Nỗi sợ nước Nga của các nước vùng Baltic

Nguồn: Imbi Paju, “Baltic Dread”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tin tức truyền thông gần đây tràn ngập những suy đoán về việc liệu có hay không hoặc khi nào thì Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ phân chia thế giới với nhau. Người Estonia chúng tôi cũng như các nước Baltic khác lo sợ một lần nữa lại bị đưa vào vùng ảnh hưởng của Nga. Thật vậy, đối với nhiều người dân Baltic, những ký ức bị kìm nén về tra tấn, trục xuất, và tháo chạy – những trải nghiệm từ lịch sử gần đây thôi- một lần nữa lại bùng nổ trong tâm thức của chúng tôi.

Ở vùng Baltic này, chúng tôi hiểu rõ cảm giác đất nước mình trở thành quân cờ trong một trò chơi lớn toàn cầu nào đó về tiền bạc và sự thao túng là như thế nào. Chúng tôi chưa quên Hiệp ước Molotov-Ribbentrop (Hiệp ước bất tương xâm giữa Đức và Liên Xô – ND) hay các nghị định thư bí mật đính kèm mà theo đó Joseph Stalin và Hitler vào năm 1939 đã thay đổi số phận của đất nước chúng tôi một cách chóng vánh. Làm sao chúng tôi có thể quên được cơ chứ? Ngay năm sau đó, cảnh sát mật của Liên Xô đã bắt đầu bắt giữ và giết hại ông bà, cha mẹ của chúng tôi. Continue reading “Nỗi sợ nước Nga của các nước vùng Baltic”

Tập Cận Bình làm hạn chế cải cách ở địa phương?

Nguồn: Jessica C. Teets, “How Xi Jinping’s leadership discourages local innovation”, East Asia Forum, 20/12/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tờ The Economist mới đây gọi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “ngài chủ tịch của mọi thứ” (chairman of everything). Ngoài việc tạo ra các nhóm lãnh đạo nhằm giám sát hoạt động của cả chính phủ và quân đội, các nỗ lực (tái) tập trung hóa quyền lực ở Trung Quốc của ông tập trung vào việc áp dụng “kỷ luật” ở cấp chính quyền địa phương thông qua việc sử dụng chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra để điều tra và trừng phạt các quan chức địa phương. Mặc dù, ít nhất hiện nay chiến dịch này đang làm giảm nạn tham nhũng, nhưng nó cũng hạn chế các hình thức quan trọng của quyền tự chủ địa phương như việc thực nghiệm chính sách. Continue reading “Tập Cận Bình làm hạn chế cải cách ở địa phương?”

Đừng quá bi quan về thương mại toàn cầu!

Nguồn: Dani Rodrik, “No Time for Trade Fundamentalism”, Project Syndicate, 14/10/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Một trong những thách thức lớn” của thời đại chúng ta là “duy trì một hệ thống thương mại quốc tế mở và ngày càng mở rộng”. Thật không may, “các nguyên tắc tự do” của hệ thống thương mại thế giới “đang bị tấn công ngày càng nhiều”. “Chủ nghĩa bảo hộ đã trở nên ngày càng phổ biến”. Có nguy cơ lớn là hệ thống này sẽ đổ vỡ… hoặc là nó sẽ sụp đổ trong sự lặp lại nghiệt ngã tình huống những năm 1930.”

Bạn sẽ được tha thứ nếu nghĩ rằng những dòng trên được trích từ một trong những bài viết bày tỏ sự lo ngại gần đây trên các phương tiện truyền thông trong lĩnh vực kinh doanh và tài chính về các phản ứng dữ dội hiện nay chống lại toàn cầu hóa. Thực tế, các nội dung này đã được viết cách đây 35 năm, vào năm 1981. Continue reading “Đừng quá bi quan về thương mại toàn cầu!”

Ba con đường dẫn tới sự tan rã của EU

eu-disintegration

Nguồn: Philippe Legrain, “Three paths to European disintegration”, Project Syndicate, 09/08/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Marine Le Pen, lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia Pháp cực hữu, có thể đã đúng lần này. Bà đã gọi cuộc trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh về việc rời Liên minh châu Âu (EU) là sự kiện chính trị lớn nhất ở châu Âu kể từ sau sự sụp đổ Bức tường Berlin. Nhận định này có thể chính xác: Brexit (việc Anh rời khỏi EU) đã làm bất ổn bản thân nước Anh và cuối cùng sẽ phá hủy Liên minh châu Âu.

Những người ủng hộ xu hướng liên bang châu Âu cổ điển cho rằng câu trả lời cho Brexit nên là một EU hội nhập hơn nữa. Nhưng câu trả lời này vừa xa vời vừa nguy hiểm. Đức và Pháp thường xuyên mâu thuẫn, và cả hai đều có những người lãnh đạo yếu thế khi phải đối diện với cuộc bầu cử năm sau, và khó có thể tập hợp được sự ủng hộ cho một “liên minh thậm chí còn khăng khít hơn”. Và làn sóng chống đối EU thì quá rộng và quá sâu để có thể trao nhiều quyền lực hơn nữa cho những quan chức EU không qua dân cử để họ áp đặt thêm những ràng buộc cho việc ra quyết định của các quốc gia mà không làm cho tình hình xấu đi. Continue reading “Ba con đường dẫn tới sự tan rã của EU”

Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh

ROYAL China 122252

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Queen’s Chinese Guests from Hell”, Project Syndicate, 17/05/2016

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Paul McCartney đã hát vào gần nửa thế kỷ trước rằng: “Nữ hoàng là một quý bà xinh đẹp, nhưng cô ấy không có nhiều điều để nói”. Giờ đây, ở tuổi 90, Nữ hoàng Elizabeth II bỗng nhiên dường như quyết tâm chứng minh lời hát trên là không đúng.

Tại một bữa tiệc vườn mùa xuân ở sân Cung điện Buckingham – với sự sắp đặt cầu kỳ nhất có thể có – Nữ hoàng Anh gần đây đã không hài lòng với phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến London trong chuyến thăm nhà nước năm 2015 của ông. Trong một cuộc đối thoại được ghi âm với chỉ huy Sở cảnh sát thủ đô, Lucy D’Orsi, Nữ hoàng đã gọi các quan chức Trung Quốc là “rất thô lỗ,” và bày tỏ sự cảm thông với “sự xui xẻo” của D’Orsi khi phải làm việc với họ. Continue reading “Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh”

Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử

_63290681_glizhensheng

Nguồn: Liu Xiaobo, “The Cultural Revolution at 40”, Project Syndicate, 26/05/2006.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa do Mao Trạch Đông khởi xướng đến tháng này (5/2006) là  tròn 40 năm, nhưng dù cho đã qua 20 năm tự do hóa kinh tế, vết thương của nó vẫn còn là chủ đề cấm kị. Nhà cầm quyền ngày nay vẫn chưa dám đối mặt với quá khứ cũng như trách nhiệm đạo đức của mình. Do đó, ba mươi năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, cuộc tự đánh giá cần thiết ở cấp độ quốc gia về sự kiện này vẫn chưa bắt đầu.

Tất nhiên, Đảng Cộng sản đã coi cuộc Cách mạng Văn hóa là một “thảm họa”, một đánh giá được ủng hộ bởi quan điểm chính thống. Nhưng chính quyền Trung Quốc chỉ cho phép thảo luận về cuộc Cách mạng Văn hóa trong khuôn khổ chính thống này, đàn áp mọi sự phê phán không chính thức khác. Các nhận định chính thức nói chung, và việc sử dụng Lâm Bưu (từng là Phó Chủ tịch và là người được chọn kế vị Mao Trạch Đông, nhưng sau này đã nổi dậy chống lại ông) và “Tứ nhân bang” như kẻ chịu trách nhiệm chính, đang che lấp đi lỗi lầm của Mao và Đảng, cũng như các khiếm khuyết cố hữu của hệ thống. Continue reading “Cách mạng Văn hóa và món nợ sự thật lịch sử”

Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU

brexit1

Nguồn: Ana Palacio, “The Causes and Consequences of Brexit”, Project Syndicate, 01/02/2016.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Viễn cảnh Brexit (Anh rút khỏi Liên minh châu Âu) đang hoàn toàn ở trước mắt chúng ta. Cuộc họp Hội đồng châu Âu sắp tới có nhiều khả năng sẽ dẫn đến một thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến tư cách thành viên Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh – một thỏa thuận sẽ được đặt trước cử tri Anh trong một cuộc trưng cầu dân ý, sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng, trong khi mọi việc tiến triển rất nhanh về phía trước, Anh và EU cần dành một chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận. Cuối cùng thì, bất chấp sự trấn an đến từ cả hai bên, không ai biết được cuộc trưng cầu dân ý sẽ diễn ra như thế nào, càng không biết cách vượt qua hậu quả nếu cử tri Anh chọn việc ra đi. Continue reading “Lý do và hậu quả của việc Anh muốn rời EU”

Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga

o-PUTIN-LAVROV-facebook

Nguồn: Ivan Timofeev, “7 trends for Russian foreign policy you need to know”, Russia Direct, 22/10/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau khủng hoảng Ukraine và can thiệp quân sự ở Syria, các nguyên tắc và ý tưởng chính chỉ đạo chính sách ngoại giao của Nga đang dần dần sáng tỏ.

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine và không kích quân sự ở Syria, chính sách ngoại giao của Nga thường được xem là không thể đoán trước được. Các hành động của Nga trong cả 2 trường hợp không chỉ nhanh chóng và bất ngờ, mà phạm vi của chúng dường như cũng vượt quá mức các nguy cơ đối với lợi ích quốc gia của Nga có thể lý giải.

Syria, và đặc biệt là Ukraine, được coi là những điểm uốn trong quỹ đạo chính sách đối ngoại của Nga, thể hiện sự dịch chuyển sang một dòng chính sách mới về chất. Cấu hình chính sách mới này đã được hình thành. Với cú sốc Ukraine và Syria dần kết thúc, các chính sách của Nga bắt đầu có thể dự đoán được, như được minh chứng bởi 7 xu hướng dưới đây. Continue reading “7 xu hướng trong chính sách ngoại giao của Nga”

Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế

tax-haven-a

Nguồn: Bradford DeLong & Micheal DeLong, “Sunlight on Tax Havens“, Project Syndicate, 28/09/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thiên đường thuế được thiết kế một cách kín đáo và ít minh bạch. Toàn bộ lý do cho sự tồn tại của những thiên đường này là để che giấu đống của cải đang được đặt đâu đó bên trong chúng. Và cuốn sách mới của Gabriel Zucman, có tựa đề Ca ci ct giu ca các quc gia: Tai ho thiên đường thuế (The Hidden Wealth of Nations: The Scourge of Tax Havens), lần đầu tiên tiết lộ vai trò của chúng lớn đến đâu trong nền kinh tế toàn cầu.

Zucman kiểm tra sự chênh lệch trong các tài khoản thanh toán quốc tế để cung cấp những số liệu chính xác và đáng tin cậy nhất có thể có được về số tiền được cất trữ tại các thiên đường thuế. Ông ước tính khoảng 8% của cải tiền bạc của thế giới – tương đương 7,6 nghìn tỉ đô la Mỹ – được giấu tại những nơi như Thụy Sỹ, Bermuda, Quần đảo Cayman, Singapore, và Luxembourg. Con số này còn nhiều hơn số của cải sở hữu bởi nửa số dân nghèo khó trong số 7,4 tỉ người trên thế giới. Continue reading “Cách triệt tiêu các Thiên đường thuế”

Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?

time-zone

Nguồn:Why North Korea is turning back its clocks,” The Economist, 13/08/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đây có vẻ là điều thích hợp cho một quốc gia vẫn luôn tôn kính lịch sử của mình và đang mắc kẹt trong quá khứ: kể từ ngày hôm nay (15 tháng 8), mọi người dân Triều Tiên sẽ đi ngược thời gian khi chỉnh đồng hồ sớm hơn nửa giờ. Vương quốc bí ẩn này đã có hệ thống lịch riêng với số năm tính từ 1912, năm sinh của người sáng lập và là “chủ tịch vĩnh cửu” Kim Il Sung [Kim Nhật Thành]. Sự thay đổi trong tuần này cũng đồng nghĩa với việc đất nước này sẽ có một múi giờ riêng, giờ Bình Nhưỡng. Vậy tại sao Triều Tiên lại đổi múi giờ? Continue reading “Tại sao Triều Tiên đổi múi giờ?”

Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới

20141206_blp509

Nguồn:The global addiction to energy subsidies”, The Economist, 26/07/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giá năng lượng đã giảm liên tục được 1 năm. Trong tháng vừa qua, xu hướng này đã tăng nhanh hơn. Vào hôm 24 tháng 7, giá một thùng dầu ở Mỹ xuống mức thấp chỉ còn 48 đô la. Dù vậy, các chính phủ vẫn vung tiền trợ cấp để thúc đẩy sản xuất mặt hàng này. Nhiên liệu hóa thạch được trợ giá 550 tỉ đô la mỗi năm, và theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (International Energy Agency – IEA) – tổ chức đại diện cho các nước tiêu thụ dầu và khí, con số trên nhiều gấp 4 lần số tiền trợ cấp dành cho năng lượng tái tạo.

Ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn cao hơn nhiều. Hồi tháng 5, tổ chức này dự báo các quốc gia sẽ dùng  5.300 tỉ đô la để trợ giá cho dầu, khí và than đá trong năm 2015, so với 2.000 tỉ đô la trong năm 2011. Số tiền dự báo này tương đương với 6,5% GDP toàn cầu, và nhiều hơn con số mà các chính phủ trên toàn thế giới chi cho y tế. Tại thời điểm mà giá năng lượng thấp, nợ công cao và mối lo ngại ngày càng tăng về khí thải, thì chẳng có mấy lí lẽ để biện minh việc trợ giá như vậy. Thế thì tại sao thế giới lại “nghiện” việc trợ giá năng lượng? Continue reading “Hiện trạng và quy mô trợ giá năng lượng trên thế giới”

So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương

container_2244981b

Nguồn: Dani Rodrik, “The New Mercantilist Challenge,” Project Syndicate, 09/01/2013.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Lịch sử kinh tế học phần lớn là cuộc đấu tranh giữa hai trường phái tư tưởng đối lập là “chủ nghĩa tự do” và “chủ nghĩa trọng thương.” Chủ nghĩa tự do kinh tế mà trọng tâm là kinh tế tư nhân và thị trường tự do là học thuyết thống trị ngày nay. Nhưng chiến thắng về mặt trí tuệ của nó đã làm chúng ta không nhận ra sự hấp dẫn tuyệt vời – và thành công thường xuyên – của những tập quán theo phái trọng thương. Trên thực tế, chủ nghĩa trọng thương vẫn sống khỏe, và xung đột không dứt của nó với chủ nghĩa tự do nhiều khả năng sẽ là lực lượng chính định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, chủ nghĩa trọng thương thường bị coi là một hệ thống tư tưởng lạc hậu và hiển nhiên sai lầm về chính sách kinh tế. Trong những ngày hoàng kim của mình, phái trọng thương đã bảo vệ một số khái niệm kỳ quặc, mà chủ đạo là quan điểm cho rằng chính sách quốc gia phải nhằm hướng tới sự tích lũy các kim loại quý – vàng và bạc. Continue reading “So sánh chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa trọng thương”

Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?

