Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?

Nguồn: Toru Takahashi, “Kim courts China but finds his economic muse in Vietnam“, Nikkei Asian Review, 24/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Chuỗi hoạt động ngoại giao của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục trong tuần này với chuyến thăm thứ ba của ông tới Trung Quốc chỉ trong vòng mấy tháng. Nhưng khi Kim tóm tắt cho lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nghe về hội nghị thượng đỉnh lịch sử của ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump và đi thăm thú Bắc Kinh, các nhà phân tích không thể không nghe đâu đó tiếng vọng của một nhận xét mà ông đưa ra cách đây không lâu.

Ngồi trên băng ghế cùng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tháng Tư, Kim đã nói rằng Bình Nhưỡng nên đi theo mẫu hình cải cách kinh tế của Việt Nam. Continue reading “Tại sao Kim Jong-un muốn theo mô hình Việt Nam?”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?

Nguồn: Christopher R. Hill, “What to Expect From the Trump-Kim Summit,” Project Syndicate, 1/5/2018 .

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau hội nghị thượng đỉnh ngày 27 tháng 4 giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Triều Tiên Kim Jong-un, không bất ngờ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cố gắng khắc hoạ bản thân là vị quân sư đứng sau mối quan hệ ngoại giao liên Triều. Nhưng bất chấp những hy vọng nhen nhóm từ bán đảo này, Trump có thể sẽ hối hận vì đã biến mình thành tâm điểm chú ý, nhất là khi hội nghị thượng định của chính ông với Kim đang đến gần.

Khi chuẩn bị cho sự kiện ấy, dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, rất có thể Trump sẽ tránh đọc hoặc nghe ý kiến từ các chuyên gia, mà đắm chìm bản thân giữa dòng thông tin trái chiều. Suy cho cùng thì ông vẫn thường được cho là không hiểu được các báo cáo chính sách toàn diện, có tổ chức, và ý kiến của Trump thường phản ánh quan điểm của bất cứ ai mà ông vừa nói chuyện. Hơn nữa, Trump nhìn chung thường được dẫn dắt bởi cảm giác tiêu cực với những người tiền nhiệm, đặc biệt là Tổng thống Barack Obama, vì cho rằng họ quá cả tin hoặc không tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt. Continue reading “Mong đợi gì từ thượng đỉnh Trump-Kim?”

Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều

 

Biên dịch: Hồ Anh Hải

Sáng 10/5 (giờ Washington), Tổng thống Trump tuyên bố ngày 12/6 ông sẽ hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore. Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) ngày 11/5 có bài phân tích 5 lý do Trump-Kim chọn Singapore làm địa điểm gặp nhau.

Dương Hy Vũ, chuyên gia Viện Nghiên cứu các Vấn đề Quốc tế Trung Quốc, nói: trước hết đó là sự xem xét về mặt chính trị: đây là địa điểm của bên thứ ba mà hai bên Mỹ-Triều Tiên đều có thể chấp nhận. Singapore được Mỹ coi là một “quốc gia trung lập”, hơn nữa trong lịch sử, Singapore là đồng minh của Mỹ, hiện có quan hệ khăng khít với Mỹ về chính trị, quân sự. Đối với Triều Tiên thì Singapore cũng không phải là địa điểm Triều Tiên không thích, mấy năm qua hai nước không có quan hệ xấu và xung đột với nhau, cho nên là nơi có thể chấp nhận. Continue reading “Lý do chọn Singapore làm nơi hội đàm Mỹ – Triều”

Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp

Tác giả: Hồ Anh Hải

Ngày 21/4/2018 Thông tấn xã Triều Tiên tuyên bố nước này từ nay sẽ ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo vượt đại châu. Trước đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, lãnh tụ Kim Jong-un từng đưa ra tuyên bố tương tự và nói từ nay sẽ dốc toàn lực vào xây dựng kinh tế.

Thế giới thở phào nhẹ nhõm. Trung Quốc và Hàn Quốc hoan nghênh tuyên bố nói trên. Nhật hoan nghênh một cách thận trọng, vì tuyên bố này không nói gì tới tên lửa tầm ngắn và tầm trung, là thứ vũ khí trực tiếp đe dọa Nhật. Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng đây là “một tin rất tốt” đối với Triều Tiên và thế giới. Continue reading “Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc

Nguồn: 郑永年, “美朝峰会很可能以牺牲中国为筹码“, Institute of Public Policy, 09/03/2018.

Biên dịch: Hoàng Lan

Sáng ngày 9/3, Nhà Trắng đưa ra tin quan trọng và bất ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Mặc dù thời gian và địa điểm của cuộc gặp vẫn phải chờ xác định, nhưng cuộc gặp này chắc chắn sẽ trở thành một trong những sự kiện địa chính trị gây bất ngờ nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể làm cho Triều Tiên trở thành nước chư hầu của Mỹ, nhưng nhất định khiến Triều Tiên trở thành phương tiện mới để Mỹ ứng phó với Trung Quốc. Một trong những quân bài mà Triều Tiên đàm phán với Mỹ có thể là hy sinh Trung Quốc, hy sinh Trung Quốc hiện tại trở thành xem xét ưu tiên nhất của Mỹ. Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc, những gì còn lại đều là vấn đề thứ yếu. Triều Tiên làm gì, thực ra không phải do họ quyết định mà đã trở thành một chiến binh của Mỹ. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc”

‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng

Tác giả: Sơ Nguyên, Việt Phương, Khang Vũ

Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa hội tụ, cả thế giới hồi hộp theo dõi thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp diễn ra với hy vọng về một nền hòa bình mong manh.

Những tháng vừa qua là giai đoạn khủng hoảng tâm lý đối với những ai nghiên cứu lâu năm về Triều Tiên. Sự giảm nhiệt nhanh chóng của cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo này đang diễn ra với những logic rất khó lý giải.

Câu chuyện bán đảo Triều Tiên hiện nay là tiêu biểu cho hiện tượng “thiên nga đen” – sự kiện với xác suất rất nhỏ, nhưng có tác động rất lớn và phá vỡ những nhận thức cố hữu trước đó. Sau hàng thập kỷ thà chịu đói nghèo chứ không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân và sau bao nhiêu lời lẽ đanh thép đe dọa chiến tranh, không ai nghĩ rằng Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ xuống nước. Continue reading “‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng”

Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?

Nguồn: Benjamin A. Engel, “The Trump-Kim Summit Is No ‘Nixon to China’ Moment”, The Diplomat, 15/03/2018.

Biên dịch: Nhật Linh

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận lời mời của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un để hai bên gặp gỡ và thảo luận về phi hạt nhân hóa và các biện pháp giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, một số người đã so sánh đây là cơ hội để chính quyền Trump lặp lại thành công như chuyến thăm của Richard Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, mở đường cho giai đoạn xoa dịu căng thẳng thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Nhưng chính quyền Trump thiếu công tác chuẩn bị và sự can dự cá nhân, điều đã khiến chuyến thăm Trung Quốc của Nixon thành công. Những so sánh về cá nhân giữa hai vị tổng thống vừa tích cực lại vừa tiêu cực, với một bình luận nổi bật nhất là của Jeffrey Lewis rằng “chuyến thăm này giống như việc Richard Nixon đến Trung Quốc, nhưng đó là một Nixon có lớn mà không có khôn” Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim khó tạo đột phá quan hệ Mỹ-Triều?”

Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên

Nguồn: Joseph S. Nye, “Understanding the North Korea Threat”, Project Syndicate, 06/12/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mới đây, Triều Tiên đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-15, bay trong suốt 53 phút và đạt đến độ cao 4.475 km. Với quỹ đạo song song hơn so với mặt đất, tên lửa Hwasong-15 có thể mang lại cho chế dộ Kim Jong-un khả năng tấn công bờ Đông nước Mỹ. Mặc dù Bình Nhưỡng vẫn chưa chứng minh được khả năng tên lửa sống sót qua ma sát không khí khi rơi xuống lại khí quyển, nhưng Triều Tiên vẫn tuyên bố nước này đã làm chủ khả năng tấn công hạt nhân và trở thành một nước sở hữu vũ khí hạt nhân đầy đủ. Giống như những người tiền nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng tình trạng này là không thể chấp nhận được. Vậy giờ điều gì sẽ xảy ra? Continue reading “Nhận diện mối đe dọa Bắc Triều Tiên”

Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?

