Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?

Nguồn: Nima Khorrami, “INSTC: Pipeline Dream or a Counterweight to Western Sanctions and China’s BRI?,”The Diplomat, 21/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc thảo luận về Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế đã trở lại, nhưng liệu dự án này có thể vượt qua những khác biệt giữa Ấn Độ, Iran, và Nga hay không?

Đã có nhiều bài viết về tiềm năng của Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC) như một yếu tố thay đổi cuộc chơi địa chính trị, và, chí ít là đối với một số nhà bình luận Ấn Độ, nó còn là giải pháp thay thế tốt hơn và công bằng hơn cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Trung Quốc dẫn đầu. INSTC sẽ chạy từ Nga qua Biển Caspi, có một trạm dừng ở Azerbaijan, sau đó đến Iran, và cuối cùng qua Biển Ả Rập để đến Ấn Độ. Dù INSTC khá tham vọng, nhưng tiến độ hoàn thành các dự án đường sắt và đường bộ liên quan đến tuyến đường thương mại khổng lồ này hiện vẫn còn rất chậm. Continue reading “Hành lang Giao thông Bắc Nam Quốc tế (INSTC): Thực tế hay ảo tưởng?”

Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ

Nguồn: Stephen M. Walt, “Saudi-Iranian Détente Is a Wake-Up Call for America,” Foreign Policy, 14/03/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thỏa thuận lần này là một thỏa thuận quan trọng – và không phải ngẫu nhiên mà trung gian đàm phán lại là Trung Quốc.

Hòa giải giữa Ả Rập Saudi và Iran – trong đó Trung Quốc đóng vai trò hỗ trợ – không quan trọng bằng chuyến thăm Trung Quốc năm 1972 của Richard Nixon, chuyến đi của Anwar Sadat tới Jerusalem năm 1977, hay Hiệp ước Molotov-Ribbentrop năm 1939. Nhưng ngay cả thế, nếu thỏa thuận này được duy trì, nó vẫn sẽ là một thỏa thuận lớn. Quan trọng nhất, nó là hồi chuông cảnh tỉnh đối với chính quyền Biden cũng như các thành viên còn lại của giới hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ, bởi nó phơi bày những khuyết điểm mà họ tự gây ra cho mình, vốn đã làm tê liệt chính sách Trung Đông của Mỹ. Nó cũng làm nổi bật cách Trung Quốc cố gắng thể hiện mình là một lực lượng vì hòa bình trên thế giới, danh hiệu mà người Mỹ gần như đã từ bỏ trong những năm gần đây. Continue reading “Bài học cho Mỹ từ việc Ả Rập Saudi và Iran bình thường hóa quan hệ”

29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ”

Nguồn: George W. Bush describes Iraq, Iran and North Korea as “axis of evil”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, trong Thông điệp Liên bang đầu tiên kể từ sau vụ tấn công ngày 11/09, Tổng thống George W. Bush đã mô tả Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ” (axis of evil).

Chỉ mới hơn một năm trong nhiệm kỳ tổng thống và chỉ vài tháng sau khi ông bắt đầu cuộc chiến mà cuối cùng sẽ trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, Bush đã xác định ba quốc gia kể trên là các mắt xích chính trong một mạng lưới khủng bố và tác nhân xấu rộng lớn và cực kỳ nguy hiểm đang đe dọa Hoa Kỳ. Bài phát biểu đã vạch ra logic đằng sau “Cuộc chiến Chống Khủng bố” (War on Terror) của Bush, một loạt can thiệp quân sự vốn sẽ định hình chính sách đối ngoại Mỹ suốt 20 năm sau đó. Continue reading “29/01/2002: George W. Bush gọi Iraq, Iran và Triều Tiên là “trục ma quỷ””

Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?

Nguồn: “Konfliktherde: Wo in diesem Jahr Krieg droht”, WELT, 1/1/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa chúng ta.

Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Moskva. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của phương Tây. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí hạt nhân sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Continue reading “Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?”

28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II

Nguồn: FDR attends Tehran Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã gặp nhau tại một hội nghị ở Iran để thảo luận về chiến lược giành chiến thắng trong Thế chiến II và các điều khoản tiềm năng cho một hiệp ước hòa bình.

