Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây

Tác giả: Baabar | Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Triều Tiên là nước thứ hai thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, vào ngày 15/10/1948. Năm 1946, Liên Xô và Trung Quốc công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, nhưng Chính phủ Quốc dân đảng ở Trung Quốc không thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ, đến năm 1950 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới mở Đại sứ quán của mình tại Ulan Bato. Do đó, Triều Tiên là quốc gia thứ hai trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Mông Cổ.

Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên (1950 -1953), Mông Cổ là quốc gia cộng sản luôn đứng về phía Triều Tiên, đã giúp rất nhiều vật chất cũng như tinh thần. Ngoài việc cung cấp thịt cho Triều Tiên, Mông Cổ còn cung cấp ngựa chiến cho quốc gia này cũng như nhận nuôi dưỡng nhiều trẻ em Triều Tiên bị mồ côi trong chiến tranh. Continue reading “Quan hệ Mông Cổ – Triều Tiên trong 30 năm gần đây”

Khám phá cơ sở làm giàu uranium bí mật Kangson

Nguồn: Ankit Panda, “Exclusive: Revealing Kangson, North Korea’s First Covert Uranium Enrichment Site”, The Diplomat, 13/07/2018.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Từ đầu những năm 2000, Triều Tiên bắt đầu xây dựng một cụm công trình kín đáo ở một nơi cách thủ đô Pyongyang (Bình Nhưỡng) vài km về phía đông nam, không xa bờ sông Taedong. Công trình này nằm ở phía đông thị trấn Chollima, nơi năm xưa người Nhật từng xây dựng nhà máy sản xuất thép cỡ lớn sau khi chiếm bán đảo Triều Tiên.

Đây là cơ sở làm giàu uranium bí mật đầu tiên của Triều Tiên, tình báo Mỹ gọi là cơ sở làm giàu Kangson (Kangson enrichment site). Tại đây, trong khoảng 15 năm qua Triều Tiên đã thực hiện việc làm giàu uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân. Sau đó họ còn xây dựng một cơ sở làm giàu không giữ bí mật có tên Yongbyon, được vận hành từ năm 2010. Continue reading “Khám phá cơ sở làm giàu uranium bí mật Kangson”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’

Tác giả: Trần Việt Thái

Mỹ-Triều đã dự thảo sẵn hai văn kiện là Tuyên bố chung và Tuyên bố Hà Nội về chấm dứt chiến tranh. Tiếc là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Tuần Việt Nam lược trích góc nhìn của Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao, Tiến sỹ Trần Việt Thái sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều thu hút sự quan tâm rộng khắp tại Hà Nội suốt tuần qua.

Quan điểm của mỗi bên 

Sau kết quả họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore tháng 6/2018, hai bên đã chốt 3 nội dung thảo luận tại Hà Nội. Thứ nhất là phi hạt nhân hoá, đi kèm với đó là dỡ lệnh cấm vận. Thứ hai là thiết lập hoà bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Thứ ba là thiết lập quan hệ ngoại giao. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’”

Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lúc 22h19 (giờ Bắc Kinh, tức 21h19 giờ Hà Nội) ngày 28/2/2019, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Tiến trình [hòa bình] bán đảo [Triều Tiên] nên chịu đựng được khó khăn của một lần hội nghị thượng đỉnh”. Toàn văn như sau:

Cuộc gặp tại Hà Nội của Trump và Kim Jong-un đã kết thúc vào ngày 28. Thông báo của phía Mỹ nói hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, nhưng đồng thời nhấn mạnh hai bên đã tiến hành hội đàm tốt đẹp và có tính xây dựng. Hai đoàn đều mong đợi sẽ tiếp tục hội đàm trong tương lai. Kết quả này có khoảng cách quá lớn so với các dự đoán của dư luận trước đó, vì thế đã đem lại sự thất vọng phổ biến. Continue reading “Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc?

Tác giả: Phạm Hoàng Sơn

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc và không đi đến được một thỏa thuận chung nào giữa Washington và Bình Nhưỡng. Tại buổi họp báo ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán, Tổng thống Donald Trump cho rằng việc không đồng quan điểm trong việc gỡ bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên là nguyên nhân chính khiến cho Hoa Kỳ phải rút khỏi vòng đàm phán. Theo ông: “về cơ bản thì họ (phía Triều Tiên) mong muốn việc chấm dứt hoàn toàn các cấm vận, nhưng chúng tôi (Hoa Kỳ) không thể làm thế…”. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo cùng ngày, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho lại cho rằng tuyên bố trước truyền thông của Hoa Kỳ là không đúng khi Triều Tiên chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần trong các lệnh cấm vận từ phía Mỹ: “Điều chúng tôi đề nghị là dỡ bỏ một số cấm vận, không phải toàn bộ. Cụ thể, chúng tôi đề nghị tháo bỏ 5 lệnh cấm đang được thực thi trong giai đoạn 2016 và 2017 trong tổng số 11 lệnh cấm vận”. Những bất đồng này khiến cho hi vọng về một tiến trình hòa giải Mỹ – Triều và phi hạt nhân hóa, hòa bình cho bán đảo Triều Tiên khó có thể diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc?”

Thượng đỉnh Hà Nội nên được đánh giá như thế nào?

Nguồn: Yoon Young-kwan, “How to Judge the Hanoi Summit”, Project Syndicate, 27/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiện đang họp tại Hà Nội, Việt Nam, trong hội nghị thượng đỉnh song phương lần hai. Khi đánh giá kết quả, những người lạc quan và những người bi quan nên tập trung vào ba tiêu chí: tiến bộ không thể đảo ngược hướng tới việc đạt được một giải pháp hòa bình chính thức, phi hạt nhân hóa, và tiềm năng giúp chế độ Triều Tiên thay đổi.

Nhìn lại, một điều mà chính sách ngoại giao không thành công trong 25 năm qua đã dạy chúng ta đó là phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra nếu không chấm dứt sự thù địch giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên. Một chính sách gây áp lực và răn đe mà không đi kèm can dự chính trị đã được chứng minh là gây ra sự mất lòng tin và khiến Triều Tiên nhiều lần từ bỏ các thỏa thuận. Continue reading “Thượng đỉnh Hà Nội nên được đánh giá như thế nào?”

Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam

Tác giả: VietnamFinance & TGVN p/v Lê Hồng Hiệp

– Ông đánh giá thế nào về khả năng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Triều sau Hội nghị lần này? Liệu sẽ có được một bước ngoặt thật sự cho vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới hiện nay?

Quan hệ Mỹ – Triều đang có những tiến triển suốt hơn một năm vừa qua do cả hai bên đều có nhu cầu thực sự trong việc cải thiện quan hệ song phương. Đối với Triều Tiên, quan hệ tốt hơn với Mỹ sẽ giúp nước này thoát khỏi trình trạng bị bao vây, cô lập, mở đường cho việc có quan hệ thương mại, tài chính với các nước trên thế giới cũng như các thể chế tài chính quốc tế, giúp họ cải cách và phát triển đất nước, giữ vững thể chế chính trị. Continue reading “Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam”

Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, ông sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Rốt cuộc, một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là công cụ để Kim đưa Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và trừng phạt quốc tế để cải cách đất nước nghèo đói của mình, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo 35 tuổi duy trì sự cai trị của mình trong nhiều thập niên tới. Do đó, hội nghị lần này và chuyến thăm song phương tới Việt Nam mang đến cho Kim một trải nghiệm hiếm hoi về những gì có thể là một nguồn kinh nghiệm hữu ích cho các kế hoạch tương lai của ông nhằm cải cách đất nước. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên”

Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un

Tác giả: FRA phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un sẽ sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 2 tới đây nhân Thượng Đỉnh Mỹ – Bắc Hàn tại Hà Nội. Trong chuyến thăm này, lãnh đạo Bắc Hàn sẽ gặp các quan chức cao cấp của Việt Nam, đánh dấu một bước đi quan trọng trong quan hệ hai nước. Đây cũng là lần đầu tiên Chủ tịch Bắc Hàn đến thăm Việt Nam kể từ lần cuối vào năm 1964 khi Chủ tịch Kim Nhật Thành, ông nội của Chủ tịch Kim Jong Un đến Việt Nam. Chuyến thăm lần này được cho biết cũng là cơ hội để nhà lãnh đạo Bắc Hàn học hỏi kinh nghiệm đổi mới của Việt Nam. Mối quan hệ giữa Bắc Hàn và Việt Nam đã thay đổi thế nào sau nhiều năm qua và quan hệ với Bắc Hàn có ý nghĩa thế nào với Việt Nam? Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn ông Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên chính của Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore về vấn đề này. Trước hết nói về ý nghĩa của chuyến thăm đối với hai nước, ông Lê Hồng Hiệp cho biết: Continue reading “Bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Kim Jong-un”

Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Cuộc gặp thượng đỉnh lần hai giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Việt Nam trong hai ngày 27 và 28/02/2019. Hãng tin Reuters vào tháng trước loan tin là nhân thượng đỉnh với tổng thống Trump, ông Kim Jong Un có thể thăm chính thức Việt Nam.

Hiện giờ thông tin này chưa được chính thức xác nhận, nhưng nếu đúng như thế, Kim Jong Un sẽ là lãnh tụ Bắc Triều Tiên đầu tiên đi thăm Việt Nam kể từ chuyến đi năm 1964 (chuyến thứ hai) của ông Kim Nhật Thành (ông nội của Kim Jong Un).

Nhà lãnh đạo trẻ của chế độ Bình Nhưỡng sẽ có dịp nghiên cứu kinh nghiệm của Việt Nam, từ một nước theo nền kinh tế tập trung đã chuyển đổi sang một nền kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì được chế độc độc đảng. Gần đây, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên Ri Yong Ho cũng đã viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu về kinh nghiệm đổi mới của Hà Nội. Continue reading “Mô hình Việt Nam có thích hợp với Triều Tiên?”

Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang năm 2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jung-un lần thứ hai tại một hội nghị thượng đỉnh song phương được tổ chức tại Việt Nam vào ngày 27-28/02/2019. Dù nhiều chi tiết của Hội nghị chưa được tiết lộ, chính phủ và công chúng Việt Nam vẫn nhiệt liệt hoan nghênh quyết định này vì nhiều lý do.

Phát biểu với báo chí về quyết định này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng “Việt Nam hoan nghênh việc Mỹ và Triều Tiên gặp thượng đỉnh lần hai. Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ đối thoại nhằm duy trì hoà bình, an ninh, ổn định trên bán đảo Triều Tiên”. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào ngày 18 tháng 1 năm 2019, khi được hỏi về khả năng Việt Nam được chọn là nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng nói rằng Việt Nam “sẽ rất vui mừng khi được tổ chức cuộc họp”. Continue reading “Ý nghĩa của Thượng đỉnh Trump – Kim lần hai đối với Việt Nam”

Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?

Nguồn: Why Eritrea is called Africa’s North Korea, The Economist, 14/08/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Eritrea đã có một vài điều tiếng không hay trong những năm qua. Chiến tranh giải phóng với nước Ethiopia láng giềng, bắt đầu từ những năm 1960 và chỉ kết thúc vào năm 1991, là một trong những cuộc xung đột dài nhất của châu Phi. Sau đó, với tư cách là một quốc gia mới độc lập, đất nước này lại lâm vào chiến tranh với Ethiopia từ năm 1998 đến năm 2000, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử lục địa và chỉ mới chính thức kết thúc vào ngày 08 tháng 07 năm nay. Eritrea là quốc gia có số lượng người tị nạn lớn nhất từ châu Phi tới châu Âu từ năm 2014 đến 2016. Trong thập niên vừa qua, có nhiều người rời bỏ Eritrea đến mức nó đã được gọi là quốc gia bị sụt giảm dân số nhanh nhất thế giới. Nước này từng được ví như Cuba và Đông Đức cũ. Nhưng trong những năm gần đây, không có tên gọi nào tỏ ra dai dẳng (hay gây nhiều tranh cãi) hơn biệt danh “Triều Tiên của Châu Phi”. Continue reading “Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?”

Liệu Triều Tiên có thể lặp lại mô hình Việt Nam?

Nguồn: Lee Jong-wha, “Can North Korea Be the Next Vietnam?“, Project Syndicate, 26/07/2018

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Sau hàng thập niên bế tắc, dường như cuối cùng cũng đã có một số vận động ngoại giao trên bán đảo Triều Tiên. Hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 6 giữa Kim Jong-un và Donald Trump – lần gặp mặt đầu tiên giữa một lãnh đạo Triều Tiên và một tổng thống đương nhiệm của Mỹ – đã đưa ra một tuyên bố chung trong đó Kim đồng ý hoàn thành việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên để đổi lấy bảo đảm an ninh từ Trump.

Tất nhiên, trong khi một số người cổ vũ cho bước tiến này, những người khác nhắc nhở chúng ta về lịch sử lâu dài của những lời hứa dở dang. Nhưng ngay cả khi cam kết của Kim là chân thành, chế độ của ông sẽ chỉ được hưởng lợi từ những bảo đảm đó – và từ việc chấm dứt các biện pháp trừng phạt quốc tế thảm khốc- khi Triều Tiên có thể khắc phục được nền kinh tế yếu kém của mình. Liệu Bình Nhưỡng có thể sử dụng kinh nghiệm của Việt Nam như một mô hình? Continue reading “Liệu Triều Tiên có thể lặp lại mô hình Việt Nam?”

Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?

Nguồn: Toru Takahashi, “Kim courts China but finds his economic muse in Vietnam“, Nikkei Asian Review, 24/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Chuỗi hoạt động ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục trong tuần này với chuyến thăm thứ ba của ông tới Trung Quốc chỉ trong vòng mấy tháng. Nhưng khi Kim tóm tắt cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghe về hội nghị thượng đỉnh lịch sử của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đi thăm thú Bắc Kinh, các nhà phân tích không thể không nghe đâu đó tiếng vọng của một nhận xét mà ông đưa ra cách đây không lâu.

Ngồi trên băng ghế cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tháng Tư, Kim đã nói rằng Bình Nhưỡng nên đi theo mẫu hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Continue reading “Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?

Nguồn: Christopher R. Hill, “What to Expect From the Trump-Kim Summit,” Project Syndicate, 1/5/2018 .

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hội nghị thượng đỉnh ngày 27 tháng 4 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un, không bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khắc hoạ bản thân là vị quân sư đứng sau mối quan hệ ngoại giao liên Triều. Nhưng bất chấp những hy vọng nhen nhóm từ bán đảo này, Trump có thể sẽ hối hận vì đã biến mình thành tâm điểm chú ý, nhất là khi hội nghị thượng định của chính ông với Kim đang đến gần.

Khi chuẩn bị cho sự kiện ấy, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, rất có thể Trump sẽ tránh đọc hoặc nghe ý kiến từ các chuyên gia, mà đắm chìm bản thân giữa dòng thông tin trái chiều. Suy cho cùng thì ông vẫn thường được cho là không hiểu được các báo cáo chính sách toàn diện, có tổ chức, và ý kiến của Trump thường phản ánh quan điểm của bất cứ ai mà ông vừa nói chuyện. Hơn nữa, Trump nhìn chung thường được dẫn dắt bởi cảm giác tiêu cực với những người tiền nhiệm, đặc biệt là Tổng thống Barack Obama, vì cho rằng họ quá cả tin hoặc không tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. Continue reading “Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?”

Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều

 

Biên dịch: Hồ Anh Hải

Sáng 10/5 (giờ Washington), Tổng thống Trump tuyên bố ngày 12/6 ông sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 11/5 có bài phân tích 5 lý do Trump-Kim chọn Singapore làm địa điểm gặp nhau.

Dương Hy Vũ, chuyên gia Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, nói: trước hết đó là sự xem xét về mặt chính trị: đây là địa điểm của bên thứ ba mà hai bên Mỹ-Triều Tiên đều có thể chấp nhận. Singapore được Mỹ coi là một “quốc gia trung lập”, hơn nữa trong lịch sử, Singapore là đồng minh của Mỹ, hiện có quan hệ khăng khít với Mỹ về chính trị, quân sự. Đối với Triều Tiên thì Singapore cũng không phải là địa điểm Triều Tiên không thích, mấy năm qua hai nước không có quan hệ xấu và xung đột với nhau, cho nên là nơi có thể chấp nhận. Continue reading “Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều”

Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp

Tác giả: Hồ Anh Hải

Ngày 21/4/2018 Thông tấn xã Triều Tiên tuyên bố nước này từ nay sẽ ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo vượt đại châu. Trước đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, lãnh tụ Kim Jong-un từng đưa ra tuyên bố tương tự và nói từ nay sẽ dốc toàn lực vào xây dựng kinh tế.

Thế giới thở phào nhẹ nhõm. Trung Quốc và Hàn Quốc hoan nghênh tuyên bố nói trên. Nhật hoan nghênh một cách thận trọng, vì tuyên bố này không nói gì tới tên lửa tầm ngắn và tầm trung, là thứ vũ khí trực tiếp đe dọa Nhật. Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng đây là “một tin rất tốt” đối với Triều Tiên và thế giới. Continue reading “Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp”