#188 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.10): Cơ chế tạo ra tiền của Cục Dự trữ Liên bang

backsdone-notfront1

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Mandrake Mechanism”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 10.

Biên dịch: Phạm Thị Kim Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Phương pháp Cục Dự Trữ Liên Bang Hoa Kỳ tạo ra tiền từ con số không; khái niệm cho vay nặng lãi là tiền lãi từ những khoản nợ không có thật; nguyên nhân thật sự của thứ thuế ẩn gọi là lạm phát; cách Cục Dự trữ Liên bang tạo ra những vòng tuần hoàn bùng nổ – suy thoái của nền kinh tế.

Trong những năm của thập niên 1940, có một nhân vật truyện tranh vui trên báo tên là Nhà ảo thuật Mandrake. Chuyên môn của ông là tạo nên mọi thứ từ hư không và làm chúng biến mất vào hư không ở thời điểm thích hợp.  Điều đó giống với quá trình sắp được miêu tả trong chương này, vì thế quá trình này được đặt theo tên của ông. Continue reading “#188 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.10): Cơ chế tạo ra tiền của Cục Dự trữ Liên bang”

#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Engergy & Climate Change: Prepare for the Worst”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 280-293.

Biên dịch: Nguyễn Quế Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World 

Tôi tin rằng trái đất đang dần nóng lên do chính những hoạt động của con người. Điều này xem ra cũng nhận được sự nhất trí rộng rãi của các nhà khoa học đang nghiên cứu về vấn đề trên.

Có nhiều quan điểm bất đồng, bao gồm quan điểm cho rằng sự gia tăng nhiệt độ có thể là một phần chu kỳ bình thường mà trái đất thi thoảng trải qua trong quãng thời gian 4,5 tỉ năm của nó và vì thế không liên quan gì đến sự phát thải khí cacbon của con người. Nếu điều này đúng, chúng ta không nên làm gì cả ngoại trừ ngồi yên và chờ đợi nhiệt độ giảm xuống khi chu kỳ này dần qua. Continue reading “#187 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề năng lượng và biến đổi khí hậu”

#186 – Các chủ thể phi quốc gia và thách thức đối với quản trị toàn cầu

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 6), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Hồ Hải Yến | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Có một sự tái phân bổ quyền lực mới đang diễn ra giữa các nhà nước, thị trường và xã hội dân sự, kết thúc sự tích lũy quyền lực đều đặn trong tay của các nhà nước kể từ Hòa ước Westphalia năm 1648

Jessica T. Matthews – Chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế

Vào tháng 7 năm 2006, các chiến binh du kích của phong trào Hồi giáo Hezbollah của Libăng đã phục kích một đội tuần tra người Israel dọc biên giới, giết một số binh sĩ và giữ 2 con tin. Khi những người Israel lần theo nhóm này Continue reading “#186 – Các chủ thể phi quốc gia và thách thức đối với quản trị toàn cầu”

#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Secret Science”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 9.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island 

Nội dung chính: Tóm tắt lịch sử của hoạt động dự trữ bắt buộc; kỷ lục về gian lận, bùng nổ, phá sản, hỗn loạn kinh tế; sự hình thành của Ngân hàng Trung ương Vương Quốc Anh, ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới vốn trở thành mô hình của Cục Dự trữ Liên bang. Continue reading “#182 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.9): Lịch sử những ngân hàng đầu tiên”

Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?

VN_PLP

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt Giàn khoan Hải dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam cùng với những hành động hiếu chiến đi kèm đã làm biến đổi quan hệ Việt – Trung nói riêng và môi trường chiến lược của Việt Nam nói chung. Theo đó, đã đến lúc Việt Nam cần đánh giá lại bản chất quan hệ Việt- Trung cũng như định hướng chính sách đối ngoại để ứng phó với những thay đổi trong quan hệ song phương cũng như môi trường chiến lược. Continue reading “Việt Nam theo đuổi liên minh đối phó Trung Quốc: Tại sao và nên như thế nào?”

#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 5), (Boston, MA: Wadsworth, 2010)

Biên dịch: Lê Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Một xã hội loài người mà dựa trên cơ sở nhiều quốc gia nghèo đói và chỉ một số ít thịnh vượng, đặc trưng bởi những hòn đảo thịnh vượng giữa một biển nghèo đói, là không bền vững.

Thiabo Mbeki – Cựu tổng thống Nam Phi

Ngày 4 tháng 2 năm 1992, Hugo Chavez Frías, một đại tá bốc đồng và có sức thu hút, đã lãnh đạo một cuộc đảo chính quân sự chống lại chính phủ Venezuela. Khi mà lực lượng thua kém nhiều về số lượng của mình không giành được quyền kiểm soát Caracas và không bắt giữ được Tổng thống Carlos Andrés Pérez, Continue reading “#180 – Người giàu – kẻ nghèo trong chính trị thế giới: Số phận buồn thảm của Phương Nam”

Vietnam’s South China Sea Disputes with China: The Economic Determinants

Author: Le Hong Hiep

Source: The Korean Journal of Defense Analysis, Vol. 26, No. 2, June 2014, 175–191.

Abstract: This article seeks to provide an investigation of the influence of economic factors on the dynamics of Vietnam’s South China Sea disputes with China as well as the shaping of its related strategy. The article argues that since the late 1980s economic factors have contributed significantly and in different ways to the evolving dynamics of the bilateral disputes. Vietnam’s effective exploitation of the sea’s resources for economic development and China’s moves to counter such efforts have generated constant tensions in their bilateral relationship. Continue reading “Vietnam’s South China Sea Disputes with China: The Economic Determinants”

#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Politics”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 205-216.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Một kết quả tổng tuyển cử như vào tháng 5/2011 sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party – PAP) giành được trung bình 60,1% số phiếu trên toàn quốc và mất sáu ghế – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Singapore giành độc lập năm 1965. Sự thống trị gần như áp đảo của PAP trong các cuộc bầu cử trước đó đã không thể duy trì được về lâu dài. Nó từng xảy ra do thế hệ lớn lên cùng nền độc lập của Singapore đã chứng kiến tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể từ một mức thấp. Continue reading “#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore”

#178 – Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế

Nguồn: David N. Balaam & Michael Vaseth, “International Trade,” in D.N. Balaam & M. Vaseth, Introduction to International Political Economy, (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 87-106.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn  Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Thương mại quốc tế là một trong những chủ đề cổ điển nhất và gây nhiều tranh cãi nhất của môn học kinh tế chính trị quốc tế. Thương mại quốc tế được coi là một phần của cấu trúc sản xuất của nền kinh tế chính trị quốc tế (KTCTQT).[1] Nhìn lại, cấu trúc sản xuất là một hệ thống các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác như các doanh nghiệp quốc tế. Những doanh nghiệp này quyết định sản xuất cái gì, Continue reading “#178 – Kinh tế chính trị của thương mại quốc tế”

Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc

Tác giả: Patrick M. Cronin | Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Tháng 10 năm ngoái trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lí Khắc Cường, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hứa sẽ tăng cường “niềm tin chính trị” giữa hai bên yêu sách trên Biển Đông. Tuần vừa rồi, khi tôi phát biểu tại một hội thảo tại Đà Nẵng, Việt Nam, nơi rõ ràng không có mặt các đại biểu Trung Quốc, các lời cáo buộc mạnh mẽ đã xuất hiện đầy rẫy tại hội thảo cũng như trên báo chí. Lý do trực tiếp của căng thẳng là việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Từ khi diễn ra hành động đơn phương này hồi đầu tháng 5, Trung Quốc đã tạo nên một vành đai bảo vệ xung quanh giàn khoan bằng cách triển khai các tàu quân sự, tuần duyên và tàu đánh cá theo các vòng tròn tuần tra đồng tâm. Cho tới nay, một tàu cá của Việt Nam đã bị đâm chìm và Trung Quốc đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ rằng các tàu của Việt Nam đã va đâm tàu Trung Quốc hơn 1.400 lần. Các video hai bên đối đầu nhau hiện có trên internet. Continue reading “Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam chống  lại sự cưỡng ép của Trung Quốc”

#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc

Nguồn: Jeffrey Reeves (2013). “China’s Unraveling Engagement Strategy”, The Washington Quarterly, Vol. 36, No. 4, pp. 139–149.>>PDF

Biên dịch: Bế Minh Nhật | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu về Trung Quốc, ở cả Trung Quốc và phương Tây, rằng các yếu tố của chính sách đối ngoại hiện tại của Trung Quốc đang tự chuốc lấy thất bại,[1] là quan trọng nhưng lại hạn chế theo hai hướng nổi bật như sau. Thứ nhất, ý kiến này chỉ tập trung vào các lập trường chính sách mang tính chia rẽ nhất của Trung Quốc, Continue reading “#177 – Chiến lược can dự kinh tế đang đổ vỡ của Trung Quốc”

#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng

Nguồn: G. Edward Griffin, “Fool’s Gold”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 8.

Biên dịch: Phạm Thị Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính: Lịch sử tiền giấy – loại tiền không được đảm bảo ngang giá trị với kim loại quý và công chúng bị ép buộc sử dụng bằng quy định luật của chính phủ; sự xuất hiện của hoạt động ngân hàng dựa trên dự trữ theo tỷ lệ ngày nay vốn dựa vào việc phát hành một số lượng lớn các biên lai cho vàng nhiều hơn số lượng vàng mà ngân hàng nắm giữ để đảm bảo cho chúng. Continue reading “#176- Quái vật đảo Jekyll (Ch.8): Sự ra đời tiền giấy và hoạt động ngân hàng”

Cái giá của các Viện Khổng Tử

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trao đổi giáo dục giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục. Đi kèm với những chương trình này không chỉ có các giá trị học thuật mà còn có cả các rủi ro.

Các Viện Khổng Tử là một ví dụ cho sự đánh đổi này. Những trung tâm này, vốn được cấp vốn và hỗ trợ mạnh tay bởi chính phủ Trung Quốc, cung cấp các khóa học về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không giống như Viện Goethe của Đức hay Hội đồng Anh của Anh, nhiều trong số các trung tâm này lại được thành lập trực tiếp bên trong các trường đại học của Hoa Kỳ. Chính sự kết hợp giữa mối liên kết và sự kiểm soát của Trung Quốc này là nguồn gốc của rủi ro. Continue reading “Cái giá của các Viện Khổng Tử”

#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông

Nguồn: Ian Storey (2013). “Japan’s maritime security interests in Southeast Asia and the South China Sea disputes”, Political Science, Vol. 65, No. 2, pp. 135–156.>>PDF

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm qua, các chính trị gia, học giả và quan chức an ninh Nhật Bản đã nhận thấy một sự xấu đi rõ ràng trong môi trường an ninh của quốc gia. Chẳng hạn, vào tháng 6/2013, tại Đối thoại Shangri-La diễn ra thường niên tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera đã mô tả môi trường an ninh Nhật Bản là “đang ngày càng nghiêm trọng hơn”, một đánh giá đã được thể hiện trong Sách Trắng phát hành bởi Bộ Quốc phòng cách đó một tháng.[1] Continue reading “#175 – Lợi ích an ninh hàng hải của Nhật ở ĐNA và tranh chấp Biển Đông”

Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Gần đây, thông tin về sâu máy tính Flame có những khả năng gián điệp tinh vi hoành hành ở khu vực Trung Đông suốt 5 năm qua đã làm cho mối quan ngại về nguy cơ diễn ra các cuộc chiến tranh mạng hay xâm hại an ninh quốc gia thông qua không gian ảo ngày càng trở nên sâu sắc. Continue reading “Việt Nam cần sẵn sàng cho chiến tranh mạng”

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung

Tác giả: Lê Hồng Hiệp | Biên dịch: Trâm Anh

Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?

Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một “phái viên đặc biệt” của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra. Continue reading “Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ – Trung”

Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

us_china_relations_onpage_c4

Thời gian qua, một số học giả, trong đó nổi bật là GS. Hugh White, cựu Thứ trưởng Quốc phòng Úc và hiện là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng thuộc Đại học Quốc gia Úc, đã lập luận rằng do Trung Quốc nổi lên trở thành một siêu cường ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, đã đến lúc nước này được đóng một vai trò lớn hơn trong trật tự khu vực, tới một mức độ mà theo đó Mỹ nên từ bỏ vị thế bá chủ để chia sẻ vai trò lãnh đạo khu vực của mình với Trung Quốc. Continue reading “Hoa Kỳ nên chia quyền với Trung Quốc?”

Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ

120702103617_viet_trung_huunghi_464x261_getty_nocredit

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Một trong những thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong những năm 1990 là việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc (1991) và Mỹ (1995).

Việc bình thường hóa với Trung Quốc giúp Việt Nam bước đầu phá thế bị bao vây cô lập, cho phép Việt Nam cải thiện quan hệ với ASEAN và Mỹ. Trong khi đó, việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ giúp Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử có quan hệ bình thường với tất cả các cường quốc trên thế giới. Continue reading “Việt Nam giữa hai bờ Trung – Mỹ”

#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Europe: Decline and Discord”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 94-123.

Biên dịch: Vương Thảo Vy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

CHÂU ÂU: Suy yếu và không hòa hợp

Số phận đồng Euro[1]

Vấn đề cơ bản của đồng Euro đó là không thể có được sự hội nhập tiền tệ khi không có hội nhập về tài khóa – đặc biệt trong một khu vực mà thói quen chi tiêu và tiết kiệm hết sức đa dạng như tại Đức và Hy Lạp. Sự không hòa hợp này rồi cũng sẽ phá vỡ hệ thống. Vì lý do này, đồng Euro chắc chắn sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng, với cái chết đã được báo trước ngay từ trong trứng nước. Chúng ta không nên xem những khó khăn trong những năm vừa qua của đồng tiền này bắt nguồn từ việc một hay hai chính phủ chi tiêu vượt giới hạn cho phép hay việc những quốc gia khác không cảnh báo họ về những mối nguy hiểm của việc này. Continue reading “#172 – Lý Quang Diệu viết về Châu Âu”

#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Barbaric Metal”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 7.

Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

Nội dung chính:Lịch sử và sự tiến hóa của đồng tiền; sự xuất hiện của vàng với tư cách là nguồn cung tiền phổ quát; những nỗ lực của chính phủ trong việc qua mặt người dân bằng cách cắt rìa hoặc hạ thấp giá trị tiền xu vàng; thực tế rằng hệ thống tiền tệ không phụ thuộc vào số lượng vàng nhiều hay ít, và rằng “[in] nhiều tiền hơn” không có nghĩa là phải cần nhiều vàng hơn. Continue reading “#171 – Quái vật đảo Jekyll (Ch. 7): Lịch sử ra đời và tiến hóa của tiền tệ”