Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?

Nguồn:How Donald Trump could take America out of NAFTA“, The Economist, 23/01/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump đã liên tục chỉ trích Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Ông đã gọi nó là “thỏa thuận thương mại tồi tệ nhất có lẽ từng được ký ở bất cứ nơi nào, nhưng chắc chắn là thỏa thuận tồi tệ nhất từng được ký ở đất nước này”. Ông đổ lỗi cho hiệp định này về tình trạng mất việc làm trong ngành sản xuất ôtô của Mỹ, một phần tư trong số đó đã biến mất kể từ năm 1994. Và ông hứa hẹn sẽ đàm phán lại hoặc thậm chí rút khỏi hiệp định này. Liệu Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA hay không, và hậu quả sẽ là gì nếu ông ta thực sự làm điều đó? Continue reading “Trump có thể rút Mỹ ra khỏi NAFTA như thế nào?”

Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump

Nguồn: Peter Singer, “Trump’s First Victims”, Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ, tôi không tham gia vào đoàn người tràn xuống đường biểu tình. Tôi cho rằng điều quan trọng là phải tôn trọng tiến trình dân chủ, bất kể kết quả của nó có gây hoang mang như thế nào, và nên đợi đến khi chính quyền của Trump có những hành động buộc chúng ta phải phản đối.

Không cần phải chờ lâu. Tám ngày sau khi Trump tiếp quản nhiệm sở, những nạn nhân đầu tiên có thể nhận thấy được trong nhiệm kỳ tổng thống của ông đã xuất hiện trên tất cả các nguồn tin tức chủ yếu. Sắc lệnh hành pháp của Trump về việc ngưng tái định cư cho người tị nạn Syria, tạm đình chỉ tiếp nhận người tị nạn mới bất kể họ đến từ đâu, và cấm toàn bộ nhập cư từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen đã gây tổn hại tức thì cho những người đang trên đường đến Hoa Kỳ. Mệnh lệnh này cũng đồng thời ngăn cản nhiều người hơn nữa muốn di cư đến Mỹ. Continue reading “Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống nhập cư của Trump”

Trump đang vi hiến

Nguồn: David Cole, “Trump Is Violating the Constitution,” The New York Review of Books, February 23, 2017 Issue.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở thành tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ năm 2009, Barack Obama đã bổ nhiệm Norman Eisen, một “cố vấn đặc biệt về đạo đức và chính phủ,” nhằm đảm bảo mình không vi phạm bất cứ điều cấm nào về xung đột lợi ích. Trước khi được thay thế vào năm 2011, Eisen, sau này là đại sứ Hoa Kỳ tại Cộng hòa Séc và một luật sư chuyên về những vụ liên quan đến gian lận, đã giải quyết một loạt câu hỏi, bao gồm những vấn đề như liệu Tổng thống Obama, một người hâm mộ bóng rổ, có thể nhận vé đi xem đội Washington Wizards hay đội Georgetown Hoyas chơi hay không.

Khi được trao giải Nobel Hòa bình, Obama đã hỏi xin ý kiến chính thức của Văn phòng Tư vấn Pháp lý thuộc Bộ Tư pháp về việc ông có thể nhận giải mà không vi phạm lệnh cấm tổng thống hay bất cứ viên chức liên bang nào khác nhận “các khoản thù lao,” về cơ bản là bất cứ khoản thanh toán hay lợi ích nào, từ một nhà nước nước ngoài, vốn được quy định trong hiến pháp hay không. (Văn phòng kết luận rằng ông có thể nhận giải, chỉ vì Ủy ban Nobel là một thực thể tư nhân không có sự can dự của chính phủ nước ngoài.) Continue reading “Trump đang vi hiến”

Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump

Nguồn: Thời báo Hoàn Cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng ngày 20 tháng 1 theo giờ địa phương, tức ngày 21 giờ Bắc Kinh, Tổng thống thứ 45 nước Mỹ Donald Trump chính thức tuyên thệ nhậm chức. Ông đã đọc một bài diễn văn nhậm chức có màu sắc cá nhân rất mạnh. Bài diễn văn này nhất định sẽ gây ra sự đánh giá vô cùng phức tạp tại nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Trước mặt mấy vị Tổng thống tiền nhiệm, đầu tiên Trump công khai công kích chính sách đối nội đối ngoại trước đây của Mỹ, mô tả nước Mỹ trước đó mỗi ngày đều là sai lầm, ông điểm lại từng thất bại trong các lĩnh vực đời sống dân chúng. Ông tuyên bố: “Hôm nay không chỉ là sự chuyển giao quyền lực từ Tổng thống tiền nhiệm sang Tổng thống kế nhiệm, từ một chính đảng này sang một chính đảng khác”, mà là “sự chuyển giao quyền lực từ Washington vào tay nhân dân Mỹ”. Continue reading “Trung Quốc bình luận về diễn văn nhậm chức của Trump”

Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?

Nguồn:Why populism is in retreat across Latin America“, The Economist, 20/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi châu Mỹ Latinh nhìn vào Donald Trump, nhiều người nghĩ rằng họ đã nhìn thấy điều tương tự trước đây. Chỉ một vài năm trước, các nhà chủ nghĩa dân tộc – dân túy đã nắm quyền kiểm soát liên tục đối với chính trị khu vực, từ Hugo Chávez của Venezuela (ảnh) đến Cristina Fernández ở Argentina và Rafael Correa ở Ecuador. Bây giờ Chávez đã chết, Venezuela đang trong cuộc khủng hoảng; Bà Fernández đã mất quyền và phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng vốn có thể khiến bà phải chịu án tù; Ông Correa đã quyết định không tranh cử nhiệm kỳ thứ tư trong năm tới. Evo Morales của Bolivia, người có khuynh hướng dân túy, đã bị đánh bại trong một cuộc trưng cầu dân ý trong năm nay, một cuộc trưng cầu mà có thể đã cho phép ông tiếp tục nắm quyền cho tới năm 2025. Ngay cả khi chủ nghĩa dân túy đang gia tăng ở châu Âu và Hoa Kỳ, nó lại có bước thụt lùi ở châu Mỹ Latinh. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao chủ nghĩa dân túy tàn lụi ở châu Mỹ Latinh?”

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn:What is populism?“, The Economist, 19/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, tổng thống đắc cử theo chủ nghĩa dân túy của nước Mỹ, muốn trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ. Podemos, một đảng dân túy Tây Ban Nha, muốn cho người nhập cư quyền bầu cử. Geert Wilders, chính trị gia dân túy người Hà Lan, muốn xóa bỏ các đạo luật cấm phát ngôn gây thù hận (hate-speech). Jaroslaw Kaczynski, chính trị gia dân túy người Ba Lan, nỗ lực thúc đẩy một đạo luật quy định việc sử dụng cụm từ “các trại tử thần Ba Lan” là bất hợp pháp. Evo Morales, tổng thống dân túy của Bolivia, đã mở rộng quyền trồng coca của nông dân thổ dân. Rodrigo Duterte, tổng thống dân túy của Philippines, đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tiêu diệt những người bị nghi ngờ là buôn bán ma túy. Các nhà dân túy có thể là các nhà quân phiệt, người yêu hòa bình, người hâm mộ Che Guevara hay Ayn Rand; họ có thể là những người hoạt động vì môi trường phản đối việc xây dựng các đường ống dẫn dầu hoặc những người phủ nhận biến đổi khí hậu và ủng hộ việc khoan thêm dầu. Điều gì khiến cho tất cả những người đó được  gọi là “các nhà dân túy” (populist), và thuật ngữ đó thực sự có ý nghĩa gì? Continue reading “Chủ nghĩa dân túy là gì?”

Donald Trump và tương lai nước Mỹ

Tác giả: Phạm Phú Khải

Chiến thắng của ông Trump và phong trào dân túy tại Mỹ, Anh và nhiều nơi tại Âu châu hiện nay sẽ thay đổi mối bang giao quốc tế trong những năm tới một cách sâu sắc. Nhưng thay đổi như thế nào là điều hoàn toàn không chắc chắn.