20150620_blp502

Nguồn:How inequality affects growth”, The Economist, 15/06/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Bất bình đẳng là một trong những chủ đề hàng đầu trong chương trình nghị sự chính trị ở nhiều nước trên thế giới. Vào hôm 14 tháng 6, bà Hillary Clinton, ứng cử viên hàng đầu của Đảng Dân chủ để kế nhiệm ông Barack Obama làm Tổng thống Hoa Kỳ, đã lấy sự bất bình đẳng làm trọng tâm của bài diễn văn tranh cử chính. Ngày 18 tháng 6, Giáo hoàng Francis sẽ truyền tải thông tri, một tuyên bố cấp cao của tòa thánh Vatican, dự kiến sẽ đưa ra giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng toàn cầu cùng với một số vấn đề khác. Và vào ngày 15 tháng 6, các nhà kinh tế của IMF đã xuất bản một nghiên cứu đánh giá các nguyên nhân và hậu quả của việc gia tăng bất bình đẳng.

Các tác giả cho rằng trong các vấn đề gây ra bởi sự bất bình đẳng, các chính phủ cần quan tâm đặc biệt tới ảnh hưởng của nó đối với tăng trưởng kinh tế. Họ ước tính rằng một điểm phần trăm tăng thêm trong phần thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất sẽ kéo tăng trưởng giảm 0,08 điểm phần trăm trong 5 năm, trong khi phần tăng trong thu nhập của nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất lại thực sự thúc đẩy tăng trưởng. Nhưng sự bất bình đẳng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào? Continue reading “Bất bình đẳng ảnh hưởng đến tăng trưởng như thế nào?”

Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?

FederalReserve

Nguồn: Martin Feldstein, “The Inflation Puzzle,” Project Syndicate, 29/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tỉ lệ lạm phát thấp ở Hoa Kỳ là một điều có vẻ khó hiểu, nhất là với những nhà kinh tế tập trung vào mối quan hệ giữa lạm phát và những thay đổi trong lượng tiền cơ sở. Xét cho cùng thì trong quá khứ, việc tăng và giảm tốc độ tăng trưởng của lượng tiền cơ sở (tiền trong lưu thông cộng với dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương) cuối cùng cũng tạo ra – hoặc ít nhất cũng kéo theo – sự tăng và giảm của tỉ lệ lạm phát. Và bởi vì tiền cơ sở do ngân hàng trung ương kiểm soát trực tiếp mà không do các ngân hàng thương mại tạo ra, nên nhiều người cho rằng đây là thước đo tốt nhất cho ảnh hưởng của chính sách tiền tệ.

Ví dụ, lượng tiền cơ sở của Mỹ đã tăng với tốc độ hằng năm là 9% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 6% trong thập niên tiếp theo. Xu hướng giảm tốc độ tăng trưởng tiền tệ này được đi kèm với sự giảm nhịp của lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng ở mức 3,5% trong giai đoạn 1985-1995, và sau đó giảm xuống còn 2,5% trong thập niên 1995-2005. Continue reading “Tại sao lạm phát ở Mỹ thấp dù lượng tiền cơ sở tăng?”

Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ

Renmimbi_640x3601

Nguồn: Lee Jong-Wha, “The Irresistible Rise of the Renminbi,” Project Syndicate, 20/05/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đến cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ quyết định liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có cùng với đồng euro, yên Nhật, bảng Anh, và đô la Mỹ tham gia vào rổ tiền tệ để quyết định giá trị tài sản dự trữ quốc tế của mình, hay còn gọi là Quyền rút vốn đặc biệt (SDR), hay không. Trung Quốc đang thúc ép việc đưa đồng nhân dân tệ tham gia rổ tiền tệ này. Liệu nó có được chấp nhận?

IMF tạo ra SDR vào năm 1969 để bổ sung cho những đồng tiền dự trữ hiện có lúc đó, qua đó cung cấp thanh khoản bổ sung cho hệ thống tài chính toàn cầu. Hiện nay, vai trò của SDR phần lớn vẫn nằm trong giới hạn hoạt động của IMF; phần đóng góp của nó tại các thị trường tài chính toàn cầu và dự trữ quốc tế của các ngân hàng trung ương là không đáng kể. Continue reading “Sự trỗi dậy không thể cưỡng lại của đồng Nhân dân tệ”

Sự lên ngôi của các chính sách tiền tệ trái lệ

monetary-policy

Nguồn: Nouriel Roubini, “An Unconventional Truth”, Project Syndicate, 01/02/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ai nghĩ rằng sáu năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phần lớn các nền kinh tế phát triển vẫn sẽ bơi trong nồi súp chữ cái các chính sách tiền tệ trái lệ – ZIRP, QE, CE, FG, NDR và U-FX Int? Trước năm 2008, không có ngân hàng trung ương nào cân nhắc đến bất kỳ biện pháp nào như vậy: ZIRP – zero interest rate policy (chính sách lãi suất 0%), QE – quantitative easing (nới lỏng định lượng), CE – credit easing (nới lỏng tín dụng), FG – forward guidance (định hướng thị trường tiền tệ), NDR – negative deposit rate (lãi suất tiền gửi âm), U-FX Int – unlimited foreign exchange intervention (can thiệp không hạn chế vào tỉ giá hối đoái). Ngày nay, những biện pháp này lại trở thành phần chủ yếu trong bộ công cụ của người làm chính sách. Continue reading “Sự lên ngôi của các chính sách tiền tệ trái lệ”

Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông

000_nic6161393_copy.si

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà

“Chiến tranh”, theo nhà triết học Hy Lạp cổ đại Heraclitus, là “nguồn gốc của vạn vật”. Quan sát những sự kiện đẫm máu – và thực sự là man rợn – tại Trung Đông (nhất là tại Iraq và Syria), người ta có thể sẽ muốn đồng tình với câu nói trên, mặc dù những tư tưởng kiểu này có vẻ đã không còn chỗ trong thế giới quan hậu hiện đại của châu Âu ngày nay.

Những thắng lợi quân sự của Nhà nước Hồi Giáo ở Iraq và Syria không chỉ đang tạo ra một thảm họa nhân đạo mà còn đẩy các liên minh đang tồn tại trong khu vực vào trạng thái hỗn loạn, và thậm chí khiến người ta nghi ngờ về đường biên giới giữa các quốc gia này. Một trật tự Trung Đông mới đang nổi lên, khác biệt với trật tự cũ ở 2 điểm chủ yếu: vai trò lớn hơn của người Kurd và của Iran, và ảnh hưởng bị thu hẹp của các thế lực người Hồi giáo dòng Sunni trong khu vực. Continue reading “Những người thắng kẻ bại mới ở Trung Đông”

#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu

euro-crisis-and-america-76496

Nguồn: Philip R. Lane (2012). “The European Sovereign Debt Crisis”, Journal of Economic Perspectives, Vol. 26, No. 3 (Summer), pp. 49–68.>>PDF

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp[1]

Bài liên quan: #11- Xử lý cuộc khủng hoảng Châu Á: IMF và Hàn Quốc;  #52 – IMF: Phương thuốc hay tai họa?

Ngay từ đầu, năng lực chống đỡ những cú sốc vĩ mô và tài chính tiêu cực của các nước thành viên khối đồng tiền chung châu Âu đã được xác định là thử thách chính đối với sự thành công của đồng tiền chung này (chẳng hạn trong tạp chí này, xem Feldstein 1997; Wyplosz 1997; Lane 2006). Thông qua việc bỏ đi lựa chọn làm mất giá đồng tiền quốc gia, một cơ chế truyền thống để điều chỉnh sự chênh lệch về kinh tế giữa các quốc gia đã bị loại bỏ. Hơn nữa, khu vực đồng euro không giống với mô hình khối “liên minh đô-la” của Mỹ trên nhiều khía cạnh mấu chốt, bởi vì liên minh tiền tệ (châu Âu) không đi kèm với mức độ liên minh ngân hàng hoặc liên minh tài khóa đáng kể. Thay vào đó, việc giữ lại trách nhiệm quốc gia đối với các quy định tài chính và chính sách tài khóa được cho là khả dĩ hơn. Continue reading “#91 – Khủng hoảng nợ công Châu Âu”