Berners-Lee – Cha đẻ của World Wide Web

Berners Lee

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 10/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Berners-Lee (1955- ) là một nhà khoa học máy tính, người đã phát minh ra mạng toàn cầu (World Wide Web).

Timothy John Berners-Lee sinh ngày 8 tháng 6 năm 1955 và lớn lên tại London. Ông theo học ngành vật lý tại Đại học Oxford và trở thành một kĩ sư phần mềm.

Năm 1980, khi còn làm việc tại CERN, phòng thí nghiệm vật lý hạt Châu Âu tại Geneva, lần đầu tiên Berners-Lee mô tả khái niệm về một hệ thống toàn cầu, dựa trên khái niệm ‘siêu văn bản’ (hypertext), mà nhờ đó các nhà nghiên cứu ở khắp mọi nơi có thể chia sẻ thông tin dễ dàng hơn. Ông cũng xây dựng một mô hình mẫu có tên ‘Enrique’. Continue reading “Berners-Lee – Cha đẻ của World Wide Web”

Clement Attlee – Thủ tướng phi thực dân hóa

Clement-Attlee-4

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 8/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Clement Richard Attlee (1883-1967) là lãnh đạo Công đảng Anh (hay còn gọi là đảng Lao động Anh – Labour Party) trong 20 năm, và giữ cương vị thủ tướng trong chính phủ Công đảng từ 1945 đến 1951. Đây là chính quyền đã thi hành nhiều cải cách sâu rộng nhất của nước Anh trong thế kỷ 20. Giai đoạn này chứng kiến sự ra đời của Dịch vụ Y tế Quốc gia, sự quốc hữu hóa một phần năm nền kinh tế nước Anh, và sự trao trả độc lập cho Ấn Độ.

Attlee sinh ngày 2 tháng 1 năm 1883. Ông được nuôi dạy như bao đứa trẻ thuộc tầng lớp trung lưu khác, và sau khi tốt nghiệp Đại học Oxford, ông bắt đầu sự nghiệp với nghề luật sư. Tuy nhiên, Attlee đã từ bỏ con đường này để trở thành một công nhân lao động ở khu East End của thành phố London, rồi sau đó gia nhập Công đảng. Ông tham gia phục vụ trong quân đội trong Thế chiến I. Continue reading “Clement Attlee – Thủ tướng phi thực dân hóa”

Augustus – Hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại

augustus

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 7/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Augustus (63 TCN – 14 SCN) là hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại. Ông thay thế nền cộng hòa La Mã bằng một nền quân chủ hiệu quả, đồng thời đem lại hòa bình và ổn định trong suốt triều đại của mình.

Augustus sinh ngày 23 tháng 9 năm 63 trước công nguyên (TCN) tại thành Rome, được đặt tên là Gaius Octavius. Năm 43 TCN, Julius Caesar bị ám sát và theo di chúc của ông, người cháu Octavius (còn có tên gọi khác là Octavian) được chọn là người thừa kế. Octavian chiến đấu để báo thù cho Caesar, và đến năm 31 TCN, ông đã đánh bại Antony và Cleopatra trong Trận Actium[1]. Từ đó ông chính thức trở thành người cai trị Đế chế La Mã cổ đại. Continue reading “Augustus – Hoàng đế đầu tiên của La Mã cổ đại”

Konrad Adenauer – người tái thiết Tây Đức

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Adenauer (1876-1967) là thủ tướng Tây Đức đầu tiên và là một nhân vật chủ chốt trong quá trình tái thiết đất nước sau Thế chiến thứ hai.

Konrad Adenauer sinh ngày 5 tháng 1 năm 1876 tại Cologne, là con trai của một luật sư. Ông theo học các trường Đại học Freiburg, Munich và Bonn trước khi chính thức trở thành luật sư. Ông là một thành viên của Hội đồng thành phố Cologne, và giữ chức thị trưởng thành phố vào năm 1917. Ông được bầu vào Nghị viện bang, và năm 1920 giữ chức Chủ tịch của Hội đồng quốc gia Phổ, trở thành một trong những chính trị gia có ảnh hưởng lớn nhất ở Đức. Continue reading “Konrad Adenauer – người tái thiết Tây Đức”

Asquith – Thủ tướng của cải cách và chiến tranh

H-H-Asquith-010

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 7/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

H.H. Asquith (1852-1928) thuộc Đảng Tự do giữ chức thủ tướng Anh từ năm 1908 đến 1916. Ông đã cho tiến hành các cải cách to lớn trong nước và đưa nước Anh tham gia Thế chiến thứ nhất.

