Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping resuscitates Hu Jintao’s parting words,” Nikkei Asia, 29/05/2025.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao nhà lãnh đạo Trung Quốc đột nhiên nhấn mạnh đến việc hoạch định chính sách một cách “khoa học” và “dân chủ”?

Trong một động thái bất ngờ gây chấn động chính trị ở cả trong và ngoài nước, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh sự cần thiết phải kiên định duy trì việc hoạch định chính sách một cách “khoa học,” “dân chủ,” và “dựa trên pháp luật.”

Tập, người đồng thời giữ chức Chủ tịch nước và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã phát biểu những lời này trong bối cảnh Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng Kế hoạch 5 năm lần thứ 15, một lộ trình kinh tế và xã hội cho giai đoạn 2026-2030. Continue reading “Tập Cận Bình chỉ đạo hoạch định chính sách một cách ‘khoa học’ và ‘dân chủ’”

01/06/1974: Bác sĩ Heimlich công bố kỹ thuật cứu nạn nhân bị hóc nghẹn

Nguồn: Dr. Heimlich first publishes his technique for rescuing choking victims, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1974, kỹ thuật cứu nạn nhân bị hóc nghẹn do bác sĩ phẫu thuật Henry J. Heimlich ở Cincinnati phát minh đã được công bố trên tạp chí y khoa Emergency Medicine. Thủ thuật Heimlich, bao gồm việc dùng lực đẩy vào trong và lên trên vùng bụng của nạn nhân bị hóc, đã nhanh chóng trở thành phương pháp hàng đầu để cứu sống nhiều người.

Heimlich đã chia sẻ những phát hiện không chính thức của mình trong một bài luận ông viết cho tạp chí số tháng 6/1974, có tên là “Pop Goes the Café Coronary” (Tạm dịch: Khi Đau tim ở Quán Cà phê). Thuật ngữ “Hội chứng Đau tim ở Quán Cà phê” chỉ tình huống một người bị nghẹn khi đang ăn tại nhà hàng và những người chứng kiến ​​lầm tưởng rằng nạn nhân đang bị đau tim. Phương pháp điều trị y tế chuyên nghiệp tiêu chuẩn lúc bấy giờ là mở khí quản, tức là đưa một kim tiêm cỡ lớn vào khí quản để tạo đường thở tạm thời – một thủ thuật chỉ có bác sĩ mới thực hiện được. Continue reading “01/06/1974: Bác sĩ Heimlich công bố kỹ thuật cứu nạn nhân bị hóc nghẹn”

31/05/1889: Hơn 2.000 người thiệt mạng trong trận lũ Johnstown

Nguồn: More than 2,000 die in the Johnstown Flood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1889, Đập South Fork của Pennsylvania bất ngờ bị vỡ, gây ra Trận Lũ Johnstown thảm khốc. Hơn 2.200 người đã thiệt mạng trong thảm họa này.

Nằm cách Pittsburgh gần 100km về phía đông trong một thung lũng gần các con sông Allegheny, Little Conemaugh, và Stony Creek, Johnstown nằm trên một vùng đồng bằng ngập lụt thường xuyên xảy ra thảm họa. Năm 1840, các quan chức đã quyết định xây dựng một con đập trên Sông Little Conemaugh, cách Johnstown khoảng 22km về phía thượng nguồn. Continue reading “31/05/1889: Hơn 2.000 người thiệt mạng trong trận lũ Johnstown”

Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, nhưng nó vẫn là đồng tiền mạnh nhất

Nguồn: Eswar Prasad, “The Dollar May Be Down, but It’s Still on Top,” Foreign Affairs, 23/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao đồng tiền của nước Mỹ có thể sống sót sau cú phá hoại của Trump?

Năm ngoái, nước Mỹ tưởng chừng đã củng cố vị thế dẫn đầu của mình như một thiên đường cho đầu tư quốc tế. Sức mạnh nổi bật của nền kinh tế Mỹ so với các nền kinh tế lớn khác đã giúp giải thích tại sao giá trị đồng đô la lại tăng gần 10% vào mùa thu năm 2024. Nền kinh tế và thị trường lao động tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trước và sau lễ nhậm chức của Donald Trump. Và lạm phát dần quay trở lại mức mục tiêu khoảng 2% của Cục Dự trữ Liên bang. Continue reading “Đồng đô la Mỹ có thể suy yếu, nhưng nó vẫn là đồng tiền mạnh nhất”

29/05/1917: Ngày sinh John F. Kennedy

Nguồn: Future President John F. Kennedy is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, một trong những vị tổng thống được yêu mến nhất nước Mỹ, John Fitzgerald Kennedy, đã chào đời trong một gia đình có uy tín về chính trị và xã hội tại Brookline, Massachusetts. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên sinh ra và sau đó phục vụ trong thế kỷ 20.

Năm 1935, Kennedy nhập học tại Đại học Harvard và tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế với bằng danh dự vào năm 1940. Trong thời gian học tại đây, ông không may bị chấn thương lưng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe suốt đời. Sau khi tốt nghiệp, Kennedy phục vụ trên một tàu phóng ngư lôi (patrol torpedo boat, PT) của Hải quân Mỹ trong Thế chiến II. Năm 1952, ông đắc cử vào Hạ viện, sau đó phục vụ tại Thượng viện suốt bảy năm, bắt đầu từ năm 1953. Continue reading “29/05/1917: Ngày sinh John F. Kennedy”

Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn

Nguồn: Christian Davies, “The ‘quiet’ crisis brewing between the US and South Korea,” Financial Times, 27/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Căng thẳng thương mại đang gia tăng, liên minh quân sự đang chịu áp lực, và chính trị nội bộ Hàn Quốc đang rối ren. Liệu Seoul có thể đàm phán để thoát khỏi tình hình này không?

Tháng này, Hàn Quốc và Mỹ đã tổ chức cuộc tập trận hải quân chung mới nhất. Các tàu khu trục và máy bay tuần tra đã diễn tập ứng phó với các cuộc xâm nhập tiềm tàng của máy bay không người lái và lực lượng đặc nhiệm Triều Tiên qua biên giới trên biển. Continue reading “Khủng hoảng âm thầm nhen nhóm trong quan hệ Mỹ – Hàn”

Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan

Nguồn: Oriana Skylar Mastro và Brandon Yoder,  “The Taiwan Tightrope,” Foreign Affairs, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Răn đe là một hành động cân bằng, nhưng Mỹ đang bắt đầu gặp khó khăn trong khía cạnh này.

Trong lúc căng thẳng dâng cao ở Eo biển Đài Loan, cuộc tranh luận về chính sách tại Washington vẫn còn gây chia rẽ. Chiến lược của Mỹ nhìn chung xoay quanh việc ngăn chặn Trung Quốc tấn công Đài Loan, và trong ba nhiệm kỳ tổng thống gần đây, chiến lược này bao gồm ba thành phần cốt lõi: tăng cường khả năng phòng thủ quân sự của Mỹ và Đài Loan; sử dụng ngoại giao để báo hiệu quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ Đài Loan, đồng thời trấn an Trung Quốc rằng Washington không ủng hộ hòn đảo giành độc lập; và sử dụng áp lực kinh tế để làm chậm nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Continue reading “Thế lưỡng nan trong chính sách răn đe của Mỹ về vấn đề Đài Loan”

27/05/1831: Jedediah Smith bị sát hại bởi bộ tộc Comanche

Nguồn: Comanche kill mountain man Jedediah Smith, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1831, Jedediah Smith, một trong những nhà thám hiểm và bẫy thú quan trọng nhất nước Mỹ, đã bị người Comanche giết trên Đường mòn Santa Fe.

Vai trò của Smith trong việc khám phá vùng Viễn Tây đã không được biết đến rộng rãi cho đến khi các học giả hiện đại nghiên cứu những ghi chép về các chuyến đi đến những vùng xa xôi của ông. Giống như những “người đi núi” (mountain men) khác, Smith mạo hiểm đi về phía tây trong vai trò là một doanh nhân thực dụng, làm việc cho các công ty buôn lông thú ở miền đông. Mục tiêu của ông là tìm ra những vùng đất mới để bẫy hải ly và rái cá, đồng thời thiết lập quan hệ giao thương với người Mỹ bản địa. Continue reading “27/05/1831: Jedediah Smith bị sát hại bởi bộ tộc Comanche”

Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s drug czar plays outsized role in US tariff talks,” Nikkei Asia, 22/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mức thuế trả đũa fentanyl 20% của Donald Trump gây ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc.

Thỏa thuận đình chiến thuế quan kéo dài 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc đã mang lại sự giải thoát vô cùng cần thiết đối với nhiều công ty Trung Quốc đang gặp khó khăn, đặc biệt là các nhà sản xuất vừa và nhỏ chuyên về những mặt hàng tương đối rẻ để xuất khẩu sang Mỹ.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gần đây đã đồng ý tạm thời giảm 115% thuế nhập khẩu hàng hóa của nhau trong vòng 90 ngày, chấm dứt tình trạng leo thang thuế quan ăn miếng trả miếng đã làm thị trường toàn cầu phải chao đảo. Continue reading “Vai trò của Bộ trưởng Công an Vương Tiểu Hồng trong đàm phán thuế quan với Mỹ”

25/05/1979: “Cậu bé trên hộp sữa” Etan Patz mất tích

Nguồn: 6-year-old Etan Patz—boy on milk carton—goes missing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào sáng ngày này năm 1979, cậu bé Etan Patz sáu tuổi đã đi bộ hai dãy nhà từ nhà mình đến trạm xe buýt ở Manhattan. Đó là lần đầu tiên cậu bé đi bộ một mình để đến trường, và cũng là ngày cuối cùng bố mẹ nhìn thấy cậu, bởi vì đã có kẻ bắt cóc Etan trong lúc đi bộ. Như một phần trong nỗ lực tìm kiếm của bố mẹ cậu, Etan đã trở thành một trong những đứa trẻ mất tích đầu tiên được in hình trên hộp sữa. Continue reading “25/05/1979: “Cậu bé trên hộp sữa” Etan Patz mất tích”

24/05/1964: Bạo loạn tại trận bóng ở Lima làm hàng trăm người thiệt mạng

Nguồn: Riot erupts at Lima, Peru soccer match, killing hundreds, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, quyết định của trọng tài trong một trận bóng đá giữa Peru và Argentina đã gây ra một cuộc bạo loạn kinh hoàng. Hơn 300 người hâm mộ đã thiệt mạng và 500 người khác bị thương trong cuộc hỗn chiến dữ dội sau đó tại Sân vận động Quốc gia ở Lima, Peru.

Trận đấu này thuộc vòng loại cho Thế vận hội năm 1964 và nhóm người hâm mộ Peru đã cổ vũ nhiệt tình cho đội tuyển của mình cho đến khi chỉ còn vài phút nữa là kết thúc trận đấu. Khi trọng tài không công nhận bàn thắng rõ ràng của đội Peru, sân vận động bắt đầu trở nên hỗn loạn. Tình trạng hoảng loạn và các biện pháp kiểm soát đám đông được thực hiện sau đó đã gây ra tình trạng giẫm đạp khiến nhiều người tử vong. Continue reading “24/05/1964: Bạo loạn tại trận bóng ở Lima làm hàng trăm người thiệt mạng”

Hiểm họa từ cơn sốt vàng toàn cầu

Nguồn: Sasha Lezhnev và John Prendergast, “The Deadly Global Gold Rush,” Foreign Affairs, 19/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làm thế nào để ngăn chặn việc khai thác và buôn bán vàng bất hợp pháp – nguồn cơn của chiến tranh và đàn áp?

Hàng năm, một lượng vàng bất hợp pháp trị giá hơn 30 tỷ USD đã được tuồn khắp thế giới, bao gồm vàng có nguồn gốc từ các khu vực xung đột và các quốc gia độc tài. Phần lớn số vàng này được buôn lậu đến các trung tâm giao dịch vàng như Dubai hoặc Hong Kong trước khi âm thầm len lỏi vào thị trường toàn cầu. Khác với buôn bán ma túy, nhiều người ở phương Tây không xem việc buôn bán vàng bất hợp pháp là vấn đề khẩn cấp, bởi vì nạn nhân chính của nó không nằm ở các quốc gia giàu có. Tuy nhiên, hoạt động này đang tiếp tay cho những cuộc khủng hoảng chết người trên khắp thế giới. Nó đang tài trợ cho cả hai phe trong cuộc nội chiến Sudan; chế độ độc tài của Nicolás Maduro ở Venezuela; các mạng lưới tội phạm xuyên quốc gia, chẳng hạn như Tren de Aragua của Venezuela, mà gần đây đã bị Mỹ chỉ định là một tổ chức khủng bố nước ngoài; nhiều nhóm vũ trang ở Cộng hòa Dân chủ Congo; và cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Continue reading “Hiểm họa từ cơn sốt vàng toàn cầu”

22/05/1939: Hiệp ước Thép được ký kết, phe Trục được thành lập

Nguồn: The Pact of Steel is signed; the Axis is formed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Ý và Đức đã đồng ý thành lập một liên minh quân sự và chính trị, chính thức khai sinh ra phe Trục, mà cuối cùng sẽ bao gồm cả Nhật Bản.

Mussolini đã đặt ra biệt danh “Hiệp ước Thép” để mô tả thỏa thuận lịch sử này với Đức, sau khi xem xét lại lựa chọn đầu tiên của mình, “Hiệp ước Máu.” (Ông cũng nghĩ ra phép ẩn dụ về một “trục” ràng buộc Rome và Berlin). Continue reading “22/05/1939: Hiệp ước Thép được ký kết, phe Trục được thành lập”

Biden chỉ là vật tế thần. Đảng Dân chủ mới là vấn đề.

Nguồn: Carlos Lozada, “Biden Is a Scapegoat. The Democrats Are the Problem.,” New York Times, 20/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mùa hè năm 1973, giữa lúc vụ bê bối Watergate đang diễn ra, Thượng nghị sĩ Howard Baker của Tennessee đã đặt ra một câu hỏi đáng nhớ về Richard Nixon: “Tổng thống đã biết những gì, và biết khi nào?” Câu trả lời, nói một cách nhẹ nhàng, hóa ra là ông biết khá nhiều, và từ rất sớm.

Sau mỗi cuộc bầu cử tổng thống, cánh nhà báo lại vội vã viết sách về chiến dịch tranh cử – về các cuộc bầu cử sơ bộ và đại hội, cử tri và thăm dò ý kiến, đến các chiến lược và trò đấu đá nội bộ. Tuy nhiên, những cuốn sách về cuộc đua năm 2024 cũng gợi ra một biến thể mới cho câu hỏi của Baker: Đảng Dân chủ biết gì về sự suy giảm về thể chất và tinh thần của Joe Biden, và họ biết điều đó khi nào? Và, nếu lịch sử là một chỉ dẫn, vậy thì tại sao khi biết điều đó, nhiều người trong số họ lại chọn không lên tiếng? Continue reading “Biden chỉ là vật tế thần. Đảng Dân chủ mới là vấn đề.”

Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới

Nguồn: Diane Coyle, “The World Needs Better Balance Sheets,” Foreign Affairs, 16/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các biện pháp truyền thống không thể nắm bắt được hết sự phức tạp của nền kinh tế toàn cầu.

Những tranh chấp và hỗn loạn xảy ra sau khi Mỹ đột ngột áp đặt thuế quan toàn diện vào tháng 4 vừa qua đã đe dọa làm tan vỡ cấu trúc chặt chẽ của sản xuất toàn cầu. Khoảng 300 triệu công ty trên toàn thế giới, kết nối với nhau thông qua khoảng 13 tỷ liên kết cung ứng, hiện đang phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng có. Nhưng sự rối ren hiện tại chỉ là ví dụ mới nhất về những gián đoạn kinh tế vốn là đặc trưng trong nửa thập kỷ qua. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, những điểm nghẽn bất ngờ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến các nhà nghiên cứu phải đánh giá lại cách nền kinh tế vận hành. Việc sản xuất chậm lại và tình trạng thiếu hụt hàng hóa từ nước rửa tay (vốn cần các hóa chất đặc biệt nhập khẩu vào Mỹ trong thời kỳ đại dịch) đến máy bay (Airbus phải đối mặt với sự chậm trễ trong việc đáp ứng nhu cầu do thiếu hụt các bộ phận quan trọng vào năm 2024) đã phơi bày những điểm yếu của một hệ thống kinh tế toàn cầu trong đó hàng hóa vượt qua biên giới nhiều lần ở các giai đoạn sản xuất và lắp ráp liên tiếp. Chúng cũng đặt ra thách thức cho những hiểu biết thông thường về cách tốt nhất để đo lường tăng trưởng và năng suất. Continue reading “Sự cần thiết của việc xây dựng một hệ thống thống kê kinh tế mới”

20/05/1940: Quân Đức tiến đến Eo biển Manche tại Abbeville, Pháp

Nguồn: Germans break through to English Channel at Abbeville, France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Đức ở miền bắc nước Pháp đã tiến đến Eo biển Manche.

Khi tiến đến Abbeville, các đoàn xe bọc thép của Đức, do Tướng Heinz Guderian (một chuyên gia về xe tăng) chỉ huy, đã cắt đứt mọi liên lạc giữa Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) ở phía bắc và quân đội chính của Pháp ở phía nam. Ông cũng cắt đứt nguồn tiếp tế của BEF ở phía tây. Quân Đức giờ đây đã đứng ngay trước biển, với nước Anh ở trong tầm mắt. Nhưng Winston Churchill đã chuẩn bị cho một cuộc vượt biển như vậy. Ông lập kế hoạch rút quân cho BEF (BEF là lực lượng quân đội đóng tại Anh, đã đến miền bắc nước Pháp vào đầu cả hai cuộc Thế chiến để hỗ trợ quân đội Pháp) và đã kêu gọi Bộ Hải quân Anh chuẩn bị “một số lượng lớn tàu thuyền” để vượt biển sang Pháp nếu cần thiết. Continue reading “20/05/1940: Quân Đức tiến đến Eo biển Manche tại Abbeville, Pháp”

Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping’s basketball buddy at center of US trade talks,” Nikkei Asia, 15/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phó Thủ tướng Hà Lập Phong sẽ bị thử thách trong thời gian “đình chiến” 90 ngày.

Người bạn cùng chơi bóng rổ thời xưa của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu sau khi Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày.

Với tư cách là ông trùm kinh tế Trung Quốc, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong, người đồng thời là thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tham dự các cuộc đàm phán thương mại cấp cao với Mỹ tại Thụy Sĩ vào thứ Bảy và Chủ Nhật ngày 10-11/05. Continue reading “Hà Lập Phong trở thành trung tâm của đàm phán thương mại Trung – Mỹ”

18/05/1926: Nhà truyền giáo nổi tiếng Aimee Semple McPherson mất tích

Nguồn: Popular evangelist Aimee Semple McPherson disappears, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, Aimee Semple McPherson, một nhà truyền giáo nổi tiếng của Mỹ, đã mất tích ở Bãi biển Venice tại Los Angeles, California. Cảnh sát đã điều động máy bay và tàu thuyền để tìm kiếm bà, nhưng chẳng thấy bóng dáng bà đâu. Sau đó, các nhà chức trách phát hiện ra rằng phát thanh viên radio Kenneth Ormiston, một người bạn của McPherson, cũng đã mất tích. Continue reading “18/05/1926: Nhà truyền giáo nổi tiếng Aimee Semple McPherson mất tích”

17/05/1873: Ngày sinh nhà văn Dorothy Richardson

Nguồn: Writer Dorothy Richardson, pioneer of stream of consciousness, is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1873, nhà văn người Anh có ảnh hưởng Dorothy Richardson, người mà phong cách “dòng ý thức” (stream-of-consciousness) của bà sẽ ảnh hưởng đến James Joyce và Virginia Woolf, đã chào đời.

Dù thời nay chúng ít được biết đến, nhưng các tác phẩm của Richardson đã được đọc và thảo luận rộng rãi trong thời đại của bà. Là con gái của một ông chủ tiệm tạp hóa bị phá sản năm bà 17 tuổi, Richardson đã được giáo dục tốt và rất độc lập. Sau khi cha bà phá sản, bà đã nhận công việc làm giáo viên ở Đức trong sáu tháng, rồi chuyển đến dạy học ở London và làm gia sư tại đó trong hai năm. Đến năm 1895, Richardson dành hết tâm huyết để chăm sóc người mẹ bị trầm cảm nặng của mình, người đã tự tử vào tháng 11 năm đó khi Richardson đang ra ngoài đi dạo. Continue reading “17/05/1873: Ngày sinh nhà văn Dorothy Richardson”

Tại sao đây là thời điểm tốt nhất để trừng phạt Nga?

Nguồn: Christian Caryl, “Why This Is the Best Time to Sanction Russia,” Foreign Policy, 13/05/2025

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nếu Trump muốn chấm dứt chiến tranh, ông nên gây sức ép với Putin ngay bây giờ.

Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, dường như Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng cũng sẵn sàng cứng rắn với Nga. Trong bài đăng ngày 26/04 trên nền tảng Truth Social của mình, ông gay gắt chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã để lực lượng của mình ném bom dân thường Ukraine bất chấp việc đã bày tỏ mong muốn ngừng bắn. Trump viết: “Điều đó khiến tôi nghĩ rằng có lẽ ông ấy không muốn dừng chiến tranh, ông ấy chỉ đang lợi dụng tôi, và tôi phải đối phó theo cách khác, thông qua ‘Ngân hàng’ hoặc ‘Trừng phạt thứ cấp?’ Quá nhiều người đang chết!!!” Continue reading “Tại sao đây là thời điểm tốt nhất để trừng phạt Nga?”