Triển vọng giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Hơn một tuần trước, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tập hợp các nhà lãnh đạo thế giới tại một hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh để khởi đầu giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative, BRI) – một trong những chính sách chủ chốt của chính quyền Tập. Nhưng trong nội dung bài phát biểu khai mạc đầy tham vọng của Tập Cận Bình và các diễn biến của hội nghị, những trở ngại đối với chương trình chính sách đối ngoại sâu rộng này đã trở nên rõ ràng. Continue reading “Triển vọng giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường”

Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?

Nguồn: Nima Khorrami, “INSTC: Pipeline Dream or a Counterweight to Western Sanctions and China’s BRI?,”The Diplomat, 21/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc thảo luận về Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế đã trở lại, nhưng liệu dự án này có thể vượt qua những khác biệt giữa Ấn Độ, Iran, và Nga hay không?

Đã có nhiều bài viết về tiềm năng của Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC) như một yếu tố thay đổi cuộc chơi địa chính trị, và, chí ít là đối với một số nhà bình luận Ấn Độ, nó còn là giải pháp thay thế tốt hơn và công bằng hơn cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Trung Quốc dẫn đầu. INSTC sẽ chạy từ Nga qua Biển Caspi, có một trạm dừng ở Azerbaijan, sau đó đến Iran, và cuối cùng qua Biển Ả Rập để đến Ấn Độ. Dù INSTC khá tham vọng, nhưng tiến độ hoàn thành các dự án đường sắt và đường bộ liên quan đến tuyến đường thương mại khổng lồ này hiện vẫn còn rất chậm. Continue reading “Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?”

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?

Nguồn: Xi Jinping’s next overseas-lending revolution The Economist

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Từ những ngày đầu, Trung Quốc đã gắn các khoản cho vay nước ngoài với các khẩu hiệu. Chiến lược “Hướng ra ngoài” năm 1999 nhường chỗ cho “Cộng đồng chung vận mệnh” năm 2011, để rồi nhanh chóng bị lu mờ bởi tầm nhìn “Vành đai và Con đường” của Tập Cận Bình hai năm sau đó. Trong suốt thời kỳ này, dù các khẩu hiệu có thay đổi, một loại dự án vẫn chiếm vai trò chủ đạo: cơ sở hạ tầng ở nước ngoài được tài trợ bởi các khoản vay của Trung Quốc. Các ngân hàng của Bắc Kinh đã tài trợ mọi thứ từ Mecca Metro, một tuyến đường sắt đang xây dựng ở Ả Rập Saudi trị giá 16,5 tỷ đô la, bởi cùng một công ty xây dựng đã từng đặt đường ray cho Mao; cho đến Bandar, một dự án bất động sản sang trọng ở bang Johor của Malaysia, được xây dựng nhằm cạnh tranh với Singapore. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?”

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược Vành đai và Con đường như thế nào?

Nguồn: Matt Schrader và J. Michael Cole, “China Hasn’t Given Up on the Belt and Road,” Foreign Affairs, 07/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch viện trợ phát triển của Bắc Kinh đã không còn hào nhoáng như trước – nhưng vẫn không kém phần tham vọng.

Sau 10 năm kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), chương trình đầu tư và cơ sở hạ tầng khổng lồ của Bắc Kinh đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này. Trong những năm đầu thực hiện BRI, hàng chục nền kinh tế mới nổi ở châu Phi, châu Á, và Mỹ Latinh đã hoan nghênh chương trình này, nguyên nhân phần lớn là do cách tiếp cận của Bắc Kinh, đồng ý cho vay mà không áp đặt điều kiện đối với các siêu dự án như cảng container, mạng lưới đường sắt, và các con đập lớn, cùng với nguồn lực tài chính dường như vô hạn của nước này. Hành động cho vay mạnh tay đã khiến Washington và các đối tác dân chủ của họ phải bất ngờ, dẫn đến quan ngại rằng Bắc Kinh đang tạo ra gánh nặng cho các quốc gia khác bằng những khoản nợ không thể trả nổi, đồng thời hỗ trợ tài chính cho những đồng minh chuyên chế của họ. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược Vành đai và Con đường như thế nào?”

Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng

Tác giả: Nguyễn Quang Diệu

Đầu thế kỷ 20, nhà địa lý học Halford Mackinder đã nhìn thấy tầm quan trọng của vùng đất trải dài từ sông Volga đến sông Dương Tử, ông bảo rằng đó là khu vực xoay trục của chính trị thế giới. Trong cuốn sách The future is Asian (Tương lai thuộc về châu Á), tiến sĩ Parag Khanna cũng cho rằng tương lai Trung Quốc sẽ ăn sâu vào châu Á như quá khứ. Parag Khanna đưa ra một viễn tượng lạc quan về châu Á hóa thế giới thế kỷ 21, như thế kỷ 19 của châu Âu hay thế kỷ 20 của Hoa Kỳ.