Tehran, thủ đô Iran, được chọn làm địa điểm đàm phán phần lớn là bởi tầm quan trọng chiến lược của nó đối với quân Đồng minh. Mỹ có thể tiếp tế cho Liên Xô thông qua Iran bất chấp việc người Đức đang kiểm soát hầu hết châu Âu, Balkan và Bắc Phi, và các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat của Đức nhắm vào tàu của Đồng minh ở Đại Tây Dương và Biển Bắc đã khiến hoạt động vận tải trở nên nguy hiểm. Continue reading “28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II”

Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani

Nguồn: Abbas Milani, “The Post-Suleimani View from Iran”, Project Syndicate, 04/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việc Hoa Kỳ ám sát Qassem Suleimani, chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, chắc chắn là một sự leo thang lớn trong cuộc xung đột kéo dài giữa hai nước. Nhưng nó không nhất thiết dẫn đến Thế chiến III (như một số chuyên gia dự đoán). Hơn nữa, trong khi Mỹ có thể đã đạt được lợi thế chiến thuật trong ngắn hạn bằng cách giết Suleimani, chế độ Iran vẫn có thể hưởng lợi từ những sự kiện gần đây.

Iran đã và đang thực hiện các bước đi quyết liệt nhằm đối đầu với các thách thức nghiêm trọng ở  khu vực cũng như trong nước hiện nay. Ví dụ, gần đây Iran đã phải đối mặt với sự bùng nổ chủ nghĩa dân tộc bất ngờ ở Iraq chống lại ảnh hưởng của Iran ở đó. Các cơ sở ngoại giao của Iran đã bị đốt phá, và hàng hóa Iran bị tẩy chay. Ngay cả đại giáo sĩ Ali al-Sistan, vốn sinh ra ở Iran và là giáo sĩ người Shia cao cấp nhất ở Iraq, đã lên tiếng chống lại sự can thiệp của “nước ngoài” (tức Iran) vào các vấn đề Iraq. Continue reading “Góc nhìn từ Iran về vụ ám sát Suleimani”

Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?

Nguồn: Ilan Goldenberg, “Will Iran’s Response to the Soleimani Strike Lead to War?”, Foreign Affairs, 03/01/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Qasem Soleimani, chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm Quds của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, từng là một trong những nhân vật nhiều ảnh hưởng và uy tín nhất ở Iran, và là kẻ thù truyền kiếp của Hoa Kỳ. Ông chỉ huy chiến dịch của Iran nhằm trang bị và huấn luyện cho các nhóm dân quân người Shia ở Iraq – các nhóm chịu trách nhiệm cho cái chết của khoảng 600 lính Mỹ từ năm 2003 đến năm 2011 – và trở thành nhân vật đại diện cho ảnh hưởng chính trị của Iran ở Iraq suốt từ đó về sau, trong đó nổi bật nhất là các nỗ lực chiến đấu chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS. Ông đứng sau chính sách của Iran nhằm trang bị vũ khí và hỗ trợ cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad, bao gồm việc triển khai khoảng 50.000 chiến binh người Shia đến nước này. Ông cũng là đầu mối cho mối quan hệ giữa Iran với lực lượng Hezbollah ở Lebanon, giúp viện trợ tên lửa và rocket cho nhóm vũ trang này nhằm đe dọa Israel. Ông thậm chí còn đứng sau chiến lược hỗ trợ của Iran dành cho phiến quân Houthi ở Yemen. Vì tất cả những lý do này và các lý do khác, Soleimani là một người hùng được tôn kính ở Iran và trong khắp khu vực. Continue reading “Iran sẽ đáp trả Mỹ như thế nào sau vụ ám sát Soleimani?”

21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra

Nguồn: Oliver North starts feeding documents into the shredding machine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, nhân viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Oliver North, đã cùng với thư ký của ông, Fawn Hall, bắt đầu tiêu hủy các tài liệu có thể tiết lộ sự tham gia của họ vào một loạt các hoạt động bất hợp pháp liên quan đến việc bán vũ khí cho Iran và chuyển tiền cho một nhóm phiến quân Nicaragua. Ngày 25/11, North bị sa thải nhưng Hall vẫn tiếp tục lén lấy cắp tài liệu cho sếp cũ bằng cách nhét chúng vào váy và giày của cô. Bê bối Iran-Contra, như tên gọi sau này, đã trở thành một nỗi xấu hổ và là vết nhơ pháp lý cho chính quyền Reagan. Continue reading “21/11/1986: Oliver North tiêu hủy chứng cứ Vụ Bê bối Iran-Contra”

