Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý

Nguồn: Theresa Fallon, “China, Italy, and Coronavirus: Geopolitics and Propaganda”, The Diplomat, 20/03/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Ở Ý, Trung Quốc không còn được xem như là quốc gia khởi nguồn của dịch COVID-19, mà là một người bạn trong thời điểm hoạn nạn.

Ý đã luôn là một phần thưởng địa chính trị hậu hĩnh trong mọi thời đại bởi vị trí chiến lược của nó giữa Địa Trung Hải cũng như sự thịnh vượng và các kỹ năng hữu dụng của người dân nơi đây. Và bây giờ, đã đến lượt của một cường quốc đang trỗi dậy – Trung Quốc- để tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình tại đây.

Năm ngoái, Ý đã ký một Bản ghi nhớ với Trung Quốc về việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường. Ý là quốc gia G-7 đầu tiên và cho đến nay là duy nhất tham gia. Sau nhiều năm trì trệ, Ý hy vọng sẽ mang lại một động lực cần thiết cho tăng trưởng kinh tế qua việc hợp tác với Trung Quốc. Động thái này đã bị các đồng minh của Ý ở phương Tây chế nhạo và gây tranh cãi trong nước, với một thành viên trong chính phủ liên minh hiện nay (Đảng cánh hữu Lega của nguyên phó thủ tướng Matteo Salvini) chống lại nó. Tuy nhiên sau tất cả, việc ký Bản ghi nhớ đã không mang lại cho Ý nhiều hợp đồng từ Trung Quốc hơn so với những quốc gia không làm vậy – ví dụ như Pháp. Continue reading “Màu sắc địa chính trị trong trợ giúp y tế của Trung Quốc cho Ý”

Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay

Nguồn: The difference between Italy and Spain”, The Economist, 21/03/2019

Biên dịch: Phan Nguyên

Người ta thường thích gộp hai nước lớn Nam Âu này lại cùng nhau. Người Ý và người Tây Ban Nha thường nói chuyện ồn ào, ăn muộn, lái xe nhanh và thích ăn những thứ đồ ăn giúp tăng tuổi thọ như cà chua và dầu ô liu (ít nhất là người ta tin vậy). Họ là những cái nôi của chủ nghĩa vô chính phủ châu Âu trong thế kỷ 19 và chủ nghĩa phát xít trong thế kỷ 20; từ bỏ chế độ độc tài ngay trước khi hội nhập châu Âu những năm sau Thế chiến II. Trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro từ năm 2009, hai nước này có mặt trong từ viết tắt xấu xí “pigs”  (Portugal, Italy, Greece, Spain/Bồ Đào Nha, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha), đại diện cho các nền kinh tế mắc nợ nhiều nhất. Giờ đây một lần nữa họ lại đang được đề cập đến về cùng một thứ. Continue reading “Sự khác biệt giữa Ý và Tây Ban Nha ngày nay”

23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý

Nguồn: Germans slaughter Italian civilians, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân Đức xâm lược đã bắn chết hơn 300 dân thường Ý –  hành động trả thù cho cuộc tấn công của Ý vào một đơn vị SS.

Kể từ khi Ý đầu hàng phe Đồng minh vào mùa hè năm 1943, Đức đã chiếm các vùng rộng lớn trên bán đảo này để ngăn chặn quân Đồng minh sử dụng Ý làm căn cứ phát động các chiến dịch chống lại các thành trì của Đức ở những nơi khác, như bán đảo Balkan. Việc chiếm đóng Ý cũng sẽ trao cho quân Đồng minh những căn cứ không quân của Ý, đe dọa thêm sức mạnh không quân của Đức. Continue reading “23/03/1944: Đức tàn sát dân thường Ý”

30/07/1943: Hitler biết tin Italy sắp đầu hàng

Nguồn: Hitler gets news of Italy’s imminent defection, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, Adolf Hitler biết rằng đồng minh phe Trục Italy của mình đang cố kéo dài thời gian trước khi đàm phán các điều khoản đầu hàng với phe Đồng minh sau khi quyền lực của Mussolini sụp đổ.

Trước đó Hitler đã lo sợ rằng một sự biến chuyển tình thế như thế có thể, nếu không muốn nói là chắc chắn, sẽ xảy ra. Hitler đã đến Italy vào ngày 19 tháng 07 để quở trách Mussolini về thất bại trong khả năng lãnh đạo quân sự – cho thấy Hitler biết dù không thừa nhận công khai rằng cả Mussolini và Italy sắp sụp đổ, để ngỏ bán đảo Italy cho quân Đồng minh chiếm đóng. Mặc dù có sự bảo đảm nửa vời từ Mussolini rằng Italy sẽ tiếp tục chiến đấu, Hitler vẫn bắt đầu chuẩn bị cho viễn cảnh đầu hàng của Italy trước quân Đồng minh. Continue reading “30/07/1943: Hitler biết tin Italy sắp đầu hàng”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử

Nguồn: Benito Mussolini executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, “Il Duce” (Lãnh tụ) Benito Mussolini và người tình Clara Petacci đã bị lính cộng sản Ý bắn chết. Cả hai bị bắt gặp khi đang cố trốn sang Thụy Sĩ.

Vị cựu lãnh đạo độc tài 61 tuổi của Ý được các đồng minh người Đức đưa lên làm người đứng đầu một chính phủ bù nhìn ở miền bắc Ý trong thời kỳ mà Đức chiếm đóng nước này ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Khi quân Đồng minh tiến vào bán đảo Ý và đánh bại phe Trục, Mussolini đã xem xét các lựa chọn của mình. Continue reading “28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử”

Phong trào Năm Sao của Italia là gì?

81-italys-five-star-movement

Nguồn:Italy’s Five Star Movement“, The Economist, 24/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong gần bảy năm, Phong trào Năm Sao (Movimento 5 Stelle – M5S) của phe chủ nghĩa dân túy đã trở thành nhóm đối lập lớn nhất của Italia. Khi nước này đang tiến gần tới một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 4/12 vốn có thể dẫn đến sự sụp đổ của liên minh tả-hữu của Matteo Renzi (đương kim Thủ tướng Italia) và một đợt bất ổn chính trị mới, M5S chỉ xếp sau Đảng Dân chủ (PD) của ông Renzi một vài điểm phần trăm mà thôi.

Tại cuộc bầu cử gần đây nhất vào năm 2013, M5S đã giành được một phần tư số phiếu bầu. Kể từ đó, đảng Forza Italia của Silvio Berlusconi – một thời là đối thủ chính của đảng PD – đã phải đứng trước nguy cơ tan rã. Một đảng cánh hữu quan trọng khác của Italia, đảng Liên đoàn phương Bắc, đã không thể gánh vác vị trí của mình; sự hấp dẫn của nó đã bị hạn chế bởi tính khu vực cũng như các quan điểm cực đoan. Trong bối cảnh này, một chính phủ M5S không còn là điều không tưởng. Vào hồi tháng Sáu, các ứng cử viên của đảng này cho ghế thị trưởng đã giành chiến thắng ở Rome và, đáng ngạc nhiên hơn (và một cách đau buồn cho đảng PD), là tại Turin, một thành trì của cánh tả. Vậy chính xác thì M5S là gì, và nó đấu tranh cho điều gì? Continue reading “Phong trào Năm Sao của Italia là gì?”

Tại sao cuộc khủng hoảng EU tiếp theo có thể là ở Ý?

50

Nguồn:Why Europe’s next crisis may be in Italy“, The Economist, 11/07/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dư chấn từ cuộc bỏ phiếu của Anh để rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) đã lan rộng từ sông Thames tới Tiber. Cổ phiếu của các ngân hàng Ý đã sụt giảm nhanh chóng: Monte dei Paschi di Siena, ngân hàng lớn thứ ba (và lâu đời nhất thế giới), đã mất đi một nửa giá trị kể từ sau cuộc bỏ phiếu Brexit. Điều này đã khiến Thủ tướng Matteo Renzi đưa ra kiến nghị tái cấp vốn cho các ngân hàng yếu nhất bằng ngân sách nhà nước. Nhưng có một trở ngại: nhiều người tiết kiệm Ý sở hữu các trái phiếu ngân hàng, mà theo quy định của EU thì sẽ bị xóa bỏ nếu các ngân hang nhận được hỗ trợ từ chính phủ. Liệu ông Renzi có thể cứu được cả các ngân hàng và các trái chủ – cũng như vị trí của mình hay không? Continue reading “Tại sao cuộc khủng hoảng EU tiếp theo có thể là ở Ý?”

Ý có thể là nhà lãnh đạo mới của châu Âu?

itally-eu-puzzle

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Roman Europe?”, Project Syndicate, 26/04/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Với việc Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu có dấu hiệu tan rã, ai sẽ là người lãnh đạo để ngăn điều đó xảy ra? Thủ tướng Đức Angela Merkel đã được nhiều người cho là đã đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi nổi tiếng của Henry Kissinger về liên minh này: “Số điện thoại của châu Âu là gì?”. Nhưng nếu số điện thoại của châu Âu có mã quốc gia Đức, cuộc gọi sẽ nhận được câu trả lời tự động: “Nói không với tất cả.” (“Nein zu Allem.”)

Cụm từ “Nói không với tất cả” là cách Mario Draghi, Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, đã miêu tả trong một dịp gần đây về phản ứng thường thấy của Đức trước tất cả các sáng kiến kinh tế nhằm củng cố châu Âu. Một trường hợp điển hình là khi Thủ tướng Merkel phủ quyết đề xuất của thủ tướng Ý Matteo Renzi: tài trợ cho các chương trình dân tị nạn ở châu Âu, Bắc Phi và Thổ Nhĩ Kỳ qua việc phát hành trái phiếu EU, một ý tưởng hiệu quả và tiết kiệm vốn cũng được các chuyên gia tài chính hàng đầu như George Soros đề xuất. Continue reading “Ý có thể là nhà lãnh đạo mới của châu Âu?”

Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải

Mediterranean_Relief

Nguồn: Paolo Gentiloni, “Pivot to the Mediterranean”, Foreign Affairs, 28/05/2015.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Địa Trung Hải là cái nôi của nền văn minh Hy Lạp, của Đế chế La Mã, Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Nó là một vùng biển với nhiều tên gọi: với người La Mã là Mare Nostrum nghĩa là “Biển của chúng tôi”; với người Thổ Nhĩ Kỳ là Akdeniz hay “Biển Trắng”; là Yam Gadol hay “Biển lớn” với người Do Thái; Mittelmeer hay “Trung hải” theo cách gọi của người Đức. Đây là nơi gặp gỡ của Châu Phi, Châu Á, và Châu Âu, hình thành nên lịch sử rộng lớn, phức tạp và đa dạng.

Tuy nhiên, ngày nay, Địa Trung Hải đang ở thời điểm bước ngoặt. Nó mang nhiều ý nghĩa hơn ngoài việc là ranh giới phía nam châu Âu. Nó có thể trở thành vùng biển bất ổn hoặc bình yên, tùy vào hành động của chúng ta ở đó. Continue reading “Đã đến lúc “xoay trục” sang Địa Trung Hải”