Học giả Trung Quốc phê phán chủ trương ‘đường 9 đoạn’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Dưới đây là bài viết của học giả Lý Lệnh Hoa (李令华, Li Linghua, sinh 1946, tốt nghiệp Học viện Hải dương Sơn Đông, nay là Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc). Ông từng viết nhiều bài phê phán các sai lầm của TQ trong việc giải quyết tranh chấp về biển đảo với các nước xung quanh. Nguyên văn tiêu đề là “Kiên trì ‘Đường 9 Đoạn’, việc vạch ranh giới biển Nam Hải sẽ đi vào con đường bế tắc”.

Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Biển Đông[1] sau khi công bố đã được dư luận nước ngoài và Trung Quốc quan tâm. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ý không tiếp thu, không tham gia, không thừa nhận vụ trọng tài Biển Đông do Philippines đưa ra. Tòa Trọng tài phán quyết rằng “Đường 9 Đoạn” ở Biển Đông không phù hợp luật quốc tế. Continue reading “Học giả Trung Quốc phê phán chủ trương ‘đường 9 đoạn’”

Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Viện sĩ Tiền Học Sâm (Qian Xue-sen) là một nhà khoa học lớn của Trung Quốc, nổi tiếng về tài năng và lòng yêu nước, đạo đức chân thành, giản dị khiêm tốn. Ông còn được gọi là Cha đẻ ngành tên lửa và hàng không vũ trụ Trung Quốc.

Tiền Học Sâm qua đời ngày 31/10/2010, thọ 98 tuổi. Toàn bộ các nhà lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào, Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc v.v… đã đến dự đám tang ông, điều đó cho thấy ông từng có một vai trò rất quan trọng ở Trung Quốc. Continue reading “Chiến dịch ngoại giao giải cứu nhà khoa học Tiền Học Sâm”

Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Những năm qua, giới sử học Trung Quốc (TQ) đã và đang ráo riết tiến hành các nghiên cứu nhằm phục vụ âm mưu bành trướng lãnh thổ, lấn chiếm Biển Đông. Cho rằng Việt Nam (VN) là trở ngại lớn nhất ngăn cản âm mưu đó, gần đây TQ một mặt công kích lập trường Hoàng Sa, Trường Sa là của VN, một mặt tung ra luận điệu lôi kéo nước ta ‘lãng tử hồi đầu’, trở về ‘đại gia đình Bách Việt’ của họ. Luận điệu này đang được giới sử học TQ ra sức chứng minh bằng các nghiên cứu.

Qua các nghiên cứu ấy ta thấy họ đang lợi dụng những tư liệu sử học tù mù về cộng đồng Bách Việt và Lạc Việt xa xưa, nhất là sự nhập nhèm giữa ‘người Việt’ (Việt nhân) trong Bách Việt với người VN, và sự phụ thuộc của giới sử học VN vào các thư tịch cổ Trung Hoa để dẫn dắt dư luận TQ, VN và thế giới hiểu sai về mối quan hệ TQ-VN thời cổ đại, cho rằng VN thời xưa vốn là một bộ phận của TQ, có quan hệ khăng khít phụ thuộc vào chủng tộc và văn hóa TQ; mối quan hệ lịch sử lâu đời đó định hướng chính sách đối ngoại của VN hiện nay là phải ‘thân’ TQ. Continue reading “Trung Quốc nghiên cứu lịch sử phục vụ mưu đồ chính trị”

Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 11/02/2007, bà Catherine Drew Gilpin Faust được chính thức bổ nhiệm làm Hiệu trưởng (president) thứ 28 của Đại học Harvard. Đây là một ngày quan trọng mà người Harvard không thể quên, vì nó đánh dấu sự chấm dứt lịch sử 370 năm cánh đàn ông độc quyền nắm giữ cương vị cao quý nói trên suốt từ ngày Harvard ra đời.

