Trump không thể bắt nạt toàn thế giới

Nguồn: Stephen M. Walt, “Trump Can’t Bully the Entire World,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lớn tiếng đe dọa không phải là chính sách đối ngoại.

Trong sách vở và phim ảnh, rất dễ để dự đoán điều gì sẽ xảy ra với một kẻ bắt nạt. Hắn sẽ hành hạ người anh hùng trong một thời gian, nhưng cuối cùng, sẽ có người đứng lên chống lại hắn, phơi bày điểm yếu của hắn, và trừng phạt hắn. Bạn đã thấy điều đó nhiều lần: Harry Potter hạ nhục Draco Malfoy và đánh bại Voldemort; Marty McFly đánh bại Biff không chỉ một mà là ba lần; Lọ Lem có được Hoàng tử đẹp trai trong khi hai chị gái độc ác của nàng chẳng được gì; Tom Brown chiến thắng Flashman; Elizabeth Bennet thách thức Phu nhân Catherine de Bourgh và giành được tình yêu của Ngài Darcy. Cốt truyện quen thuộc này là lời nhắc nhở an ủi chúng ta rằng cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác. Continue reading “Trump không thể bắt nạt toàn thế giới”

05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh

Nguồn: First conscription bill is introduced in British parliament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, khi Thế chiến I bước sang năm thứ ba, Thủ tướng Anh Herbert Asquith đã trình dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên trong lịch sử đất nước mình lên Hạ viện.

Horatio Herbert Kitchener, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh Anh, đã cảnh báo ngay từ đầu rằng cuộc chiến này sẽ được quyết định bởi 1 triệu người lính cuối cùng của Anh. Tính đến mùa hè năm 1914, tất cả các sư đoàn chính quy của quân đội Anh đã ra chiến trường, và chiến dịch tuyển quân tình nguyện dựa trên khẩu hiệu “Quốc vương và Đất nước Cần Bạn!” đã được phát động vào tháng 8 cùng năm. Những người lính tình nguyện mới đã nhanh chóng được tuyển mộ và đào tạo, và nhiều người trong số họ đã tham gia vào các đơn vị được gọi là Tiểu đoàn Bằng hữu (Pals battalions) – gồm những người đàn ông đến từ cùng một thị trấn hoặc có cùng nghề nghiệp. Continue reading “05/01/1916: Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh”

04/01/1809: Ngày sinh Louis Braille

Nguồn: Louis Braille is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, Louis Braille đã chào đời tại Coupvray, Pháp. Sau này, ông trở thành người phát triển hệ thống chữ viết dành cho người khiếm thị được đặt theo tên ông: chữ nổi Braille.

Braille không may đánh mất thị lực trong một vụ tai nạn khi mới ba tuổi. Khi còn là học sinh tại Học viện Quốc gia dành cho Trẻ em Mù ở Paris, Braille đã khám phá ra một hệ thống có tên là “chữ viết ban đêm” do một người đàn ông tên là Charles Barbier phát minh dựa trên kinh nghiệm của ông trong quân đội Pháp. Continue reading “04/01/1809: Ngày sinh Louis Braille”

Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI

Nguồn: Reva Goujon, “The Real Stakes of the AI Race,” Foreign Affairs, 27/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ, Trung Quốc, và các cường quốc tầm trung sẽ được gì và mất gì?

Cảm giác rằng cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu đang trở thành một trò chơi có tổng bằng không, và rằng phần còn lại của thế kỷ 21 sẽ được định hình theo hình ảnh của người chiến thắng, đang lan rộng khắp Washington, Bắc Kinh, và các phòng họp trên toàn thế giới. Nỗi lo này đã nuôi dưỡng các chính sách công nghiệp đầy tham vọng, cũng như các quy định phòng ngừa, và các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, trong lúc các chính phủ và ngành công nghiệp tư nhân chạy đua để giành bá quyền về trí tuệ nhân tạo, không ai trong số họ có một tầm nhìn rõ ràng về việc “chiến thắng” sẽ trông như thế nào, hoặc lợi nhuận địa chính trị mà các khoản đầu tư của họ sẽ mang lại là gì. Continue reading “Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI”

