Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô thỏa thuận về vấn đề viện trợ Việt Nam

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô mở tiệc chiêu đãi Hồ Chí Minh ngay tối hôm ông đến Moskva, chỉ có điều là Stalin không đến dự bữa tiệc ấy. Sau này Stalin nói với Mao Trạch Đông: “Hồ Chí Minh yêu cầu Liên Xô trực tiếp viện trợ Việt Nam, giúp họ đánh người Pháp. Nhưng chúng tôi có những suy nghĩ khác về vấn đề đó.”

Ý tưởng nói trên của Stalin nhất trí với quan điểm ông từng nói với Lưu Thiếu Kỳ trước đấy hơn nửa năm, tức việc viện trợ Việt Nam có thể sẽ do Trung Quốc chịu trách nhiệm. Đồng thời Stalin còn có băn khoăn, lo ngại Hồ Chí Minh là “người theo chủ nghĩa dân tộc”, sẽ đi cùng Josip Broz Tito của Nam Tư. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 4)”

Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông

Nguồn: VOA Chinese| Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCSTQ tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Phó Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Mỹ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCSTQ đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. Continue reading “Chuyên gia Mỹ: Sức mạnh quốc gia của Trung Quốc là viển vông”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)

Tác giả: Tiền Giang | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Quân ủy Trung ương bố trí cho La Quý Ba một bộ điện đài, với một Trưởng đài và một nhân viên Báo vụ, một nhân viên Cơ yếu và một Cảnh vệ. La Quý Ba chọn Lý Vân Trường làm trợ thủ chính cho mình trong chuyến đi Việt Nam này.

Lý Vân Trường sinh năm 1912, người Đài Sơn, Quảng Đông, thời trẻ từng du học Nhật, năm 1936 vào Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Nhật. Thời Kháng chiến chống Nhật dạy học ở trường Đại học Kháng Nhật Diên An. Năm 1939 đi Tân Cương công tác cùng Mao Trạch Dân và một số đảng viên. Năm 1939, quân phiệt Tân Cương là Thịnh Thế Tài theo đuôi Tưởng Giới Thạch phát động phong trào chống Cộng sản, bắt giam Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc công tác tại Tân Cương, Lý Vân Trường cũng bị bắt, tháng 6/1946 mới được ra tù. Lý Vân Trường về Diên An làm thư ký cho Vương Chấn Lữ, đoàn trưởng Lữ đoàn 359, rồi đến quân khu Lã Lương công tác cùng La Quý Ba. Trước tháng 10/1949, Lý Vân Trường về Bắc Kinh làm việc tại Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Sau đó làm Phó Hiệu trưởng trường Trung học Hoa Bắc một thời gian. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 3)”

Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?

Nguồn: The Cuban government cracks down on protesters”, The Economist, 13/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa diễu hành, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. Continue reading “Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại sao người dân giận dữ?”

Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?

Nguồn: Hoàng Thị Hà, “A Tale of Two Vaccines in Vietnam”, Fulcrum, 12/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Hai sự kiện tương tự nhau nhưng phản ứng của người dân lại hoàn toàn khác nhau. Ngày 7/7, Việt Nam tiến hành tiếp nhận 97.000 liều vắc-xin Pfizer được chuyển về nước. Thứ trưởng Y tế Việt Nam và Đại biện lâm thời Đại sứ quán Hoa Kỳ đã chủ trì buổi lễ chuyển giao. Số lượng khiêm tốn này là lô đầu tiên trong số 31 triệu liều vắc-xin mà chính phủ Việt Nam đặt hàng từ Pfizer-BioNTech, một công ty liên kết giữa Mỹ và Đức. Chỉ hai tuần trước đó, một buổi lễ tương tự đã được tổ chức để tiếp nhận 500.000 liều vắc-xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ. Bộ trưởng Y tế Việt Nam và Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam cũng tham dự buổi lễ.

Nhìn chung, có sự cân bằng trong cấp độ lễ tân và ý nghĩa chính trị mà chính phủ Việt Nam dành cho cả hai sự kiện. Tuy nhiên, phản ứng của công chúng trên cả phương tiện truyền thông chính thống và mạng xã hội cho thấy thái độ đa phần tiêu cực đối với vắc-xin Trung Quốc, trái ngược với sự đón nhận nhiệt tình của họ đối với vắc-xin phương Tây. Continue reading “Tại sao người VN phản ứng trái ngược trước vắc-xin TQ và phương Tây?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chương 2: Đại biểu liên lạc La QBa nhận lệnh sang Việt Nam

Khu vực có tên Trung Nam Hải ở Bắc Kinh là nơi đặt trụ sở Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Quân ủy Trung ương, Chính phủ Trung ương, Quốc hội, Ủy ban Chính hiệp Toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Toàn bộ khu này được một bức tường màu đỏ bao quanh. Các vị lãnh đạo Trung ương như Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Chu Đức cùng gia đình họ đều sinh sống và làm việc ở bên trong bức tường ấy. Trung Nam Hải rộng khoảng 100 hecta, một nửa là diện tích mặt nước của hai hồ có tên Trung Hải và Nam Hải. Thời nhà Minh, nhà Thanh gọi Trung Nam Hải là Tây Uyển, một trong những khu vườn cổ đẹp nhất Trung Quốc, từng là nơi ở của Thái hậu Từ Hy, Hoàng đế Quang Tự, địa điểm biểu tượng của quyền lực. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 2)”

Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trong bài Học thuyết Biden có gì mới? tôi đã đề cập đến Học thuyết Biden đang định hình. Trong bài này, tôi đề cập đến chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á, qua diễn ngôn của Kurt Campbell (điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương), và quan hệ Mỹ – Việt, qua báo cáo mới của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).

Quan điểm của Kurt Campbell

Kurt Campbell từng làm trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương dưới thời Obama. Ông chính là kiến trúc sư của chủ trương “Chuyển trục sang Châu Á”. Nay trong team Biden, ông là điều phối viên chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia. Phát biểu tại Asia Society (ngày 6/7/2021), Campbell nói rằng Chính quyền Biden đã nhận thấy “muốn có một chính sách Châu Á hiệu quả, và muốn chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiệu quả, chúng ta phải làm việc nhiều hơn nữa tại Đông Nam Á”. Continue reading “Chiến lược mới của Mỹ tại Đông Nam Á  “

Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?

Nguồn: Donald J. Trump, “Donald J. Trump: Why I’m Suing Big Tech”, Wall Street Journal, 08/07/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu Facebook, Twitter và YouTube có thể kiểm duyệt tôi, họ có thể kiểm duyệt bạn — và tin tôi đi, họ đang làm như vậy.

Một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nền dân chủ của chúng ta ngày nay là một nhóm các tập đoàn công nghệ lớn hùng mạnh đã hợp tác với chính phủ để kiểm duyệt quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ. Điều này không chỉ sai, nó còn vi hiến. Để khôi phục quyền tự do ngôn luận cho bản thân tôi và cho mọi người Mỹ, tôi đang kiện các công ty Big Tech để ngăn chặn điều này.

Phương tiện truyền thông xã hội đã trở thành trung tâm của tự do ngôn luận như các hội trường thành phố, báo chí và truyền hình trong các thế hệ trước. Internet là một quảng trường công cộng mới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các nền tảng Big Tech ngày càng trở nên trơ trẽn và vô liêm sỉ trong việc kiểm duyệt và phân biệt đối xử với các ý tưởng, thông tin và người dân trên mạng xã hội — cấm người dùng, loại các tổ chức ra khỏi nền tảng của họ, và mạnh tay ngăn chặn luồng thông tin tự do mà nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào. Continue reading “Donald Trump: Tại sao tôi lại kiện các công ty công nghệ lớn?”

Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á

Nguồn: Lami Kim, “The Case for a US-South Korea Digital Alliance in Southeast Asia”, The Diplomat, 21/5/2021.

Biên dịch: Trần Thị Nhân Duyên & Nguyễn Văn Nhật Huy

Hàn Quốc đã nổi lên như là một đối tác lý tưởng của Mỹ trong nỗ lực kìm hãm sự thống trị của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Đông Nam Á đang trong quá trình đẩy nhanh chuyển đổi số. Trong đại dịch COVID-19, khu vực này đã chứng kiến một sự tăng trưởng chưa từng có trong việc sử dụng các dịch vụ số, như truy vết tiếp xúc trên điện thoại, khám chữa bệnh từ xa, gọi video trực tuyến và thương mại điện tử. Trung Quốc đang tìm kiếm sự thống trị trong quá trình chuyển đổi số tại Đông Nam Á, khiến các quốc gia tại khu vực này lệ thuộc nhiều hơn về kinh tế và công nghệ vào Trung Quốc, cũng như khiến họ dễ bị tổn tương trước các thủ đoạn theo dõi và gián điệp mạng của nước này. Những biện pháp này có thể giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của Mỹ. Tuy nhiên, thông qua việc hợp tác với Hàn Quốc, đồng minh lâu đời của Washington và là nhà cung cấp thiết bị công nghệ cao, hai quốc gia có thể chống lại sự thống trị kỹ thuật số của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Continue reading “Bàn về ‘Liên minh số’ Mỹ – Hàn tại Đông Nam Á”

Các nguyên tắc kinh tế đằng sau thành công và thất bại của ĐCSTQ

Nguồn: Nancy Qian, “The Economic Fundamentals of Chinese Communism’s Successes and Failures”, Project Syndicate, 05/07/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Từ thời kỳ Đại nhảy vọt cho đến những hạn chế về kế hoạch hóa gia đình, sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi những thất bại chính sách nghiêm trọng. Việc liệu Đảng Cộng sản có thể tránh được những sai lầm tương tự trong tương lai hay không sẽ phụ thuộc vào việc Đảng thừa nhận sự khác biệt quan trọng giữa những biện pháp can thiệp như vậy và những biện pháp đã thúc đẩy thành công kinh tế của họ.

“Trong hơn một trăm năm qua, [Đảng Cộng sản Trung Quốc] đã đoàn kết và lãnh đạo nhân dân Trung Quốc viết nên chương hào hùng nhất trong lịch sử hàng thiên niên kỷ của dân tộc Trung Quốc,” Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố tại lễ kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập Đảng, trong một bài phát biểu nhấn mạnh vai trò của Đảng trong việc thúc đẩy thành công của Trung Quốc, bao gồm cả sự trỗi dậy kinh tế của nước này. Tuy nhiên, hồ sơ kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự lẫn lộn, và ngay cả những người nhận ra điều này cũng thường bỏ qua thực tế rằng thành công và thất bại của ĐCSTQ đều xuất phát từ các nguyên tắc cơ bản về kinh tế. Continue reading “Các nguyên tắc kinh tế đằng sau thành công và thất bại của ĐCSTQ”

Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại

Nguồn: Hal Brands, “The Emerging Biden Doctrine”, Foreign Affairs, 29/06/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Trong chuyến thăm châu Âu gần đây trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh G7, Tổng thống Joe Biden nhấn mạnh chủ đề chính trong chính sách ngoại giao của mình. Theo ông, cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc là một phần của cuộc đấu quy mô lớn chống lại các “nhà độc tài” để chứng minh “tính cạnh tranh của các nền dân chủ trong thế kỷ 21 đầy biến động.” Nó không chỉ là lời nói suông. Biden đã liên tục lập luận rằng thế giới đã đi đến “bước ngoặt” phân định việc thế kỷ này sẽ là thế kỷ mà dân chủ sẽ thống trị hay là thời đại mà các nền chuyên chế trỗi dậy. Biden dự báo rằng các nhà sử học tương lai sẽ “viết luận án tiến sĩ phân tích ai thành công, các nền độc tài chuyên chế hay các nền dân chủ?” Continue reading “Học thuyết Biden: Dân chủ, độc tài và cuộc cạnh tranh định hình thời đại”

Việt Nam mật chiến (Phần 1)

Tác giả: Tiền Giang (TQ) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Dưới đây là nội dung biên dịch biên soạn tóm lược một số phần trong sách “Cuộc chiến tranh bí mật tại Việt Nam: Ghi chép thực về việc Trung Quốc giúp Việt Nam kháng chiến chống Pháp” (《越南密战》钱江 / 1950-1954中国援越抗法战争纪实), của tác giả Tiền Giang, do Nhà xuất bản Nhân dân Tứ Xuyên và Nhà xuất bản Hoa Hạ xuất bản tháng 6/2015. Sách viết dưới hình thức báo cáo văn học, khá dài dòng. Để thích hợp với bài báo có tính chất thông tin, người dịch đã lược bỏ những câu chữ hoặc đoạn không có liên quan nhiều tới nội dung chủ yếu mà người đọc Việt Nam cần biết, tuy vậy những đoạn quan trọng đều dịch nguyên văn. Ngoài ra, người dịch có làm một số ghi chú ngắn, viết trong ngoặc vuông. Continue reading “Việt Nam mật chiến (Phần 1)”

Báo Anh, Mỹ viết về việc tướng Trần Thiện Khiêm qua đời

Đại tướng Việt Nam Cộng Hòa Trần Thiện Khiêm mới đây đã qua đời vào ngày 24 tháng 6 năm 2021 tại California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 95 tuổi.

Sinh năm 1925, ông Khiêm từng giữ vai trò quan trọng trong các cuộc đảo chính tại Sài Gòn trong những năm 1963 đến 1964.

Ông là một trong 5 sĩ quan được phong cấp Đại Tướng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Đại tướng Trần Thiện Khiêm giữ chức vụ đứng đầu Bộ Quốc Phòng và Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa trong thời gian lâu nhất – sáu năm.

Ông đã cùng với Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu rời khỏi Việt Nam vào chiều tối ngày 25 tháng 4 năm 1975 để đến Đài Loan và sau đó sang Mỹ.

Continue reading “Báo Anh, Mỹ viết về việc tướng Trần Thiện Khiêm qua đời”

Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

Thế giới hôm nay: 02/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tuyên bố các hạn chế bỏ phiếu của bang Arizona không vi phạm Đạo luật Quyền Bầu cử, một đạo luật quan trọng trong luật dân quyền – qua đó cho thấy tòa có thể không sẵn sàng loại bỏ các luật hạn chế bỏ phiếu tương tự đang được các bang do đảng Cộng hòa kiểm soát thúc đẩy. Arizona buộc các quan chức bầu cử loại bỏ các lá phiếu bỏ nhầm khu vực bầu cử và cấm hầu hết mọi người thu thập các lá phiếu đã điền đầy đủ thông tin và chuyển đến các điểm bỏ phiếu. Quyết định với tỉ lệ 6-3 này lật ngược phán quyết của Tòa Phúc thẩm Khu vực số 9, vốn tuyên bố các quy tắc này gây bất lợi quá lớn cho các cử tri thiểu số.

Trong một bước tiến tới cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu, 130 quốc gia và khu vực pháp lý đã ủng hộ mức thuế tối thiểu 15% cho các công ty đa quốc gia, cũng như các quy định mới để chia sẻ “chiến lợi phẩm.” Một số nước từng nghi ngờ ý tưởng này nay đã ủng hộ, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hungary, Ireland và Nigeria vẫn phản đối. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/07/2021”

Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình

Nguồn: “China’s methods of surveillance: They’re always looking at you”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các Đảng viên tham gia vào việc giám sát dân thường và giám sát lẫn nhau như thế nào?

