Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Day After Iran Gets the Bomb,” Foreign Policy, 14/05/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các học giả và nhà hoạch định chính sách vẫn đang cố gắng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau khi Tehran có được vũ khí hạt nhân.

Liệu Iran có chế tạo được vũ khí hạt nhân? Điều gì sẽ xảy ra nếu họ thực sự làm được điều đó? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên đang dần trở thành “có,” nhưng câu trả lời cho câu hỏi thứ hai vẫn tiếp tục mù mờ.

Cộng hòa Hồi giáo Iran đã xung đột với Mỹ và nhiều nước láng giềng suốt 45 năm qua, kể từ cuộc cách mạng lật đổ quốc vương shah vào năm 1979. Người Mỹ đã ủng hộ Saddam Hussein trong Chiến tranh Iran-Iraq (dù Baghdad mới là bên khơi mào xung đột), và Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George W. Bush đã đưa Tehran vào “trục ma quỷ” khét tiếng của mình. Continue reading “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân?”

Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kể từ khi Henry Kissinger mất vào tuần trước, đã có rất nhiều bài bình luận về di sản của ông như một trong những nhà ngoại giao, chính khách có ảnh hưởng và gây tranh cãi nhất trong thế kỷ 20. Có người cho rằng Kissinger là một chính khách thành công, đóng vai trò lớn trong việc thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong thời kỳ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh. Một số người khác gọi ông là tội phạm chiến tranh, người đã để lại một di sản đẫm máu với các chính sách dẫn đến chết chóc, đau khổ cho vô số thường dân vô tội, và bất ổn trên khắp thế giới. Và sẽ có những người đứng ở giữa, không hoàn toàn đồng ý với bên nào. Bất chấp quan điểm thế nào, ít ai có thể phủ nhận rằng Kissinger là một trong những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt lớn trong nền chính trị hiện đại, góp phần lớn trong việc định hình chính sách đối ngoại Mỹ trong thời đại cạnh tranh nước lớn. Continue reading “Henry Kissinger: Hiện thân tiêu biểu của chủ nghĩa Machiavelli”

Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Realist Guide to World Peace,” Foreign Policy, 23/12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bạn không cần phải là một người theo chủ nghĩa lý tưởng thì mới muốn chấm dứt chiến tranh.

Mỗi năm, mùa nghỉ lễ là khoảng thời gian ngắn ngủi mà chúng ta được khuyến khích để nghĩ về hòa bình. Các bên tham chiến đôi khi sẽ tuyên bố ngừng bắn vào thời điểm này, và các cộng đồng tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới được dạy bảo rằng theo đuổi và gìn giữ hòa bình là một nghĩa vụ thiêng liêng. Nếu may mắn, hầu hết chúng ta sẽ dành một phần thời gian trong kỳ nghỉ lễ để tận hưởng niềm vui bên bạn bè và gia đình, cố gắng gạt bản năng độc ác của loài người sang một bên, dù là trong khoảnh khắc. Continue reading “Nhìn lại xung đột năm 2022 và ngẫm về hòa bình trong năm mới”

Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!

Nguồn: Stephen M. Walt, The Ukraine War Doesn’t Change Everything, Foreign Policy, 13/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga đã chính thức chấm dứt thời kỳ đơn cực của Mỹ và đưa thế giới quay trở lại trạng thái sẽ được giải thích tốt nhất theo chủ nghĩa hiện thực.

Không sớm thì muộn, giao tranh ở Ukraine sẽ dừng lại. Chẳng ai biết được nó sẽ kết thúc thế nào, và giải pháp cuối cùng trông sẽ ra sao. Có thể lực lượng Nga sẽ sụp đổ và rút lui hoàn toàn (khó xảy ra). Có thể Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ bị loại khỏi chiếc ghế quyền lực và (những) người kế nhiệm ông sẽ chấp nhận một thỏa thuận hào phóng với hy vọng quay ngược thời gian (cũng khó xảy ra). Có thể các lực lượng Ukraine sẽ mất ý chí chiến đấu (rất khó xảy ra). Có thể cuộc chiến sẽ rơi vào bế tắc bất phân thắng bại, cho đến khi các bên kiệt sức và một thỏa thuận hòa bình được thương lượng (đây là dự đoán của tôi). Tuy nhiên, ngay cả trong kịch bản đó, thật khó để biết các điều khoản cuối cùng sẽ là gì hoặc chúng sẽ tồn tại trong bao lâu. Continue reading “Chiến tranh Ukraine sẽ không thay đổi tất cả!”

Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia

nstate

Tác giả: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Tóm tắt: Các lý thuyết quan hệ quốc tế hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Luận điểm của các học giả thường khác biệt không chỉ với các lý thuyết khác nhau mà đôi khi còn trong nội bộ một lý thuyết. Tuy nhiên, ba trường phái chủ lưu có một điểm chung mang tính nền tảng là “mô hình duy lý về hành vi quốc gia”. Các lý thuyết chủ lưu đều lấy xuất phát điểm nghiên cứu là quốc gia-dân tộc và đều có giả định, dù vô tình hay hữu ý, về lợi ích và hành vi của quốc gia, mặc dù nhiều học giả như Kenneth Waltz đã tuyên bố rằng hệ thống quốc tế với cấu trúc vô chính phủ đã “lựa chọn” mẫu hình hành vi đơn vị (quốc gia), bất kể đặc tính đơn vị là gì. Bài viết dưới đây sẽ cố gắng làm rõ nền tảng duy lý chung của ba thuyết hiện thực, tư do và kiến tạo cũng như sử dụng mô hình hành vi duy lý này để làm rõ mối liên hệ giữa lợi ích với hành vi của đơn vị và mối liên hệ giữa đơn vị với hệ thống trong nền chính trị quốc tế. Continue reading “Sự thống nhất của các trường phái lý luận QHQT: Mô hình duy lý về hành vi quốc gia”

#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)

article-2200820-14F08B49000005DC-631_964x472

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Chiến lược quân sự trong thời đại hạt nhân

Vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ngày 6 tháng 8 năm 1945 là sự kiện quan trọng đánh dấu sự phân chia giai đoạn trước và sau Thế Chiến II trong chính trị quốc tế. Sau một ánh chớp chói lòa, thế giới chuyển từ hệ thống “cân bằng quyền lực” sang “cân bằng sợ hãi”. Trong các thập kỷ tiếp theo, các nhà hoạch định chính sách ở các nước có vũ khí hạt nhân phải giải quyết hai vấn đề chính sách chính: (1) có nên sử dụng vũ khí hạt nhân không và (2) làm thế nào để ngăn các nước khác dùng vũ khí hạt nhân. Việc tìm giải pháp cho những vấn đề trên có ý nghĩa rất quyết định bởi vì những hậu quả khủng khiếp tức thời cũng như dài hạn của chiến tranh hạt nhân tổng lực đối với bất cứ ai. Continue reading “#251 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P2)”

#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)

Invincible Spirit Exercise In East Sea

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 8), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lưu Ngọc Trâm | Hiệu đính: Nguyễn Đắc Thành

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Nếu bạn muốn có hòa bình, hãy chuẩn bị chiến tranh.

Flavius Vegetius Renatus – Tướng La Mã

Vào ngày 30 tháng Chín năm 1862, Bá tước Otto von Bismarck, Thủ tướng nước Phổ đã báo cáo trước Ủy ban ngân sách Quốc hội về yêu cầu tăng cường lực lượng quân đội quốc gia. Đây là một nhiệm vụ khó khăn đối với vị Thủ tướng cao lớn, vai rộng và nghiêm khắc này. Nhiều  đại biểu Quốc hội trước đó đã chống lại việc tăng thuế cho dù là để tài trợ cho việc cải cách quân đội.

Phổ là một trong 38 quốc gia của người Đức nằm trải khắp Trung Âu vào giữa thế kỷ 19. Với những người theo chủ nghĩa dân tộc Đức, việc dân tộc Đức bị phân thành các quốc gia vừa và nhỏ khiến các quốc gia này nằm dưới sự kiểm soát của các láng giềng hùng mạnh. Rất nhiều người Đức ủng hộ sự hợp nhất nhưng cũng nghi ngờ tham vọng của nước Phổ trong việc dẫn dắt một nước Đức thống nhất. Continue reading “#250 – Sức mạnh quân sự và an ninh quốc gia trong một thế giới hỗn loạn (P1)”

Chủ nghĩa hiện thực (Realism)

18lah16wzpxnopng

Tác giả: Trương Minh Huy Vũ

Chủ nghĩa hiện thực, bên cạnh chủ nghĩa tự do, là một trong hai trường phái lý thuyết quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế, được hình thành từ lâu đời và có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tư duy hoạch định chính sách đối ngoại của các quốc gia. Mặc dù có nhiều phân nhánh khác nhau, nhìn chung các nhà hiện thực chia sẻ các giả định chủ yếu sau:

Chủ thể chính trong hệ thống quốc tế là các quốc gia – dân tộc có chủ quyền trong khi các chủ thể khác như các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các công ty đa quốc gia, các nhóm hay các cá nhân không có vai trò đáng kể. Về bản chất, hệ thống quan hệ quốc tế là một hệ thống vô chính phủ, không tồn tại một quyền lực đứng trên các quốc gia nhằm điều chỉnh và quản lý mối quan hệ giữa họ với nhau. Continue reading “Chủ nghĩa hiện thực (Realism)”

Cân bằng quyền lực (Balance of power)

20131001-chessboard

Tác giả: Lục Minh Tuấn

Cân bằng quyền lực là một trong những thuật ngữ lâu đời nhất của trường phái hiện thực trong quan hệ quốc tế. Thuật ngữ này có ảnh hưởng quan trọng đến việc hoạch định chính sách đi ngoi của các quốc gia, đồng thời cũng giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thiết lập những trật tự thế giới mới.

Đối với nhiều học giả, cân bằng quyền lực là nguyên tắc chủ yếu được liên hệ đến nhiều nhất về mặt lý thuyết khi nghiên cứu chính trị quốc tế. Một trong những học giả nổi tiếng của trường phái hiện thực, Hans Morgenthau, ban đầu đã sử dụng thuật ngữ này với 4 nghĩa khác nhau. Nhà khoa học chính trị người Mỹ gốc Đức Ernest B.Haas đã đưa ra 8 định nghĩa khác nhau, trong khi đó học giả người Anh Martin Wight tìm được 9 định nghĩa trong các tác phẩm của mình. Tuy nhiên, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn chưa thực sự rõ ràng và luôn là đề tài tranh luận với nhiều cách diễn giải khác nhau. Continue reading “Cân bằng quyền lực (Balance of power)”

#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 9), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Cũng như tự nhiên sợ chân không, chính trị quốc tế cũng sợ tình trạng quyền lực mất cân bằng. Khi đối mặt với sự mất cân bằng quyền lực, các quốc gia cố tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc liên kết với các quốc gia khác để đưa quyền lực quốc tế trở về trạng thái cân bằng.

Kenneth N. Waltz – Nhà khoa học chính trị

Bóng ma của một thế giới đầy rẫy các quốc gia ào ạt trang bị vũ khí hạt nhân vẫn luôn ám ảnh nhiều người suốt hàng thập kỉ. Dù vài học giả khẳng định rằng sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể khiến chiến tranh trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy ít có khả năng xảy ra hơn, hầu hết mọi người đều lo sợ việc ngày càng nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng khả năng bùng phát chiến tranh hạt nhân, dù là vô tình hay cố ý. Continue reading “#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực”

#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết

International_relations

Nguồn: Stephen M. Walt (1998). “International Relations: One World, Many Theories”, Foreign Policy, No. 110, pp. 29-32+34-46.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan:  Các lý thuyết về chính trị thế giới

Tại sao những người hoạch định và thực hiện chính sách lại nên quan tâm đến công trình nghiên cứu của các học giả về các vấn đề quốc tế? Những ai điều hành chính sách đối ngoại thường không quan tâm đến các nhà lý thuyết kinh viện (thường thì phải thừa nhận họ có lý do chính đáng để làm như vậy), nhưng có một mối dây liên hệ không tránh khỏi giữa một thế giới trừu tượng của lý thuyết với một thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin tấn công chúng ta hàng ngày. Continue reading “#211 – Quan hệ quốc tế: Một thế giới, nhiều lý thuyết”

#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây

article-2650257-1e8689df00000578-786_964x704

Nguồn:John J. Mearsheimer, “Why the Ukraine Crisis Is the West’s Fault”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch và Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Bài liên quan: Sự tan vỡ của dàn xếp hậu Chiến tranh Lạnh 

Theo lối tư duy hiện đang thịnh hành ở phương Tây, cuộc khủng hoảng tại Ukraine có thể gần như được đổ lỗi hoàn toàn cho cuộc tấn công của Nga. Theo như mạch lập luận này, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sáp nhập Crimea để hiện thực hóa khát khao khôi phục lại đế chế Xô Viết đã tồn tại từ lâu, và ông ta rốt cuộc có thể làm điều tương tự với phần còn lại của Ukraine cũng như những quốc gia Đông Âu khác. Cũng theo quan điểm đó, việc Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị lật đổ vào tháng 2/2014 chỉ mang lại một cái cớ cho Putin quyết định đưa lực lượng quân đội Nga chiếm giữ một phần lãnh thổ Ukraine. Continue reading “#207 – Tại sao cuộc khủng hoảng Ukraine là do lỗi của phương Tây”

#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 2), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Lê Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future 

Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị Continue reading “#168 – Các lý thuyết về chính trị thế giới”

#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Dự đoán tương lai: Sự Balkan hóa Châu Âu?

Trật tự mới nào sẽ nổi lên ở Châu Âu nếu Liên Xô và Mỹ rút về nước và Chiến tranh Lạnh kết thúc? Nó sẽ có những đặc điểm nào? Và nó sẽ nguy hiểm ra sao?

Chắc chắn là trật tự hai cực sẽ biến mất và hệ thống đa cực sẽ nổi lên trong trật tự mới tại Châu Âu. Hai khía cạnh khác của trật tự mới – sự phân chia quyền lực giữa các nước lớn và sự phân bổ vũ khí hạt nhân giữa họ – không được xác định trước, và một số dàn xếp có thể xảy ra. Có sự khác biệt rõ rệt trong tính ổn định của những dàn xếp này. Phần này sẽ xem xét phạm vi những mối nguy hiểm mà mỗi dàn xếp sẽ mang lại và khả năng chúng trở thành hiện thực. Continue reading “#102 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 2)”

#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)

Nguồn: John J. Mearsheimer (1990). “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War”, International Security, Vol. 15, No. 1. (Summer), pp. 5-56.>>PDF

Biên dịch: Mạch Nguyễn Phương Uyên | Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: #18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

Những thay đổi sâu sắc diễn ra tại Châu Âu đang được nhìn nhận một cách rộng rãi như điềm báo về một kỷ nguyên hòa bình mới. Sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh cho thấy nguy cơ chiến tranh luôn đè nặng lên Châu Âu trong suốt hơn bốn thập niên đã được gỡ bỏ. Gươm kiếm nay đã trở thành lưỡi cày; sự hòa thuận ngự trị giữa các quốc gia và dân tộc ở Châu Âu. Trung Âu, nơi đã phải rên xiết trong một thời gian dài vì những lực lượng ồ ạt của hai khối quân sự, bây giờ có thể cải tạo những căn cứ quân sự thành khu công nghiệp, sân chơi và chung cư. Continue reading “#101 – Trở lại tương lai: Sự bất ổn tại Châu Âu sau Chiến tranh Lạnh (Phần 1)”

#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô

Stalin poses ad demagod WW2 Propaganda Poster

Nguồn: X (George F. Kennan) (1947), “The Sources of Soviet Conduct”, Foreign Affairs, No. 25 (July), pp. 566-582. >>PDF

Biên dịch: Nguyễn Thị Hạnh | Hiệu đính: Bùi Hải Thiêm

Lời giới thiệu: Năm 1947, một bài viết có tựa đề “Nguồn gốc hành vi của Liên Xô” được đăng trên tạp chí Foreign Affairs dưới bút danh X đã trở thành tâm điểm của dư luận nước Mỹ. Bài viết đề cập những yếu tố như cách thức vận hành, nền tảng quyền lực và thế giới quan của chính quyền Liên Xô, phân tích những thách thức mà nước này đặt ra cho Mỹ và các nước phương Tây, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó. Bài viết thực tế bắt nguồn từ một bức điện mà George F. Kennan, Phó Đại sứ Mỹ tại Matx-cơ-va, gửi về cho Bộ Quốc phòng Mỹ vào năm 1946. Bức điện và bài viết của Kennan được coi là một trong những nền tảng quan trọng dẫn tới chính sách ngăn chặn của Mỹ đối với Liên Xô, thúc đẩy sự ra đời của cuộc Chiến tranh Lạnh chia rẽ hai nước này cũng như nền chính trị thế giới trong suốt hơn 40 năm. Đây cũng là một bài đọc kinh điển thường được đưa vào tập bài đọc nhập môn chuyên ngành Quan hệ quốc tế của các trường đại học trên thế giới. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc bài viết quan trọng này. Continue reading “#27 – Nguồn gốc hành vi của Liên Xô”

#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh

missiles

Nguồn: Waltz, Kenneth N. (2000). “Structural Realism after the Cold War”, International Security, Vol. 25, No. 1. (Summer, 2000), pp. 5-41.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Một bộ phận các nhà nghiên cứu chính trị quốc tế tin rằng chủ nghĩa hiện thực đã trở nên lỗi thời.[1] Theo họ, mặc dù các khái niệm của chủ nghĩa hiện thực về tình trạng vô chính phủ, nguyên tắc tự cứu và cân bằng quyền lực có thể phù hợp trong quá khứ nhưng nay đã bị thay thế do tình hình thay đổi và bị áp đảo bởi các tư tưởng tốt hơn. Thời đại mới cần những tư tưởng mới. Tình hình chuyển biến yêu cầu các lý thuyết hoặc phải được xem xét lại hoặc phải được thay thế bởi những lý thuyết hoàn toàn khác. Continue reading “#18 – Chủ nghĩa hiện thực cấu trúc sau Chiến tranh Lạnh”

#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á

east_asia_151930f

Nguồn: Acharya, Amitav. “Theoretical Perspectives on International Relations in Asia”, in David Shambaugh & Michael Yahuda (eds), International Relations of Asia (Maryland: Rowman & Littlefield Publishers, 2008), pp. 57-82.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh

Bất kì cuộc tranh luận nào về những quan điểm lý thuyết quan hệ quốc tế (QHQT) ở khu vực châu Á đều vấp phải một nghịch lí là phần lớn những tài liệu hiện có về chủ đề này đều mang tính phi lý thuyết. Bất kể là từ bên trong hay bên ngoài khu vực, các nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Châu Á phần lớn đều không cho rằng lý thuyết có thể cần thiết và hữu ích trong việc nghiên cứu QHQT ở khu vực này.1 Mặc dù mối quan tâm đối với vấn đề lý thuyết quan hệ quốc tế đang gia tăng trong khu vực, đặc biệt là ở Trung Quốc,2 lý thuyết vẫn bị cho rằng quá trừu tượng hoặc quá xa rời những mối quan tâm hiện nay của các chính phủ và người dân  để có thể được nghiên cứu một cách nghiêm túc và liên tục. Continue reading “#9 – Các quan điểm lý thuyết về quan hệ quốc tế ở Châu Á”

#7 – Cuộc đối thoại ở Melos

Discurso_funebre_pericles-2

Nguồn: Thucydides, “The Melian Dialogue”, History of the Peloponnesian War (Harmondsworth: Penguin Classics, 1954), pp. 400-408.

Biên dịch và Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Lời giới thiệu: Cuốn sách Lịch sử cuộc Chiến tranh Peloponnesse của Thucydides miêu tả lại cuộc xung đột giữa thành Athens và thành Sparta diễn ra từ năm 431 đến năm 404 TCN, liên quan đến phần lớn các thành bang của Hy Lạp ở phía bên này hay bên kia cuộc chiến. Melos, một hòn đảo nhỏ nằm ở ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Hy Lạp, cố gắng giữ độc lập và trung lập nên đã chống lại nỗ lực của Athens trong việc biến họ thành một nước chư hầu triều cống. Athens sau đó cử một đội quân viễn chinh tới chinh phạt hòn đảo, hay ít nhất buộc nó tham gia vào liên minh với mình. Trước khi ra lệnh tấn công, các tướng lĩnh Athens đã cử người tới thương lượng với người Melos. Trong cuộc thương lượng đó, câu nói “kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận” của người Athens đã trở thành một ví dụ kinh điển cho chủ nghĩa hiện thực trong quan hệ quốc tế. Dù đã diễn ra từ hơn 2.000 năm trước, những luận điểm của người Athens và người Melos trong cuộc đối thoại về mối quan hệ giữa nước mạnh và nước yếu, giữa chiến tranh và hòa bình, giữa lựa chọn đồng minh và kẻ thù… vẫn còn hết sức tương thích với hiện thực chính trị quốc tế ngày nay. Ban Biên tập Nghiencuuquocte.net xin trân trọng giới thiệu với các bạn bản dịch của văn bản quan trọng này. Continue reading “#7 – Cuộc đối thoại ở Melos”