02/01/2006: Thảm họa nổ mỏ Sago

Nguồn: 13 coal miners are trapped in Sago Mine disaster; 12 die, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2006, một vụ nổ đã làm rung chuyển mỏ Sago ở Sago, Tây Virginia. 13 thợ mỏ bị kẹt, và sau cùng, tất cả, chỉ trừ một người, đã qua đời. Thảm kịch – bị làm trầm trọng hơn bởi các báo cáo sai lệch rằng 12 thợ mỏ đã được giải cứu – đã khiến giới truyền thông, công ty sở hữu mỏ, và chính quyền của tổng thống George W. Bush khi đó bị giám sát gắt gao hơn. Continue reading “02/01/2006: Thảm họa nổ mỏ Sago”

Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ

Nguồn: Julian E. Zelizer, “Jimmy Carter and the Costs of the One-Term Presidency,” Foreign Policy, 30/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như năm 1980, Đảng Dân chủ đang nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng đảng.

Cựu Tổng thống Jimmy Carter, người đã qua đời vào ngày 29/12/2024 ở tuổi 100, đã bị đánh giá thấp kể từ khi ông rời nhiệm sở vào tháng 1/1981. Trên thực tế, Carter là hình mẫu cho những gì một tổng thống một nhiệm kỳ có thể làm được. Trong thời đại mà hầu hết người Mỹ coi trọng giá trị của chiến thắng hơn bất kỳ điều gì khác, Carter đã chứng minh rằng một vị tổng tư lệnh sẵn sàng đốt cháy vốn chính trị và tập trung vào các mục tiêu cao cả thay vì lợi ích ngắn hạn có thể làm được những điều tuyệt vời cho quốc gia và thế giới. Continue reading “Jimmy Carter và cái giá của tổng thống một nhiệm kỳ”

31/12/2019: Vũ Hán xác nhận các trường hợp nhiễm COVID‑19 đầu tiền

Nguồn: Wuhan government confirms dozens of cases of virus later ID’d as COVID‑19, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2019, chính quyền thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc báo cáo một loạt các trường hợp mắc phải căn bệnh mà họ gọi là viêm phổi. Loại virus gây ra căn bệnh truyền nhiễm này sau đó được xác định là COVID-19, vốn đã nhanh chóng biến thành một đại dịch toàn cầu khiến gần 7 triệu người tử vong. Continue reading “31/12/2019: Vũ Hán xác nhận các trường hợp nhiễm COVID‑19 đầu tiền”

Nguồn gốc của những cuộc tấn công “trả thù xã hội” ở Trung Quốc

Nguồn: Tôn Phái Đông, “The Roots of “Revenge Against Society” Attacks in China,” Foreign Affairs, 25/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự cai trị mang tính đàn áp đang tạo ra một bầu không khí cô lập và bất bình.

Trong những tháng gần đây, một loạt các cuộc tấn công bạo lực trên khắp Trung Quốc đã xuyên thủng lớp vỏ bọc ổn định của một xã hội được kiểm soát chặt chẽ. Cuối tháng 9, một người đàn ông 37 tuổi đã giết chết ba người và làm bị thương 15 người khác trong một vụ đâm dao tại một siêu thị ở Thượng Hải. Sang tháng 10, một người đàn ông 50 tuổi đã làm bị thương năm người trong một vụ tấn công bằng dao khác ở Bắc Kinh. Kế đó, vào ngày 11/11, một người đàn ông 62 tuổi đã lái xe đâm vào đám đông ở thành phố Chu Hải ở phía nam – giết chết 35 người và làm bị thương 43 người trong vụ việc được cho là một trong những hành vi bạo lực chết chóc nhất của Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ. Chỉ vài ngày sau, một vụ đâm dao hàng loạt do một học viên 21 tuổi thực hiện đã giết chết tám người và làm bị thương 17 người tại một trường dạy nghề ở Vô Tích, gần Thượng Hải, và một vụ tấn công bằng xe hơi đã khiến một số học sinh và phụ huynh bị thương bên ngoài một trường tiểu học ở phía bắc tỉnh Hồ Nam. Continue reading “Nguồn gốc của những cuộc tấn công “trả thù xã hội” ở Trung Quốc”