Năm 2018, Tập Cận Bình đến thăm một trong những công trình kiến trúc hoành tráng vừa được xây dựng ở Thượng Hải, tòa nhà kính trông khá thấp và đồ sộ được sử dụng chủ yếu để làm trung tâm triển lãm. Một phần không gian bên trong do chính quyền quận quản lý được dùng với mục đích hoàn toàn khác. Các hình ảnh thu được từ những chiếc camera lắp trên đường phố đang được chiếu trực tiếp qua một màn hình lớn treo trên tường. Với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo, hệ thống có thể giúp các cán bộ trong phòng điều khiển phát hiện những việc rất nhỏ như một người thợ xây đang không đội mũ bảo hiểm hoặc là có quá nhiều người đang cùng thuê một căn hộ. Họ đặt biệt danh cho hệ thống này là “Đại não”. Continue reading “Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình”

Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Continue reading “Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta”

Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: “Trying to heal the party’s wounds”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Tập Cận Bình tiếp quản, Đảng đang trong tình trạng bị chia rẽ bởi đấu đá nội bộ. Ở thời điểm hiện tại, thứ ông Tập muốn chính là không ai trong Đảng có thể thách thức vị thế của ông.

Chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã cho triệu tập phiên họp “học tập tập thể – 集体学习” của Bộ Chính trị. Bên trong tòa nhà cổ thuộc quần thể Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở Đảng, lướt nhìn các ủy viên tham dự (gồm 22 nam và 2 nữ), ông Tập khó có thể thấy thoải mái. Hầu hết họ có được vị trí ngày hôm nay không phải do sự hẫu thuẫn của ông Tập, mà là từ người tiền nhiệm của ông. Đảng đã bị suy yếu sau cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt. Vậy có thể đặt niềm tin vào ai đây? Bên ngoài bức tường cao kia, xã hội Trung Quốc đang thay đổi chóng mặt, một tầng lớp trung lưu đông đảo đang nổi lên và một cuộc cách mạng thông tin đang bùng nổ từ sự ra đời của Internet. Có thể đặt niềm tin vào công chúng không? Continue reading “Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?”

Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: China’s Communist Party at 100: the secret of its longevity”, The Economist, 26/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình. Đảng luôn tự gọi mình là “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”. Và khi bắt đầu thế kỷ thứ hai, đảng có lý do chính đáng để tự hào. Đảng không chỉ tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà phê bình; mà thậm chí còn tỏ ra ngày càng mạnh hơn. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ theo. Để biết họ đã nhận định sai như thế nào, hãy xem việc Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13 tháng 6 vừa qua rằng không chỉ Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc, mà phần lớn thế giới nghi ngờ “liệu ​​các nền dân chủ có thể cạnh tranh [được với Trung Quốc] hay không ”.

Một đảng đã cai trị Trung Quốc trong 72 năm mà không có sự trao quyền của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế đã nắm giữ quyền lực ở Moskva lâu hơn một chút, tương tự là Đảng Lao động ở Triều Tiên. Nhưng không có chế độ độc tài nào khác có thể chuyển mình từ một chế độ đói kém như Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến khiến những con đường và hệ thống đường sắt sắt ọp ẹp của Mỹ phải xấu hổ. Những người cộng sản Trung Quốc đã trở thành những nhà độc tài thành công nhất thế giới. Continue reading “Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’

Tác giả: Bạch Đồng Đông | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 29-30 tháng 5 năm 2021, Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải đăng cai tổ chức thành công “100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hội nghị chuyên đề về Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói toàn cầu” với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đến từ các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc. Dưới đây là bài phát biểu của ông Bạch Đồng Đông – Giáo sư khoa Triết học thuộc Đại học Phúc Đán – tại diễn đàn phụ có tên “Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói ngoại giao” trong khuôn khổ hội nghị này.

Luồng tư tưởng chủ đạo trong gần 100 năm trở lại đây cho rằng tiêu chí quan trọng nhất của một nhà nước hiện đại chính là hình thái quốc gia dân tộc. Khi Trung Quốc bại dưới tay phương Tây vào cuối thời nhà Thanh, Lương Khải Siêu nói rằng, Trung Quốc bị đánh bại bởi vì người Trung Quốc không có tinh thần ái quốc, người Trung Quốc tuy có khái niệm gia đình và thiên hạ nhưng không có khái niệm quốc gia. Điều này là do chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy bại của Trung Quốc. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’”