Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?

Nguồn: As war looms larger, what are Russia’s military options in Ukraine?”, The Economist, 21/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Những gì chúng ta đang đối mặt, có thể chỉ còn vài tuần nữa sẽ xảy ra, là một cuộc chiến tranh ngang hàng đầu tiên giữa hai quân đội hàng đầu, được công nghiệp hóa, số hóa, diễn ra trên lục địa này trong nhiều thế hệ qua.” Đây là cảnh báo vào ngày 19 tháng 1 của James Heappey, Bộ trưởng Quân lực Anh, khi nói về việc Nga đang tăng cường hơn 100.000 quân ở biên giới Ukraine. “Hàng chục nghìn người có thể chết.” Bộ trưởng quốc phòng Estonia lặp lại lời cảnh báo. Ông nói: “Mọi thứ đang tiến tới xung đột vũ trang”. Continue reading “Chiến tranh Nga – Ukraine có thể diễn ra theo những kịch bản nào?”

Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc

Nguồn: Katsuji Nakazawa, Analysis: From leader to students, overconfidence clouds China, Nikkei Asia, 20/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các chính sách liều lĩnh đang làm tổn thương nền kinh tế và trì hoãn mục tiêu vượt qua Mỹ của Tập Cận Bình.

“Sự tự tin quá mức sẽ có hại cho sự phát triển của Trung Quốc.” Một nhà kinh tế người Trung Quốc đã nói như vậy khi tổng sản phẩm quốc nội mới nhất của nước này được công bố hôm thứ Hai.

Người có cái nhìn tích cực sẽ tập trung nhiều vào mức tăng trưởng 8,1% cho cả năm 2021, đưa nền kinh tế Trung Quốc lên bằng 80% nền kinh tế Mỹ, tính theo đồng đô la. Tuy nhiên, một người quan sát kỹ hơn sẽ nhận ra mức tăng trưởng ít ỏi 4% trong quý 4. Continue reading “Sự tự tin thái quá đang làm mờ mắt người Trung Quốc”

Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Kể từ năm 2016, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh mẽ do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt. Chiến dịch này đã dẫn đến việc truy tố và bỏ tù hàng trăm quan chức cấp cao, tướng lĩnh quân đội và công an, cũng như nhiều giám đốc điều hành cấp cao tại các doanh nghiệp nhà nước. Chiến dịch được ghi nhận là đã góp phần làm giảm mức độ tham nhũng được cảm nhận trong khu vực công. Tuy nhiên, một vụ bê bối tham nhũng gần đây liên quan đến Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á cho thấy, bất chấp tất cả những thành tựu đạt được, chiến dịch đã thất bại trong sứ mệnh răn đe tham nhũng. Continue reading “Vụ Việt Á làm lộ hạn chế trong cuộc chiến chống tham nhũng của VN”

Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?

Nguồn: Dmitri Trenin, “What Putin Really Wants in Ukraine”, Foreign Affairs, 28/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga đang tìm cách ngăn NATO mở rộng, chứ không phải muốn sáp nhập thêm lãnh thổ.

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Nga đã đưa ra cho Mỹ một danh sách các yêu cầu mà nước này cho là cần thiết để ngăn chặn khả năng xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn ở Ukraine. Trong một bản dự thảo hiệp ước được trao cho một nhà ngoại giao Mỹ ở Moscow, chính phủ Nga đã yêu cầu NATO chính thức ngừng mở rộng về phía đông, đóng băng vĩnh viễn việc mở rộng hơn nữa các cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh (chẳng hạn như căn cứ và hệ thống vũ khí) trên lãnh thổ Liên Xô cũ, chấm dứt hỗ trợ quân sự của phương Tây đối với Ukraine, đồng thời cấm tên lửa tầm trung ở châu Âu. Thông điệp họ đưa ra là không thể nhầm lẫn: nếu những mối đe dọa này không thể được giải quyết bằng ngoại giao, Điện Kremlin sẽ phải dùng đến hành động quân sự. Continue reading “Putin thực sự muốn gì ở Ukraine?”

Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc

Nguồn: Derek Grossman, “Time for America to Play Offense in China’s Backyard”, Foreign Policy, 12/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc ngó lơ Campuchia và Lào là một sai lầm chiến lược – nhưng để gắn kết hai nước này đòi hỏi sự cân bằng khéo léo giữa các giá trị và lợi ích.

Khi chính quyền Biden bước sang năm thứ hai, rõ ràng là các ưu tiên chính sách đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và việc cạnh tranh địa chính trị chống lại Trung Quốc vẫn chưa được phân bổ một cách cân bằng. Tính đến nay, có hai quốc gia tuy nhỏ nhưng quan trọng về mặt chiến lược đã bị chính quyền này bỏ qua: Campuchia và Lào. Đây có thể là một sai lầm lớn.

Nếu Mỹ muốn thâm nhập vào Campuchia và Lào – được giới quan sát ví như những chư hầu, vệ tinh, hay ‘thuộc địa ảo’ của Trung Quốc – thì điều đó đồng nghĩa với Mỹ sẽ tiến hành cạnh tranh chiến lược ngay tại sân sau của chính Trung Quốc. Quan trọng hơn, hành động này sẽ giúp xóa bỏ ý nghĩ rằng Mỹ chỉ bị động phản ứng lại và chơi trò phòng thủ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trước sự trỗi dậy ‘không thể tránh khỏi’ của Trung Quốc. Ý nghĩ đó, hơn cả các thực tế, vốn là một lực cản đối với chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nó làm dấy lên nghi ngờ về chủ trương can dự của Mỹ, ngay cả ở các đồng minh lâu đời như Philippines và Thái Lan. Continue reading “Đã đến lúc Mỹ cần phản công vào sân sau Trung Quốc”

Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?

Nguồn: Van Jackson, “America’s Asia Strategy Has Reached a Dead End“, Foreign Policy, 09/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington nên ưu tiên cho kinh tế và ngừng tư duy bằng tên lửa của mình.

Tháng 12/2021, trong một hội nghị về an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, điều phối viên khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Biden, Kurt Campbell, đã trình bày chi tiết khung chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc và châu Á. Ông nhắc đến tất cả những nội dung quen thuộc: tầm quan trọng của các liên minh, bán vũ khí để chống lại Trung Quốc, vị trí trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và quan điểm lạc quan rằng quan hệ Trung-Mỹ có thể vừa cạnh tranh và vừa ổn định. Continue reading “Chiến lược Châu Á của Mỹ đã đi vào ngõ cụt?”

Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s ex-Washington envoy resurfaces with an important message”, Nikkei Asia, 13/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Sau khi biến mất khỏi tầm mắt công chúng nửa năm trước, nhà ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đã bất ngờ xuất hiện vào tháng trước tại Bắc Kinh, trình bày một bài phát biểu quan trọng được bàn tán rộng rãi.

Vị cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc Bắc Kinh hiện không có khả năng đối phó đầy đủ với các biện pháp chiến lược và sâu rộng của Washington nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Đây là một sự chỉ trích gián tiếp “chính sách ngoại giao chiến lang” gần đây của Trung Quốc, ám chỉ rằng nước này đang bị kích động bởi các hành động khiêu khích của Hoa Kỳ. Nhắc tới những từ như “bất cẩn” và “kém cỏi”, những bình luận của ông đã thu hút được sự quan tâm lớn trong giới chính trị và ngoại giao Trung Quốc. Continue reading “Thông điệp quan trọng của cựu đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải”

Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?

Nguồn:Why did the Russian and Ukrainian Orthodox churches split?”, The Economist, 06/01/2022.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 7 tháng Giêng, những người theo Chính thống giáo ở Nga và Ukraine, cùng những nơi khác, đã tổ chức mừng lễ Giáng sinh. Hầu hết các nhánh của Chính thống giáo đều tiếp tục sử dụng lịch Julian, tiền thân của lịch Gregory hiện được sử dụng ở hầu hết các nước,[1] vốn xác định lễ Giáng sinh rơi vào ngày 25 tháng 12. Trong những năm gần đây, trước các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, việc tổ chức ngày lễ này đã có thêm một ý nghĩa mới. Trong nhiều thập niên, chi nhánh Chính thống giáo trực thuộc Nga là chi nhánh duy nhất ở Ukraine được các nhà lãnh đạo Chính thống giáo công nhận. Nhưng vào ngày 5 tháng 1 năm 2019, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (the Orthodox Church of Ukraine), một giáo hội riêng biệt không có quan hệ với Nga, đã được người đứng đầu Giáo hội Chính thống giáo ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ) cấp quy chế tự quản. Điều gì đã gây ra sự chia rẽ này và nó ảnh hưởng như thế nào đến căng thẳng giữa hai nước hiện nay? Continue reading “Tại sao Giáo hội Chính thống giáo của Ukraine và Nga chia rẽ?”

Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin’s threats disguise a weakening position”, Financial Times, 10/01/2022.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Nga đang bị bao vây. Kẻ thù của Nga đã tiến đến sát biên giới. Liên minh thù địch NATO hiện đang đe dọa kết nạp Ukraine – vốn là một phần về mặt lịch sử và tinh thần của Nga. Giờ đây tất cả phụ thuộc vào Vladimir Putin – với tư cách là người thừa kế của Peter Đại đế, Alexander Đệ Nhất và Joseph Stalin – trong việc lãnh đạo nước Nga từ Điện Kremlin chống lại các mối đe dọa trên.

Nói chung, đây là luận điệu mà chính phủ Nga đang tuyên truyền, tại thời điểm bắt đầu một tuần hội đàm quan trọng với phương Tây. Nga đã tăng cường binh lính ở biên giới với Ukraine, đe dọa xâm lược nước láng giềng phía tây, nhưng tuyên bố đây là một phản ứng phòng thủ trước sự bành trướng của NATO. Dmitri Trenin, giám đốc Trung tâm Carnegie Matxcơva, giải thích rằng đối với Putin “Ukraine là chốt chặn cuối cùng”. Continue reading “Putin xù lông để che đậy thế yếu của mình?”

Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng

Nguồn:Kasachstan: Was steckt hinter den Protesten – und wie geht es weiter?” WELT, 08/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kazakhstan không yên tĩnh: Trong cuộc bạo loạn tồi tệ nhất trong nhiều năm qua, quân đội đã hành động chống lại người biểu tình, hàng chục người đã thiệt mạng. Sau đây là một số hỏi đáp về tình hình ở quốc gia lớn thứ chín thế giới này.

Các sự kiện ở Cộng hòa Kazakhstan vùng Trung Á thuộc Liên Xô cũ diễn ra dày đặc và nhanh chóng: Biểu tình ở khắp nơi phản đối tăng giá khí đốt đã biến thành bạo loạn nghiêm trọng với nhiều người chết và bị thương. Nhiều người biểu tình xuống đường một cách ôn hòa chống lại sự lãnh đạo độc tài, nhưng các đám đông có vũ trang cũng lao vào các cuộc giao tranh với lực lượng an ninh. Continue reading “Khủng hoảng Kazakhstan: Nguyên nhân, diễn biến và triển vọng”

Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?

Nguồn: “Konfliktherde: Wo in diesem Jahr Krieg droht”, WELT, 1/1/2022.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa chúng ta.

Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Moskva. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của phương Tây. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí hạt nhân sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Continue reading “Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?”

Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới

Nguồn: Chinas Wandel – die neue Doktrin und ihre Folgen für die Welt”, WELT, 29/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Chế độ Trung Quốc đang thay đổi sâu rộng mô hình kinh tế của mình. Phương châm là “Thịnh vượng chung”. Nhưng đằng sau việc tạo ra sự bình đẳng lớn hơn, chính quyền cộng sản còn có một mục tiêu thực sự khác. Kế hoạch này có tác động toàn cầu.

Người khổng lồ đã lung lay từ nhiều tháng nay. Nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Evergrande đang gồng mình, rên siết vì gánh nặng nợ nần, điều này làm cho cả thế giới phải nín thở vì lo lắng. Đầu tháng 12, các khoản thanh toán cho các chủ nợ đã đến hạn, nhưng thanh toán thì không thấy đâu. Continue reading “Sự suy thoái của một siêu cường: Học thuyết mới của TQ và hậu quả với thế giới”

Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’

Tác giả: Tina Hà Giang p/v Frank Snepp

Trong các phần phỏng vấn trước, Frank Snepp nói về hành động của Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger sẵn sàng bỏ rơi VNCH.

Nhưng diễn biến tình hình ở VNCH sau Hòa đàm Paris 1973 còn có một nhân vật khác, cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở VNCH nói.

Trả lời BBC hồi cuối tháng 10/2021 ở Nam California, ông Frank Snepp, 78 tuổi, giải thích đây là câu chuyện phức tạp và nói về vai trò của đại sứ Graham Martin. Continue reading “Đại sứ Graham Martin, Tổng thống Thiệu và ngày ‘Sài Gòn sụp đổ’”

Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un

Nguồn:Nordkorea: Wie Kim Jong-un unbemerkt sein „Endziel“ erreichte”, WELT, 16/12/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Kim Jong-un lên cầm quyền cách đây đúng mười năm. Khi đó anh ta bị coi thường, thậm chí bị nhạo báng. Đấy chính lại là điều may mắn cho nhà độc tài còn trẻ tuổi này. Kim Jong-un đã tận dụng sự ngây thơ của phương Tây để thay đổi thế giới.

Jang Jin-sung nhìn thính giả của mình một cách thoải mái nhưng nghiêm nghị. Ông ta từng là cán bộ tuyên huấn và là “nhà thơ cung đình của Kim Jong-il”, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc. Vị “cán bộ tuyên huấn ” này có mặt tại Hội trường Clevinga của Đại học Leiden ở Hà Lan. Đó là cuối tháng 9 năm 2014. Ông ta nói chuyện về tình hình Triều Tiên, về hoạt động của chính thể này và nói về hy vọng của ông trong tương lai đối với đất nước. Ông nói: “Tôi nghĩ, không bao lâu nữa chế độ này sẽ sụp đổ. Có thể là năm năm, nhiều nhất là 7 năm, chế độ này sẽ không còn tồn tại.” Hoàn toàn ngược lại, Kim Jong-un, con trai Kim Jong-il, hiện vững như bàn thạch, ông ta là “nhà lãnh đạo tối cao” đang kỷ niệm 10 năm ngày lên nắm quyền của mình, ngày 17 tháng 12. Continue reading “Nhìn lại 10 năm nắm quyền đầy biến động của Kim Jong-un”

Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc

Nguồn: Eric Li on the failure of liberal democracy and the rise of China’s way”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nền dân chủ đang ở trong tình trạng báo động. Freedom House tuyên bố “sự suy giảm dân chủ toàn cầu đã tăng tốc” và ngay cả ở Mỹ, dân chủ đã “suy giảm đáng kể”. Theo nghiên cứu của Viện V-Dem ở Thụy Điển, phần lớn sự suy yếu của dân chủ đang diễn ra ở các quốc gia liên kết với Mỹ. Larry Diamond, một nhà xã hội học chính trị, lập luận rằng “suy thoái dân chủ” đã đạt đến mức “khủng hoảng”, một tình trạng được thúc đẩy thêm bởi đại dịch. Có rất nhiều chẩn đoán được đưa ra. Francis Fukuyama, một nhà khoa học chính trị, tin rằng chính phủ Mỹ bị giới tinh hoa thao túng và công chúng bị chia rẽ bởi bản sắc văn hóa. Cũng có những người luôn muốn tìm câu trả lời dễ dàng bằng cách đổ lỗi cho Trung Quốc và Nga. Continue reading “Lý do dân chủ tự do thất bại và tính ưu việt của mô hình Trung Quốc”

Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ

Năm 1985, tân tổng bí thư Mikhail Gorbachev mời Boris Yeltsin, bí thư Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg) về Moscow. Chỉ trong vòng một năm, ông Yelsin vào Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô.

Là gương mặt trẻ, năng động, thậm chí nói thẳng tới mức bị cho là ‘hung hăng’, ông giúp Gorbachev thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng.

Ngày nay người ta hay nói về Yeltsin và Gorbachev như hai nhân vật đối nghịch nhau, thậm chí là kẻ thù chính trị.

Nhưng thực ra họ có nhiều điểm giống nhau.

Cả hai cùng sinh năm 1931 và đều có gốc gác gia đình nông dân.

Continue reading “Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ”

Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?

Nguồn: François Heisbourg: „Das Risiko eines Krieges ist jetzt höher als vor der Pandemie“, WELT, 7/11/2021.

Lược dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Đại dịch Corona đã khiến cho những hiểu lầm chết người giữa các siêu cường dễ xảy ra hơn – và thế giới đang trở nên nguy hiểm hơn. Đó là những gì chuyên gia địa chính trị François Heisbourg dự báo trong một cuộc phỏng vấn. Chiến lược gia lừng danh này nhìn nước Đức với con mắt phê phán.

Nhà địa chính trị François Heisbourg tỏ ra lo ngại. Trong cuốn sách “Le Retour de la Guerre” (Sự trở lại của chiến tranh), triết gia người Pháp viết lý do tại sao nguy cơ xẩy ra chiến tranh trong tương lai gần lại có nhiều khả năng hơn . Continue reading “Tại sao nguy cơ xảy ra chiến tranh cao hơn so với trước đại dịch?”

Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc

Nguồn: Cai Xia on why China’s one-party system holds back the country”, The Economist, 8/12/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã “hoàn thành một quá trình công nghiệp hóa”, tạo ra cả tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tự hào tuyên bố như vậy trong một “nghị quyết lịch sử” được thông qua vào ngày 11 tháng 11. Đảng tuyên bố rằng họ đang “tiên phong mở một con đường độc đáo của Trung Quốc để tiến tới hiện đại hóa, tạo ra một mô hình mới cho sự tiến bộ của con người”.

Mặc dù nền kinh tế của Trung Quốc thực sự ấn tượng, nhưng mọi người trên khắp thế giới không nên bị đánh lừa bởi hình dáng bên ngoài của nó. Thực tế là xã hội Trung Quốc rất mong manh vì chế độ độc tài độc đảng của nước này, và việc áp dụng các thực hành dân chủ sẽ giúp làm cho đất nước vững mạnh hơn. Continue reading “Lý do hệ thống độc đảng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc”

Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo

Nguồn: Elke Kahr: „Von über 6000 Euro Gehalt behalte ich nur 1950 Euro, den Rest spende ich“, WELT, 1/12/2021.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Thành phố lớn thứ hai của Áo từ hai tuần nay do một người cộng sản lãnh đạo. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của bà Elke Kahr ở Graz đã gây chấn động dư luận quốc tế. Theo bà, thành công của mình là một tín hiệu cho thấy sự củng cố nói chung của lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở châu Âu.

Elke Kahr, 60 tuổi, là thị trưởng của Graz và là nữ đảng viên cộng sản đầu tiên đứng đầu thành phố lớn thứ hai của nước Áo, với khoảng 300.000 dân, chỉ sau thủ đô Viên. Continue reading “Elke Kahr: Thị trưởng cộng sản đầu tiên tại Áo”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”