Nguồn: Zha Daojiong,  “When Trump and Kim Meet, What Will Xi Do?”, China File, 13/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp Kim – Trump mở ra một cơ hội cho cộng đồng quốc tế để giảm kỳ vọng của mình về việc Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm” đối với hành vi hạt nhân của Bắc Triều Tiên và yêu cầu Washington đóng một vai trò thỏa đáng hơn.

Dưới thời Trump, các quan chức Hoa Kỳ áp dụng một lập trường cực đoan hơn so với giới tinh hoa nghiên cứu an ninh Hoa Kỳ, những người đã nhiều thập niên nay lập luận rằng thành công gần đây của Trung Quốc được tạo ra ở Hoa Kỳ. Họ cho rằng Washington đã hỗ trợ Trung Quốc bằng cách cho phép nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và sử dụng Hải quân Hoa Kỳ để giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương luôn mở cho các hành trình hàng hải vào và ra các cảng Trung Quốc. Continue reading “Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?”

Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim

Nguồn: Vũ Minh Khương, “Hanoi the ideal place for the Trump–Kim summit”, East Asia Forum, 12/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại một địa điểm và thời gian sẽ được xác định sau. Các phương tiện truyền thông dường như cùng chung nhận định rằng có hai nơi có thể xảy ra sự kiện đáng ngạc nhiên này: Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên hoặc Bắc Kinh.

Địa điểm của cuộc họp mang tính biểu tượng cao và do đó có thể là một động thái chiến lược có giá trị cho cả hai bên. Hà Nội là một lựa chọn lý tưởng, đáp ứng ba tiêu chí quan trọng để có được một kết quả thành công: Cuộc gặp ở Hà Nội sẽ thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đối với việc cải thiện cơ bản quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên; gửi một thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ đến cộng đồng thế giới tại nơi mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã hòa giải những xung đột đau thương trong quá khứ, và nó cũng chỉ ra các bước chuẩn bị mà Bắc Triều Tiên cần phải làm để tái gia nhập cộng đồng thế giới. Continue reading “Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim”

Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?

Nguồn:Is Japan’s army ready for battle?”, The Economist, 20/11/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhật Bản có rất nhiều máy bay, nhưng các tân binh có thể là một vấn đề.

Sách trắng mới nhất của Nhật Bản về quốc phòng rất thẳng thừng. Tài liệu này cảnh báo rằng “Các yếu tố gây bất ổn” trong khu vực đang “trở nên hữu hình và cấp bách hơn”. Triều Tiên có thể đã thu nhỏ được các vũ khí hạt nhân và chế tạo chúng thành đầu đạn hạt nhân. Các nỗ lực leo thang của Trung Quốc để “thay đổi nguyên trạng” bằng cách quân sự hóa Biển Đông cho thấy quốc gia này có ý định “hoàn thành các yêu sách đơn phương mà không cần thỏa hiệp”. Quan trọng nhất trong số những quan ngại này là các tranh chấp lãnh thổ kéo dài của Nhật Bản với các nước láng giềng kề cận nhất: Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc. Continue reading “Quân đội Nhật đã sẵn sàng tác chiến chưa?”

Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?

Nguồn: Peter Apps, “Why Kim Jong Un wants the Korea talks“, Reuters, 12/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngoái, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã làm cả thế giới kinh động với tốc độ phát triển tên lửa hạt nhân, việc đàn áp các đối thủ cũng như nghi ngờ rằng ông đã ra lệnh ám sát người anh trai cùng cha khác mẹ của mình. Năm nay đến lượt các cuộc tấn công ngoại giao. Nhưng điều này không có nghĩa là đã diễn ra một sự thay đổi về mặt chiến lược.

Các quan chức Triều Tiên đã gặp các quan chức Hàn Quốc vào hôm thứ ba. Đây là lần đầu tiên các cuộc đối thoại như vậy diễn ra trong vòng 2 năm qua. Kết quả đạt được là một thỏa thuận cho phép Triều Tiên gửi một đoàn vận động viên tới dự Olympics Mùa đông tại Hàn Quốc vào tháng tới cũng như việc tiến hành các cuộc đối thoại quân sự song phương. Continue reading “Tại sao Kim Jong Un muốn đối thoại với Hàn Quốc?”