Herbert Henry Asquith sinh ngày 12 tháng 9 năm 1852 tại Morley, Tây Yorkshire. Cha của ông là một nhà buôn len.  Sau khi theo học tại Đại học Oxford, Asquith trở thành luật sư, và năm 1886 trở thành nghị viên thuộc đảng Tự do đại diện cho hạt East Fife. Ông nhanh chóng để lại dấu ấn riêng và tới năm 1892, ông được thủ tướng Gladstone chỉ định làm thư ký trong nội các của mình. Trong 10 năm kể từ 1895, ông vắng bóng trên chính trường và quay lại với sự nghiệp pháp lý.[1] Năm 1906, Đảng Tự do trở lại nắm quyền và thủ tướng khi đó là Henry Campbell-Bannerman đã chỉ định Asquith làm bộ trưởng tài chính. Continue reading “Asquith – Thủ tướng của cải cách và chiến tranh”

John Adams – Người khổng lồ của nền độc lập

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 6/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

John Adams (1735-1826) là một nhân vật nổi bật trong cuộc đấu tranh giành độc lập của người Mỹ và là Tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ. Trong nhiệm kỳ của ông, Washington đã được chọn là thủ đô nước Mỹ.

John Adams sinh ngày 19 tháng 10 năm 1735 tại thành phố Braintree (nay là Quincy), Massachusetts, trong một gia đình làm nghề nông. Adams tốt nghiệp Đại học Harvard năm 1755 (20 tuổi) và trở thành luật sư. Năm 1764, ông kết hôn với Abigail Smith, một phụ nữ thông minh và độc lập, người đã hỗ trợ ông rất nhiều trong suốt sự nghiệp của mình. Continue reading “John Adams – Người khổng lồ của nền độc lập”

Kemal Atatürk – “Cha đẻ của người Thổ”

ataturk_3473

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Atatürk (1881-1938), nhà lãnh đạo người Thổ theo chủ nghĩa dân tộc, là người lập nên nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là Tổng thống đầu tiên của nước này.

Mustafa Kemal Atatürk sinh năm 1881 tại Salonika (nay là Thessaloniki), thuộc Đế chế Ottoman thời đó. Cha của ông là một viên chức nhỏ, về sau chuyển sang buôn bán gỗ. Khi Atatürk lên 12 tuổi, ông được gửi tới trường học quân đội, sau đó là học viện quân sự tại Istanbul và tốt nghiệp năm 1905.

Năm 1911, Atatürk tham gia cuộc chiến với người Ý ở Libya và sau đó là Chiến tranh Balkan (1912-1913). Với chiến công đẩy lùi cuộc xâm lược của phe Liên minh tại Dardanelles năm 1915, ông bắt đầu nổi danh về quân sự. Continue reading “Kemal Atatürk – “Cha đẻ của người Thổ””

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””

Alexander Đại đế – nhà thiên tài quân sự

Alexander-the-Great

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Alexander đệ tam của Vương quốc Macedonia (356-323 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên gọi Alexander Đại đế, đã một tay thay đổi cả bản chất của thế giới cổ đại chỉ trong vòng hơn một thập niên.

Alexander sinh ra ở Pella, thủ đô cổ đại của Macedonia vào tháng 7 năm 356 trước Công nguyên (TCN). Ông là con của Vua Philip đệ nhị của Macedonia và công chúa Olympias xứ Ipiros. Alexander lớn lên dưới sự dạy dỗ của nhà triết học Aristotle. Năm 336 TCN, vua Philip bị ám sát và Alexander kế thừa một vương quốc hùng mạnh nhưng đầy bất ổn. Ông nhanh chóng giải quyết hết kẻ thù ở trong nước và xác lập lại quyền lực của người Macedonia tại Hy Lạp. Sau đó ông lên đường chinh phạt đế chế Ba Tư khổng lồ. Continue reading “Alexander Đại đế – nhà thiên tài quân sự”

Anne – Nữ hoàng đầu tiên của Vương quốc Anh

queen-anne

Nguồn: Historic figures, BBC (truy cập ngày 5/4/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Anne (1665-1714) là quân vương cuối cùng của triều đại Stuart[1], và là nữ hoàng đầu tiên của Vương quốc Anh.

Anne sinh ngày 6 tháng 2 năm 1665 tại Luân Đôn, là con gái thứ hai của James – Công tước xứ York, anh trai của Vua Charles đệ nhị. Thời thiếu nữ bà sống tại Pháp với dì và bà của mình. Mặc dù cha của Anne là một tín đồ Công giáo, ông đã hướng hai con gái là Anne và Mary theo đạo Tin lành. Năm 1683, Anne kết hôn với Hoàng tử George của Đan Mạch. Đó là một cuộc hôn nhân tốt đẹp, cho dù Anne bị sảy thai thường xuyên, thai chết lưu và con chết khi còn sơ sinh. Continue reading “Anne – Nữ hoàng đầu tiên của Vương quốc Anh”

Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể

Hanoi,_The_uprising_on_August_19,_1945

Nguồn: David G. Marr, “A moment when everything seemed possible”, Inside Story, 10/10/2013.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Vai trò của các đảng phái chính trị trong nhà nước Việt Nam DCCH

David G. Marr mô tả sự ra đời tác phẩm mới của mình, một cái nhìn chi tiết về bước ngoặt trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.

Tôi bắt đầu tiếp xúc với Việt Nam vào những năm 1960, tự hỏi vì sao có quá nhiều người kể về nơi họ đã ở và những việc họ làm trong giai đoạn 1945-46 với một vẻ hào hứng đến vậy. Nhưng những tài liệu của Việt Nam về thời kỳ này quả thật rất khó tìm kiếm. Những thư viện hay tiệm sách ở Sài Gòn hầu như chẳng có gì. Tôi tìm được một hiệu sách thiên tả tại Hồng Kông có bán những ấn phẩm xuất bản định kì từ Hà Nội, đáng chú ý là Tạp chí Nghiên cứu lịch sử. Năm 1964, một ngày nọ, hai đặc vụ FBI tới ký túc xá sinh viên sau đại học trường Berkeley của chúng tôi và hỏi lý do tôi đặt nhận những ấn phẩm tuyên truyền của kẻ thù qua đường bưu điện. Continue reading “Việt Nam 1945: Khoảnh khắc không gì là không thể”

Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?

capitol-building-capitol-hill-washington-dc-usa_main

Nguồn: Ana Palacio, “The Indispensable American Partner,” Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Nước Mỹ đang chuẩn bị cho sự kiện chính trị sôi động nhất (và cũng gây mệt mỏi nhất): cuộc đua giành ghế Tổng thống. Với việc nhiệm kỳ tám năm của Tổng thống Barack Obama sắp kết thúc, và Phó Tổng thống Joe Biden có vẻ sẽ không tham gia tranh cử, cuộc đua sẽ diễn ra mà không có một ứng viên đương nhiệm nào. Bởi thế, cuộc bầu cử sẽ không phải là một cuộc trưng cầu ý dân về tình hình 8 năm vừa qua mà là một cuộc cạnh tranh về những ý tưởng, với chủ đề chính đang nổi lên là chính sách đối ngoại.

Các ứng cử viên tiềm năng đã khẳng định lập trường của họ về các vấn đề chính sách đối ngoại, chẳng hạn như ứng cử viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa là Jeb Bush (em trai cựu Tổng thống George W. Bush – ND) đã dành hẳn một bài phát biểu về chủ đề này. Việc phía Đảng Dân chủ nhiều khả năng sẽ đề cử cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton (bất chấp những tiết lộ gần đây về việc bà đã sử dụng tài khoản email cá nhân để xử lý các công việc của chính phủ) đã củng cố vị trí trung tâm của chính sách đối ngoại trong cuộc bầu cử. Continue reading “Mỹ nên từ bỏ chủ nghĩa biệt lệ?”

#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc

beijing-china-language-society-main

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “The New China: People, Society, Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 51-67.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Vào mùa thu năm 1989, ngay sau biến cố Thiên An Môn, Tiền Ninh (Qian Ning), con trai của cựu Phó thủ tướng Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen), đạt được học bổng theo học tại Đại học Michigan. Trước khi tới Mỹ, anh này đang ở độ tuổi 30 và làm việc cho tờ Nhân dân nhật báo (People’s Daily). Một vài năm sau, anh ta viết một cuốn sách có tựa đề “Việc học ở nước Mỹ” (Studying in America) và được cho phép xuất bản tại Trung Quốc. Tiền Ninh xuất thân từ một gia đình có truyền thống cộng sản, nhưng những gì được viết trong cuốn sách của anh lại khá nổi loạn. Continue reading “#247 – Lý Quang Diệu viết về xã hội và kinh tế Trung Quốc”

Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc

chinese-students-graduate

Nguồn: Minxin Pei, “China’s War on Western Values,” Project Syndicate, 10/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Phần lớn tin tức từ Trung Quốc trong những ngày này đều ám màu ảm đạm do chính quyền tăng cường đàn áp những người chỉ trích. Nhưng rất ít các nhà quan sát, đặc biệt là các nhà phân tích kinh tế nhận ra một điều rằng: cuộc chiến của giới lãnh đạo Trung Quốc chống lại chủ nghĩa tự do và “các giá trị phương Tây” đang trực tiếp phá hoại những nỗ lực của chính họ trong công cuộc loại bỏ tận gốc tham nhũng, thúc đẩy cải cách và khả năng kinh doanh, và tăng cường quan hệ với thế giới bên ngoài. Nền chính trị trên đà thoái hóa của chính quyền sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng cho sự phát triển kinh tế liên tục của Trung Quốc.

Thứ nhất, chính phủ đã tăng cường kiểm duyệt Internet, chặn người dùng truy cập các cổng thông tin và các trang phổ biến, bao gồm cả Google, Facebook, và tờ New York Times. Hơn nữa, nhiều luật sư về nhân quyền nổi tiếng đã bị bắt giữ, trong đó có Phổ Chí Cường (Pu Zhiqiang) – người ủng hộ tự do ngôn luận, đã bị giam hơn sáu tháng trong khi các công tố viên đang cố gắng buộc tội ông. Continue reading “Cuộc chiến chống các giá trị phương Tây của Trung Quốc”

Nguyên nhân chính trị của sự trì trệ kinh tế toàn cầu hiện nay

global_economic_crisis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “The politics of Economic Stupidity”, Project Syndicate, 20/1/2015

Biên tập: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, nền kinh tế thế giới vẫn mắc kẹt trong vết lún xuất hiện từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Bất chấp những hành động có vẻ mạnh tay của chính phủ các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, cả hai nền kinh tế này vẫn phải gánh chịu những cuộc suy thoái sâu sắc và kéo dài. Có một sự chênh lệch quá lớn giữa tình trạng hiện tại và sự thịnh vượng mà các nền kinh tế này rất có thể đã đạt được nếu cuộc khủng hoảng không diễn ra. Tại Châu Âu, sự chênh lệch này còn tăng dần qua từng tháng.

Những nước đang phát triển thì xoay sở tốt hơn, nhưng ngay cả ở đó tình hình cũng nhuốm màu ảm đạm. Những nền kinh tế thành công nhất – mà tăng trưởng vốn dựa vào xuất khẩu – vẫn tiếp tục phát triển sau cuộc khủng hoảng tài chính, ngay cả khi các thị trường xuất khẩu của họ đều chật vật. Nhưng đến 2014, thành tích của những nước này cũng đã bắt đầu chững lại đáng kể. Continue reading “Nguyên nhân chính trị của sự trì trệ kinh tế toàn cầu hiện nay”

Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình

Tap Can Binh

Nguồn: Mu Chunshan, “Five questions about Xi Jinping, answered“, The Diplomat, 9/12/2014.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dựa trên các thông tin nội bộ, Mục Xuân San đã đào sâu để chạm đến những bí ẩn của nền chính trị Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Để hiểu chính sách ngoại giao của Trung Quốc, ta cần phải hiểu được nền chính trị Trung Quốc. Ngoại giao là một phần mở rộng của chính trị đối nội; bởi thế việc hiểu sai những tính toán của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ dẫn đến nguy cơ diễn giải sai hướng chính sách đối ngoại của nước này. Điều này đặc biệt đúng ở hiện tại, khi sự tương tác giữa công tác đối nội và ngoại giao của Trung Quốc đã được tăng cường từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nhậm chức. Continue reading “Giải đáp 5 câu hỏi về Tập Cận Bình”

Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng

20121215_FNP002_0

Nguồn: Dani Rodrik, “Good and Bad Inequality”, Project Syndicate, 11/12/2014

Biên dịch: Trần Xuân Thủy | Biên tập: Phạm Hồng Anh

Trong ngôi đền của các học thuyết kinh tế, nguyên tắc đánh đổi giữa sự bình đẳng và tính hiệu quả luôn chiếm một vị trí cao. Nhà kinh tế học người Mỹ Arthur Okun, tác giả của cuốn sách kinh điển về chủ đề này có tên Equality and Efficiency: The Big Tradeoff (Bình đẳng và Hiệu quả: Một sự đánh đổi lớn), tin rằng các chính sách công chỉ quẩn quanh việc giải quyết quan hệ căng thẳng giữa hai giá trị này. Năm 2007, nhà kinh tế học thuộc trường Đại học New York Thomas Sargent, trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của trường Đại học California, Berkeley, đã tóm lược toàn bộ kiến thức kinh tế học trong 12 nguyên tắc ngắn gọn, và nguyên tắc đánh đổi cũng nằm trong số đó. Continue reading “Mặt tốt – mặt xấu của bất bình đẳng”

Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc

Chinese soldiers unwrap the national fla

Nguồn: Timothy Heath, “China’s Big Diplomacy Shift”, The Diplomat, 22/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc ra hiệu một bước chuyển về ưu tiên, làm tăng nguy cơ căng thẳng với các nước phát triển.

Việc Trung Quốc quyết định ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng hơn so với Mỹ và các cường quốc khác, được khẳng định trong buổi bế mạc Hội nghị Công tác Đối ngoại Trung ương, báo trước một sự thay đổi lớn trong ngoại giao nước này. Quyết định này phản ánh nhận định của Bắc Kinh rằng quan hệ với các quốc gia ở châu Á và với các nước mới nổi sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hồi sinh dân tộc – hơn là quan hệ với các quốc gia phát triển. Điều này ám chỉ rằng qua thời gian, Trung Quốc có thể sẽ ngày càng giảm sự kiên nhẫn đối với sự can dự của phương Tây vào các lợi ích của Bắc Kinh, đồng thời trở nên tự tin hơn khi củng cố kiểm soát đối với các lợi ích cốt lõi và nhấn mạnh nhu cầu cải tổ lại trật tự thế giới. Washington có thể phải đẩy mạnh liên kết với các đối tác châu Á để khuyến khích Trung Quốc hành xử tuân theo chứ không phải thách thức những nguyên tắc quy chuẩn của trật tự thế giới. Continue reading “Biến chuyển lớn của ngoại giao Trung Quốc”

Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình

0,,17754847_303,00

Nguồn: Andrew Sheng & Xiao Geng, “Xi’s Reform Gambit,” Project Syndicate, 18/12/2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ba mươi lăm năm trước, khi Đặng Tiểu Bình khởi xướng công cuộc cải cách nền kinh tế Trung Quốc theo định hướng thị trường, ông – và cả Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã chấp nhận rủi ro chính trị lớn nhất kể từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949. Khi Chủ tịch Tập Cận Bình công bố chương trình cải cách của riêng ông tại Hội nghị TW 3 Khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm ngoái, ông cũng chấp nhận một rủi ro lớn không kém. Chiến lược này của ông liệu có được đền đáp? Continue reading “Khúc dạo đầu cải cách của Tập Cận Bình”

#235 – Chủ tịch hoàng đế: Tập Cận Bình siết chặt quyền lực

xi-jinping-011

Nguồn: Elizabeth C. Economy, “China’s Imperial President: Xi Jinping Tightens His Grip”, Foreign Affairs, November/December 2014.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng & Lê Hồng Hiệp

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra một tầm nhìn đơn giản nhưng mạnh mẽ: sự chuyển mình của dân tộc Trung Hoa. Đó là một lời hiệu triệu yêu nước lấy cảm hứng từ những hào quang của đế chế Trung Hoa trong quá khứ, và từ những lý tưởng của chủ nghĩa xã hội ở hiện tại, nhằm thúc đẩy sự đoàn kết chính trị trong nước và ảnh hưởng ở nước ngoài. Chỉ sau hai năm nắm quyền, Tập Cận Bình đã đưa bản thân lên tầm một vị lãnh đạo đổi mới, thông qua một chương trình nghị sự đề xuất cải cách, nếu không muốn nói là làm cách mạng các mối quan hệ chính trị và kinh tế không chỉ ở Trung Quốc mà còn với phần còn lại của thế giới. Continue reading “#235 – Chủ tịch hoàng đế: Tập Cận Bình siết chặt quyền lực”