Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?

Nguồn: Christelle Nguyen, “How the Sino-Vietnamese War Was Purposefully Forgotten,” The Diplomat, 17/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ở cả Trung Quốc và Việt Nam, hai chính phủ đã cố tình chôn vùi những ký ức về cuộc chiến năm 1979 của họ.

Trong tiểu thuyết “Chiến hữu trùng phùng” (Reunions of Companions-in-Arms) xuất bản năm 2001 của nhà văn đoạt giải Nobel Mạc Ngôn, linh hồn của một người lính đã chết, Tiền Anh Hào, đã thổ lộ tâm tư với một người đồng đội còn đang sống. Tiền thú nhận mình có tham vọng trở thành một anh hùng thời chiến, hơn là một người lính thời bình. Vậy nên anh đã rất phấn khởi khi được cử ra tiền tuyến, trong chiến dịch mà Trung Quốc gọi là cuộc chiến phản kích tự vệ chống lại Việt Nam, một cuộc chiến mà cả hai bên đều sử dụng vũ khí của Trung Quốc. Tiền tưởng tượng mình trở thành một chiến binh được vinh danh, cách này hay cách khác. Nếu sống sót trở về, anh sẽ được tôn vinh; còn nếu tử trận, thì cha mẹ nghèo khổ của anh cũng có thể nhận được chút tiền. Continue reading “Chiến tranh Biên giới Việt-Trung đã bị cố tình lãng quên như thế nào?”

21/02/1862: Trận Valverde trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Valverde, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, trong Trận Valverde, quân Hợp bang miền Nam dưới quyền Tướng Henry Hopkins Sibley đã tấn công quân Liên minh miền Bắc do Đại tá Edward R. S. Canby chỉ huy gần Pháo đài Craig ở Lãnh thổ New Mexico. Là trận giao tranh lớn đầu tiên ở miền Viễn Tây trong Nội chiến Mỹ, trận Valverde tuy gây thương vong nặng nề nhưng không mang lại kết quả quyết định. Continue reading “21/02/1862: Trận Valverde trong Nội chiến Mỹ”

Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?

Nguồn: Masahiro Okoshi, “Putin plays long game with West over Ukraine: former U.S. diplomats,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc cuộc xâm lược Ukraine của Nga tiến gần đến cột mốc một năm, một cựu đại sứ Mỹ tại Nga cảnh báo thế giới rằng Tổng thống Vladimir Putin đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài, chấp nhận việc giao tranh có thể kéo dài trong nhiều năm.

John Sullivan đã phục vụ ở Nga gần ba năm, dưới thời Tổng thống Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden, cho đến tháng 9 vừa qua.

Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, ông nói rằng Putin sẽ không từ bỏ cho đến khi đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho chiến dịch quân sự tại Ukraine, và rằng lập trường của Nga chưa bao giờ bị dao động. Continue reading “Putin đã sẵn sàng cho một cuộc chiến đường dài với phương Tây?”

Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Futuristic Chinese military unit most likely behind balloon campaign,” Nikkei Asia, 16/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược (SSF) của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc chuyên kết hợp chiến tranh không gian, mạng, và điện tử.

Những quả khí cầu gián điệp vẫn đang là chủ đề thống trị trang nhất của nhiều tờ báo. Tin tức mới nhất mà Nhà Trắng vừa công bố là ba vật thể không người lái mà Mỹ bắn hạ gần đây có thể có mục đích thương mại hoặc mục đích không nguy hiểm khác.

Chính phủ Trung Quốc đã nói rằng khí cầu đầu tiên – quả khí cầu cao 60 mét bay qua lãnh thổ Mỹ – là một “khí cầu dân sự không người lái” của nước này. Bắc Kinh cho biết mục đích của nó là quan sát khí tượng và đã phản đối mạnh mẽ việc bắn hạ nó bằng máy bay tiêm kích F-22. Continue reading “Đơn vị quân đội tối tân của Trung Quốc đứng sau chiến dịch khinh khí cầu?”

19/02/1847: Donner Party được giải cứu khỏi Dãy núi Sierra Nevada

Nguồn: Donner Party rescued from the Sierra Nevada Mountains, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1847, lính cứu hộ đã tiếp cận được các thành viên còn sống sót của Donner Party, một nhóm người di cư đến California đang bị mắc kẹt trong tuyết ở Dãy núi Sierra Nevada.

Mùa hè năm 1846, khi “cơn sốt hướng Tây” tràn khắp nước Mỹ, 89 người – bao gồm 31 thành viên của gia đình Donner và Reed – đã lên đường trên một chuyến xe lửa từ Springfield, Illinois. Sau khi đến Fort Bridger, Wyoming, những người di cư này quyết định không đi theo lối thông thường và thử một con đường mới được khai trương bởi Lansford Hastings, nhà quảng bá của bang California, gọi là “Đường tắt Hastings.” Sau khi bầu George Donner làm lãnh đạo, cả nhóm rời Fort Bridger vào khoảng giữa tháng Bảy. Continue reading “19/02/1847: Donner Party được giải cứu khỏi Dãy núi Sierra Nevada”

18/02/2011: “Sát nhân Sông Green” nhận bản án giết người thứ 49

Nguồn: Green River serial killer pleads guilty to 49th murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, tại một phòng xử án ở Kent, Washington, Gary Leon Ridgway đã nhận tội đối với cáo buộc giết người cấp độ một, xảy ra vào năm 1982, đối với nạn nhân thứ 49 của hắn, Rebecca Marrero, 20 tuổi. Thi thể của Marrero được tìm thấy vào tháng 12/2010, gần ba mươi năm sau khi bị sát hại, trong một khe núi gần Auburn, Washington. Sau khi nhận tội, Ridgway, 62 tuổi, đã nhận bản án chung thân thứ 49 mà không có khả năng được ân xá, và trở lại Nhà tù Bang Washington ở Walla Walla, nơi hắn đang thụ 48 bản án chung thân liên tiếp, tương ứng với số phụ nữ mà hắn đã giết. Continue reading “18/02/2011: “Sát nhân Sông Green” nhận bản án giết người thứ 49″

Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan

Nguồn:Philippine President Marcos speaks with Nikkei Asia,” Nikkei Asia, 13/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Philippines đã giải thích căng thẳng ở Biển Đông và Đài Loan, cũng như thỏa thuận quốc phòng giữa Mỹ và Nhật Bản.

Chuyến thăm chính thức kéo dài năm ngày của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tới Tokyo đã mang lại những thỏa thuận kinh tế và quốc phòng mới với Nhật Bản, bao gồm 13 tỷ đô la “đóng góp và cam kết” đến từ ba tổ chức giấu tên, nhằm hỗ trợ quỹ đầu tư quốc gia của ông.

Marcos và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nhất trí củng cố quan hệ quân sự giữa Manila và Tokyo trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong khu vực. Continue reading “Ferdinand Marcos Jr.: Philippines khó tránh bị vướng vào xung đột Đài Loan”

16/02/1968: Cuộc gọi 9-1-1 đầu tiên

Nguồn: First 9-1-1 call is placed in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, cuộc gọi 911 chính thức đầu tiên đã được thực hiện tại Mỹ. Ngày nay, gần như toàn bộ 327 triệu công dân Mỹ coi việc gọi 911 là hành động mặc nhiên khi cần hỗ trợ khẩn cấp. Nhưng 911 thực ra là một phát minh tương đối mới và thậm chí không được đưa lên làm tiêu chuẩn tại Mỹ suốt nhiều năm sau khi nó được Quốc hội thông qua. Continue reading “16/02/1968: Cuộc gọi 9-1-1 đầu tiên”

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược Vành đai và Con đường như thế nào?

Nguồn: Matt Schrader và J. Michael Cole, “China Hasn’t Given Up on the Belt and Road,” Foreign Affairs, 07/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Kế hoạch viện trợ phát triển của Bắc Kinh đã không còn hào nhoáng như trước – nhưng vẫn không kém phần tham vọng.

Sau 10 năm kể từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), chương trình đầu tư và cơ sở hạ tầng khổng lồ của Bắc Kinh đã trở thành một phần quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này. Trong những năm đầu thực hiện BRI, hàng chục nền kinh tế mới nổi ở châu Phi, châu Á, và Mỹ Latinh đã hoan nghênh chương trình này, nguyên nhân phần lớn là do cách tiếp cận của Bắc Kinh, đồng ý cho vay mà không áp đặt điều kiện đối với các siêu dự án như cảng container, mạng lưới đường sắt, và các con đập lớn, cùng với nguồn lực tài chính dường như vô hạn của nước này. Hành động cho vay mạnh tay đã khiến Washington và các đối tác dân chủ của họ phải bất ngờ, dẫn đến quan ngại rằng Bắc Kinh đang tạo ra gánh nặng cho các quốc gia khác bằng những khoản nợ không thể trả nổi, đồng thời hỗ trợ tài chính cho những đồng minh chuyên chế của họ. Continue reading “Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược Vành đai và Con đường như thế nào?”

14/02/1989: Salman Rushdie bị dọa giết

Nguồn: Iran’s Ayatollah Khomeini calls on Muslims to kill Salman Rushdie, author of “The Satanic Verses”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Salman Rushdie có lẽ cũng hiểu rõ mình sẽ gây ra tranh cãi khi ông xuất bản cuốn tiểu thuyết có tựa đề The Satanic Verses (Những Vần thơ của Quỷ Satan). Cuốn sách đã chế giễu, hoặc chí ít cũng gián tiếp chế giễu, Tiên tri Muhammad và các khía cạnh khác của đạo Hồi. Ngoài ra, nó còn có một nhân vật rõ ràng được xây dựng dựa trên nguyên mẫu Lãnh đạo Tối cao của Iran, Ayatollah Ruhollah Khomeini. Ngày 14/02/1989, Khomeini đã phản ứng theo cách mạnh mẽ nhất có thể; ông kêu gọi “tất cả những người Hồi giáo dũng cảm” hãy giết chết Rushdie và nhà xuất bản của ông. Continue reading “14/02/1989: Salman Rushdie bị dọa giết”

Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was object spotted over Japan in 2020 a Chinese spy balloon?,” Nikkei Asia, 09/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 2020, một khinh khí cầu lạ đã bay ngay phía trên các cơ sở của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 17/6/2020 là một ngày đẹp trời ở Sendai, bầu trời trong xanh trải rộng khắp thành phố phía đông bắc Nhật Bản.

Một cư dân nói rằng cô nhớ rất rõ quãng đường đi làm ngày hôm ấy, và còn nghĩ rằng thật bất thường làm sao khi thời tiết tuyệt đẹp lại xuất hiện ngay giữa mùa mưa ảm đạm của Nhật Bản. Continue reading “Vật thể bay ở Nhật năm 2020 là khí cầu gián điệp của Trung Quốc?”

Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “How Russians Learned to Stop Worrying and Love the War,” Foreign Affairs, 01/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đa số người dân Nga vẫn đang ngoan ngoãn tuân theo sự cai trị của Putin.

Trong giai đoạn sau của thời kỳ Xô viết, chỉ có hai lần quân đội Liên Xô làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của dân thường. Lần đầu tiên là cuộc xâm lược Tiệp Khắc năm 1968, vốn gần như không được người Nga chú ý vì chẳng ai biết chuyện gì đang xảy ra. Lần thứ hai là cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979, với hậu quả lớn hơn nhiều. Đối với nhiều người, cảnh những chiếc quan tài bằng kẽm được chở về từ một đất nước phương nam xa xôi, ngay cả khi chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phổ biến ở quê nhà, đã phá vỡ nền tảng đạo đức của dự án Xô-viết. Continue reading “Người Nga đã học cách chấp nhận cuộc chiến ở Ukraine như thế nào?”

12/02/1809: Ngày sinh Abraham Lincoln

Nguồn: Abraham Lincoln is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, Tổng thống tương lai của Mỹ Abraham Lincoln đã chào đời ở Hodgenville, Kentucky.

Lincoln, một trong những tổng thống được ngưỡng mộ nhất nước Mỹ, lớn lên trong một gia đình nghèo ở Kentucky và Indiana. Ông chỉ được đến trường học một năm, nhưng sau đó đã tự đọc sách với nỗ lực không ngừng để cải thiện hiểu biết của mình. Khi trưởng thành, ông sống ở Illinois và làm nhiều công việc khác nhau, từ nhân viên bưu cục, đến nhân viên khảo sát và nhân viên cửa hàng, trước khi tham gia chính trường. Ông phục vụ tại cơ quan lập pháp Illinois từ năm 1834 đến năm 1842, và tại Quốc hội từ năm 1847-1849, sau đó trở thành luật sư. Năm 1842, Lincoln kết hôn với Mary Todd; cặp đôi đã cùng nhau nuôi dạy bốn người con trai. Continue reading “12/02/1809: Ngày sinh Abraham Lincoln”

11/02/2020: WHO chính thức đặt tên bệnh coronavirus mới là COVID-19

Nguồn: World Health Organization officially names novel coronavirus disease COVID-19, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2020, vài tháng sau khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, và khoảng ba tuần sau khi trường hợp đầu tiên ở Mỹ được báo cáo, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chính thức đặt tên cho căn bệnh mà sau này sẽ gây ra một đại dịch là “bệnh coronavirus 2019” (Coronavirus Disease 2019), viết tắt là COVID-19.

Thường được gọi là “virus Vũ Hán” trong giai đoạn đầu, hoặc “nCoV-2019,” hướng dẫn của WHO nêu rõ rằng tên của các bệnh truyền nhiễm mới không được bao gồm tên của vị trí địa lý, động vật, cá nhân, hoặc nhóm người, và phải dễ phát âm. Theo đó, CO là viết tắt của corona, VI là virus, D là bệnh, và 2019 là năm nó được phát hiện lần đầu tiên. Continue reading “11/02/2020: WHO chính thức đặt tên bệnh coronavirus mới là COVID-19”

09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy

Nguồn: The Normandie catches fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, tàu viễn dương lớn nhất và sang trọng nhất trên biển lúc bấy giờ, Normandie của Pháp, đã bốc cháy khi đang trong quá trình được người Mỹ chuyển đổi vì mục đích quân sự.

Được đóng vào năm 1931, Normandie là con tàu đầu tiên được đóng theo các hướng dẫn được quy định trong Công ước về An toàn Sinh mạng trên Biển năm 1929. Nó cũng rất lớn, dài 314m, rộng 36m, và có lượng chiếm nước (displacement) là 85.000 tấn. Nó cung cấp cho hành khách bảy hạng ghế (gồm hạng “du lịch” mới, trước đó gọi là hạng “ba” hay hạng “ghế lái”) và có tổng cộng 1.975 chỗ. Continue reading “09/02/1942: Tàu Normandie bị cháy”

Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?

Nguồn: Howard W. French, “What China Can Learn From Japan – and Alexander the Great,” Foreign Policy, 26/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã đến lúc Bắc Kinh xem xét lại mục tiêu lâu dài của mình.

Tháng 1 vừa qua, chính phủ Trung Quốc xác nhận rằng dân số nước này đã giảm lần đầu tiên kể từ cuối những năm 1950 – khi hàng triệu người chết đói trong chiến dịch Đại Nhảy vọt thảm khốc nhằm đẩy nhanh công nghiệp hóa của cựu lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông. Tuyên bố này dẫn đến một loạt các bản tin phân tích những tác động nghiêm trọng lên nước này.

Đã có lúc, chỉ riêng tờ New York Times đã có không dưới bốn bài viết về chủ đề này trên trang chủ. Tiêu đề phụ cho một bài viết về sự đảo ngược vận mệnh “không thể phủ nhận” của Trung Quốc là “Hãy quên chuyện Trung Quốc đang trỗi dậy đi. Hiểm nguy sẽ đến từ sự suy tàn của nó.” Continue reading “Đối diện dân số suy giảm, Trung Quốc có thể học được gì từ Nhật Bản?”

07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba

Nguồn: Full U.S.-Cuba embargo is announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống John F. Kennedy ban hành sắc lệnh mở rộng các hạn chế thương mại của Mỹ đối với Cuba. Lệnh cấm vận theo sau – cấm toàn bộ hoạt động thương mại giữa Cuba và Mỹ – đã có tác động tiêu cực sâu sắc đến nền kinh tế của đảo quốc và định hình lịch sử đương đại của Tây Bán cầu.

Lệnh cấm vận là kết quả của sự lao dốc nhanh chóng trong quan hệ Mỹ-Cuba. Các nhà cách mạng của Fidel Castro đã lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn vào năm 1959, nhưng ban đầu, chế độ mới của Cuba đã tìm kiếm quan hệ thân thiện với nước láng giềng hùng mạnh nhất của mình. Continue reading “07/02/1962: Mỹ công bố cấm vận hoàn toàn đối với Cuba”

Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?

Nguồn: James Palmer, “How a Chinese Spy Balloon Blew Up a Key U.S. Diplomatic Trip,” Foreign Policy, 03/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm Bắc Kinh để đáp trả vụ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bay qua lãnh thổ Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã hoãn chuyến thăm ngoại giao quan trọng tới Bắc Kinh vào cuối tuần này sau tin tức về việc một khí cầu do thám của Trung Quốc, mang theo lượng thiết bị có kích thước gần bằng ba chiếc xe buýt, bay vào vùng trời của bang Montana, gần các địa điểm hạt nhân nhạy cảm. Chính quyền Biden cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ quả khí cầu, đã vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa tình báo nào mà nó gây ra, và đang tìm cách phù hợp để tiêu hủy nó, vì có những lo ngại rằng nó có thể rơi xuống các khu vực có người ở. Continue reading “Khí cầu do thám Trung Quốc ảnh hưởng quan hệ với Mỹ như thế nào?”

Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China flip-flop on Japanese visas highlights further policy confusion,” Nikkei Asia, 02/02/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những nỗ lực nhằm giữ thể diện cho Tập Cận Bình mang các đặc điểm tương tự việc đột ngột hủy bỏ chính sách zero-covid.

Hôm Chủ nhật (29/1/2023), một bài đăng mới xuất hiện trên trang web của Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản. Dù bắt đầu bằng cụm từ “thông báo”, nó lại được đăng một cách âm thầm đến mức hầu hết mọi người có thể sẽ không để ý.

“Bắt đầu từ hôm nay, chúng tôi sẽ nối lại việc cấp thị thực Trung Quốc cho công dân Nhật Bản,” bài đăng cho biết. Continue reading “Đằng sau việc Trung Quốc tạm ngừng cấp thị thực cho người Nhật”

05/02/2003: Colin Powell biện minh cho việc Mỹ xâm lược Iraq tại Liên Hiệp Quốc

Nguồn: Secretary of State Colin Powell speaks at UN, justifies US invasion of Iraq, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đã có một bài phát biểu trước Liên Hiệp Quốc – một bài phát biểu vừa dẫn đến nhiều hệ lụy, vừa chứa đầy những tuyên bố mà sau này sẽ bị vạch trần là không đủ cơ sở hoặc không đáng tin cậy. Theo đó, Powell đã bào chữa cho hành động của người Mỹ rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, đưa ra lập luận ủng hộ cuộc xâm lược vốn sẽ xảy ra vào tháng sau. Powell sau đó đã gọi bài phát biểu là “vết nhơ” trong sự nghiệp của mình. Continue reading “05/02/2003: Colin Powell biện minh cho việc Mỹ xâm lược Iraq tại Liên Hiệp Quốc”