Cái chết của Chủ nghĩa Tự do

2933-1710_s885x516

Ngun: Roger Cohen, “The Death of Liberalism”, The New York Times, 14/04/2016.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chủ nghĩa tự do đã chết. Hay ít nhất thì cũng đang bị tròng dây vào cổ. Mặc dù đã đứng trên đỉnh vinh quang từ cách đây một phần tư thế kỉ, khi nền dân chủ tự do dường như đã chiến thắng dứt khoát trước những xứ thiên đường độc tài đẫm máu, song giờ đây chủ nghĩa tự do đang bị tấn công từ cả bên trong lẫn bên ngoài.

Chủ nghĩa dân tộc & chủ nghĩa chuyên quyền, được trợ đỡ bằng công nghệ, đã cùng nhau thiết đặt những hình thức kiểm soát & thao túng mới lên loài người, vì sau cùng thì sự mềm yếu của loài người trước lòng tham, định kiến, ngu xuẩn, chi phối, phục tùng, và sợ hãi đâu có biến mất sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Continue reading “Cái chết của Chủ nghĩa Tự do”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)

nagasaki21

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

Ý nghĩa chiến lược

Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[1] Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)”

Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?

2015-12-11-02

Nguồn: “Who was St. Nicholas?”, History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Đằng sau hình tượng ông già Noel vui nhộn mặc đồ đỏ ngày nay là một nhân vật có thật: Thánh Nicholas thành Myra, một tu sĩ Thiên Chúa Giáo từng sống vào thế kỷ thứ 3 SCN ở nơi ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta biết rất ít chi tiết lịch sử về cuộc đời của Thánh Nicholas. Thậm chí cũng không rõ là ông mất năm nào, mặc dù cả giáo hội Công Giáo La Mã và Chính thống Giáo phương Đông đều kỷ niệm ngày ông qua đời vào ngày 6 tháng 12 trong suốt hơn 1.000 năm. Trong vòng một thế kỷ sau khi mất, nhân vật Thánh Nicholas vốn rất được mến mộ đã trở thành trung tâm của hàng loạt truyền thuyết dân gian. Ông được cho là đã có công ngăn chặn một cơn bão dữ để cứu những thủy thủ xấu số, quyên góp tiền cho một người cha bị buộc phải bán con gái mình làm gái mại dâm, và thậm chí là hồi sinh ba cậu bé bị một tay đồ tể bất lương chặt ra nhiều mảnh. Ngày nay, Thánh Nicholas được coi là thánh bảo hộ thủy thủ, trẻ em, chủ tiệm cầm đồ, và nhiều người khác. Continue reading “Nguyên mẫu của nhân vật Ông già Noel là ai?”

Tên gọi New Zealand có từ đâu?

2015-12-17-03

Nguồn: “What’s new about New Zealand?”, History.com (truy cập ngày 17/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ngày nay, nhiều người đã biết rằng những nơi như New York và New London được đặt tên theo các địa danh ở Anh, nhưng còn New Zealand thì sao? Vùng Zealand gốc là ở đâu vậy? Để có được câu trả lời, chúng ta phải tìm về giai đoạn đầu của phong trào thám hiểm của người châu Âu, và tên gọi gốc của New York – New Amsterdam – mang lại cho chúng ta một manh mối.

Các nhà thám hiểm Hà Lan là những người châu Âu đầu tiên khởi hành ra biển đi tìm những vùng đất lạ, và thế giới ngày nay vẫn còn mang nhiều vết tích của di sản đó. Năm 1642, nhà thám hiểm và hàng hải Hà Lan Abel Tasman (tên ông đã được đặt cho đảo Tasmania của Australia) đã khởi hành với nhiệm vụ thám hiểm vùng nam Thái Bình Dương với tư cách đại diện cho Công ty Đông Ấn Hà Lan, và đến được những vùng lãnh thổ ngày nay là New Zealand, Tonga, và Fiji. Khi ông trở về báo lại những phát hiện của mình, các vùng đó đã được thêm vào bản đồ thời bấy giờ. Continue reading “Tên gọi New Zealand có từ đâu?”

Vì sao thành phố New York có biệt danh “Quả Táo Lớn”?

2015-12-17-01-1

Nguồn: “Why is New York City nicknamed the ‘Big Apple’?”, History.com (truy cập ngày 17/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bang New York là nơi trồng táo nhiều thứ hai nước Mỹ, sau bang Washington, song biệt danh trên của thành phố New York lại chẳng liên quan gì đến việc trồng hoa quả. Trên thực tế, tên gọi “quả táo lớn” nổi tiếng lần đầu do liên quan đến trò đua ngựa. Khoảng năm 1920, John Fitz Gerald, một phóng viên từ thành phố New York, đã nghe thấy một số người trông chuồng ngựa ở New Orleans nói rằng họ đang chuẩn bị tới “quả táo lớn”, một cách ám chỉ thành phố New York, nơi có những đường đua ngựa được coi là hàng đầu. Fitz Gerald sớm bắt đầu dùng tên gọi “quả táo lớn” trong những bài báo của ông. Trong thập niên 1930, các nghệ sĩ nhạc jazz đã sử dụng tên gọi này để ám chỉ rằng thành phố New York là quê hương của những câu lạc bộ âm nhạc hàng đầu. Continue reading “Vì sao thành phố New York có biệt danh “Quả Táo Lớn”?”

Ai là người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống Mỹ?

2015-12-15

Nguồn: “Who was the first woman to run for president?”, History.com (truy cập ngày 15/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phụ nữ Mỹ không có quyền bầu cử cho đến khi Tu chính án Hiến Pháp thứ 19 được thông qua năm 1920, nhưng người phụ nữ Mỹ đầu tiên tự ứng cử chức tổng thống đã xuất hiện từ gần 50 năm trước đó. Năm 1872, Victoria Woodhull đến từ Ohio đã làm nên lịch sử khi bà ra tranh cử với tư cách ứng cử viên của Đảng Bình Quyền (Equal Rights Party) chống lại tổng thống đương nhiệm Ulysses S. Grant. Cương lĩnh tranh cử của bà gồm những cải cách cấp tiến như ngày làm việc tám giờ, quyền bầu cử cho phụ nữ, bỏ án tử hình, và bà còn gây ngạc nhiên hơn nữa khi chọn nhà hoạt động bãi nô Frederick Douglass làm ứng cử viên phó tổng thống (mặc dù ông này không đồng ý). Continue reading “Ai là người phụ nữ đầu tiên tranh cử Tổng thống Mỹ?”

Có phải TT Lincoln tiên đoán được cái chết của mình?

2015-12-13

Nguồn: “Did Abraham Lincoln predict his own death?”, History.com (truy cập ngày 13/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Ward Hill Lamon – từng là cộng sự luật, bạn và đôi khi là vệ sĩ của Abraham Lincoln – từng kể một câu chuyện nổi tiếng về linh cảm của Tổng thống Hoa Kỳ thứ 16 về cái chết của ông. Chuyện là chỉ vài ngày trước khi bị ám sát vào ngày 14 tháng 4 năm 1865, Lincoln đã kể lại một giấc mơ gần đó của ông với một nhóm nhỏ, trong đó có vợ ông, Mary Todd, và Lamon. Trong giấc mơ, ông bước vào Phòng Cánh Đông trong Nhà Trắng và nhìn thấy một thi thể được phủ kín và canh gác bởi các binh sĩ, đứng xung quanh là nhiều người đang than khóc. Khi Lincoln hỏi một trong các binh sĩ rằng người chết là ai, anh ta trả lời: “Là Tổng thống. Ông ấy đã bị một kẻ ám sát giết hại”. Continue reading “Có phải TT Lincoln tiên đoán được cái chết của mình?”

Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đâu?

2015-12-11-1

Nguồn: “Where is Genghis Khan buried?”, History.com (truy cập ngày 11/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bí ẩn bắt đầu vào ngày 18 tháng 8 năm 1227, khi lãnh tụ Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn qua đời không rõ nguyên nhân trong lúc đang dẫn đầu một cuộc chinh phạt ở Trung Hoa. Theo truyền thuyết, những người kế vị Thành Cát Tư Hãn đã giết hết bất kỳ ai nhìn thấy đoàn xe tang đưa linh cữu ông trở về Karakorum, kinh đô Mông Cổ. Khoảng 800 binh lính được cho là đã tàn sát 2.000 người dự lễ tang của ông, trước khi chính họ cũng bị hành quyết sau đó. Linh cữu của Thành Cát Tư Hãn được chôn tại một ngôi mộ vô danh để đảm bảo sự yên nghỉ của ông không bị quấy rầy. Vó ngựa đã dẫm đạp để làm mất hết mọi dấu vết chôn cất, và một số người cho rằng người ta đã chuyển hướng một con sông để dòng nước chảy qua ngôi mộ. Kết quả của những biện pháp cực đoan này là vị trí lăng mộ của Thành Cát Tư Hãn sau gần 900 năm vẫn còn là một bí ẩn. Continue reading “Thành Cát Tư Hãn được chôn cất ở đâu?”

Vì sao tiền của Mỹ có màu xanh lục?

2015-12-10-1

Nguồn: “Why is American currency green?”, History.com (truy cập ngày 10/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Năm 1861, để chi trả cho cuộc Nội Chiến Mỹ, chính phủ liên bang bắt đầu phát hành tiền giấy lần đầu tiên kể từ khi Quốc hội Lục địa (thời 13 thuộc địa) in tiền để giúp chi trả cho cuộc Chiến tranh Cách mạng Mỹ (những đồng tiền giấy đô-la đầu tiên, theo cách gọi của người dân thuộc địa, được in với số lượng lớn đến mức chúng sớm mất đi phần lớn giá trị). Trong những thập niên trước Nội Chiến, các ngân hàng tư nhân được nhà nước cấp phép đã được tự in tiền giấy, kết quả là đã có nhiều thiết kế và mệnh giá tiền khác nhau. Những tờ tiền mới được chính phủ Hoa Kỳ phát hành từ thập niên 1860 được gọi là tiền xanh lục vì mặt sau của chúng được in bằng mực xanh lục. Loại mực này là một biện pháp chống làm giả tiền thông qua ảnh chụp, vì máy ảnh thời đó chỉ chụp được ảnh đen trắng. Continue reading “Vì sao tiền của Mỹ có màu xanh lục?”

“Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?

2015-12-09

Nguồn: “What was the Saturday Night Massacre?”, History.com (truy cập ngày 9/12/2015).

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Một trong những sự kiện gây chấn động nhất trong vụ bê bối Watergate được gọi là “Vụ thảm sát đêm thứ bảy”, diễn ra vào ngày 20 tháng 10 năm 1973 khi tổng thống Richard Nixon – khi đó đang phải chật vật với vụ bê bối này – sa thải Công tố viên Đặc biệt Archibald Cox và chấp nhận đề nghị từ chức của Tổng Chưởng lý Elliot Richardson và Phó Tổng Chưởng lý William Ruckelshaus. Continue reading ““Vụ thảm sát đêm thứ Bảy” là gì?”

Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?

2015-11-27

 

Nguồn: “What Islamic scholars have to say about atacking civilians”, The Economist, 19/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Hình ảnh các chiến binh thánh chiến vinh danh Chúa bằng những cuộc đổ máu giờ đây tràn lan trên internet và các kênh truyền thông đến mức những người chỉ trích Hồi Giáo đã coi tôn giáo này là đồng nhất với bạo lực bừa bãi. Inspire, tạp chí điện tử của tổ chức khủng bố al-Qaeda, hướng dẫn những tên khủng bố đơn độc tiềm tàng cách chế tạo lựu đạn từ những mảnh ống dẫn nước và đèn trang trí Giáng Sinh. Còn Dabiq, tạp chí chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (IS), tán dương các chiến binh thánh chiến vì đã “vinh danh Đấng Tiên Tri” bằng cách “giết những mushrikīn (“kẻ dị giáo”) Pháp tập trung tại một buổi hòa nhạc” và hàng trăm kẻ tương tự. Nếu có tín đồ Hồi Giáo bị giết trong những vụ tấn công đó, thì họ chỉ được coi là “thiệt hại phụ chính đáng”, theo lời Abu Qatada Al-Filistini, nhân vật chuyên hướng dẫn các chiến binh thánh chiến hiện đại. Miễn là những tín đồ này không sống tội lỗi thì việc họ bị giết được xem như “lối tắt” lên thiên đường. Nhưng xét về truyền thống thì Hồi Giáo nói gì về việc giết hại thường dân? Continue reading “Các học giả Hồi Giáo nói gì về việc tấn công dân thường?”

Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?

2015-11-18

Nguồn: “What to call Islamic State”, The Economist, 15/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Chỉ vài giờ sau khi Pháp và Mỹ cam kết mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi Giáo (Islamic State – IS) để đáp trả lại những cuộc tấn công ở Paris đã làm 129 người chết và hơn 350 người bị thương, các máy bay chiến đấu của Pháp đã bắt đầu không kích thành trì của tổ chức này tại Raqqa, thuộc miền đông bắc Syria. Chiến dịch này được phối hợp tiến hành cùng với các lực lượng của Mỹ. Pháp và Mỹ dường như cũng thống nhất trong việc gọi tên hiểm họa khủng bố này. Khi tuyên bố về các cuộc không kích, bộ quốc phòng Pháp nhắc đến một mục tiêu “được Daesh sử dụng làm trạm chỉ huy”. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng sử dụng tên gọi này khi phát biểu tại một hội nghị cấp cao của G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, về việc tăng gấp đôi những nỗ lực để “tạo sự chuyển tiếp quyền lực ôn hòa tại Syria và loại bỏ mối đe dọa Daesh, một thế lực có thể gây ra rất nhiều đau thương cho người dân ở Paris, ở Ankara, và ở nhiều nơi trên toàn cầu”. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng gọi IS là Daesh trong một cuộc họp ở Vienna. Tổ chức này cũng đã từng được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau như ISIS, ISIL, IS và SIC. Tại sao là có nhiều tên gọi như vậy? Continue reading “Vì sao tổ chức Nhà nước Hồi Giáo có nhiều tên gọi?”

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?

Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu - 01

Nguồn: “What Paris’ night of horror means for Europe”, The Economist, 14/11/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Chuỗi các vụ tấn công khủng bố tại Paris tối qua, ước tính đã cướp đi mạng sống của gần 140 người, là viễn cảnh thảm kịch mà các cơ quan tình báo và an ninh phương Tây đã cảnh báo trong suốt nhiều năm qua. Kể từ khi một nhóm thánh chiến Hồi Giáo tiến hành một vụ tấn công kéo dài 4 ngày theo phong cách biệt kích tại Mumbai cách đây 8 năm làm 166 người chết, đã có khá nhiều âm mưu tấn công tương tự bị phát hiện hoặc bị dự báo nhầm. Nhưng giống như IRA (tổ chức khủng bố Quân đội Cộng hòa Ai-len) đã từng cảnh báo đầy nham hiểm: “Các người lần nào cũng phải may mắn, còn chúng ta chỉ cần may mắn một lần”. Continue reading “Thảm kịch ở Paris có ý nghĩa gì với châu Âu?”

Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?

Nguồn: “What climate talks in Paris will mean”, The Economist, 9/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tháng 12/2009, trong những vòng đàm phán được tổ chức theo Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp Quốc (UNFCCC) tại Copenhagen, các nhà đàm phán từ nhiều nước đã không đạt được thỏa thuận. Khi đó người ta đã có nhiều kỳ vọng: việc Barack Obama đắc cử tổng thống Mỹ được nhiều người cho là đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh việc đàm phán. Thay vào đó, cùng với Brazil, Nam Phi, Ấn Độ, và Trung Quốc, Mỹ đã đạt đến một thỏa thuận ngoài lề không có tính ràng buộc. Bên cạnh những biện pháp khác, “Hiệp định Copenhagen” đã nhất trí đến năm 2020 sẽ huy động 100 tỷ USD mỗi năm cho việc hợp tác quốc tế nhằm giúp các nước giảm lượng thải khí nhà kính. Tại các cuộc họp ở Doha sau đó 2 năm, các lãnh đạo quốc tế đã hứa sẽ đi đến một thỏa thuận quốc tế về khí hậu chậm nhất là vào năm 2015. Giờ đây thế giới sắp bước vào một cuộc đàm phán về khí hậu nữa, sẽ được tổ chức tại Paris bắt đầu từ ngày 30/11. Nhưng liệu cuộc đàm phán này có thể đi đến một thỏa thuận không, và nó sẽ tượng trưng cho điều gì? Continue reading “Đàm phán COP21 về khí hậu ở Paris có ý nghĩa gì?”

Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?

2015-11-11-1

Nguồn: “Why are American soldiers called G.I.s?”, History.com (truy cập ngày 11/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Nguồn gốc của biệt danh nổi tiếng này có phần bí ẩn. Một giả thuyết phổ biến cho rằng biệt danh này có nguồn gốc từ thế kỷ 20, khi đó “G.I.” là chữ được dán lên những thùng và xô rác của quân đội. Hai chữ cái này là tên viết tắt của nguyên liệu chế tạo ra những vật dụng đó: sắt mạ kẽm (Galvanized Iron). Về sau,  theo như cuốn “Origins of the Specious: Myths and Misconceptions of the English Language” (tạm dịch: Nguồn gốc của những Sai lầm: Những hiểu lầm và ngộ nhận trong Tiếng Anh”) của các tác giả Patricia T. O’Conner và Stewart Kellerman, nghĩa của từ G.I. được mở rộng và đến Thế Chiến I nó đã được dùng để gọi tất cả những thứ liên quan đến quân đội Mỹ. Khi đó, G.I. được diễn giải lại thành “vấn đề chính phủ” (Government Issue) hoặc “vấn đề chung” (General Issue). Continue reading “Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?”

Vì sao chỉ một số bang ở Mỹ kiểm tra lý lịch người mua súng?

2015-11-08

Nguồn: “Why America doesn’t have universal background checks for gun-buyers”, The Economist, 6/11/2015.

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Tại rất nhiều nơi ở Mỹ, mua một khẩu súng còn dễ hơn mua một cuốn sách hay một mớ rau tươi, Tổng thống Barack Obama đã nói vậy trong một bài phát biểu trước các giám đốc cảnh sát quốc tế vào ngày 27 tháng 10 tại Chicago. Ông Obama đã một lần nữa kêu gọi phải kiểm tra lý lịch những người mua súng trên cả nước, việc ông đã từng cố gắng thuyết phục Quốc Hội biểu quyết thành luật liên bang trong suốt nhiều năm – song không thành công. Hai năm trước ông đã gần đạt được mục tiêu này, nhưng dự luật Manchin-Toomey về mở rộng việc kiểm tra lý lịch người mua súng qua mạng internet và tại các hội chợ súng – một sự hợp tác giữa cả 2 đảng Dân Chủ & Cộng Hòa – đã bị Thượng Viện bác bỏ. Continue reading “Vì sao chỉ một số bang ở Mỹ kiểm tra lý lịch người mua súng?”

Chiến dịch Mincemeat là gì?

2015-11-06-01

Nguồn: “What was Operation Mincemeat?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong Thế Chiến II, tình báo Anh đã thực hiện được một trong những điệp vụ thời chiến thành công nhất trong lịch sử: Chiến dịch Mincemeat. Tháng 4 năm 1943, người ta tìm thấy một thi thể đang phân hủy ngoài bờ biển Huelva, phía nam Tây Ban Nha. Theo giấy tờ tùy thân tìm được, thi thể này là của Thiếu tá William Martin thuộc Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh, cổ tay được buộc với một chiếc cặp đựng tài liệu. Khi tình báo Đức Quốc xã biết đến chiếc cặp của viên sĩ quan tử nạn (cũng như biết đến những nỗ lực nhằm lấy lại chiếc cặp của người Anh), họ đã tìm mọi cách để lấy được nó. Mặc dù chính thức thì Tây Ban Nha là nước trung lập trong cuộc chiến, phần lớn quân đội của họ lại ủng hộ Đức, và phía Quốc xã đã tìm được một sĩ quan Tây Ban Nha ở Madrid chịu hỗ trợ. Continue reading “Chiến dịch Mincemeat là gì?”

Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?

2015-11-03-02-1

Nguồn: “Were they always called World War I and World War II?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không phải ngay từ đầu hai cuộc chiến tranh thế giới đã được gọi là “Thế Chiến I” (World War I) và “Thế Chiến II” (World War II), hay “Chiến tranh Thế giới thứ Nhất” và “Chiến tranh Thế giới thứ Hai”, song rất khó xác định chính xác thời điểm mà những tên gọi này xuất hiện. Rõ ràng là trong Thế Chiến I, không ai biết rằng sẽ có một cuộc xung đột toàn cầu thứ hai diễn ra sau cuộc chiến thứ nhất, vì vậy không cần thiết phải xác định thứ tự cho cuộc chiến. Ban đầu các tờ báo ở Mỹ gọi đây là “Chiến tranh Châu Âu” (European War), nhưng sau đó đã đổi thành “Chiến tranh Thế giới” (World War) khi Mỹ chính thức tham chiến năm 1917. Trong khi đó ở bên kia Đại Tây Dương, người Anh sử dụng tên gọi “cuộc Đại Chiến” (the Great War) cho đến những năm 1940 – ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý là khi Winston Churchill sử dụng tên gọi “Chiến tranh Thế giới” trong cuốn hồi ký “Cuộc Khủng hoảng Thế giới” của ông xuất bản năm 1927. Continue reading “Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?”

Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?

2015-11-03-1

Nguồn: “What is the Magna Carta?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trước khi những người dân thuộc địa Bắc Mỹ nổi dậy chống lại hoàng gia Anh hàng trăm năm, các quý tộc ở Anh đã soạn thảo Đại Hiến Chương (Magna Carta) để hạn chế quyền lực của vị vua bạo ngược của chính họ – Vua John. Dù Đại Hiến Chương, được ký năm 1215, chủ yếu chỉ đảm bảo quyền tự do cho giới quý tộc nước Anh, song những câu chữ của văn kiện này đã bảo vệ quy trình tư pháp và ngăn cấm quyền quân chủ tuyệt đối, dẫn đường cho những nguyên tắc căn bản của hệ thống thông luật trong các bản hiến pháp tồn tại trên thế giới trong suốt 800 năm qua. Đại Hiến Chương đã chấm dứt quyền lực tuyết đối của các bậc quân vương nước Anh và yêu cầu họ cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Continue reading “Đại Hiến Chương (Magna Carta) là gì?”