Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s removal of Hu points to ‘common prosperity,’ not Taiwan invasion,” Nikkei Asia, 04/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nội các chỉ biết vâng lời của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy sẽ có những quyết định không được lòng dân trong tương lai.

Một buổi tối tháng 11/1999, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ là Keizo Obuchi đang nghỉ ngơi trong căn phòng tại khách sạn Jakarta Hilton, trao đổi quan điểm với cánh báo chí tháp tùng đoàn. Ông đã đến Indonesia vào hôm đó và dường như đang có tinh thần rất phấn chấn.

Hai hôm sau, tại Manila, ông sẽ dự bữa sáng ba bên lần đầu tiên trong lịch sử với Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung. Châu Á đang trỗi dậy, và Obuchi mong muốn mở ra một chương mới trong quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình muốn một nội các không có bất đồng?”

Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P2)

Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Phần 1

BIẾN CHẤT

Vị trí tiếp theo của tôi là trong Cục Chống phổ biến và Kiểm soát vũ khí của Bộ Ngoại giao Nga. Ngoài các vấn đề liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tôi được giao tập trung vào kiểm soát xuất khẩu vũ khí – quản lý việc chuyển giao quốc tế hàng hóa và công nghệ có thể được sử dụng cho mục đích quốc phòng và dân sự. Đó là một công việc giúp tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về quân đội Nga, ngay khi vai trò của nó vừa mới được nâng cao.

Tháng 03/2014, Nga sáp nhập Crimea và bắt đầu kích động nổi dậy ở Donbas. Khi tin tức về việc sáp nhập được công bố, tôi đang có mặt tại Hội nghị Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí Quốc tế ở Dubai. Trong giờ nghỉ trưa, đồng nghiệp từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ tiếp cận tôi, họ đều muốn biết chuyện gì đang xảy ra. Tôi đã nói với họ sự thật: “Tôi cũng chỉ biết nhiều bằng các anh thôi.” Đó không phải là lần cuối cùng Moscow đưa ra các quyết định chính sách đối ngoại lớn mà không thông báo cho các nhà ngoại giao của mình. Continue reading “Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P2)”

Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P1)

Nguồn: Boris Bondarev, “The Sources of Russian Misconduct,” Foreign Affairs, tháng 11-12/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Dưới đây là câu chuyện của một nhà ngoại giao đào tẩu khỏi điện Kremlin.

Trong vòng ba năm, mọi ngày làm việc của tôi đều bắt đầu theo cùng một cách. 7h30 sáng, tôi thức dậy, đọc báo, rồi lái xe đến Văn phòng Phái đoàn Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva. Lịch trình luôn dễ dàng và có thể đoán trước, đó là hai trong số những đặc điểm nổi bật trong cuộc đời của một nhà ngoại giao Nga.

Nhưng ngày 24/02 thì khác. Khi kiểm tra điện thoại của mình, tôi đã thấy một bản tin đột ngột và đau đớn: Không quân Nga đang ném bom Ukraine. Kharkiv, Kyiv, và Odessa đang bị tấn công. Quân đội Nga đang tràn ra khỏi Crimea và tiến về phía nam thành phố Kherson. Tên lửa của Nga đã biến các tòa nhà thành đống đổ nát và buộc người dân phải chạy trốn. Tôi đã xem video về các vụ đánh bom, lắng nghe tiếng còi báo động không kích, và chứng kiến người dân chạy tán loạn. Continue reading “Nguồn gốc hành vi sai trái của Nga (P1)”

Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elders defend party charter from Xi onslaught,” Nikkei Asia, 03/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu đang tìm cách ngăn cản Tập trở thành lãnh đạo trọn đời.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, đại hội toàn quốc vừa bế mạc của Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể không phải là chiến thắng một chiều của Tổng Bí thư Tập Cận Bình.

Đúng là ông đã đại thắng trong các cuộc bổ nhiệm nhân sự. Nhưng trong các khía cạnh khác, Tập đã không giành được tất cả những gì mình muốn. Continue reading “Các lãnh đạo lão thành bảo vệ điều lệ đảng trước đòn tấn công của Tập”

“Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh”

Nguồn: Russlands Reserven reichen real nur noch für ein Jahr Krieg“, WELT, 15/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Ít ai biết Tổng thống Nga lâu và rành rẽ như Andrei Illarionov. Trong một cuộc phỏng vấn, cựu cố vấn kinh tế hàng đầu của Putin giải thích lý do tại sao Điện Kremlin cạn tiền mặc dù doanh thu từ nguyên liệu thô tăng cao, và tại sao ông lại đánh giá sai về Trung Quốc đến vậy.

Ông từng là cố vấn kinh tế của Putin và hiện đang là nhà nghiên cứu kinh tế ở Hoa Kỳ. Trong một cuộc phỏng vấn, Andrei Illarionov giải thích điều gì đã khiến Putin leo thang chiến tranh ở Ukraine, điều mà phương Tây không chú ý đến khi nói đến dữ liệu kinh tế của Nga, và quan hệ của giới thượng lưu ở Moscow với Putin. Continue reading ““Dự trữ của Nga thực chất chỉ còn đủ cho một năm chiến tranh””

Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?

Nguồn: Robert D. Kaplan, “The Downside of Imperial Collapse,” Foreign Affairs, 04/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi một đế chế hoặc một cường quốc sụp đổ, hỗn loạn và chiến tranh sẽ lên ngôi.

Chiến tranh là “thời khắc bản lề” của lịch sử. Và những cuộc chiến không được chuẩn bị kỹ càng, khi đóng vai trò là điểm khởi đầu cho sự suy tàn của một quốc gia, có thể trở thành một đòn chí mạng. Điều này đặc biệt đúng đối với các đế chế. Nếu không thất bại trong Thế chiến I, Đế chế Habsburg, vốn đã cai trị Trung Âu suốt hàng trăm năm, hẳn đã có thể tiếp tục tồn tại bất chấp nhiều thập niên suy tàn. Có thể kết luận tương tự với Đế chế Ottoman, nơi mà từ giữa thế kỷ 19 đã được ví von là “bệnh nhân của châu Âu.” Đế chế Ottoman, giống như Đế chế Habsburg, có thể đã sống sót thêm hàng chục năm nữa, và thậm chí tái cấu trúc lại, nếu họ không phải là bên thua cuộc trong Thế chiến I. Continue reading “Thế giới sẽ ra sao khi một đế chế sụp đổ?”

Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết

Nguồn: Jack Stone Truitt, “U.S. midterm elections: Five things Asia should know,” Nikkei Asia, 01/11/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảng của Biden có khả năng mất đa số trong Quốc hội. Vậy hàm ý cho châu Á là gì?

Chỉ còn một tuần nữa, cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ của Mỹ sẽ diễn ra, và kết quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình hai năm còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, cũng như định hình kịch bản có thể xảy ra trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.

Nhưng không chỉ có chính sách đối nội mới bị ảnh hưởng, vì những gì xảy ra ở Mỹ thường có ảnh hưởng lan rộng sang phần còn lại của thế giới nói chung, và châu Á nói riêng. Các quyết định chính sách kinh tế và đối ngoại chính sẽ bị ảnh hưởng bởi câu hỏi: Ai sẽ là người kiểm soát hai viện của Quốc hội Mỹ – Hạ viện và Thượng viện – Đảng Dân chủ của Biden hay Đảng Cộng hòa đối lập? Continue reading “Bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ: Năm điều châu Á cần biết”

‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin

Nguồn: Thomas L. Friedman, “Putin Is Onto Us,” New York Times, 25/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong lúc quân đội Nga tiếp tục thất bại ở Ukraine, thế giới đang lo ngại rằng Vladimir Putin sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Điều đó là có thể – nhưng hiện tại, tôi cho rằng Putin đang chuẩn bị một loại vũ khí khác. Đó là một quả bom dầu khí mà ông ta đang chế tạo ngay trước mắt chúng ta và với sự giúp đỡ vô tình của chúng ta, và ông ta sẽ kích nổ nó trong mùa đông này.

Nếu ông ta làm vậy, giá dầu sưởi ấm nhà ở và giá xăng sẽ bị đẩy lên trời. Putin hy vọng rằng thất bại chính trị đó sẽ chia rẽ liên minh phương Tây và thúc đẩy nhiều quốc gia – bao gồm cả Mỹ, nơi những thành viên ủng hộ Trump của Đảng Cộng hòa và những người cấp tiến đều bày tỏ lo ngại về chi phí gia tăng của cuộc xung đột Ukraine – vội vã tìm kiếm một thỏa thuận với ông chủ Điện Kremlin. Continue reading “‘Bom dầu khí’: Vũ khí mới của Putin”

Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’

Nguồn: Gideon Rachman, “Xi Jinping’s China and the rise of the ‘global west’,” Financial Times, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các nền dân chủ tiên tiến trên thế giới đang tập hợp cùng nhau trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc.