Quân đội Trung Quốc rơi vào hỗn loạn vì Tập nắm độc quyền lãnh đạo

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China military in disarray over Xi’s monopoly on power,” Nikkei Asia, 26/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Tập đoàn quân 83 ủng hộ ‘lãnh đạo tập thể’ đã thách thức lãnh tụ tối cao.

Quân Giải phóng Nhân dân, lực lượng quân đội hùng mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đang rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị do bất đồng về cách chủ tịch Tập Cận Bình điều hành hệ thống lãnh đạo của đất nước.

Bất đồng đã nổi lên vào đầu tháng này, khi lực lượng chính trị hùng mạnh của Quân Giải phóng bị kéo vào một loạt các sự kiện bất thường. Continue reading “Quân đội Trung Quốc rơi vào hỗn loạn vì Tập nắm độc quyền lãnh đạo”

29/12/1170: Tổng giám mục Thomas Becket bị ám sát

Nguồn: Archbishop Thomas Becket is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1170, Tổng giám mục Thomas Becket đã bị sát hại dã man ngay tại Nhà thờ Chính tòa Canterbury bởi bốn hiệp sĩ của Vua Henry II của Anh Quốc, rõ ràng là theo lệnh của nhà vua.

Năm 1155, Henry II bổ nhiệm Becket làm Đại Chưởng ấn (chancellor), một chức vụ cấp cao trong chính quyền Anh. Becket nhanh chóng chứng tỏ mình là một nhà ngoại giao tài giỏi và giành được sự tin tưởng của Henry, người sau đó tiếp tục đề cử ông làm Tổng giám mục Canterbury vào năm 1162. Nhà vua hy vọng người bạn sẽ hỗ trợ nỗ lực của ông nhằm kiềm chế quyền lực ngày càng tăng của Giáo hội. Continue reading “29/12/1170: Tổng giám mục Thomas Becket bị ám sát”

28/12/1973: Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng được ký thành luật

Nguồn: Endangered Species Act signed into law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Richard Nixon đã ký ban hành Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng (Endangered Species Act, ESA). Đạo luật mà Nixon đã kêu gọi thông qua một năm trước đó được cho là một trong những luật về môi trường quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử nước Mỹ. Continue reading “28/12/1973: Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng được ký thành luật”

Thuế quan của Trump đã giúp miền bắc Việt Nam bùng nổ, nhưng tương lai thì sao?

Nguồn: Damien Cave, “Trump’s Tariffs Helped Northern Vietnam Boom Like Never Before. What Now?New York Times, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Miền bắc Việt Nam đã được hưởng lợi do làn sóng tìm kiếm các giải pháp thay thế cho sản xuất từ Trung Quốc trên toàn cầu. Nhưng không ai biết liệu nhiệm kỳ thứ hai của Trump sẽ cản trở hay thúc đẩy sự tăng trưởng đó.

Đứng từ hiên nhà mình, Phạm Văn Thịnh có thể nhìn thấy rõ phía sau nhà máy điện tử LG, và trong mắt ông, không gì đẹp hơn con quái vật trắng sáng đó.

Có những đêm, khi công nhân ùa ra sau 8 giờ tối, trên cổ đeo những chiếc thẻ in hình khuôn mặt của những người mới được tuyển dụng, ông Thịnh lại đi giữa đám đông, tận hưởng nguồn năng lượng mới của một ngôi làng từng nghèo khó gần cảng Hải Phòng, miền bắc Việt Nam, nhưng đã đột nhiên hòa nhập vào dòng chảy thương mại toàn cầu. Continue reading “Thuế quan của Trump đã giúp miền bắc Việt Nam bùng nổ, nhưng tương lai thì sao?”