Sau sự tan rã của Liên Xô đầu thập niên 1990 và những biến động khác của lịch sử thế giới, nhiều quốc gia mới ở Trung Á được thành lập. Cùng với sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia từ Vịnh Ba Tư đã dẫn đến nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và của cải nông nghiệp tăng theo. Trong cuốn sách Con đường tơ lụa mới,[1] giáo sư Peter Frankopan mở rộng đề tài đã bàn năm 2015,[2] ông luận bàn tiếp câu chuyện về sự gắn kết, xây dựng liên minh, đồng thuận, giảm nhiệt căng thẳng, hợp tác dài hạn bao trùm phần lớn khu vực giữa Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Continue reading “Về “Con đường Tơ lụa Mới”: Lạc quan và thận trọng”

So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc

Tác giả: TS. Phạm Sỹ Thành (*)

Vào ngày 1-12-2021, Ủy ban châu Âu phát đi một thông cáo báo chí nêu rằng tổ chức này sẽ dành EUR (euro) để thành lập sáng kiến Cổng toàn cầu (Global Gateway) nhằm hỗ trợ và đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng nằm ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Mặc dù không có từ “Trung Quốc” nào xuất hiện trong thông cáo này, nhưng nhiều phân tích cho rằng thật khó để không coi Global Gateway là một phản ứng chính sách của châu Âu đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Continue reading “So sáng kiến kết nối toàn cầu của EU và Trung Quốc”

Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Là một nền kinh tế đang phát triển nhanh, nhu cầu về cơ sở hạ tầng mới của Việt Nam ngày càng tăng trong những năm qua. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư của Việt Nam đối với các dự án cơ sở hạ tầng từ năm 2016 đến năm 2040 lên tới 605 tỷ USD, trong đó các nhà máy điện chiếm 265 tỷ USD. Do tiến độ chậm trễ của các dự án điện hiện tại và khó khăn trong việc tìm vốn cho các dự án mới, tình trạng thiếu điện của Việt Nam được dự báo sẽ lên tới 6,6 tỷ kWh vào năm 2021 và 15 tỷ kWh vào năm 2023, tương đương 5% tổng nhu cầu điện của cả nước. Nếu kéo dài, vấn đề này có thể gây cản trở phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc lẽ ra là một nguồn vốn hấp dẫn đối với Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam nhìn chung vẫn không mặn mà với các khoản vay BRI. Thay vào đó, Việt Nam đang làm việc với các nhà đầu tư Mỹ để phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng của mình. Đến cuối năm 2020, ít nhất hai nhà máy điện lớn do các nhà đầu tư Hoa Kỳ tài trợ sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu từ Hoa Kỳ đã được phê duyệt và ít nhất năm dự án tương tự đang được đề xuất. Continue reading “Cạnh tranh Mỹ-Trung về đầu tư hạ tầng: Trường hợp các nhà máy điện Việt Nam”

Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?

Nguồn: Jim Webb, “An American Belt and Road Initiative?”, WSJ,  17/02/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Tổng thống Biden tuần trước đã thông báo thành lập một nhóm công tác thuộc Lầu Năm Góc nhằm xem xét lại chính sách quân sự đối với Trung Quốc, tuyên bố rằng Mỹ sẽ “đối mặt với thách thức Trung Quốc” và “giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trong tương lai.” Nếu xét thành phần của nhóm, rõ ràng nhóm sẽ tìm cách chuyển chính sách của Hoa Kỳ theo hướng chú trọng hơn vào các giải pháp ngoại giao. Nhưng khi xác định chiến lược quốc gia tương lai của Mỹ, chính quyền mới nên tiến thêm một bước nữa.

Chiến lược dài hạn của Trung Quốc vượt ra ngoài các vấn đề về chính sách thương mại, cạnh tranh nước lớn, phổ biến vũ khí hạt nhân và mở rộng quân sự. Điều quan trọng nhất trong cuộc tranh luận mở là việc Trung Quốc theo đuổi các dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ ở các nước đang phát triển, nơi họ tìm cách củng cố các mối quan hệ lâu dài. Các mối quan hệ kinh tế và ngoại giao này là sự mở rộng quyền lực — trong đó sự can dự của quân đội và an ninh Trung Quốc được biện minh là nhằm bảo vệ lợi ích của nước này. Continue reading “Chính quyền Biden cần làm gì để đáp lại chiến lược BRI của Trung Quốc?”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa

Nguồn: Chinese investment in Eurasia is not always smooth”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Nếu có một nơi nào dọc theo Vành đai và Con đường được hưởng lợi từ sự hào phòng của Trung Quốc, thì đó chính là Pakistan. Đất nước này được coi là đồng minh duy nhất của Trung Quốc, một đối tác trên sườn Tây dễ bị tổn thương của nước này, và cũng là nhân tố giúp Trung Quốc cân bằng lại Ấn Độ. Trung Quốc đã trao cho các nhà khoa học Pakistan bí quyết và vật liệu để chế tạo bom nguyên tử. Hai nước từ lâu đã lũ lượt đưa ra những tuyên bố về một tình hữu nghị còn “cao hơn cả dãy Himalaya”. Vì vậy, mặc dù việc cấp vốn cho các dự án BRI ở khắp nơi đã chậm lại trong năm qua (xem biểu đồ), Pakistan dường như vẫn là nơi BRI cắm rễ một cách tự nhiên. Continue reading “Mặt trái của những dự án Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa”

Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường

Nguồn: China’s flagship foreign policy aims to put itself at the centre of the world once again”, The Economist, 06/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở biên giới Trung Quốc với Kazakhstan, một thành phố Con đường tơ lụa mới đã mọc lên với tốc độ nhanh đến mức Google Earth còn chưa kịp bắt đầu ghi lại những tòa nhà cao tầng hiện đang nổi bồng bềnh trên màn sương mùa đông của thảo nguyên. Nơi từng là một thị trấn biên giới khó khăn giờ đang có 200.000 người sinh sống, với màn hình video ngoài trời khổng lồ chiếu những đoạn phim tung hô con đường tơ lụa mới, cùng các nhà hàng phục vụ sashimi và rượu vang châu Âu. Khorgos đã trở thành cửa ngõ của Trung Quốc nối với Trung Á và Châu Âu. Continue reading “Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường”

Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào

Nguồn: Nick Freeman, “Laos’s High-Speed Railway Coming Round the Bend”, ISEAS Perspective, 05/12/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bối cảnh và lịch sử

Theo các báo cáo mới nhất, tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa đầy tham vọng chạy qua Lào, nối Côn Minh ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc với đông bắc Thái Lan, hiện đã hoàn thành 78%. Toàn bộ cầu, đường hầm và các kết cấu khác đều đã hoàn thiện; phần việc còn lại là lắp đường ray, cài đặt thiết bị tín hiệu và tuyển nhân công cần thiết cho việc vận hành. Khoảng hai năm nữa, những chuyến tàu đầu tiên dự kiến ​​sẽ chạy trên tuyến đường này. Được công bố chính thức vào năm 2015, tuyến đường sắt này là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, đồng thời được coi là một bước tiến lớn trong khát vọng của chính phủ Lào nhằm tăng mức độ kết nối giao thông đường bộ của đất nước vốn không có biển này. Đối với Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ không chỉ nối Vân Nam thẳng tới Thái Lan mà còn liên kết Vân Nam với bán đảo Malaysia và cuối cùng là Singapore. Continue reading “Tiến độ và triển vọng tuyến đường sắt cao tốc của Lào”

Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ

Nguồn: South-East Asia is sprouting Chinese enclaves”, The Economist, 31/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ở một vùng xa xôi của miền bắc nước Lào, những rừng tre đã nhường chỗ cho các cần cẩu. Một thành phố đang được xây dựng ở nơi trước đây là rừng rậm: các tòa tháp được bao quanh bởi giàn giáo nằm phủ bóng lên các nhà hàng, quán karaoke và tiệm massage. Trái tim của Đặc khu kinh tế Tam giác vàng (có tên như vậy vì nó nằm ở điểm giao nhau của biên giới Lào, Myanmar và Thái Lan) là một sòng bạc, một khu vực nguy nga với các bức tượng và trần giả La Mã được bao phủ trong các bích họa. Tuy nhiên, sòng bạc này không phục vụ người Lào. Nhân viên chỉ chấp nhận đồng nhân dân tệ Trung Quốc hoặc baht Thái. Biển báo đường phố bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Đồng hồ của thành phố được đặt theo giờ Trung Quốc, sớm hơn một giờ so với phần còn lại của Lào. Continue reading “Các đặc khu kinh tế Đông Nam Á oằn mình dưới ảnh hưởng của TQ”

Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường

Nguồn: Wei Shan, “Xinjiang casts uncertainty over the Belt and Road Initiative”, East Asia Forum, 29/11/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tân Cương là cầu nối giữa Trung Quốc với các thị trường Trung Á, Trung Đông và Châu Âu, biến nơi này thành trung tâm của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Đây là trung tâm hậu cần lớn nhất trong số các nước BRI. Trong số sáu hành lang kinh tế BRI đã được lên kế hoạch, ba hành lang sẽ đi qua Tân Cương, bao gồm Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan nối Kashgar ở Tân Cương với cảng Gwadar ở Pakistan. Một trung tâm phân phối cũng đang được phát triển tại Khorgos trên biên giới giữa Tân Cương và Kazakhstan.