Đó là một cảnh tượng sẽ định hình cả một thế hệ. Cảnh cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào bị ép rời khỏi hàng ghế đầu của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Bắc Kinh là một màn kịch chính trị – nhằm gửi đi thông điệp về sự tàn nhẫn và quyền lực tối cao của Tập Cận Bình. Những người trung thành với Tập hiện đang nắm giữ tất cả các vị trí cao nhất trong đảng. Chẳng còn ai nghi ngờ việc nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định nắm quyền suốt đời và rằng ông ta sẽ tiêu diệt bất cứ ai cản đường mình – dù là ở trong hay ngoài nước. Continue reading “Trung Quốc và sự trỗi dậy của liên minh ‘thế giới phương Tây’”

Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi Đại hội 20 của ĐCSTQ vừa bế mạc (23/10), Hà Nội đã thông báo (25/10) TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ đi thăm chính thức Trung Quốc (30/10-2/11/2022). Theo thông lệ, chuyến thăm chính thức của nguyên thủ hay lãnh đạo đảng thường được chuẩn bị trước đó hàng tháng. Tuy không bất ngờ, nhưng thời điểm và bối cảnh của chuyến thăm này có hàm ý quan trọng đối với tương lai quan hệ Việt-Trung cũng như quan hệ Việt-Mỹ.

Theo nguồn tin Reuters, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt – Trung trong 9 tháng đầu năm 2022 tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc. Nay Việt Nam là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Continue reading “Tương lai quan hệ Việt-Trung và Việt-Mỹ”

Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện

Tác giả: Phan Xuân Dũng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc gần 50 năm nhưng bi kịch của nó còn ám ảnh nhiều người. Trong số đó có hai người phụ nữ Việt Nam, một người là nạn nhân chất độc da cam và một người là nạn nhân sống sót sau thảm sát của lính Hàn Quốc. Cả hai đang đấu tranh pháp lý buộc đối tượng gây ra nỗi đau cho họ phải chịu trách nhiệm.

Người phụ nữ đầu tiên là bà Trần Tố Nga, một người Pháp gốc Việt. Bà mất con gái đầu lòng vì dị tật tim vào năm 1968. Bà Nga đổ lỗi cho bản thân trong suốt vài chục năm cho đến khi bà nhận ra rằng “chất độc da cam” mới là thủ phạm thật sự. Continue reading “Nạn nhân chiến tranh Việt Nam đòi công lý: Câu chuyện về hai vụ kiện”

Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Was Hu Jintao about to express discontent?,” Nikkei Asia, 27/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có một bộ phim cung đấu Trung Hoa vừa mới được công chiếu tại đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có được mọi thứ ông muốn sau đợt bổ nhiệm nhân sự tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tuy nhiên, có một sự kiện nằm ngoài kịch bản.

Nó xảy ra khi cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, 79 tuổi, được hộ tống ra khỏi lễ bế mạc của đại hội – với lý do vị đảng viên lão thành cảm thấy không khỏe. Continue reading “Phải chăng Hồ Cẩm Đào muốn bày tỏ bất bình với Tập?”

Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh

Nguồn: Howard W. French, “The Hu Jintao Drama Reveals Beijing’s Fundamental Weakness,” Foreign Policy, 24/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hóa ra, các hệ thống Lê-nin-nít vốn dĩ luôn bất ổn.

Theo lý tưởng đẹp đẽ của nền chính trị Trung Quốc – cũng như của hầu hết các hệ thống chuyên chế – các cuộc tranh luận cấp cao về chính sách và quyền lực phải được tiến hành sau một bức tường dày, cách âm. Công chúng và thế giới bên ngoài chỉ được phép chứng kiến vẻ ngoài nhẵn nhụi và bình thản của bộ máy nhà nước. Mục đích ở đây, tất nhiên, là để thể hiện sự nhất trí, cũng như tôn vinh quyền lực và uy tín của người lãnh đạo. Continue reading “Tấn kịch xung quanh Hồ Cẩm Đào cho thấy điểm yếu cơ bản của Bắc Kinh”

Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng”

Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây

Nguồn: Craig Singleton, “Xi’s Third Term Is a Gift in Disguise,” Foreign Policy, 21/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không còn gì phải giấu giếm, và đó là tin tốt cho các nhà hoạch định chính sách phương Tây.

Trong một động thái không có gì bất ngờ, Tập Cận Bình đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại đại hội Đảng lần thứ 20 vào tuần trước. Chiến thắng chính trị của Tập – được chuẩn bị suốt nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm – đã đảo ngược tiền lệ kéo dài hàng chục năm của đảng: các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ có thể đảm nhiệm tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Tuy nhiên, bằng việc phá vỡ quy tắc này, Tập đã giúp Mỹ và các đồng minh không còn phải phỏng đoán con đường phía trước của Trung Quốc. Continue reading “Nhiệm kỳ thứ ba của Tập có thể là một món quà đối với Phương Tây”

Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine

Nguồn: Trương Cẩm, Liễu Ngọc Bằng, Trương Nhất Phàm, “俄乌战况值得关注的三个新动向”, 环球时报 (Thời báo Hoàn Cầu), 19/10/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17 tháng 10, quân đội Nga lần đầu tiên tiến hành cuộc không kích vào “Trung tâm quyết định chính sách năng lượng” của Ukraine và đánh vào các cơ sở năng lượng cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng khác của Ukraine trong hai ngày liên tiếp. Một đặc điểm lớn trong hai đợt không kích này là quân đội Nga sử dụng bom bay [loitering munition] làm vũ khí tấn công. Điều này làm nên sự khác biệt so với các cuộc không kích Ukraine trước đây. Tiến triển nói trên của cuộc xung đột Nga – Ukraine đã hé lộ những xu hướng biến động mới nào? Ngày 18/10, phóng viên Thời báo Hoàn cầu đã phỏng vấn nhiều chuyên gia quân sự về vấn đề này. Continue reading “Ba xu hướng mới đáng quan tâm trên chiến trường Nga-Ukraine”

Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s coronation ceremony opens on date of China’s first atom bomb,” Nikkei Asia, 20/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh ‘sứ mệnh’ Đài Loan trong lúc chuẩn bị đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba giữa bối cảnh kinh tế suy thoái.

Ngày 16/10 chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc cộng sản. Đây là ngày được nhiều người Trung Quốc coi là vinh quang và hệ trọng, thế nên Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn nó làm ngày khai mạc đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Một trí thức Trung Quốc cùng thời với Tập hồi tưởng lại cảnh mình nhảy cẫng và hét lên sung sướng tại một thị trấn vào ngày 16/10/1964, khi ông nghe tin về vụ thử bom hạt nhân thành công đầu tiên của Trung Quốc. Continue reading “Tập ‘đăng quang’ trong bối cảnh Trung Quốc gặp nhiều thách thức”

Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan

Nguồn: Sumit Ganguly, “What Would Brinkmanship Look Like in the Indo-Pacific?,” Foreign Policy, 10/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bài viết gần đây đã phân tích tình hình cạnh tranh hạt nhân ở châu Á và những tác động răn đe sâu rộng của nó.

Trong những tuần gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhắc đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân khi quân đội của ông phải đối mặt với những thất bại đáng kể trên chiến trường Ukraine. Chính sách bên miệng hố chiến tranh của Nga chắc chắn có ảnh hưởng đến các cường quốc hạt nhân khác, kể cả những nước ở châu Á. Tại đây, Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan từ lâu đã vướng vào một cuộc cạnh tranh hạt nhân ba bên, phát triển trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động – trong đó điều quan trọng nhất là sự trỗi dậy và quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc. Continue reading “Tình hình cạnh tranh vũ khí hạt nhân giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan”

Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?

Nguồn: Gideon Rose, “What Nixon’s Endgame Reveals About Putin’s,” Foreign Affairs, 14/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc chiến của Nga ở Ukraine liệu có thể kết thúc như chiến tranh Việt Nam?

Đứng trước những thất bại quân sự gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản ứng lại bằng thái độ thách thức. Sau những thành công của quân đội Ukraine vào mùa thu này, Putin đã ra lệnh động viên khẩn cấp vài trăm nghìn quân, tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý giả ở những khu vực bị chiếm đóng để chính thức sáp nhập chúng vào Nga, liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và phát động một đợt tấn công tên lửa trên khắp Ukraine. Nhiều người cho rằng hành vi này là do đặc điểm đáng sợ chỉ có ở Putin và chế độ của ông ta, đồng thời cho rằng phương Tây nên buộc Ukraine nhượng bộ, kẻo cuộc chiến sẽ leo thang đến những cấp độ chết chóc và hủy diệt mới. Continue reading “Nixon và Việt Nam cho chúng ta biết gì về tính toán của Putin?”

Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại

Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.

Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm. Continue reading “Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại”