Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chương 2: Đại biểu liên lạc La QBa nhận lệnh sang Việt Nam

Khu vực có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, Chính phủ Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Chính hiệp Toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ khu này được một bức tường màu đỏ bao quanh. Các vị lãnh đạo Trung ương như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cùng gia đình họ đều sinh sống và làm việc ở bên trong bức tường ấy. Trung Nam Hải rộng khoảng 100 hecta, một nửa là diện tích mặt nước của hai hồ có tên Trung Hải và Nam Hải. Thời nhà Minh, nhà Thanh gọi Trung Nam Hải là Tây Uyển, một trong những khu vườn cổ đẹp nhất Trung Quốc, từng là nơi ở của Thái hậu Từ Hy, Hoàng đế Quang Tự, địa điểm biểu tượng của quyền lực. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)”

Việt Nam mật chiến (Phần 1)

Tác giả: Tiền Giang (TQ) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là nội dung biên dịch biên soạn tóm lược một số phần trong sách “Cuộc chiến tranh bí mật tại Việt Nam: Ghi chép thực về việc Trung Quốc giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp” (《越南密战》钱江 / 1950-1954中国援越抗法战争纪实), của tác giả Tiền Giang, do Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên và Nhà xuất bản Hoa Hạ xuất bản tháng 6/2015. Sách viết dưới hình thức báo cáo văn học, khá dài dòng. Để thích hợp với bài báo có tính chất thông tin, người dịch đã lược bỏ những câu chữ hoặc đoạn không có liên quan nhiều tới nội dung chủ yếu mà người đọc Việt Nam cần biết, tuy vậy những đoạn quan trọng đều dịch nguyên văn. Ngoài ra, người dịch có làm một số ghi chú ngắn, viết trong ngoặc vuông. Continue reading “Việt Nam mật chiến (Phần 1)”

Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Continue reading “Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta”

Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc

Tác giả: Dư Thu Vũ | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

1. Các đặc tính của văn hóa Trung Quốc

Rất nhiều học giả đã phát biểu về đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Tôi không tán thành phần lớn các ý kiến của họ. Nguyên nhân chỉ có một: những “đặc tính” họ tìm ra thì không có gì khác với các tính đặc thù thực sự của các nền văn hóa khác.

Ví dụ: “mạnh mẽ, đầy triển vọng”, “vươn lên không biết mệt mỏi”, “nội dung bao la mênh mông”, “tôn sư trọng giáo”, “khoan dung nhường nhịn”, “hậu đức tải vật”,[1] những thành ngữ này luôn được thay nhau dùng để khái quát các đặc tính của văn hóa Trung Quốc. Thoạt xem dường như không có gì sai cả, nhưng một khi dịch ra tiếng nước ngoài thì rắc rối, vì trong những sách kinh điển của hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có cách nói tương tự, chẳng qua chúng ta trình bày bằng văn ngôn của Hán ngữ mà thôi. Continue reading “Các đặc tính và tệ nạn của văn hóa Trung Quốc”

Thanh niên học sinh Mỹ tập sự làm công việc nhà nước

Tác giả: Trần Cương (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Nước Mỹ có rất ít các tổ chức thanh niên mang tính chính trị, nhưng lại có vô số những đoàn thể thanh niên phục vụ xã hội mang tính tôn giáo. Ví dụ Hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men’s Christian Association, YMCA) là một đoàn thể có ảnh hưởng lớn ở Mỹ.[1]

YMCA là một tổ chức thanh niên phi chính phủ, không kiếm lời, đề xướng tinh thần tình nguyện phục vụ xã hội, dùng tinh thần Kitô giáo thức tỉnh thanh niên. Năm 2007 tại hơn 40 bang trên đất Mỹ đã có nhóm Chính quyền thanh niên (Youth In Government, YIG) do Hội Thanh niên Kitô giáo YMCA tài trợ, giúp học sinh mô phỏng sự vận hành của bộ máy chính quyền, học tập cách hành xử quyền dân chủ, rèn luyện năng lực lãnh đạo, kích thích tinh thần trách nhiệm công dân của học sinh. Continue reading “Thanh niên học sinh Mỹ tập sự làm công việc nhà nước”

Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài

Nguồn: China Briefing, “China’s Census 2021: 5 Takeaways for Foreign Investors”, 19/05/2021.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc năm 2021 mới đây đã hé lộ một số xu thế, ví dụ như tốc độ tăng dân số chậm lại, nhưng đồng thời cung cấp phương hướng rõ ràng cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường Trung Quốc.

Dưới đây là năm xu thế dân số mà cuộc Tổng điều tra dân số Trung Quốc hé lộ và ý nghĩa của chúng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đối với sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và đối với sự phát triển vĩ mô của Trung Quốc. Continue reading “Tổng điều tra dân số TQ năm 2021: 5 hàm ý cho nhà đầu tư nước ngoài”

Trung Quốc đi đầu trong công nghệ làm ‘mặt trời nhân tạo’

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Theo tin ngày 4/12/2020 của mạng Nhân dân Trung Quốc, hồi 14h02 cùng ngày, thiết bị “Hoàn lưu số 2” (HL-2M) đặt tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên chính thức hoàn tất lắp đặt và đã thực hiện phóng điện lần đầu. HL-2M, còn gọi là “Mặt Trời nhân tạo” thế hệ mới do Trung Quốc thiết kế, xây dựng, là một Lò Tokamak thử nghiệm khoa học lớn nhất trong nước, có thể đạt nhiệt độ 150 triệu độ C, giam giữ plasma lâu tới 10 giây và phát ra dòng điện 2,5 triệu ampere. Báo Nga ngày 5/12/2020 và Đài BBC ngày 25/3/2021 đã xác nhận thông tin trên và cho biết, Song Yun-shou (Tống Vân Thọ) phụ trách công trình HL-2M nói thiết bị này có thể dùng nước biển làm nhiên liệu, 1 lít nước phát ra năng lượng tương đương đốt 350 lít dầu mỏ. Continue reading “Trung Quốc đi đầu trong công nghệ làm ‘mặt trời nhân tạo’”

Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?

Tác giả: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Một báo cáo mới công bố của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ xếp Trung Quốc đứng đầu trong số bốn quốc gia tạo ra mối đe dọa chủ yếu đối với Mỹ, ba nước còn lại là Nga, Iran và Triều Tiên. Đánh giá như vậy không có chút nào khiến mọi người ngạc nhiên. Bản báo cáo này không chỉ nêu lên những thách thức mà Trung Quốc đặt ra đối với Mỹ trong các lĩnh vực như hoạt động quân sự, khoa học công nghệ, hoạt động gây ảnh hưởng, tình báo mạng v.v…, mà còn phóng đại nói rằng mối đe dọa của Trung Quốc có mặt ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ, đến mức [mối đe doạ ấy] đã trở thành một cách tư duy và cách nói của giới tinh hoa Mỹ. Continue reading “Trung Quốc làm gì để đáp trả việc bị Mỹ coi là mối đe doạ số một?”

Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?

Tác giả: Dư Thời Ngữ (Singapore) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành 

“Liên hợp Tảo báo” của Singapore ngày 27/11/2013 đăng bài “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn có thể được bao lâu?” cho biết:  Hiệp định Hạt nhân Iran* đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel cho thấy cuối cùng thì sự bất đồng lợi ích quốc tế của Mỹ và Israel đã thắng được ảnh hưởng của các thế lực Do Thái ở Mỹ và trên thế giới. Đây có thể là một sự kiện ngẫu nhiên, ngắn hạn, nhưng xét từ góc độ lâu dài thì ảnh hưởng quốc tế của các thế lực Do Thái không thể tránh được xu thế chung đi xuống về thành tựu tri thức của người Do Thái.

Cuộc đàm phán tại Geneva về vấn đề hạt nhân của Iran sau rốt đã đi đến ký kết hiệp định. Tuy là đàm phán giữa Iran với 6 nước, nhưng thực ra Mỹ đạo diễn. Hiệp định này đi ngược lợi ích và nguyện vọng của Israel, cho nên Thủ tướng Israel lập tức tuyên bố đó là “một sai lầm lịch sử”. Ý kiến này không phải là ý kiến cực đoan của thế lực cánh hữu Israel, mà nó phản ánh quan điểm phổ biến của đông đảo người Do Thái Israel. Thế lực thân Israel ở Mỹ cũng nhao nhao chống lại hiệp định xoa dịu vô nguyên tắc này, khiến cho Chính phủ Obama khó tránh khỏi sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Quốc hội Mỹ. Continue reading “Ảnh hưởng quốc tế của người Do Thái còn được bao lâu?”

Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh rằng Trung Quốc nghĩ sao nói vậy. Người Trung Quốc không bao giờ che giấu quan điểm của mình, nói như đinh đóng cột [nguyên văn: nói một câu là một câu]. Trong Chiến tranh Triều Tiên, Trung Quốc đã ra tuyên bố rằng một khi Mỹ áp sát sông Áp Lục thì Trung Quốc không thể ngồi xem bỏ qua. Ngược lại, người Mỹ đã phớt lờ [tuyên bố đó]. Trên chính sách ngoại giao, người Trung Quốc nghĩ thế nào thì phát biểu thế ấy. Viên phiên dịch nói, Đặng Tiểu Bình không có điều gì cần bổ sung về phía Đảng Cộng sản. Thực ra, điều Đặng Tiểu Bình nói bằng tiếng Trung là ông đã “không còn hứng thú nhắc lại”.

Ông cho biết có hai nguyên nhân khiến Trung Quốc một lần nữa phải nói rõ chính sách Hoa kiều: Thứ nhất, các hành động chống Trung Quốc của Việt Nam; thứ hai, dựa trên những cân nhắc nội bộ của Trung Quốc, điều này có liên quan đến tác hại còn lại của Bè lũ Bốn Tên trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Lý Quang Diệu: Tại sao Đặng Tiểu Bình quyết định tấn công Việt Nam?”

Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Liên hợp lại cô lập “Gấu Bắc cực”

Trung Quốc yêu cầu các nước Đông Nam Á liên hợp với Trung Quốc cô lập “Gấu Bắc cực”. Thực ra, ngược lại, điều các nước láng giềng của chúng ta [tức của Singapore] cần làm lại là đoàn kết các nước Đông Nam Á để cô lập “Rồng Trung Quốc”. Đông Nam Á không có cái gọi là “người Liên Xô ở nước ngoài” được Chính phủ Liên Xô ủng hộ gây ra các vụ nổi loạn cộng sản. Ngược lại, Đông Nam Á có những “người Hoa ở ngoài nước” [nguyên văn: hải ngoại Hoa nhân] được Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và ủng hộ, gây nên mối đe dọa ở Thái Lan, Malaysia, Phlippines, và với mức độ thấp hơn, ở Indonesia. Huống chi là Trung Quốc còn công khai tuyên bố nước này có quan hệ huyết thống với người Hoa ở ngoài nước, thậm chí Trung Quốc còn qua mặt cả Chính phủ của nước có người Hoa sinh sống, trực tiếp kêu gọi người Hoa, thức tỉnh ý thức yêu nước của họ đối với Trung Quốc, xúi giục họ trở về Trung Quốc thực hiện “Bốn hiện đại hóa”. Continue reading “Lý Quang Diệu yêu cầu Đặng Tiểu Bình ngừng kích động người Hoa”

Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Cuộc gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là một trải nghiệm khó quên đối với tôi. Tháng 11 năm 1978, vị trưởng lão 74 tuổi ấy bước xuống từ chiếc máy bay Boeing 707 tại sân bay Paya Lebar. Ông có dáng dấp lanh lợi rắn rỏi, vóc người thấp nhỏ, cao chưa đầy 5 feet [1,52 m], mặc bộ đồ vải len màu vàng nhạt, bước đi thoăn thoắt. Duyệt đội danh dự xong, ông ngồi xe cùng tôi về toà biệt thự dùng làm nhà khách trong Phủ Tổng thống Singapore. Chiều hôm đó, chúng tôi có cuộc hội đàm chính thức tại phòng họp Chính phủ.

Trước đây, trong một lần tới Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, tôi từng nhìn thấy cái ống nhổ ở đấy. Vì vậy hôm nay tôi đã cho đặt một ống nhổ bằng sứ màu xanh và trắng bên cạnh chỗ ngồi của Đặng Tiểu Bình. Qua đọc báo, tôi biết ông có thói quen dùng ống nhổ. Mặc dù Phủ Tổng thống Singapore quy định không được hút thuốc trong phòng máy lạnh nhưng tôi vẫn đặc cách đặt chiếc gạt tàn thuốc lá cho ông ở chỗ dễ thấy. Tất cả những điều đó đều là sự chuẩn bị đón một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Trung Quốc. Tôi cũng biết chắc là quạt thông gió trong phòng họp đã được bật. Continue reading “Lý Quang Diệu kể chuyện Đặng Tiểu Bình nói về kế hoạch tấn công Việt Nam”

Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?

