18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ

Capitol-1

Nguồn:Capitol cornerstone is laid,” History.com (truy cập ngày 17/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1793, George Washington đã đặt viên đá đầu tiên cho Điện Capitol (Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ), trụ sở nhánh lập pháp của chính phủ Mỹ. Tòa nhà mất gần một thế kỷ để hoàn thành do nhiều kiến trúc sư đến rồi đi và bị phóng hỏa trong cuộc tấn công của quân Anh. Tòa nhà được trưng dụng trong thời gian diễn ra Nội chiến. Ngày nay, Điện Capitol, với mái vòm bằng gang nổi tiếng và bộ sưu tập nhiều tác phẩm nghệ thuật Mỹ quan trọng, là một phần của khu liên hợp Capitol, bao gồm sáu tòa nhà văn phòng Quốc hội và ba tòa nhà Thư viện Quốc hội, tất cả đều được xây dựng trong thế kỷ 19 và 20.

Trước năm 1791, là một quốc gia non trẻ, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa có thủ đô cố định, và Quốc hội nhóm họp tại tám thành phố khác nhau, trong đó có Baltimore, New York, và Philadelphia. Năm 1790, Quốc hội thông qua Đạo luật Cư trú, cho phép Tổng thống Washington có quyền lựa chọn một trụ sở cố định cho chính phủ liên bang. Một năm sau đó, ông đã chọn một vùng đất do tiểu bang Maryland nhượng lại để xây dựng Đặc khu Columbia, tức Washington, D.C. như ngày hôm nay. Continue reading “18/09/1793: Khởi công xây dựng Điện Capitol Hoa Kỳ”

17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký

Nguồn:U.S. Constitution signed,” History.com (truy cập ngày 16/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1787, Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được ký bởi 38 trên 41 đại diện có mặt tại lễ bế mạc của Hội nghị Lập hiến được tổ chức tại Philadelphia. Những người ủng hộ bản hiến pháp mới đã có một cuộc chiến khó khăn để nó được phê chuẩn bởi 9 trên 13 tiểu bang Hoa Kỳ cần thiết.

Các điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation), được phê chuẩn một vài tháng trước khi Đế quốc Anh đầu hàng tại Yorktown năm 1781, đã đặt nền móng cho một liên minh lỏng lẻo giữa các tiểu bang Hoa Kỳ, vốn đã có chủ quyền đối với hầu hết các công việc của họ. Trên giấy tờ, Quốc hội – trung tâm quyền lực – có thẩm quyền quản trị các vấn đề đối ngoại, tiến hành chiến tranh, và kiểm soát tiền tệ, nhưng trên thực tế, những quyền lực này là rất hạn chế do Quốc hội không có thẩm quyền bắt buộc các tiểu bang đáp ứng những đòi hỏi của Quốc hội về tiền bạc và quân đội. Continue reading “17/09/1787: Hiến pháp Hoa Kỳ được ký”

Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?

Ukraine-Crisis

Nguồn: Jacques Lévesque, “La crise russo-ukrainienne accouchera-t-elle d’un nouvel ordre européen?Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bất chấp những bất đồng giữa các nước Tây Âu và sự do dự của Washington, Thỏa thuận Minsk 2 nhằm chấm dứt xung đột ở miền đông Donbass đã được ký kết ngày 11 tháng 2 vừa qua nhờ sáng kiến của Pháp và Đức. Nếu thỏa thuận dù vẫn rất mong manh này cho phép ngăn chặn xung đột tái diễn ở Ukraine, nó sẽ mang lại cơ may cuối cùng cho việc cải cách trật tự châu Âu, bởi thỏa thuận này đã đặt nền móng cho một kiểu quan hệ mới giữa phương Tây với Nga, trong đó, Pháp và Đức, hai trụ cột của châu Âu, có thể đóng vai trò lịch sử. Trước hết, ta hãy cùng xem xét những nhân tố cho phép đánh giá mức độ thực hiện Thỏa thuận Minsk. Continue reading “Trật tự châu Âu mới sẽ ra đời từ khủng hoảng Ukraine?”

Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

capitalism

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó.”

Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng? Continue reading “Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?”

Vì sao Hiệp ước Schengen có thể đang bị đe dọa

20150829_eup502.jpeg

Nguồn: “Why the Schengen agreement might be under threat”, The Economist, 24/08/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang |Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quy định của Liên minh châu Âu (EU) rất coi trọng quyền tự do đi lại của người dân. Quyền tự do đi lại đã là một phần trong kế hoạch xây dựng châu Âu từ những năm 1950. Song khu vực không biên giới của châu Âu chỉ thực sự trở thành hiện thực vào năm 1985, khi một số thành viên EU, bao gồm Pháp, Đức, Bỉ, Luxembourg, và Hà Lan, cùng gặp gỡ tại một ngôi làng ở Luxembourg có tên là Schengen để ký một thỏa thuận nhằm loại bỏ mọi hình thức kiểm soát biên giới nội khối. “Hiệp ước Schengen,” bắt đầu có hiệu lực từ năm 1995, đã loại bỏ việc kiểm soát biên giới giữa các nước thành viên và cho phép du khách nước ngoài được đi lại trong cả khu vực mà chỉ cần xin thị thực một lần. Ngày nay hiệp ước này đã có tổng cộng 26 nước thành viên, trong đó có cả các nước thuộc và không thuộc EU (xem bản đồ). Nhưng tương lai của khu vực miễn thị thực của châu Âu hiện giờ đang bị đe dọa. Vì sao lại như vậy? Continue reading “Vì sao Hiệp ước Schengen có thể đang bị đe dọa”

Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm

5v7fb9jb-1369273637

Nguồn: Dani Rodrik, “The Perils of Premature Deindustrialization,” Project Syndicate, 11/10/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hầu hết các nền kinh tế phát triển hiện nay đều phát triển từ con đường công nghiệp hóa quen thuộc. Sự tiến bộ của các ngành công nghiệp chế tạo  – ví dụ như dệt may, thép, sản xuất ô tô  – đã nổi lên từ tàn dư của những ngành nghề truyền thống và hệ thống phường hội, chuyển đổi những xã hội nông nghiệp sang thành thị. Nông dân trở thành công nhân nhà máy, một quá trình tạo cơ sở cho không chỉ sự gia tăng chưa từng có về năng lực sản xuất kinh tế, mà còn cho một cuộc cách mạng lớn trong các tổ chức xã hội và chính trị. Phong trào lao động đã dẫn tới chính trị quần chúng, và cuối cùng là dân chủ chính trị.

Theo thời gian, ngành công nghiệp chế tạo nhượng lại vị thế cho ngành dịch vụ. Ở Anh, nơi ra đời cuộc Cách mạng công nghiệp, số nhân công trong lĩnh vực chế tạo đạt mức cao nhất 45% trước Thế chiến I, sau đó giảm xuống còn khoảng 30% và duy trì cho đến đầu những năm 1970 trước khi giảm mạnh. Ngành chế tạo hiện chiếm chưa đến 10% lực lượng lao động. Continue reading “Tác hại của quá trình phi công nghiệp hóa sớm”

Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình

20150815_LDP001_1

Nguồn:Xi’s History Lessons,” The Economist, 14/08/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đầu tháng 9 tới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến dự một buổi duyệt binh lớn ở Bắc Kinh. Đây sẽ là sự khẳng định quyền lực rõ nét nhất của ông kể từ khi lên nắm quyền năm 2012: lần đầu xuất hiện trước công chúng trong một buổi biểu dương các lực lượng tên lửa, xe tăng, và binh lính diễu hành. Được biết, sự kiện sẽ hoàn toàn liên quan đến các vấn đề quá khứ, kỷ niệm Thế chiến II kết thúc năm 1945 và tưởng nhớ 15 triệu người Trung Quốc đã mất trong một trong những chương đẫm máu nhất của lịch sử Trung Quốc: thời kỳ Đế quốc Nhật xâm lược và chiếm đóng Trung Quốc 1937-1945.

Nó sẽ là một lời nhắc nhở về lòng quả cảm của các quân nhân Trung Quốc cũng như vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc đương đầu với đế quốc hung tàn của châu Á. Quả đúng như vậy: những hy sinh của Trung Quốc trong suốt thời kỳ địa ngục đó xứng đáng được ghi nhận rộng rãi hơn. Continue reading “Những bài học từ lịch sử của Tập Cận Bình”

Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo

_67354744_154146214(1)

Nguồn: Yuriko Koike, “The Dangerous Rise of Buddhist Chauvinism,” Project Syndicate, 28/07/2015.

Biên dịch: Lưu Bảo Nam Dung | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đức Phật, Siddhartha Gautama, chưa từng soạn ra bản kinh nào về hận thù tôn giáo hay phân biệt sắc tộc. Vậy nhưng chủ nghĩa sô vanh Phật giáo lại đang đe dọa tiến trình dân chủ ở cả Myanmar và Sri Lanka. Một số nhà sư từng chống lại chính quyền quân sự Myanmar trong “Cuộc cách mạng cà sa” (Saffron Revolution) năm 2007 ngày nay lại cổ vũ bạo lực chống lại các thành viên của cộng đồng thiểu số người Hồi giáo Rohingya tại đất nước này. Ở Sri Lanka, chủ nghĩa sô vanh dân tộc của Phật tử người Sinhala, do một cựu tổng thống quyết tâm lấy lại quyền lực khuấy động, đang đi ngược lại mục tiêu hòa giải đã định với người Tamils theo Ấn Độ giáo bại trận (trong nội chiến Sri Lanka). Continue reading “Sự trỗi dậy nguy hiểm của chủ nghĩa sô vanh Phật giáo”

Donald Trump và những “chú hề” trên đường tranh cử

470223858

Nguồn: Ian Buruma, “Clowns on the Campaign Trail,” Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump, ông trùm bất động sản và người dẫn chương trình truyền hình thực tế, còn có biệt danh là “The Donald,” ít có khả năng trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Ông ta là người ồn ã, thô thiển, thiếu hiểu biết về hầu hết mọi chuyện, và trông lố bịch với kiểu tóc bờm ngựa vàng đầy vẻ tự cao tự đại. Ngay cả những thành viên nhiệt tình của Đảng Cộng hòa cũng coi ông như một “thằng hề đua tài,” xem chiến dịch của ông ta như một “tiết mục xiếc.” Tờ The Huffington Post coi chiến dịch tranh cử của Trump là tin giải trí.

Tuy nhiên, hiện tại Trump đang bỏ xa tất cả các đối thủ tranh cử khác của Đảng Cộng hòa. Ngay cả trong nền chính trị Hoa Kỳ vốn có thể rất lạ lùng thì đây vẫn là điều khác thường. Điều gì giải thích cho sự ủng hộ dành cho Trump? Có phải tất cả những người ủng hộ ông ta đều “điên rồ,” như Thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả họ theo một cách có lẽ là thiếu khôn ngoan? Continue reading “Donald Trump và những “chú hề” trên đường tranh cử”

Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật

1306872363

Nguồn: Hitoshi Tanaka, “The next step for the US-Japan alliance,” East Asia Forum, 04/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mối quan hệ Mỹ – Nhật đã đạt được động lực mới nhờ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Shizo Abe cuối tháng 4 vừa qua. Bài diễn văn lịch sử của Abe trước Quốc hội Mỹ đã được nhiệt liệt đón nhận. Hai nước cũng công bố bản sửa đổi đầu tiên của bản Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật năm 1997, trên tinh thần Lực lượng Tự vệ Nhật Bản sẽ có vai trò lớn hơn và hợp tác an ninh Mỹ – Nhật sẽ được mở rộng.

Sự phát triển trong quan hệ liên minh Mỹ – Nhật diễn ra khi cán cân quyền lực đang chuyển dịch trong khu vực. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia ASEAN tiếp tục trỗi dậy; tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển; và chi phí dành cho quốc phòng của Mỹ đang chuyển sang hướng bền vững, tiết kiệm hơn. Do chính quyền Abe đang cố gắng thông qua một loạt các dự luật nhằm mở rộng vai trò an ninh của Nhật Bản trong vài tháng tới, những chuyển dịch cơ cấu ở Đông Á đang cho thấy Nhật và Mỹ cần phải chuyển từ liên minh sang quan hệ đối tác đa phương diện hơn. Continue reading “Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật”

Bài học Liên Xô cho cuộc thanh trừng của Trung Quốc

_81393452_026141037-1

Nguồn: Minxin Pei, “Soviet Lessons for Chinese Purges,” Project Syndicate, 13/08/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm 88 năm ngày thành lập. Nhưng 2,3 triệu quân nhân nước này lại chẳng mấy vui mừng. Đêm trước buổi lễ kỷ niệm, cựu lãnh đạo quân đội, Thượng tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và được bàn giao cho các công tố viên quân sự để đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, trong đó có những khoản hối lộ khổng lồ để mua quan bán tước mà ông nhận được từ những đồng chí sĩ quan quân đội của mình. Và ông Quách không phải là quan chức quân đội cuối cùng phải đối mặt với những cáo buộc như vậy.

Quách Bá Hùng là cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, phụ trách các vấn đề thường nhật của quân đội từ năm 2002 đến năm 2012. Vụ bắt giữ ông Quách tiếp nối vụ bắt giữ Thượng tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou), từng phục vụ trong Quân ủy từ năm 2007 đến năm 2012, vào tháng 6 năm ngoái. Continue reading “Bài học Liên Xô cho cuộc thanh trừng của Trung Quốc”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công

prostitute

Nguồn: Aryeh Neier, “The World’s Oldest Public Policy Puzzle,” Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1893, nhà soạn kịch George Bernard Shaw, người ủng hộ nhiệt tình cho quyền bầu cử và sự bình đẳng của phụ nữ, đã viết Mrs. Warren’s Profession (Nghề của bà Warren), một vở kịch với nhân vật chính là bà chủ của một vài nhà thổ. Vở kịch biện minh cho việc khai thác lợi nhuận từ kinh doanh mại dâm trên quan điểm nữ quyền.

Tuy không dâm ô, cũng không dùng ngôn ngữ tục tĩu, nhưng phải đến 8 năm sau khi kịch bản ra đời, nó mới được dàn dựng. Vở kịch mở màn ở London năm 1902 trong một nhà hát nhỏ, giới hạn người xem. Buổi biểu diễn tiếp theo ở New York năm 1905 thì bị cảnh sát vào lục soát. Continue reading “Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công”

Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai

6176_0

Nguồn: Ivan Sukhov, “Russians Must Forget the Past and Think Ahead,” The Moscow Times, 05/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Văn hóa cổ điển Nga đặt trọng tâm vào văn học: Nhiều thập niên sau khi xuất hiện, các tác phẩm của Alexander Pushkin, Nikolai Gogol, Fyodor Dostoevsky, Leo Tolstoy, Vladimir Nabokov, và Mikhail Bulgakov vẫn thường xuyên được trích dẫn, là nền tảng của nghệ thuật đương thời và thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng đến cả các quyết định chính trị.

Song nghịch lí là ngày nay, câu cửa miệng căn bản của văn học Nga đã trở thành “Ai là người có lỗi?” và “Bây giờ phải làm gì?” Nghịch lí nằm ở chỗ những câu hỏi này thật ra là nhan đề của hai cuốn sách hồi thế kỉ 19 đặc trưng cho thể loại báo chí hơn là văn học cổ điển. Continue reading “Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai”

23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn:The Hitler-Stalin Pact,” History.com (truy cập ngày 22/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, khiến cả thế giới phải bất ngờ do hai nước vốn có hệ tư tưởng đối nghịch. Tuy nhiên, bất chấp vẻ bề ngoài, cả hai nhà lãnh đạo của hai nước đều lợi dụng hiệp ước này như một con bài chính trị của riêng họ.

Sau khi Đức Quốc xã xâm lược Tiệp Khắc năm 1938, Anh phải quyết định xem liệu nước này nên can thiệp tới đâu nếu như Hitler mở rộng cuộc xâm lược của Đức. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ban đầu thờ ơ trước việc Hitler thôn tín Sudetenland, vùng đất có nhiều người dân nói tiếng Đức của Tiệp Khắc, nay đột nhiên nhận thức được tình hình khi Ba Lan bị đe dọa. Continue reading “23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm”

21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta

_79533522_74ca6d05-6929-463a-a91b-303fc3e6fa9c

Nguồn:Kenyatta freed,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1961, Jomo Kenyatta, lãnh đạo phong trào đòi độc lập cho Kenya, đã được chính quyền thực dân Anh trả tự do sau chín năm cầm tù và câu lưu. Hai năm sau đó, Kenya giành được độc lập và Kenyatta trở thành thủ tướng. Được mô tả như một biểu tượng nguy hiểm của chủ nghĩa dân tộc châu Phi, nhưng Kenyatta đã mang lại sự ổn định cho Kenya và bảo vệ những lợi ích của phương Tây ở đất nước ông trong suốt 15 năm làm lãnh đạo.

Kenyatta sinh ra trên vùng cao nguyên Đông Phi nằm ở phía Tây Nam núi Kenya vào khoảng cuối những năm 1890. Ông là thành viên của tộc người Kikuyu – tộc người lớn nhất ở Kenya – và được giáo dục bởi các giáo sĩ thuộc giáo hội trưởng lão. Năm 1920, Kenya chính thức trở thành thuộc địa của Anh, và đến năm 1921 Kenyatta chuyển tới sống tại thủ phủ Nairobi của thuộc địa. Continue reading “21/08/1961: Anh trả tự do cho Jomo Kenyatta”

20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc

full-06

Nguồn:Soviets Invade Czechoslovakia,” History.com (truy cập ngày 19/8/2015).

Biên dịch: Phạm Văn Chính | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đêm 20 tháng 8 năm 1968, khoảng 200.000 lính khối hiệp ước Warszawa cùng 5.000 chiếc xe tăng đã tiến vào xâm lược Tiệp Khắc để dập tắt “Mùa xuân Praha” – một giai đoạn tự do hóa diễn ra trong thời gian ngắn tại quốc gia cộng sản này. Người dân Tiệp Khắc đã phản đối cuộc xâm lược bằng các cuộc biểu tình và các chiến thuật bất bạo động khác, nhưng họ đã bị áp đảo trước những chiếc xe tăng Liên Xô. Những cải cách tự do của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček đã bị bãi bỏ và một giai đoạn “bình thường hóa” được bắt đầu dưới thời người kế nhiệm ông là Gustáv Husák.

Phe cộng sản thân Liên Xô đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ dân chủ Tiệp Khắc từ năm 1948. Lãnh tụ Liên Xô Joseph Stalin đã áp đặt ý chí của ông lên những nhà lãnh đạo cộng sản nước này, và Tiệp Khắc đã được điều hành như một quốc gia theo chủ nghĩa Stalin cho đến năm 1964, khi một khuynh hướng tiệm tiến đến tự do hóa bắt đầu. Continue reading “20/08/1968: Liên Xô xâm lược Tiệp Khắc”

19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô

1991_coup_attempt1

Nguồn:Soviet hard-liners launch coup against Gorbachev,” History.com (truy cập ngày 18/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1991, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev bị đặt dưới sự quản thúc tại gia trong một cuộc đảo chính do các thành viên cấp cao trong chính phủ cùng lực lượng quân đội và cảnh sát tiến hành.

Kể từ khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản năm 1985 và Tổng thống Liên Xô năm 1988, Gorbachev đã theo đuổi nhiều cải cách toàn diện trong hệ thống Xô viết. Kết hợp perestroika (cải tổ) nền kinh tế – trong đó chú trọng hơn vào các chính sách thị trường tự do – và glasnost (cởi mở hay công khai hóa) trong ngoại giao, ông đã cải thiện đáng kể quan hệ với nhiều nền dân chủ phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Continue reading “19/08/1991: Đảo chính tại Liên Xô”

18/08/1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời

gengis-khan_1215960i

Nguồn:Genghis Khan dies,” History.com (truy cập ngày 17/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1227, Thành Cát Tư Hãn, nhà lãnh đạo Mông Cổ đã lập nên một đế chế trải dài từ bờ biển phía Đông của Trung Quốc tới bờ Tây biển Aral, qua đời trong một ngôi trại trong một chiến dịch chinh phạt triều đại Tây Hạ của người Trung Quốc. Vị Đại Hãn lúc đó đã hơn 60 tuổi và sức khỏe đang suy giảm, có thể đã qua đời do chấn thương sau lần ngã từ lưng ngựa trước đó một năm.

Thành Cát Tư Hãn sinh năm 1162, tên húy là Temüjin (Thiết Mộc Chân). Cha ông, thủ lĩnh một bộ tộc Mông Cổ nhỏ, qua đời khi Thiết Mộc Chân đang trong những năm đầu của tuổi thiếu niên. Thiết Mộc Chân kế vị ông, nhưng bộ tộc của ông không muốn tuân theo một thủ lĩnh non trẻ. Tạm thời bị bỏ rơi, gia đình của Thiết Mộc Chân đã phải tự lo cho bản thân trên những thảo nguyên hoang dã của Mông Cổ. Continue reading “18/08/1227: Thành Cát Tư Hãn qua đời”

17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời

Rudolf-Hess_1952223a

Nguồn:Hitler’s last living henchman dies,” History.com (truy cập ngày 16/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1987, Rudolf Hess, phó tướng của nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler, được phát hiện là đã chết ngạt trong nhà tù Spandau tại Berlin ở tuổi 93, được cho là tự tử. Hess là thành viên thân cận cuối cùng của Hitler còn sống sót sau chiến tranh và là tù nhân duy nhất trong nhà tù Spandau kể từ năm 1966.

Hess, một tín đồ tận tâm của chủ nghĩa quốc xã ngay từ những ngày đầu, đã tham gia trong “cuộc đảo chính nhà hàng bia” thất bại của Hitler năm 1923. Ông đã trốn chạy sang Áo nhưng tình nguyện trở về Đức để hầu cận Hitler trong nhà tù Landsberg. Trong suốt tám tháng trong tù, Hitler đã đọc cho Hess chép câu chuyện cuộc đời mình – cuốn Mein Kampf nổi tiếng sau này. Năm 1933, Hess trở thành phó Chủ tịch Đảng Quốc xã, nhưng thời gian sau đó Hitler mất lòng tin vào khả năng lãnh đạo của Hess nên đã đưa ông xuống làm người thừa kế thứ hai sau Hermann Göring. Continue reading “17/08/1987: Cận thần cuối cùng của Hitler qua đời”