Chính ông Trump cũng chưa rõ những chính sách ông sẽ thực hiện khi lên nắm quyền vào ngày 20 tháng Giêng năm 2017 sẽ như thế nào. Trong cuộc tiếp xúc đặc biệt dành cho tờ The New York Times tại văn phòng ở Manhattan vào ngày 22 tháng Mười Một, ông Trump huyên thuyên về những chuyện nhỏ trong khi cả dàn phóng viên chuyên nghiệp cứ vặn hỏi những vấn đề lớn. Qua cuộc phỏng vấn này, những suy nghĩ của ông về các chính sách lớn, từ kinh tế đến biến đổi khí hậu và chính sách ngoại giao của Mỹ, cho thấy ông Trump chỉ muốn thay đổi hiện trạng, thách thức thành trì quyền lực hiện nay, nhưng ông cũng chưa có hoạch định rõ ràng về những thay đổi này. Continue reading “Donald Trump và tương lai nước Mỹ”

Thế giới viễn tưởng của Donald Trump

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Donald Trump’s Brave New World”, Project Syndicate, 15/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Chúng ta rồi sẽ bị hủy hoại bởi những gì mình yêu thích”, Aldous Huxley từng viết như vậy vào năm 1932. Trong cuốn Brave New World của mình, ông mô tả xã hội loài người vào năm 2540 – một xã hội đã bị phá hủy bởi sự thiếu hiểu biết, sự đam mê thú vui tức thời, sự thống trị của công nghệ, và sự dư thừa hàng hóa vật chất. Với việc bầu Donald Trump lên làm Tổng thống, nước Mỹ dường như đang đi theo đúng con đường mà Huxley đã chỉ ra sớm hơn 500 năm so với dự đoán của ông.

Lâu nay, văn hóa công chúng Mỹ luôn né tránh những tư tưởng trí thức cao đạo, và thường ca ngợi một loại chủ nghĩa quân bình theo kiểu bình dân và tự do, coi đó là một điều kiện tiên quyết cho sự sáng tạo không bị hạn chế cũng như thứ chủ nghĩa tư bản không kiểm soát mà nước này ủng hộ. Tất cả những gì mọi người cần chỉ là ý chí dám làm và sự kiên trì. Continue reading “Thế giới viễn tưởng của Donald Trump”

Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Ten Consequences of Trump,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với những ai trong chúng ta đã đoán sai về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, rất đáng để kiềm chế những phản ứng mang tính cảm xúc, ít nhất là trong một hai tháng, và cố gắng đưa ra một đánh giá khách quan về ý nghĩa có thể có của chính quyền của Donald Trump đối với thế giới. Và đây là mười hệ quả có thể có của việc Trump làm tổng thống, chia đều giữa mặt tốt và mặt xấu.

Các tin tốt bắt đầu với tăng trưởng của Mỹ, gần như chắc chắn tăng cao hơn tỷ lệ trung bình hàng năm 2,2% trong suốt nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Điều này là do sự phản đối của Đảng Cộng hòa đối với nợ và chi tiêu công chỉ tồn tại khi một người thuộc Đảng Dân chủ như Obama làm chủ Nhà Trắng. Còn khi tổng thống là người của Đảng Cộng hòa, đảng này luôn vui vẻ thúc đẩy chi tiêu công và nới lỏng các giới hạn nợ, giống như dưới thời Ronald Reagan và George W. Bush. Do đó, Trump sẽ có khả năng thực thi việc kích thích tài khóa kiểu Keynes mà Obama thường đề xuất nhưng không thể triển khai. Continue reading “Mặt tốt, mặt xấu từ nhiệm kỳ tổng thống của Trump”

Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?

Nguồn: Steven Levitsky & Daniel Ziblatt, “Is Donald Trump a Threat to Democracy?The New York Times, Dec. 16, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Donald Trump đắc cử đã đặt ra một câu hỏi mà rất ít người Mỹ từng hình dung là phải hỏi đến: Có phải nền dân chủ của chúng ta đang gặp nguy hiểm? Với ngoại lệ khả dĩ là cuộc Nội chiến, nền dân chủ Mỹ chưa bao giờ sụp đổ; quả thật, không nền dân chủ nào phong phú hay lâu đời như nền dân chủ Mỹ. Nhưng sự ổn định trong quá khứ không đảm bảo sự tồn tại trong tương lai của nền dân chủ.

Chúng tôi đã dành hai thập niên để nghiên cứu sự xuất hiện và sụp đổ của nền dân chủ ở châu Âu và châu Mỹ Latinh. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một số dấu hiệu cảnh báo. Continue reading “Donald Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ?”

Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?

trump-soft-power

Nguồn: Shashi Tharoor, “The End of US Soft Power?” Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chắc chắn, một nạn nhân lớn của việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ là quyền lực mềm của Mỹ trên toàn thế giới. Đây là một diễn biến khó – thậm chí có lẽ không thể – đảo ngược, đặc biệt là đối với Trump.

Thông thường, quyền lực chính trị toàn cầu của các nước được đánh giá bằng sức mạnh quân sự: nước nào có quân đội lớn nhất thì có quyền lực lớn nhất. Nhưng logic này không luôn đúng trong thực tế. Mỹ đã thua trong Chiến tranh Việt Nam; Liên Xô thì bị đánh bại ở Afghanistan. Trong những năm đầu ở Iraq, Mỹ đã nhận ra sự thông thái trong câu nói của Talleyrand (thủ tướng đầu tiên của Pháp dưới triều vua Louis XVIII) rằng một điều mà ta không thể làm với lưỡi lê là ngồi lên nó. Continue reading “Trump sẽ làm chấm dứt quyền lực mềm của nước Mỹ?”

Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?

88-the-collapse-of-the-trans-pacific-partnership

Nguồn:The collapse of the Trans-Pacific Partnership“, The Economist, 23/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thỏa thuận thương mại tự do tham vọng nhất thế giới trong nhiều thập niên qua gần như đã chết. Donald Trump đã tuyên bố rằng vào ngày tại chức đầu tiên của mình, ông ta sẽ từ bỏ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định được xây dựng trong gần một thập niên. Với 12 quốc gia ven Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản và Canada, TPP sẽ chiếm gần hai phần năm nền kinh tế toàn cầu. Trump đã gọi đó là một “thỏa thuận khủng khiếp” trong chiến dịch tranh cử của mình. Khi tuyên bố ý định của mình về việc rút ra khỏi hiệp định trong tuần vừa qua, ông nói rằng đó là “một thảm họa tiềm tàng cho đất nước chúng ta”. Nhưng những người ủng hộ Hiệp định nói rằng nó là một sự tiến bộ lớn so với các thỏa thuận thương mại hiện có và rất tốt cho Hoa Kỳ. Quan điểm nào là đúng, và điều gì đang xảy ra vào thời điểm hiện tại? Continue reading “Hệ quả của việc Hiệp định TPP sụp đổ là gì?”

Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?

86-what-the-republican-partys-power-means-for-america

Nguồn:What the Republican Party’s power means for America“, The Economist, 11/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Donald Trump nhậm chức vào ngày 20 tháng Giêng năm sau, Đảng Cộng hòa sẽ kiểm soát cả ghế tổng thống lẫn hai viện của Quốc hội, lần đầu tiên kể từ tháng Giêng năm 2007, và trước đó là năm 1933. Tuy nhiên, người đã giành lại quyền lực to lớn cho đảng của mình lại thực hiện điều đó với vai trò như một người ngoài cuộc, bằng cách phá bỏ các quy tắc của phe chính thống Đảng Cộng hòa và tận dụng một làn sóng giận dữ chống lại chính các nhà lập pháp mà bây giờ ông sẽ phải làm việc cùng. Chủ tịch Hạ viện, Paul Ryan, người đã từ chối vận động tranh cử cùng Trump chỉ một tháng trước đây, bây giờ lại phát ngôn một cách lạc quan về một “chính phủ Cộng hòa thống nhất”. Tổng thống mới đắc cử có cơ hội có một không hai để tái thiết lại nước Mỹ theo cách mà ông mong muốn. Vậy ông ta sẽ làm gì, và những điều gì có thể ngáng đường ông? Continue reading “Sự áp đảo của Đảng Cộng hòa có ý nghĩa gì với Hoa Kỳ?”

Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump

trump-china

Nguồn: Minghao Zhao, “Which Way for US-China Relations Under Trump?”, Project Syndicate, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng gây sốc của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa rồi đã làm đảo lộn tất cả những nguyên tắc chắc chắn vốn định hình nền chính trị Mỹ và cả cách thế giới nghĩ về nước Mỹ. Trump giờ phải đối mặt với bản chất thực sự của công việc quản lý các mối quan hệ đối ngoại của Washington, và có thể nói không mối quan hệ nào quan trọng với thế giới hơn quan hệ Mỹ – Trung. Nhưng đây cũng là mối quan hệ bị đặt nhiếu hoài nghi nhiều nhất nếu xét theo phương hướng chiến dịch tranh cử của Trump. Continue reading “Tương lai quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Donald Trump”

Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?

trump-sea

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Southeast Asia Gets Trumped?”, Project Syndicate, 12/11/2016.

Với chiến thắng gây sốc trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Donald Trump đã làm nên lịch sử – và làm rất nhiều người e ngại. Thực tế là sự trỗi dậy của ông đe dọa kích động một cuộc cách mạng làm lung lay nền tảng không chỉ của nền chính trị Mỹ, mà còn của cả hòa bình và thịnh vượng toàn cầu. Một khu vực có thể sớm bắt đầu cảm nhận được tác động này chính là khu vực Đông Nam Á.

Trong suốt chiến dịch tranh cử, Trump đã đưa ra một thế giới quan “nước Mỹ trước tiên”, nhấn mạnh rằng ông sẽ theo đuổi các cam kết quốc tế của Mỹ chỉ khi cảm thấy phù hợp với lợi ích của mình. Điều này đã làm rúng động nhiều đồng minh và đối tác của Mỹ, bao gồm các nước Đông Nam Á, những nước lo sợ rằng họ sẽ bị bỏ qua bởi quốc gia lâu nay vẫn là người bảo đảm quan trọng nhất cho sự ổn định khu vực. Continue reading “Trump sẽ phá nát di sản của Obama tại Đông Nam Á?”

‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?

 trump-fotercom-cc-by-nc-n

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Taming of Trump”, Project Syndicate, 11/11/2016.

Biên dịch: Lê Hạnh Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khi Donald Trump bất ngờ đắc cử chức tổng thống Hoa Kỳ, một câu hỏi được đặt ra là liệu ông sẽ lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy cực đoan như trong chiến dịch của mình hay sẽ lựa chọn một cách tiếp cận thực dụng và hợp lý hơn.

Nếu Trump lãnh đạo theo đúng như chiến dịch đã giúp ông đắc cử, thì những gì sẽ diễn ra là nỗi sợ hãi của thị trường trên đất Mỹ và toàn thế giới, cũng như những tổn thất to lớn tiềm tàng về mặt kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có lý do để hy vọng Trump sẽ quản lý theo một cách rất khác. Continue reading “‘Con ngựa hoang’ Trump sẽ bị thuần phục?”

Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới

trump-gl

Nguồn: Francis Fukuyama, “US against the world? Trump’s America and the new global order,” Financial Times, 11/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử vừa qua của Donald Trump trước Hillary Clinton đánh dấu một bước ngoặt không chỉ với nền chính trị Mỹ, mà còn với toàn bộ trật tự thế giới. Chúng ta có vẻ sắp bước vào một kỷ nguyên mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy, trong đó trật tự tự do vốn chiếm thế áp đảo được xây dựng từ những năm 1950 sẽ bị tấn công bởi những nhóm đa số dân chủ giận dữ và mạnh mẽ. Nguy cơ rơi vào một thế giới của các loại chủ nghĩa dân tộc đều giận dữ và cạnh tranh lẫn nhau là rất lớn, và nếu xảy ra thì điều này sẽ đánh dấu một thời điểm quan trọng tương tự sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989. Continue reading “Mỹ chống lại thế giới? Trump và trật tự toàn cầu mới”

Donald Trump: Một bi kịch Mỹ

trumpvic

Nguồn: David Remnick, “An American Tragedy,” The New Yorker, November 9, 2016.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Việc Donald Trump đắc cử tổng thống không khác gì một bi kịch đối với nền cộng hòa Mỹ, một bi kịch đối với hiến pháp Mỹ, và một chiến thắng đối với các lực lượng, trong nước và ngoài nước, của chủ nghĩa bản địa bài ngoại, chủ nghĩa chuyên chế, sự kỳ thị nữ giới, và phân biệt chủng tộc. Chiến thắng chấn động của Trump, việc ông leo lên ghế tổng thống, là một sự kiện đáng thất vọng trong lịch sử nước Mỹ và nền dân chủ tự do. Ngày 20 tháng 1 năm 2017, chúng ta sẽ chia tay vị tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên – một con người của liêm chính, phẩm giá và tinh thần hào sảng – và chứng kiến lễ nhậm chức của một con người giả dối đã không làm gì nhiều để cự tuyệt sự ủng hộ của các lực lượng bài ngoại và thượng tôn da trắng. Không thể nào phản ứng lại thời khắc này với bất cứ điều gì khác ngoài sự ghê tởm và lo lắng sâu sắc. Continue reading “Donald Trump: Một bi kịch Mỹ”

Lý giải chiến thắng của Donald Trump

trump-gettyimages

Nguồn: Janine R. Wedel, “Donald Trump and a World of Distrust”, Project Syndicate, 07/11/2016.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc khủng hoảng lòng tin của công chúng với các thể chế dân chủ – trong đó có chính phủ, cơ quan lập pháp, toà án và truyền thông – là nhân tố trung tâm dẫn đến sự thắng thế của Donald Trump và các nhân vật giống như ông trên toàn thế giới. Và chừng nào cuộc khủng hoảng này còn tiếp diễn thì các vị lãnh đạo như Trump vẫn sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ của các cử tri, bất chấp các kết quả bầu cử chung cuộc.

Cuộc hủng hoảng lòng tin này không mới. Một nghiên cứu năm 2007, do một diễn đàn của Liên Hợp Quốc đặt hàng, đã cho thấy một mô hình mang tính “rộng khắp”: Trong 4 thập niên gần đây, gần như mọi nền dân chủ được coi là công nghiệp hóa và phát triển đều gặp phải sự suy giảm niềm tin của công chúng đối với chính phủ. Trong những năm 1990, ngay cả các đất nước từ lâu đã nổi tiếng về lòng tin công chúng như Thụy Điển và Na Uy, chỉ số lòng tin của người dân với chính phủ cũng suy giảm. Continue reading “Lý giải chiến thắng của Donald Trump”

Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới

trump0

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “How Trump Happened”, Project Syndicate, 14/10/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Khi vòng quanh thế giới trong vài tuần qua, tôi liên tục được hỏi hai điều: Donald Trump có thể đắc cử tổng thống Mỹ không? Và làm thế nào mà ngay từ đầu ông ta lại có thể tiến xa đến thế?

Về câu hỏi thứ nhất, dù dự đoán chính trị thậm chí còn khó hơn dự đoán kinh tế, Hillary Clinton đang có lợi thế rất lớn. Tuy vậy, kết quả cuộc đua (ít nhất là đến tận gần đây) vẫn còn bỏ ngỏ: Clinton là một trong những ứng cử viên tổng thống chất lượng và được chuẩn bị tốt nhất trong lịch sử nước Mỹ, còn Trump thì ngược lại. Hơn nữa, chiến dịch tranh cử của Trump vẫn tiếp tục bất chấp những hành vi có thể chấm dứt cơ hội của một ứng cử viên trong các kỳ tranh cử trước đây. Continue reading “Sự trỗi dậy của Trump và bài học cho thế giới”