Tác giả: Hoàn Cầu Thời báo | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mỹ đang lôi kéo các nước bè bạn ở châu Âu phát động một vòng mới trong chiến dịch trục xuất quan chức ngoại giao Nga và gây sức ép dư luận đối với Nga. Ngoài tình hình [căng thẳng] ở miền đông Ukraine, tin đồn về việc lãnh tụ đối lập Nga Navalny tuyệt thực trong tù gây “nguy hiểm tính mạng” cũng trở thành trọng điểm mới nhất để Mỹ và đồng minh dựa vào đó gây sức ép với Nga.

Điều đáng chú ý là trong gần một tháng qua, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Ukraine, Bulgaria cũng đứng vào hàng ngũ các nước trục xuất quan chức ngoại giao Nga, phần lớn là với lý do các quan chức này đã tiến hành các “hoạt động không phù hợp với vai trò của họ”—đây là một lý do trục xuất có tính co giãn rất cao. Hiện nay các nước này thường xuyên hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, đứng vào tuyến đầu chống Nga. Continue reading “Trung Quốc nghĩ gì về việc Mỹ và đồng minh bao vây Nga?”

Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chương trình Cho vay-Cho thuê (Lend-Lease Program, sau đây viết là Chương trình Vay-Thuê) nhằm cung cấp vật tư thiết bị quân sự của Mỹ cho các nước Đồng minh trong Thế chiến II là một chủ trương đối ngoại sáng suốt do Chính phủ của Tổng thống F. D. Roosevelt đề xuất và thực hiện, từng góp phần quan trọng giúp phe Dân chủ đánh thắng phe Phát xít, đồng thời nâng cao đáng kể vị thế của nước Mỹ trên chính trường thế giới trong và sau Thế chiến II.

Ý tưởng của Chương trình Vay-Thuê ra đời trong hoàn cảnh rất khó khăn, khi đa số dân Mỹ hồi ấy tán thành quan điểm cho rằng chớ bao giờ để nước mình bị lôi cuốn vào các tranh chấp địa chính trị ở bên ngoài Tây bán cầu. Dưới sức ép của các nghị sĩ theo chủ nghĩa biệt lập được đông đảo cử tri hậu thuẫn, Quốc hội Mỹ đã lần lượt thông qua 3 Đạo luật Trung lập (Neutrality Acts) vào các năm 1935, 1936 và 1937, bất chấp một thực tế là trong thời kỳ đó ngọn lửa chiến tranh ở châu Âu do chủ nghĩa phát xít nhen nhóm đang bốc lên ngày một cao. Continue reading “Vai trò Chương trình Vay-Thuê của Mỹ trong Thế chiến II”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Hạ tuần tháng 3 năm nay, cả thế giới nín thở theo dõi tiến trình giải quyết vụ khủng hoảng do tàu container khổng lồ Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez gây ra. Con kênh này hàng năm mang lại cho Ai Cập một nguồn thu đáng kể bình quân 6 tỷ USD (năm 2020 là 5,61 tỷ USD). Việc nó dừng hoạt động một tuần đã gây thiệt hại cho Ai Cập cũng như các chủ hàng có tàu nằm chờ qua kênh. Hàng năm có khoảng 19.000 tàu biển chở lượng hàng hoá giá trị tương đương chừng 10% kim ngạch thương mại toàn cầu đi qua con kênh này. Cuộc khủng hoảng Suez đã làm rung chuyển hệ thống thương mại toàn cầu, và cho thấy hệ thống này thật mong manh, dễ gặp trở ngại vào bất cứ lúc nào.

Tuần san The Arab Weekly ngày 30/3/2021 nói sự kiện tắc nghẽn kênh đào Suez đã làm cho cuộc thảo luận về các giải pháp thay thế kênh Suez — trong đó có dự án kênh đào Ben Gurion của Israel nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải  (còn gọi là kênh đào Israel) — trở nên sôi động. Người Israel coi tuyến đường này là đối thủ cạnh tranh của kênh Suez. Tel Aviv dự kiến biến kênh Israel thành một dự án nhiều mặt, như xây dựng các thị trấn nhỏ, khách sạn, nhà hàng và câu lạc bộ đêm xung quanh con đường thủy này. Continue reading “Kênh Israel: Giải pháp thay thế Kênh đào Suez?”

Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc

Tác giả: Bành Kế Siêu (Trung Quốc) | Lược dịch: Nguyễn Hải Hoành

8h20 sáng ngày 17/06/1967, Trung Quốc thử thành công trái bom khinh khí đầu tiên. Bầu trời La Bố Bạc [Lop Nor, một vùng có nhiều hố, hồ muối nhỏ nằm giữa sa mạc Taklamakan và sa mạc Kuruktag ở phía Đông Khu Tự trị Uigur Tân Cương] đồng thời xuất hiện hai vừng “Mặt Trời”, một trong đó còn sáng hơn cả ánh sáng của 1000 Mặt Trời. Nửa đêm hôm ấy, đông đảo dân Bắc Kinh ùa ra đường phố diễu hành chúc mừng vụ thử thành công.

Một tờ  báo Anh bình luận: Lại một lần nữa, Trung Quốc làm phương Tây sửng sốt: thời gian thực hiện vụ nổ bom khinh khí đầu tiên rút ngắn được từ 6 đến 12 tháng so với dự kiến, thời gian cần dùng để từ bom nguyên tử tiến đến bom khinh khí ngắn hơn bất cứ cường quốc hạt nhân nào. Continue reading “Đằng sau vụ thử thành công bom khinh khí lần đầu của Trung Quốc”

Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong lịch sử ngắn ngủi của mình, nước Mỹ từng sản sinh ra không ít nhân vật kiệt xuất trên hầu như mọi lĩnh vực hoạt động của nhân loại, trong đó có ngôn ngữ, một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Hiếm người Mỹ nào không biết tên tuổi của Noah Webster (1758-1843), tác giả bộ Từ điển tiếng Anh của người Mỹ –– American Dictionary of the English Language, xuất bản năm 1828, cột mốc đánh dấu thắng lợi của nước Mỹ trong cuộc chiến giành độc lập trên lĩnh vực ngôn ngữ.

Webster trở thành con người huyền thoại của nước Mỹ không phải chỉ vì ông soạn ra American Dictionary of the English Language –– bộ từ điển lớn nhất thế giới thời bấy giờ với hai tập gồm 70 nghìn mục từ kèm định nghĩa, trong đó 12 nghìn mục từ chưa từng có trong các từ điển trước đó, cũng không phải chỉ vì thời gian làm từ điển chiếm mất phần lớn cuộc đời ông, mà là ở chỗ bộ từ điển này đã làm cho nước Mỹ trở nên độc lập với Anh Quốc về các mặt ngôn ngữ, văn hóa, giáo dục, sau khi nước này đã giành được độc lập về chính trị vào năm 1776. Continue reading “Noah Webster và cuộc chiến giành độc lập ngôn ngữ cho nước Mỹ”

Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?

Tác giả: Tiêu Kiện Sinh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thập niên 1980 tôi nảy ra ý nghĩ tái suy ngẫm một cách có hệ thống về lịch sử Trung Quốc. Hồi ấy nhiều người vẫn còn quen dùng quan điểm giai cấp và đấu tranh giai cấp để xem xét các vấn đề lịch sử, lồng ghép lịch sử sống động vào trong cái khuôn phép giai cấp và đấu tranh giai cấp, tùy tiện xuyên tạc lịch sử, chia con người ra làm hai loại lớn là “cách mạng” và “phản động” để đánh giá người ta, không tôn trọng sự thực lịch sử. Tôi cảm thấy hiện tượng đó làm cho lịch sử bị đơn giản hóa và dung tục hóa.

Đến nay mấy chục năm đã trôi qua, lịch sử học của Trung Quốc đã có tiến bộ lớn. Nhưng trên nhiều vấn đề trọng đại, sử học Trung Quốc vẫn chưa có sự thay đổi thực chất, vẫn ở trong trạng thái tư tưởng hỗn loạn. Người nước ta không muốn triệt để suy ngẫm lại lịch sử của mình, cho nên không thể nhận thức chính xác các thành tựu văn minh trong lịch sử Trung Quốc, không học được các bài học kinh nghiệm thực sự hữu ích. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc vô duyên với tự do dân chủ?”