26/12/1966: Lễ Kwanzaa đầu tiên

Nguồn: The first Kwanzaa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, ngày đầu tiên của lễ Kwanzaa đầu tiên đã được tổ chức tại Los Angeles dưới sự chỉ đạo của Maulana Karenga, Giám đốc khoa Nghiên cứu người Mỹ gốc Phi tại Đại học Bang California ở Long Beach. Lễ hội kéo dài bảy ngày này, có nguồn gốc từ châu Phi, đã được Tiến sĩ Karenga thiết kế như một dịp để kỷ niệm gia đình, cộng đồng, và văn hóa của người Mỹ gốc Phi. Continue reading “26/12/1966: Lễ Kwanzaa đầu tiên”

Thành công kỳ lạ của Triều Tiên

Nguồn: Andrei Lankov, “The Strange Success of North Korea,” Foreign Affairs, 18/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc và Nga đang cải thiện quan hệ với một Kim Jong Un nguy hiểm hơn – và Mỹ cũng có thể làm như vậy.

Vào năm 2017, chế độ quân sự hóa cao độ của Kim Jong Un ở Triều Tiên đã phải đối đầu với một liên minh hiếm hoi gồm Trung Quốc, Nga, và Mỹ. Để đáp trả vụ thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và thiết bị nhiệt hạch đầu tiên của Triều Tiên, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thường bế tắc đã nhất trí ban hành một loạt các lệnh trừng phạt cứng rắn. Được khởi xướng bởi Washington, và được cả Bắc Kinh và Moscow ủng hộ, các biện pháp trừng phạt này có khả năng hủy diệt nền kinh tế Triều Tiên. Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump, người vừa mới tiếp quản Nhà Trắng, đã công khai thảo luận về khả năng tấn công phủ đầu, hứa sẽ trút “lửa và thịnh nộ” xuống Triều Tiên. Continue reading “Thành công kỳ lạ của Triều Tiên”

Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?

Nguồn: Diêm Học Thông, “Why China Isn’t Scared of Trump,” Foreign Affairs, 20/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng Mỹ-Trung có thể gia tăng, nhưng chủ nghĩa biệt lập của Trump sẽ có lợi cho Bắc Kinh.

Suốt nhiều năm, Donald Trump đã chỉ trích Trung Quốc, mô tả nước này là nguyên nhân gốc rễ của mọi tệ nạn ở Mỹ. Ông than thở về thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Washington với Bắc Kinh, và đổ lỗi rằng Trung Quốc đã làm mục ruỗng trung tâm công nghiệp của Mỹ. Ông khẳng định đại dịch COVID-19 là do lỗi của Trung Quốc. Gần đây hơn, ông tiếp tục gán cuộc khủng hoảng thuốc giảm đau opoid của Mỹ cho Bắc Kinh, cáo buộc Trung Quốc “tấn công” Mỹ bằng fentanyl. Trung Quốc xuất hiện trong các cuộc mít tinh và họp báo của Trump như một kẻ thù khổng lồ, một kẻ thù mà chỉ riêng ông mới có thể khuất phục. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông đã đảo lộn chính sách của Mỹ trong nhiều thập kỷ bằng cách khởi xướng một cuộc thương chiến với Trung Quốc. Khi chuẩn bị bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, những lập luận và các cuộc bổ nhiệm nội các của Trump cho thấy rằng ông sẽ củng cố cách tiếp cận cứng rắn đó. Quan hệ vốn đã trắc trở giữa hai nước sẽ càng trở nên trắc trở hơn. Continue reading “Tại sao Trung Quốc không sợ Trump?”

24/12/1948: Ngôi nhà năng lượng mặt trời hoàn toàn đầu tiên trên thế giới

Nguồn: A family moves into the world’s first fully solar house, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào Đêm Giáng sinh năm 1948, một gia đình gồm ba người đã chuyển đến một ngôi nhà ở Dover, Massachusetts, nơi có những ô cửa sổ lớn bất thường – ngôi nhà năng lượng mặt trời hoàn toàn đầu tiên trên thế giới, một ý tưởng đi trước thời đại hàng chục năm. Trước đó, chưa có ai từng sống trong một nơi chỉ được sưởi ấm bằng ánh nắng mặt trời, chứ chưa nói đến mùa đông giá lạnh ở New England. Continue reading “24/12/1948: Ngôi nhà năng lượng mặt trời hoàn toàn đầu tiên trên thế giới”

Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping suspects ulterior motive behind Trump’s invitation,” Nikkei Asia, 19/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tổng thống Mỹ đắc cử đã mời Tập đến lễ nhậm chức trong lúc đang lập mưu với Macron và Zelenskyy.

Trong một động thái phá vỡ truyền thống, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến dự lễ nhậm chức của ông tại Washington vào ngày 20/01 sắp tới, khiến Bắc Kinh vô cùng quan ngại về ý định thực sự của ông.

Câu hỏi lớn là liệu Tập có chấp nhận lời mời hay không? Continue reading “Tập nghi ngờ động cơ thực sự đằng sau lời mời của Trump”

22/12/1988: Nhà bảo tồn môi trường Chico Mendes bị ám sát

Nguồn: Chico Mendes, leading Brazilian conservationist, is assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, Chico Mendes, một nhà lãnh đạo công đoàn và nhà hoạt động môi trường người Brazil đã dành phần lớn cuộc đời để bảo vệ rừng mưa Amazon, đã bị ám sát khi mới 44 tuổi.

Mendes là một người cạo mủ cao su lâu năm – cạo mủ cao su (rubber tapping) là một quy trình bền vững để chiết xuất mủ từ cây mà không cần làm hư hỏng hoặc chặt cây – người đã tập hợp những người cạo mủ cao su khác ở Amazon để cùng nhau chống lại ngành chăn nuôi gia súc đang phát triển và tàn phá hệ sinh thái. Bắt đầu từ những năm 1970, Mendes đã tổ chức nhiều cuộc empate – biểu tình ôn hòa – trong đó những người biểu tình sẽ bảo vệ cây bằng chính cơ thể của họ. Continue reading “22/12/1988: Nhà bảo tồn môi trường Chico Mendes bị ám sát”

21/12/1866: Người bản địa giết 81 lính Mỹ

Nguồn: Native Americans kill 81 soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, quyết tâm thách thức sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của họ, người Mỹ bản địa ở phía bắc Wyoming đã dụ Trung tá William Fetterman và binh lính của ông vào một cuộc phục kích chết người.

Căng thẳng trong khu vực bắt đầu gia tăng vào năm 1863, khi John Bozeman mở Đường mòn Bozeman, một tuyến đường mới cho những người di cư đến các mỏ vàng Montana. Tuy nhiên, tính hợp pháp của Đường mòn Bozeman lại rất đáng ngờ vì nó đi thẳng qua các khu vực săn bắn mà chính phủ đã hứa dành riêng cho người Sioux, Cheyenne, và Arapahoe trong Hiệp ước Fort Laramie năm 1851. Continue reading “21/12/1866: Người bản địa giết 81 lính Mỹ”

AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu

Nguồn: Rachel Adams, “AI Is Bad News for the Global South,” Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làn sóng công nghệ sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cấu trúc nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, nhưng không nhất thiết là tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi. Những người ủng hộ AI ca ngợi tiềm năng của nó trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu khó khăn và thậm chí xóa đói giảm nghèo, nhưng thành tựu của nó trong lĩnh vực đó vẫn rất ít ỏi. Thay vào đó, bất bình đẳng toàn cầu hiện đang gia tăng. Những quốc gia là nơi phát triển AI và có khả năng dễ dàng đưa những công nghệ này vào ngành công nghiệp sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng phần còn lại của thế giới, nơi phải đối mặt với những rào cản quan trọng trong việc áp dụng AI, sẽ ngày càng tụt hậu. Continue reading “AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu”