30/08/1969: Hồ Chí Minh trả lời thư của Nixon

Nguồn: Ho Chi Minh responds to Nixon letter, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lá thư của Hồ Chí Minh hồi đáp thư ngày 15/07 của Tổng thống Richard Nixon đã được nhận tại Paris. Hồ Chí Minh cáo buộc Mỹ đang tiến hành một “cuộc chiến tranh xâm lược” chống lại nhân dân Việt Nam, “vi phạm các quyền dân tộc cơ bản của chúng tôi” và cảnh báo rằng “cuộc chiến càng kéo dài, sẽ chỉ càng gây ra nhiều tang thương và gánh nặng cho nhân dân Mỹ.” Continue reading “30/08/1969: Hồ Chí Minh trả lời thư của Nixon”

12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh

Nguồn: North Vietnam urged to treat U.S. POWs better, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, thay mặt cho các phi công Mỹ đang bị bắt giữ, Ủy ban Quốc gia về Chính sách Hạt nhân Ôn hòa (National Committee for a Sane Nuclear Policy, SANE) và nhà xã hội chủ nghĩa người Mỹ Norman Thomas đã gửi lời kêu gọi tới Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt. Khi ấy, số lượng người Mỹ bị bắt đang gia tăng sau quyết định tăng cường Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder), chiến dịch ném bom của Mỹ nhằm vào miền Bắc Việt Nam. Ngày 15/07, 18 thượng nghị sĩ phản đối chính sách Việt Nam của Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ký một tuyên bố kêu gọi miền Bắc Việt Nam “kiềm chế mọi hành động trả thù phi công Mỹ.” Continue reading “12/07/1966: Mỹ kêu gọi Bắc Việt đối xử nhân đạo với tù binh chiến tranh”

Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh

Tác giả: GS TS Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Tóm tắt: Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hay Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh đã được bàn đến, song rất sơ lược. Thực chất đây là vấn đề khá mới cần được tiếp tục nghiên cứu sâu. Trường phái ngoại giao là Nhóm các nhà ngoại giao, kể cả các nhà nghiên cứu ngoại giao có chung khuynh hướng tư tưởng, phong cách, phương pháp ngoại giao, tiêu biểu là Hồ Chí Minh. Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh hoặc Trường phái ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận vững chắc, cơ sở thực tiễn phong phú đã được kiểm nghiệm, từ đó tạo nên những đặc trưng/bản sắc của trường phái như hòa hiếu, làm bạn với tất cả các nước; độc lập tự chủ và đoàn kết, hợp tác quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc và thời đại; chân thành, tình nghĩa, thủy chung, “giúp bạn là giúp mình”, tôn trọng đạo lý trong quan hệ đối ngoại; dĩ bất biến, ứng vạn biến… Continue reading “Đôi điều về Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh”

04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời

Nguồn: Radio Hanoi announces the death of Ho Chi Minh, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Đài phát thanh Hà Nội đã đưa tin Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời trước đó hai ngày, tuyên bố rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ tạm dừng các hoạt động quân sự ở miền Nam trong ba ngày nhằm để tang Bác. Continue reading “04/09/1969: Đài phát thanh Hà Nội đưa tin Hồ Chí Minh qua đời”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô thỏa thuận về vấn đề viện trợ Việt Nam

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc chiêu đãi Hồ Chí Minh ngay tối hôm ông đến Moskva, chỉ có điều là Stalin không đến dự bữa tiệc ấy. Sau này Stalin nói với Mao Trạch Đông: “Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp viện trợ Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp. Nhưng chúng tôi có những suy nghĩ khác về vấn đề đó.”

Ý tưởng nói trên của Stalin nhất trí với quan điểm ông từng nói với Lưu Thiếu Kỳ trước đấy hơn nửa năm, tức việc viện trợ Việt Nam có thể sẽ do Trung Quốc chịu trách nhiệm. Đồng thời Stalin còn có băn khoăn, lo ngại Hồ Chí Minh là “người theo chủ nghĩa dân tộc”, sẽ đi cùng Josip Broz Tito của Nam Tư. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950

Biên dịch: Hồ Anh Hải

1. Đối thoại thân mật Hồ Chí Minh – Stalin ngày 16/02/1950

Tạp chí Triển vọng, tiếng Trung Quốc, xuất bản tại Hong Kong, số 511 tháng 11/1983 có đăng một bài trích trong cuốn “Trải nghiệm tám năm ở Bộ Ngoại giao” của ông Ngũ Tu Quyền[1] nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Bài này viết về sự kiện Liên Xô và Trung Quốc ký kết Hiệp ước Hữu hảo đồng minh tương trợ Xô-Trung ngày 14/02/1950 tại Moskva. Tối 16/2, phía Liên Xô tổ chức chiêu đãi tiễn đoàn Trung Quốc về nước.[2] Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời tới dự, ngồi cùng bàn với Stalin, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Dưới đây dịch nguyên văn đoạn Ngũ Tu Quyền kể về mấy câu đối thoại giữa Hồ Chí Minh với Stalin tại buổi chiêu đãi nói trên: Continue reading “Tư liệu lịch sử về quan hệ Hồ Chí Minh – Stalin những năm 1950”