Bắc Kinh hy vọng rằng Tân Cương có thể đóng vai trò như một trung tâm vận chuyển và trung tâm về thương mại, hậu cần và văn hóa của khu vực. Trong năm 2017, khoảng 66 tỷ USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Tân Cương – tăng 50% so với năm trước. Đường bộ và đường sắt cao tốc đã được xây dựng để kết nối khu vực này với các khu vực khác của Trung Quốc. Continue reading “Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường”

Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc

Tác giả: Lưu Phi Đào | Giới thiệu: Hà Lực

Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu. Nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Bài viết sẽ tập trung vào sách lược cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ, phân tích mục tiêu, lộ trình và triển vọng phát triển của chiến lược này, đưa ra đánh giá mang tính thử nghiệm về tác động có thể có của chiến lược này đối với hợp tác “Vành đai và Con đường”.

Từ khi Chính quyền Trump đưa ra khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và không lâu trước khi công bố Báo cáo chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ luôn là vấn đề được giới chiến lược, học thuật ở Trung Quốc và nước ngoài tập trung thảo luận và nghiên cứu, như bối cảnh và ý đồ của việc Mỹ đưa ra chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nội hàm địa chính trị và triển vọng của chiến lược này…, nhưng những phân tích thực nghiệm cụ thể lại khá ít, tập trung quá nhiều vào lĩnh vực chính trị và an ninh. Là trụ cột kinh tế quan trọng trong khuôn khổ chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng sách lược cạnh tranh đầu tư vào cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ vẫn thiếu những nghiên cứu sâu cần có. Continue reading “Chiến lược của Mỹ nhằm cạnh tranh đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc”

Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển

Giới thiệu: Trần Quang

Tuyến đường sắt tương lai có hơn 400 km cắt ngang qua các khu rừng nhiệt đới của Lào. Những con tàu sẽ sớm lăn bánh – qua những cây cầu, những đường hầm và những con đập được xây dựng riêng cho tuyến đường sắt, chạy từ biên giới phía Bắc của Trung Quốc cho đến thủ đô Viêng Chăn của Lào bên bờ sông Mekong này.

Sau 5 năm xây dựng, tuyến đường sắt dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021. Trưởng bộ phận phía Trung Quốc chắc chắn rằng nó sẽ được hoàn thành đúng hạn. Ông nói: “Riêng văn phòng của chúng tôi tuyển 4.000 công nhân”. Ngân sách cũng không thiếu: Chính phủ Trung Quốc đã dành khoảng 6 tỷ USD cho dự án này và gần đây đã trở thành chủ nợ lớn nhất cũng như nhà cung cấp viện trợ phát triển quan trọng nhất của Lào. Continue reading “Tiền Trung Quốc tạo rủi ro cho các nước đang phát triển”

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’

Biên dịch: Trần Quang

Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không?

Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ.

Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc. Continue reading “Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’”

Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?

Nguồn: Yasheng Huang, “Can the Belt and Road Become a Trap for China?”, Project Syndicate, 22/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Các nhà phê bình thường cho rằng Trung Quốc đang sử dụng Sáng kiến ​​Vành đai và Đường bộ (BRI) khổng lồ của mình như một hình thức “ngoại giao bẫy nợ” manh tính cưỡng ép để kiểm soát các quốc gia tham gia chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia này. Nguy cơ này, như Deborah Brautigam của Đại học John Hopkins gần đây lưu ý, thường bị truyền thông phóng đại. Trên thực tế, BRI có thể trở thành một loại rủi ro khác – đối với ngay chính Trung Quốc.

Tại hội nghị thượng đỉnh BRI gần đây tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như ghi nhận các chỉ trích về bẫy nợ. Trong bài phát biểu của mình, ông Tập nói rằng “xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, bền vững, ít rủi ro, giá cả hợp lý và có sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp các quốc gia tận dụng tối đa các nguồn lực tài nguyên của họ”. Continue reading “Vành đai và Con đường sẽ trở thành gánh nặng của Trung Quốc?”

‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh

Biên dịch: Trần Quang

Từ khi được công bố vào năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã trở thành dự án chính sách đối ngoại đặc trưng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Sáng kiến này thể hiện những tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở trong và ngoài nước và đã chính thức được đưa vào Hiến pháp Trung Quốc tại Đại hội XIX của Đảng. Cũng trong Đại hội này, Tập Cận Bình đã đưa ra tuyên bố về “kỷ nguyên mới” và “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”. BRI là biểu tượng của chính sách đối ngoại tự tin hơn của Trung Quốc, khác xa chiến lược khiêm tốn “giấu mình chờ thời” mà từ lâu đã là đặc trưng của sự can dự toàn cầu của Bắc Kinh. Continue reading “‘Vành đai và Con đường’ nhìn từ Washington, Moskva và Bắc Kinh”