Harvard từ năm 1636 đã chờ đợi ngày này” – bà Patricia Albjerg Graham nguyên hiệu trưởng Trường Cao học về Giáo dục của Harvard xúc động nói. Bà nhớ lại: Năm 1972 khi đến Harvard làm nghiên cứu sau tiến sĩ, bà không được trường này cho vào ăn tại phòng lớn của nhà ăn, lý do chỉ vì bà là phụ nữ. Continue reading “Drew Gilpin Faust: Nữ Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Harvard”

Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nếu các nhà khoa học thuỷ lợi Trung Quốc hồi những năm 1950 đều dám nói thật thì chắc chắn nhân dân hai bờ sông Hoàng Hà sẽ không phải gánh chịu một tai hoạ – hồ nước Tam Môn Hiệp,[1] một công trình xây dựng sai lầm làm cho đời sống nhân dân các vùng liên quan điêu đứng khổ sở mấy chục năm qua và không biết còn bao lâu nữa mới hết.

Những năm gần đây, việc Trung Quốc thừa nhận thất bại của công trình thuỷ lợi Tam Môn Hiệp trên sông Hoàng đã làm cho người Trung Quốc biết đến cái tên Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli, 黄万里, 1911-2001), được đánh giá là một trong số không nhiều nhà khoa học chân chính của Trung Quốc. Sự vĩ đại của Hoàng Vạn Lý không phải ở chỗ ông dự kiến được công trình Tam Môn Hiệp sẽ thất bại, mà là ở chỗ trong khi tập thể chuyên gia thuỷ lợi Trung Quốc đều đánh mất lập trường đúng đắn, thì một mình ông dám bảo vệ chân lý và lương tâm của mình, dám chống lại “ý dân” và ý kiến của lãnh đạo cao nhất. Continue reading “Hoàng Vạn Lý: Nhà khoa học Trung Quốc dám nói thật”

Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Bản kế hoạch 10 năm đầy tham vọng

Năm 2015, Bắc Kinh công bố dự án “Chế tạo tại Trung Quốc 2025” (Made in China 2025). Đây là bản kế hoạch 10 năm phát triển ngành công nghiệp chế tạo, một sáng kiến chiến lược đầy tham vọng nhằm biến TQ thành siêu cường chế tạo cạnh tranh được với Mỹ. Sau khi công bố, “Chế tạo tại TQ 2025” đã trở thành chủ đề khiến cho các doanh nghiệp và chính phủ trên thế giới lo ngại, bởi lẽ như nhà bình luận người Australia N. O’Connor nói “Kế hoạch này rất táo bạo vì nó nhằm tới việc đưa TQ thống trị toàn thế giới”. Nó được cho là đang làm tăng sự căng thẳng trong cuộc chiến tranh thương mại TQ-Mỹ. Báo Mỹ gần đây đưa tin dường như TQ đang soạn thảo một kế hoạch mới thay cho “Chế tạo tại TQ 2025”, hoãn một số mục tiêu nhằm giảm căng thẳng thương mại. Continue reading “Made in China 2025: Tham vọng phát triển ngành chế tạo của Trung Quốc”

Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Học giả Phạm Quỳnh sinh ra vào thời đại văn minh phương Tây ồ ạt tràn vào châu Á, va chạm với văn minh phương Đông. Giới trí thức Á Đông bừng tỉnh trước sự vượt trội của văn minh phương Tây và sức mạnh quân sự hơn hẳn của các nước Âu Mỹ. Tự đắc với nền văn minh 5.000 năm, triều đình nhà Thanh  ra sức chống lại các đế quốc phương Tây, kết cục thất bại nhục nhã. Giới trí thức Trung Quốc giận dữ đổ tội cho nền văn hóa truyền thống nước mình. Người Nhật khôn ngoan vội “bái địch vi sư”, bỏ ông thầy Tàu, dốc lòng học ông thầy Tây, tiến nhanh lên con đường hiện đại hóa, trở thành cường quốc số Một châu Á.

Việt Nam phản ứng ra sao trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây ? Khi ấy nước ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi bình định xong các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt đầu thi hành chiến lược đồng hóa dân tộc ta bằng văn hóa. Chính quyền thuộc địa dùng các biện pháp hành chính mở rộng giảng dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, hạn chế giáo dục chữ Hán. Tây học bắt đầu hưng thịnh, Hán học suy tàn dần. Continue reading “Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh”

Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?

Tác giả: Diêm Liên Khoa (Trung Quốc)* | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tôi đi đến đâu cũng được người ta giới thiệu là nhà văn Trung Quốc bị tranh cãi nhiều nhất, có nhiều tác phẩm bị cấm xuất bản nhất. Những lúc ấy tôi chỉ có thể im lặng, chẳng cảm thấy vinh dự lại cũng chẳng cảm thấy có gì không vui, mà chỉ có thể coi lời giới thiệu ấy là một thứ lễ nghi không thích hợp.

Diêm Liên Khoa được giới nhà văn Trung Quốc đánh giá là một trong các nhà văn có hy vọng nhất được trao giải Nobel Văn sau Mạc Ngôn. Bạn đọc Trung Quốc coi ông là “Đại sư của chủ nghĩa hiện thực hoang đường”. Bài dưới đây do Diêm Liên Khoa ủy quyền cho chuyên mục “Duyệt độc” trên mạng Văn hóa Đằng Tấn công bố, nội dung được chỉnh lý từ diễn từ Diêm Liên Khoa đọc tại trường Đại học Duke (Mỹ) ngày 29/03/2013, và được đưa vào bộ sách mới chưa xuất bản của Diêm Liên Khoa “Xả hơi trong im lặng”. Continue reading “Nhà văn Diêm Liên Khoa: Sách cấm có phải là sách hay?”

Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc

Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Phật Giáo ra đời tại Ấn Độ cách nay khoảng 2.500 năm, là sản phẩm của một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng ở quốc gia Nam Á này.

Từ thời nhà Tần (221-206 TCN), Phật Giáo như một hệ tư tưởng, một nền văn hóa bắt đầu từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Đến thời Đông Hán (25-220 SCN) Phật Giáo bắt đầu phát triển mạnh ở Trung Quốc, có ảnh hưởng rộng lớn, sâu sắc tới văn hóa Trung Quốc. Kèm theo Phật Giáo còn có nhiều thành tựu văn học, nghệ thuật, thiên văn, y học, logic học … của nền văn minh Ấn Độ cũng truyền vào Trung Quốc. Ví dụ sách sử Tùy Đường có chép hơn chục tên sách y học và phương thuốc của Ấn Độ; trong Phật Giáo hệ Tạng ngữ có môn học Y Phương Minh. Những bản kinh Phật Giáo khắc gỗ mang từ Ấn Độ về đã xúc tiến sự phát triển công nghệ in ở Trung Quốc. Các ấn bản khắc gỗ cổ nhất trên thế giới nay còn giữ được đều là bản in kinh sách Phật Giáo. Continue reading “Ảnh hưởng của Phật Giáo tới văn hóa Trung Quốc”

Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?

Tổng hợp và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Một nghiên cứu mới đây cho thấy hơn 800 triệu người đang sống thời nay đều là hậu duệ của 11 cụ tổ, trong đó có Genghis Khan, tức Thành Cát Tư Hãn (1162-1227), vị hoàng đế tàn bạo của Mông Cổ.

Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học di truyền ở Đại học Leicester nước Anh. Họ đã phát hiện 11 trình tự [sequence] độc đáo trong nhiễm sắc thể Y (đoạn DNA chỉ có ở nam giới) hiện vẫn tồn tại trong cơ thể người châu Á hiện đại. Qua phân tích một cách hệ thống DNA của hơn 5000 nam giới, nhóm nghiên cứu đã truy ngược dòng phụ hệ [huyết thống nam giới – male lineages] đến những tổ tiên gần nhau của họ. Continue reading “Hơn 800 triệu người châu Á hiện nay là hậu duệ của 11 cụ tổ thời xưa?”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Xem thêm: Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Cuộc đời Thiều Chửu-Nguyễn Hữu Kha rẽ ngoặt kể từ khi nơi ông tạm trú là ấp Đồng Tâm, xã Đồng Liên, huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên bắt đầu phát động phong trào Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Đây là một cuộc đấu tranh giai cấp long trời lở đất chưa từng thấy ở nước ta, có sự chỉ đạo của các cố vấn Trung Quốc theo đường lối giáo điều không thích hợp với tình hình Việt Nam. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P2)”

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đạo Phật cho rằng bất cứ sinh linh nào chịu khó tu hành tập luyện thì cũng có thể đắc đạo và thành Phật, tức Bậc Giác Ngộ. Vì thế không ai có thể biết xưa nay từng có bao nhiêu vị Phật cùng các chức vị của họ. Có lẽ Bồ Tát là những vị Phật gần dân nhất, “con người” nhất, như Quán Thế Âm Bồ Tát, Địa Tạng Bồ Tát. Còn có giải thích: Bồ Tát là người đã đắc đạo có thể lên ngôi Phật nhưng tự nguyện không nhập Niết Bàn, không lên cõi Tây phương cực lạc hưởng thú vui nhàn hạ mà nán lại hạ giới để cứu giúp chúng sinh chưa giác ngộ đang còn mê hoặc chìm đắm trong bể khổ.

Từ Bồ Tát thường được dùng để gọi những người có lòng nhân ái vị tha như trời biển. Dân ta có câu tục ngữ “Của người Bồ Tát, của mình lạt buộc”. Continue reading “Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha: Bi kịch của một vị Bồ Tát (P1)”

Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hiếm thấy ai trong giới trí thức Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20 quan tâm nhiều đến sự nghiệp giữ gìn và xây dựng nền văn hóa nước nhà như Thượng Chi Phạm Quỳnh (1892-1945). Mối quan tâm ấy không ngoài mục đích trước hết nhằm tránh thảm họa dân tộc ta bị đồng hóa rồi biến mất bởi nền văn hóa của kẻ thống trị. Nhận thức của ông về văn hóa có nhiều điểm rất sâu sắc, đúng đắn, đáng để chúng ta suy ngẫm, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và nước ta đang phải chống lại mưu toan bành trướng của tư tưởng Đại Hán. Song dường như các nhận thức cùng đóng góp của ông trong lĩnh vực này chưa được công luận xem xét tương xứng. Continue reading “Phạm Quỳnh với sự nghiệp văn hóa nước nhà”

Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/09/2002 của Lưu Á Châu – hồi đó là Thiếu tướng không quân, Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.  Lưu Á Châu từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học.

Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức”

Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chính phủ Anh Quốc chính thức xin lỗi thiên tài

Alan Turing (1912-1954) là nhà khoa học Anh Quốc lừng danh và là người anh hùng từng lập công lớn hàng đầu trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức nhưng lại bị chính quyền đối xử tàn nhẫn trong suốt mấy năm cuối đời. Tình trạng ấy khiến dân chúng nước Anh phẫn nộ. Cuối tháng 8/2009, nhà khoa học máy tính John Graham-Cumming và sinh viên Cameron Buckner phát trên mạng hai bản thỉnh nguyện yêu cầu Chính phủ Anh chính thức xin lỗi Alan Turing. Hai bản thỉnh nguyện này đã thu được chữ ký của hàng chục nghìn người, trong đó có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins, nhân sĩ đấu tranh bảo vệ quyền của người đồng tính Peter Tatchell…

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày mở đầu Thế chiến II và thể theo nguyện vọng của công chúng, ngày 10/9/2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt Chính phủ nói lời xin lỗi Alan Turing. Bản tuyên bố này phát trên website number10.gov.uk của Phủ Thủ tướng Anh. Continue reading “Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học”

Khám phá cơ sở làm giàu uranium bí mật Kangson

Nguồn: Ankit Panda, “Exclusive: Revealing Kangson, North Korea’s First Covert Uranium Enrichment Site”, The Diplomat, 13/07/2018.

Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

Từ đầu những năm 2000, Triều Tiên bắt đầu xây dựng một cụm công trình kín đáo ở một nơi cách thủ đô Pyongyang (Bình Nhưỡng) vài km về phía đông nam, không xa bờ sông Taedong. Công trình này nằm ở phía đông thị trấn Chollima, nơi năm xưa người Nhật từng xây dựng nhà máy sản xuất thép cỡ lớn sau khi chiếm bán đảo Triều Tiên.

Đây là cơ sở làm giàu uranium bí mật đầu tiên của Triều Tiên, tình báo Mỹ gọi là cơ sở làm giàu Kangson (Kangson enrichment site). Tại đây, trong khoảng 15 năm qua Triều Tiên đã thực hiện việc làm giàu uranium để chế tạo vũ khí hạt nhân. Sau đó họ còn xây dựng một cơ sở làm giàu không giữ bí mật có tên Yongbyon, được vận hành từ năm 2010. Continue reading “Khám phá cơ sở làm giàu uranium bí mật Kangson”

Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 3/2018, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng chương trình có tên “Tin tưởng Trung Quốc” (Trust in China), một show diễn lớn được quảng cáo ầm ỹ về quá trình chuẩn bị lâu tới 12 tháng, về chuyện mời được dàn văn nghệ sĩ và MC ngôi sao có giá trị phòng vé (box-office value) tới 50 tỷ Nhân dân tệ tham gia biểu diễn…

Tác phẩm xuất phát từ ý tưởng sáng tạo mới: trình diễn dưới hình thức nghệ thuật nghe-nhìn những bức thư gửi người thân do các đảng viên cộng sản TQ viết để chứng minh họ có “tính người”, họ thật đáng yêu, dễ gần chứ không hề khô khan thiếu tình cảm. Theo giới thiệu, đây là những đảng viên được coi là anh hùng dân tộc, xuất hiện sau ngày thành lập Đảng CSTQ (1/7/1921). Continue reading “Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông”

Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lúc 22h19 (giờ Bắc Kinh, tức 21h19 giờ Hà Nội) ngày 28/2/2019, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Tiến trình [hòa bình] bán đảo [Triều Tiên] nên chịu đựng được khó khăn của một lần hội nghị thượng đỉnh”. Toàn văn như sau:

Cuộc gặp tại Hà Nội của Trump và Kim Jong-un đã kết thúc vào ngày 28. Thông báo của phía Mỹ nói hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, nhưng đồng thời nhấn mạnh hai bên đã tiến hành hội đàm tốt đẹp và có tính xây dựng. Hai đoàn đều mong đợi sẽ tiếp tục hội đàm trong tương lai. Kết quả này có khoảng cách quá lớn so với các dự đoán của dư luận trước đó, vì thế đã đem lại sự thất vọng phổ biến. Continue reading “Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai”

Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc

Tác giả: Xiang Songzuo (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Ngày 16/12/2018, trong cuộc hội thảo tổ chức tại Thượng Hải, giáo sư Xiang Songzuo [Hướng Tùng Tộ], nhà kinh tế nổi tiếng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tiền tệ quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, đọc tham luận đưa ra một số nhận định trái với quan điểm của Chính phủ Trung Quốc (TQ). Bài nói đã gây tiếng vang rất lớn trong dư luận. Vì bản gốc tiếng TQ bài nói bị cấm đưa lên mạng, chúng tôi chỉ tìm được bản tiếng Anh dưới tiêu đề “Tình hình bi đát của kinh tế TQ” do AsiaNews sưu tầm. Bài rất dài, dưới đây chỉ lược dịch. Điểm đáng chú ý là bài này nhận định cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ không phải là vấn đề kinh tế, mà là vấn đề hệ giá trị, tức vấn đề chế độ nhà nước.

Biến đổi lớn chưa từng thấy trong 40 năm qua

Năm 2018 kinh tế Trung Quốc liên tục đi xuống. Đây là một năm vô cùng đặc biệt, xảy ra quá nhiều chuyện lớn, chủ yếu nhất là kinh tế chậm lại. Continue reading “Tình hình bi đát của nền kinh tế Trung Quốc”

Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?

Tổng hợp: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc đàm phán thương mại cấp cao Mỹ-Trung bắt đầu tiến hành tại Bắc Kinh trong hai ngày 14 và 15/2. Đây là cuộc hội đàm cuối cùng trước thời hạn chót chấm dứt cuộc chiến thương mại song phương (ngày 1/3, do Mỹ ấn định), vì thế dư luận rất quan tâm. Gọi là cấp cao vì nó có sự góp mặt của Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin.

Nếu không đạt được một thỏa thuận trước ngày 1/3 thì chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục và Mỹ sẽ nâng thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 10% lên 25%. Cuộc đàm phán gần đây nhất kết thúc cuối tháng 1 tại Washington đã không đạt thỏa thuận nào. Phía Mỹ chỉ nói còn rất nhiều việc phải làm. Xem ra họ quyết đi đến thỏa thuận. Continue reading “Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ gặp khó khăn?”