19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh

Nguồn: French crack down on Vietnamese rebels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, vào buổi sáng sau khi lực lượng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh phát động cuộc nổi dậy vào đêm hôm trước ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành đàn áp Việt Minh. Hồ Chí Minh cùng các binh sĩ của mình nhanh chóng rời khỏi thủ đô và tập hợp lại tại vùng nông thôn. Tối hôm đó, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến:

“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. Continue reading “19/12/1946: Pháp đàn áp Việt Minh”

Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy

baodaihcm

Tác giả: Nguyễn Đắc Xuân

Từ hơn nửa thế kỷ qua, đối với người dân Huế, mỗi lần nhắc đến lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945, người ta lại nhớ đến sự kiện vua Bảo Đại thoái vị chấm dứt thời đại quân chủ ở Việt Nam và nhớ đến chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc đã mời ông vua vừa thoái vị làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945-1946). Là một người nghiên cứu Huế, nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh với Thừa Thiên Huế, tôi đã sưu tầm được khá nhiều tư liệu lịch sử có liên quan đến mối quan hệ của Chủ tịch Hồ Chí Minh với Cố vấn Vĩnh Thụy. Tôi xin trích 4 tư liệu sau đây để độc giả thưởng lãm và nhớ đến Bác. Continue reading “Chủ tịch Hồ Chí Minh và cố vấn Vĩnh Thụy”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)

tuyen ngon doc lap

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Bài liên quan: Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

Chính bản Tuyên ngôn, chỉ dài 760 chữ, được thiết kế để thể hiện lập trường chung của chính quyền gửi tới người dân trong nước lẫn quốc tế.[1] Do muốn liên kết hiện tại của Việt Nam với những truyền thống cách mạng thế giới trong quá khứ, và để thể hiện sự tôn trọng ngoại giao với Washington và Paris, Hồ Chí Minh mở đầu bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776, như đã đề cập trước đó, và tiếp theo là đoạn văn trích từ Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1791. Những lí tưởng về cuộc sống, tự do, hạnh phúc, và bình đẳng khi đó được so sánh với các hành vi trong hơn 80 năm cai trị của thực dân Pháp – ông Hồ đặc biệt đề cập đến chuyện Việt Nam bị phân chia thành ba hệ thống hành chính, việc giết hại hay cầm tù những người yêu nước, bán thuốc phiện và rượu để “làm cho nòi giống ta suy nhược”, cưỡng đoạt đất đai và các nguyên liệu thô, và đặt ra “hàng trăm thứ thuế vô lí”. Những lời lẽ này gợi nhớ tới bản thỉnh nguyện ở Versailles năm 1919, cũng như bài luận Le procès de la colonisation française (Bản án chế độ thực dân Pháp) của ông Hồ năm 1925, những văn bản mà một số rất ít người có thể đã biết tới. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P2)”

Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)

t5bac1

Nguồn: David G. Marr, “Hồ Chí Minh’s Independence Declaration”, Essays into Vietnamese Pasts,  K. W. Taylor & John K. Whitmore chủ biên (New York: Cornell University Southeast Asia Program, 1995), trang 221-231.

Biên dịch: Duy Đoàn | Hiệu đính: Nguyễn Tiến Văn

Nói về mặt chính trị, Tuyên ngôn Độc lập do Hồ Chí Minh đọc trước đám đông ở Hà Nội vào ngày 2/9/1945 là một trong những văn bản quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Đối với nhiều người thì nó biểu trưng cho hồi cáo chung của sự cai trị ngoại quốc, mặc dù chuyện này còn cần đến chín năm thử thách bằng máu lửa. Chắc chắn nó đánh dấu việc thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH), tiền thân của hệ thống nhà nước ngày nay, mặc dù ông Hồ đã cẩn trọng gọi tên chính quyền của mình là lâm thời, đợi tổng tuyển cử cả nước và ban hành hiến pháp. Continue reading “Đằng sau tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (P1)”

Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam

baodientu.chinhphu.vn

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 17/5/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh                                        

Hồ Chí Minh (1890-1969) là người đã lãnh đạo phong trào dân tộc ở Việt Nam trong hơn ba mươi năm, chiến đấu chống lại Nhật Bản, đế quốc Pháp và sau đó là Việt Nam Cộng hòa được Mỹ chống lưng. Ông là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 cho tới khi qua đời.

Hồ Chí Minh (tên khai sinh là Nguyễn Tất Thành) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 tại làng Hoàng Trù, miền Trung Việt Nam. Nước Việt Nam lúc đó là một thuộc địa của Pháp, thường được gọi là Đông dương thuộc Pháp, đồng thời có một vị hoàng đế trị vì trên danh nghĩa. Cha của Hồ Chí Minh làm quan trong triều đình, nhưng bị cách chức vì chỉ trích thực dân Pháp. Continue reading “Hồ Chí Minh – Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam”