mà chính quyền Ronald Reagan đã cho thấy thói “bí mật, lừa dối, và coi thường pháp luật.” Continue reading “18/11/1987: Quốc hội Mỹ ra báo cáo cuối cùng về bê bối Iran-Contra”

08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung

Nguồn: Superpowers agree to reduce nuclear arsenals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một cuộc họp thượng đỉnh ở Washington, D.C., Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã ký hiệp ước đầu tiên giữa hai siêu cường nhằm cắt giảm kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của họ. Các thỏa thuận trước đây chỉ đơn thuần là nỗ lực của hai đối thủ trong Chiến tranh Lạnh nhằm hạn chế sự phát triển kho vũ khí hạt nhân của hai bên. Thỏa thuận lịch sử năm 1987 đã cấm các tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất. Khi đó, Mỹ và Liên Xô đang sở hữu tổng cộng 2.611 tên lửa thuộc nhóm này, hầu hết nằm ở châu Âu và Đông Nam Á. Continue reading “08/12/1987: Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung”

09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô

Nguồn: U.S. Secretary of State George Shultz condemns Soviet spying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, chỉ vài ngày trước khi tới Moscow để đàm phán về kiểm soát vũ khí và một số vấn đề khác, Ngoại trưởng Mỹ George Shultz tuyên bố rằng ông “vô cùng tức giận” về hoạt động có thể là gián điệp của Liên Xô trong Đại sứ quán Mỹ ở nước này. Các quan chức Liên Xô phẫn nộ đáp trả rằng cáo buộc gián điệp là “bịa đặt bẩn thỉu.”

Ngoại trưởng Shultz dự kiến sẽ đến Moscow để đàm phán về nhiều vấn đề, nhưng quan trọng nhất trong số đó là việc cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung ở châu Âu. Tổng thống Ronald Reagan và nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã thảo luận về việc cắt giảm vũ khí trong hội nghị thượng đỉnh của họ ở Iceland, vào tháng 10/1986, nhưng đàm phán đã kết thúc trong bất hoà. Gorbachev đã gắn tiến trình cắt giảm tên lửa với việc Mỹ từ bỏ Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (tên thường gọi là chương trình phòng thủ tên lửa “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “09/04/1987: Ngoại trưởng George Shultz lên án hoạt động gián điệp của Liên Xô”

18/09/1987: Hàng trăm người bị nhiễm độc phóng xạ ở Brazil

Nguồn: Hundreds are accidentally poisoned in Brazil, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Cesium-137 vô tình được lấy ra từ một máy điều trị ung thư bị loại bỏ ở Brazil. Hàng trăm người cuối cùng đã bị đầu độc bởi bức xạ từ chất này, qua đó cho thấy rằng ngay cả một lượng phóng xạ tương đối nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm.

Năm 1985, Viện Xạ trị Goiania (Goiania Institute of Radiotherapy) chuyển trụ sở đến một địa điểm mới và để lại một chiếc máy trị liệu từ xa bằng Cesium-137 đã lỗi thời trong tòa nhà bỏ hoang của họ. Viện đã không thông báo đầy đủ cho các nhà chức trách về sự tồn tại của thiết bị này, và cỗ máy đã yên vị trong tòa nhà ở trung tâm thành phố Goiania, cách Sao Paulo 600 dặm, suốt hơn một năm trước khi hai người đàn ông đến trộm nó đi. Continue reading “18/09/1987: Hàng trăm người bị nhiễm độc phóng xạ ở Brazil”

11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn

Nguồn: “Butcher of Lyon,” former Nazi Gestapo chief, charged with war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Klaus Barbie – người đứng đầu đơn vị Cảnh sát Mật của Đức Quốc Xã, Gestapo, tại Lyon, Pháp – đã bị đưa ra xét xử ở Lyon, hơn bốn thập niên sau khi Thế chiến II kết thúc. Ông ta phải đối mặt với bản cáo trạng gồm 177 tội ác chống lại loài người.

Với tư cách là lãnh đạo của Gestapo ở Lyon, Barbie đã ra lệnh đưa 7.500 người Pháp gốc Do Thái hoặc các thành viên lực lượng Kháng chiến Pháp đến trại tập trung, đồng thời cho hành quyết khoảng 4.000 người khác. Ngoài ra, ông ta còn đích thân tra tấn và hành quyết nhiều tù nhân. Năm 1943, ông ta bắt được Jean Moulin, thủ lĩnh của Kháng chiến Pháp, và đã chỉ thị đánh cho Moulin chết từ từ. Năm 1944, ông ta tiến hành vây bắt 44 đứa trẻ người Do Thái và 7 giáo viên khi họ trốn trong một ngôi trường nội trú ở Izieu và đưa toàn bộ nhóm này đến trại tử thần Auschwitz. Trong số 51 người bị bắt hôm ấy, chỉ có duy nhất một giáo viên sống sót. Tháng 08/1944, khi quân Đức chuẩn bị rút khỏi Lyon, Barbie cho tổ chức một chuyến tàu cuối cùng đưa hàng trăm người đến trại tử thần. Continue reading “11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn”

19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’

Nguồn: Stock markets crash on “Black Monday”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức sụt giảm phần trăm trung bình một ngày lớn nhất từ trước đến nay của chỉ số Dow Jones Industrial Average không diễn ra vào năm 1929, mà là vào ngày này năm 1987. Khi một số sự kiện không liên quan đến nhau gây ra khủng hoảng thị trường toàn cầu, chỉ số Dow Jones đã giảm 508 điểm – tương đương 22,6% – như một điềm báo cho các vấn đề hệ thống lớn hơn.

Niềm tin vào Phố Wall đã tăng lên trong suốt thập niên 1980, khi nền kinh tế thoát khỏi suy thoái và Tổng thống Ronald Reagan cho triển khai nhiều chính sách thân thiện với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vào tháng 10/1987, các chỉ số bắt đầu cho thấy tăng trưởng thị trường trong năm năm trước đó sắp đi đến hồi kết. Chính phủ báo cáo thâm hụt thương mại lớn tới mức đáng ngạc nhiên, khởi đầu cho sự giảm giá đồng đô la Mỹ. Quốc Hội tuyên bố đang xem xét việc thu hẹp các lỗ hổng thuế đối với việc sáp nhập doanh nghiệp, gây lo lắng cho những nhà đầu tư vốn đã quen với lỗ hổng trong quy định. Continue reading “19/10/1987: Thị trường chứng khoán sụp đổ vào ‘Thứ Hai Đen tối’”

12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng

Nguồn: Shultz calls on European allies to increase defense spending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong chuyến thăm chính thức đến Đan Mạch, Ngoại trưởng Mỹ, George Shultz, đa đưa ra một tuyên bố kêu gọi các đồng minh NATO của Mỹ ở Tây Âu tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng của họ. Shultz thẳng thắn thông báo với nước chủ nhà Đan Mạch rằng “điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tăng đóng góp cho NATO, đảm bảo rằng chúng ta làm mọi thứ có thể để duy trì các giá trị của mình.” Lời kêu gọi này là nhằm phản ứng trực tiếp trước Hiệp ước INF mới được ký giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng”

17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời

Rudolf-Hess_1952223a

Nguồn:Hitler’s last living henchman dies,” History.com (truy cập ngày 16/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, Rudolf Hess, phó tướng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler, được phát hiện là đã chết ngạt trong nhà tù Spandau tại Berlin ở tuổi 93, được cho là tự tử. Hess là thành viên thân cận cuối cùng của Hitler còn sống sót sau chiến tranh và là tù nhân duy nhất trong nhà tù Spandau kể từ năm 1966.

Hess, một tín đồ tận tâm của chủ nghĩa quốc xã ngay từ những ngày đầu, đã tham gia trong “cuộc đảo chính nhà hàng bia” thất bại của Hitler năm 1923. Ông đã trốn chạy sang Áo nhưng tình nguyện trở về Đức để hầu cận Hitler trong nhà tù Landsberg. Trong suốt tám tháng trong tù, Hitler đã đọc cho Hess chép câu chuyện cuộc đời mình – cuốn Mein Kampf nổi tiếng sau này. Năm 1933, Hess trở thành phó Chủ tịch Đảng Quốc xã, nhưng thời gian sau đó Hitler mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo của Hess nên đã đưa ông xuống làm người thừa kế thứ hai sau Hermann Göring. Continue reading “17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời”

12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin

Nguồn:Reagan challenges Gorbachev to tear down the Berlin Wall,” History.com (truy cập ngày 11/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất thời Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, ông đã thách lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev “phá đổ” Bức tường Berlin, biểu tượng của thời kỳ đàn áp của chủ nghĩa cộng sản ở một nước Đức bị chia cắt.

Năm 1945, sau thất bại của Đức trong Thế chiến II, thủ đô Berlin bị phân chia thành bốn khu vực, trong đó Mỹ, Anh, và Pháp kiểm soát miền Tây còn Liên Xô nắm quyền ở miền Đông nước Đức. Tháng 5 năm 1949, ba khu vực ở miền Tây hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) còn miền Đông thành lập nên Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) vào tháng 10 cùng năm. Continue reading “12/06/1987: Reagan thách Gorbachev phá đổ Bức tường Berlin”