Thế giới hôm nay: 11/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Bolivia, Evo Morales, đã đồng ý tiến hành một cuộc tổng tuyển cử khác. Nước này đã chìm trong các cuộc biểu tình bạo lực kể từ khi ông Morales được tuyên bố chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu tháng trước với cách biệt mười điểm phần trăm – vừa đủ để không phải bước vào cuộc bỏ phiếu vòng hai. Các nhà quan sát độc lập đã chỉ ra “các thao túng rõ ràng”. Ông Morales cho biết tòa án bầu cử của đất nước sẽ được thay thế.

Người Tây Ban Nha vừa đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử thứ tư trong bốn năm qua. Cuộc bầu cử diễn ra sau khi Đảng Xã hội của thủ tướng Pedro Sánchez thất bại trong việc thành lập chính phủ liên minh. Khả năng cao không bên nào sẽ đạt đa số ở quốc hội, cho thấy vẫn chưa thể kết thúc bế tắc chính trị. Các cuộc bầu cử đã đi kèm với bạo lực trên đường phố Catalonia sau khi tám nhà lãnh đạo ly khai bị tuyên án tù. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/11/2019”

Thế giới hôm nay: 24/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng lữ hành Anh Thomas Cook đã nộp đơn xin phá sản. Sự sụp đổ của công ty 178 tuổi này khiến 22.000 việc làm gặp rủi ro, 9.000 trong số đó ở Anh. Nhà chức trách đang nỗ lực hồi hương hàng trăm ngàn khách đang du lịch. Bộ trưởng giao thông vận tải Anh nói kế hoạch này, mang tên “Matterhorn”, sẽ là cuộc hồi hương thời bình lớn nhất trong lịch sử đất nước. Một cuộc điều tra do chính phủ hậu thuẫn về vụ sụp đổ đang xem xét trách nhiệm của ban giám đốc công ty.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang họp. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Donald TrumpHassan Rouhani, song khả năng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Iran gặp nhau lần đầu tiên sau 40 năm có vẻ mong manh. Cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hồi đầu tháng, mà Mỹ đổ lỗi cho Iran, làm quan hệ song phương càng thêm căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/09/2019”

Thế giới hôm nay: 23/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu Phó Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ Joe Biden yêu cầu một cuộc điều tra về các cáo buộc rằng ông Donald Trump gây áp lực đòi Ukraine điều tra tham nhũng đối với con trai ông, Hunter Biden. Hunter Biden từng làm ăn ở Ukraine khi cha anh làm Phó Tổng thống. Ông Biden, ứng cử viên hàng đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Dân chủ, đã cáo buộc ông Trump “cực kì lạm dụng quyền lực”. Ông Trump nói ông không làm gì sai.

Iran đúng như dự đoán đã phản đối gay gắt quyết định triển khai quân tới Ả Rập Saudi của Mỹ. Iran phủ nhận cáo buộc của Mỹ rằng họ phải chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu mỏ của Saudi. Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hứa “hủy diệt hoàn toàn bất kỳ kẻ xâm lược nào”, trong khi Tổng thống Hassan Rouhani cảnh báo các lực lượng nước ngoài hãy tránh xa. Mỹ nói việc triển khai quân là để phòng thủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/09/2019”

Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?

Nguồn: Jasmine M. El-Gamal, “Is Arab Unity Dead?”, Project Syndicate, 12/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong lịch sử, nhiệm vụ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương ở Trung Đông thuộc về hai tổ chức: Liên đoàn Ả Rập, một liên minh hợp tác rộng rãi về các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa, và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế. Bất chấp sự khác biệt về lịch sử, trọng tâm và thành phần tham gia, cả hai cơ quan này đều có ý định trở thành phương tiện đảm bảo sự thống nhất của khối Ả Rập trong các vấn đề quan trọng – như chống lại Israel – và tránh xung đột giữa các quốc gia thành viên.

Trong nhiều thập niên, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã giúp tập hợp các quốc gia Ả Rập xung quanh một mục tiêu chung là ủng hộ tư cách nhà nước của Palestine. Nhưng kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, ba vấn đề gây chia rẽ hơn đã xuất hiện: nhận thức về mối đe dọa từ Iran, sự lây lan của khủng bố khu vực, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo chính trị. Continue reading “Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?”

Thế giới hôm nay: 04/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh đã đánh mất thế đa số của mình (trong nghị viện) sau khi một nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã “đào ngũ” sang đảng Dân chủ Tự do (LD). Nghị sĩ Philip Lee đã bỏ sang hàng ghế của LD khi Thủ tướng Boris Johnson đang phát biểu trước một cuộc bỏ phiếu Brexit quan trọng. Nếu ông Johnson thua cuộc bỏ phiếu này, ông có thể yêu cầu tiến hành bầu cử sớm vào tháng Mười. Đảng Bảo thủ đã phải dựa vào các đối tác Bắc Ireland của mình để thông qua luật.

Một ủy ban của Liên Hợp Quốc gọi Mỹ, Pháp và Anh có thể là các đồng lõa gây nên tội ác chiến tranh ở Yemen. Các nước này cung cấp vũ khí cho Ả Rập Saudi, quốc gia bị cáo buộc bỏ đói dân thường Yemen trong chiến dịch chống lại phiến quân Houthi. Trong khi đó, Ả Rập Saudi thậm chí còn hứa sẽ gửi thêm quân tới Yemen. Và các lực lượng mà họ ủng hộ đã bắt đầu xung đột nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/09/2019”

Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ

Nguồn: The nuclear deal fuelling tensions between Iran and America, The Economist, 23/07/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Tổng thống Barack Obama gọi đó là “thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân chặt chẽ nhất từng được đàm phán”. Tổng thống Donald Trump đã chế giễu nó là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước tới nay”. Giờ đây, Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) – tên gọi rắc rối được đặt cho thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia được ký giữa Iran và sáu cường quốc thế giới năm 2015 – đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại của mình. Ông Trump đã giáng một đòn chí mạng vào thỏa thuận này vào năm ngoái bằng cách rút Mỹ ra khỏi hiệp định. Và Iran đã gây ra thêm nhiều rạn nứt hơn vào tháng 7 năm nay bằng cách vi phạm một số giới hạn đã thỏa thuận, về quy mô dự trữ uranium độ giàu thấp và về nồng độ vật liệu phân hạch. Khi căng thẳng gia tăng ở vùng Vịnh, Mỹ và Iran dường như cũng đang trong quá tiến tới xung đột với nhau. Vậy, chính xác JCPOA là gì? Continue reading “Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ”

Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?

Nguồn: Who is blowing up ships in the Gulf?”, The Economist, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Abe Shinzo hy vọng lúc này là thời điểm phù hợp để tiến hành ngoại giao. Chuyến thăm của ông tới Tehran trong tuần này, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, là nhằm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Abe cảnh báo khu vực này có thể “vô tình” bị trượt vào xung đột. Và sau đó, chỉ một vài dặm ngoài khơi bờ biển phía nam Iran, người ta đã chứng kiến một ví dụ minh họa cho việc điều đó có thể xảy như thế nào.

Vào ngày 13 tháng Sáu, hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman đã phát các tín hiệu cấp cứu sau khi chúng bị hư hại do các vụ nổ lớn. Tàu Front Altair, gắn cờ Quần đảo Marshall và thuộc sở hữu của Frontline, một công ty vận tải Na Uy, đang vận chuyển naphtha, một sản phẩm dầu mỏ, từ Abu Dhabi; và tàu Kokuka Sangrage, được đăng ký tại Panama và được điều hành bởi công ty Kokuka Sangyo của Nhật, đang vận chuyển mặt hàng methanol. Continue reading “Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?”

Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran

Nguồn: Amin Saikal, “A Confrontation from Hell”, Project Syndicate, 10/05/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power từng gọi các cuộc chiến tranh diệt chủng là “một vấn đề địa ngục”. Khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gia tăng căng thẳng với Iran, thế giới giờ đây phải nghĩ đến viễn cảnh của một “cuộc đối đầu địa ngục” giữa hai nước.

Hiện tại, cả Hoa Kỳ và Iran đều nói rằng họ không muốn có chiến tranh. Tuy nhiên, từng bước một, họ đang tiến vào một quỹ đạo xung đột. Hoa Kỳ đã tăng cường triển khai quân sự ở khu vực xung quanh Iran, điều động nhóm tàu sân bay tấn công USS Abraham Lincoln và một đội đặc nhiệm máy bay ném bom đến Trung Đông để cảnh báo chế độ Iran không được thực hiện các hành động đe dọa. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Iran đã lên án hành động này như là một đòn chiến tranh tâm lý và coi đó là một hành động khiêu khích nhằm lôi kéo Iran vào một cuộc xung đột quân sự. Continue reading “Viễn cảnh địa ngục của chiến tranh Mỹ – Iran”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

Caspi là biển hay hồ?

Nguồn: Is the Caspian a sea or a lake?, The Economist

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Caspi là gì? Trong 20 năm, Azerbaijan, Iran, Kazakhstan, Nga và Turkmenistan, những quốc gia bao quanh nó, đã không thống nhất được về việc nó là hồ hay biển. Giống như nhiều hồ, nó không đổ vào đại dương, nhưng có kích thước và độ sâu tương tự biển. Sự khác biệt không chỉ đơn thuần về mặt từ ngữ, mà còn có ý nghĩa kinh tế, quân sự và chính trị. Bề mặt và đáy hồ được chia đều cho các quốc gia tiếp giáp hồ. Trong khi biển được điều chỉnh bởi Công ước Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Khu vực bề mặt và đáy biển gần bờ được phân chia căn cứ theo chiều dài bờ biển của quốc gia ven biển. Khi Iran và Liên Xô là hai quốc gia duy nhất tiếp giáp Caspi, một loạt các hiệp ước song phương đã xác định đây là một hồ nước được phân chia bằng nhau giữa hai bên. Iran, quốc gia có bờ tiếp giáp Caspi ngắn, vẫn thích ý tưởng cũ. Kazakhstan, nước có bờ dài nhất dọc Caspi, là một trong những quốc gia thích gọi nó là biển. Continue reading “Caspi là biển hay hồ?”

19/12/2005: Ahmadinejad ra lệnh cấm âm nhạc phương Tây

Nguồn: Ahmadinejad bans all Western music in Iranian state television and radio broadcasts, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố đầu tiên bởi một người của công chúng về việc các loại hình âm nhạc phổ biến có khả năng gây bất ổn xã hội có từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, khi nhà triết học vĩ đại Plato đã viết: “Khi dạng thức âm nhạc thay đổi, các bức tường của thành phố rung chuyển”. Nhiều phát ngôn tương tự đã được đưa ra trong những năm 2000, khi những người muốn bảo vệ hiện trạng gọi các ca sĩ khác biệt như Igor Stravinsky, Elvis Presley và Ice-T là mối nguy hiểm cho xã hội.

Vào ngày này năm 2005, trong một cuộc tổng công kích, Tổng thống Iran mới đắc cử Mahmoud Ahmadinejad đã gọi các nghệ sĩ nêu trên và nhiều người nữa như vậy khi ông tuyên bố cấm hoàn toàn âm nhạc phương Tây trên các chương tình truyền hình và phát thanh của nhà nước ở Cộng hòa Hồi giáo Iran. Continue reading “19/12/2005: Ahmadinejad ra lệnh cấm âm nhạc phương Tây”

16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu

Nguồn: OPEC states raise oil prices, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, đêm trước cuộc họp thiết lập giá hàng năm của Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (Organization of Petroleum Exporting Countries, OPEC) ở Caracas, hai nước thành viên (Libya và Indonesia) đã công bố kế hoạch tăng giá dầu [thô] thêm 4 USD (Libya) và 2 USD (Indonesia) mỗi thùng. Giá sau cùng – tương ứng là 30 USD và 25,50 USD cho mỗi thùng – trở thành một trong những mức cao nhất từng có. Các động thái ngoại giao này là nhằm khiến cho nhóm “diều hâu” thuộc OPEC ngừng việc đẩy giá dầu lên cao hơn nữa. Dù vậy, tới cuối năm 1979, giá dầu đã tăng hơn gấp đôi so với cuối năm trước. Continue reading “16/12/1979: OPEC tuyên bố tăng giá dầu”