Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực

001372acd7d31351d55e04

Nguồn: Bilahari Kausikan, “Navigating complex, ambiguous geopolitics in the region”, Today Online, 10/07/2015.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thế giới có đang thực sự tiến tới một trật tự đa cực? Không ai có thể tiên đoán được tương lai, nhưng dựa trên những bằng chứng hiện thời, tôi nghi ngờ điều đó.

Rõ ràng là những ảo tưởng về một thế giới đơn cực xuất hiện trong thời kỳ ngay sau Chiến tranh Lạnh đã không còn. Tuy nhiên, vẫn chỉ duy nhất Hoa Kỳ mới đủ khả năng hành động chiến lược một cách nhất quán trên quy mô toàn cầu. Đồng thời, những sự kiện trong khoảng một thập niên vừa qua, đặc biệt là tại Trung Đông, đã cho thấy rằng quyền lực của Hoa Kỳ không thể tự động chuyển thành ảnh hưởng, nhất là khi được sử dụng đơn phương. Hoa Kỳ không thể tạo được hiệu quả khi hoạt động một mình, mà cần phải lập ra những liên minh như đã làm trong Chiến tranh Lạnh. Continue reading “Vượt qua bối cảnh địa chính trị phức tạp và mơ hồ của khu vực”

Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore

bg_960x600

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là người cha lập quốc của quốc gia-thành phố Singapore độc lập, Lý Quang Diệu (1923-2015) đã đưa nền kinh tế nước này từ thế giới thứ ba lên vị trí của một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới. Ông giữ chức thủ tướng từ năm 1959 đến 1990. Thời kỳ nắm quyền không bị gián đoạn đã giúp ông hiện thức hóa tầm nhìn của mình. Ngay từ ban đầu, Lý Quang Diệu đã nhận ra Singapore cần có một nền kinh tế vững mạnh để tồn tại như một quốc gia độc lập, do đó ông tiến hành chương trình hiện đại hóa Singapore và biến nước này thành nước xuất khẩu lớn các sản phẩm hoàn thiện. Trong suốt 30 năm, Lý Quang Diệu đã thực hiện được mục tiêu hiện đại hóa, đô thị hóa và phát triển giáo dục đất nước mình. Continue reading “Lý Quang Diệu – Người cha lập quốc của Singapore”

Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy

ST_20150601_SG50WANGART_1367011e

Nguồn: Wang Gungwu, “Singapore’s ‘Chinese Dilemma’ as China rises“, The Straits Times, 01/06/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Singapore sẽ như thế nào, khi là một xã hội với người Hoa chiếm đa số trong khu vực, trong bối cảnh một Trung Quốc được cho là sẽ ngày càng quyết đoán hơn trong tương lai?

Hoa Kỳ nói về việc tái cân bằng sang châu Á; Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn một sự cân bằng chiến lược giữa Trung Quốc và Mỹ. Sau 50 năm, Singapore vẫn khẳng định, tương tự như ASEAN, rằng họ không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực.

Nhưng còn Trung Quốc thì sao? Trung Quốc mong muốn gì?

Khi Singapore kỷ niệm lễ quốc khánh thứ 50 và nhìn về tương lai, họ phải làm như vậy với một cái nhìn cứng rắn về người hàng xóm lớn nhất của mình là Trung Quốc. Singapore cần phải có sự đánh giá thực tế về những ý định của Trung Quốc, quyết tâm của Mỹ và vị thế của ASEAN và Singapore trong khu vực, nhằm vạch ra đường lối của mình trong thế giới địa chính trị tương lai. Continue reading “Thế lưỡng nan của người Hoa Singapore khi Trung Quốc trỗi dậy”

Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu

mr-lee-kuan-yew

Nguồn: Jerome Cohen, “Glimpses of Lee Kuan Yew”,  East Asia Forum, 25/05/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có một nhà lãnh đạo châu Á vĩ đại nào mà sự ra đi lại nhận được nhiều sự trân trọng của phương Tây như ông Lý Quang Diệu. Con số các lời ca ngợi dành cho người đã lãnh đạo Singapore trở thành một quốc gia thành công và có tầm ảnh hưởng là rất lớn.

Bất chấp sự khác biệt rất lớn về quy mô và văn hóa chính trị – pháp luật giữa Singapore và Trung Quốc đại lục, nhiều nhà quan sát đã nhấn mạnh sức thu hút đầy quyễn rũ mà “mô hình Singapore” đã tạo ra đối với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, những người đang tìm kiếm một công thức giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế phi thường của Trung Quốc mà không phải hy sinh quyền kiểm soát mang tính chuyên quyền của Đảng Cộng sản. Continue reading “Một góc nhìn khác về Lý Quang Diệu”

Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?

33613954555e

Nguồn: Alfred Stepan & Richa Maheshwari, “Good-Government Authoritarianism?”, Project Syndicate, 23/4/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhiều lời tán dương dành cho Lý Quang Diệu – Thủ tướng phục vụ lâu năm của Singapore mất hồi tháng Ba – đã nêu bật cuộc chiến chống tham nhũng thành công của ông. Điểm ẩn ý thường thấy trong phân tích này (khi không được nêu rõ ràng) là việc chính phong cách cai trị chuyên chế của Lý Quang Diệu đã giúp hiện thực hóa những thành tựu (chống tham nhũng) của ông.

Ngoài những ngụ ý mang tính phản dân chủ sâu sắc của giả thuyết này, nó còn không chính xác về mặt thực nghiệm. Vâng, Singapore xếp thứ 7 trong số hơn 170 quốc gia được khảo sát về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế hồi năm ngoái. Nhưng nếu xem xét các quốc gia khác trong nhóm 15 nước dẫn đầu chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tất cả những nước đó đều là những nền dân chủ đang phát triển vững mạnh. Continue reading “Singapore: Chống tham nhũng thành công nhờ chuyên chế?”

Vĩnh biệt những giá trị châu Á

Free-Speech-tombstone_0

Nguồn: Ian Buruma, “Asian Values RIP,” Project Syndicate, 04/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Rất ít chính trị gia nhận được nhiều sự tưởng nhớ cảm động từ phía công chúng sau khi qua đời như Lý Quang Diệu, người sáng lập và là cựu thủ tướng lâu năm của Singapore. Một người được Henry Kissinger coi như một nhà hiền triết, được Tổng thống Nga Vladimir Putin xem như một chính trị gia hình mẫu, và được Tổng thống Barack Obama mô tả là “người khổng lồ đích thực của lịch sử” thì chắc hẳn đã làm điều gì đó đúng đắn.

Có một điều không thể chối cãi: Ảnh hưởng của Lý Quang Diệu lớn hơn nhiều lần so với quyền lực chính trị thực tế của ông, thứ sẽ chẳng bao giờ vượt ra khỏi những đường biên giới chật hẹp của một thành bang (city-state) nhỏ bé ở Đông Nam Á. Ông rõ ràng đã chua xót nhận ra điều này năm 1965 khi Singapore tách khỏi Malaysia. Ảnh hưởng sâu sắc nhất của Lý Quang Diệu là ở Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, nơi các doanh nghiệp kinh tế đang bùng nổ và cùng tồn tại với một nhà nước độc đảng chuyên chế theo chủ nghĩa Lê-nin. Continue reading “Vĩnh biệt những giá trị châu Á”

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””

Ông Lý Quang Diệu như tôi được biết

ly-quang-dieu-0624

Tác giả: Vũ Khoan

Trong những ngày này, người dân Singapore đau buồn tiễn đưa về nơi vĩnh hằng ông Lý Quang Diệu – người được tôn vinh là người cha của quốc đảo phồn vinh, tươi đẹp, yên bình với một bộ máy quản lý hữu hiệu và trong sạch. Cả thế giới đều bày tỏ niềm tiếc thương một chính khách uyên thâm, tài ba đã ra đi.

Cá nhân tôi có may mắn được trực tiếp tiếp xúc, chuyện trò với ông Lý nhiều lần và không bao giờ quên những kỷ niệm sâu sắc về ông. Số là, đầu thập niên 1990, khi thoát dần khỏi thế bị bao vây, cấm vận, nước ta quyết định ưu tiên nối lại quan hệ hợp tác với các nước Đông Nam Á, trong đó có Singapore. Với mục đích đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã dẫn đầu một Đoàn đại biểu Chính phủ ta đi thăm các nước trong khu vực và với tư cách Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, tôi đã được cử đi tiền trạm rồi tham gia Đoàn. Continue reading “Ông Lý Quang Diệu như tôi được biết”

Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?

leepic

Nguồn: Bill Emmott, “What Comes after Lee Kuan Yew?”, Project Syndicate, 25/03/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tất cả các nhà lãnh đạo chính trị đều lo lắng về các di sản của họ. Lý Quang Diệu – người đã nắm quyền lãnh đạo Singapore trực tiếp hoặc gián tiếp hơn nửa thế kỷ và vẫn duy trì được ảnh hưởng cho đến khi qua đời ở tuổi 91 – có nhiều thời gian cầm quyền hơn hầu hết các nhà lãnh đạo khác để làm việc đó. Nhiều cuốn hồi ký đã chứng thực mối bận tâm của Lý Quang Diệu về di sản của mình, mặc dù thành công phi thường của Singapore dưới sự lãnh đạo của ông là minh chứng cho di sản đó. Thích ông hay không – và có nhiều người đã không thích ông – thì không ai có thể phủ nhận sự thịnh vượng và ổn định lâu dài và nổi bật của quốc gia-thành phố này.

Tuy nhiên, nỗ lực đưa vào những cuốn hồi ký của người đàn ông đã tự gọi mình là “Bộ trưởng Cố vấn” trong những năm gần đây cung cấp một đầu mối về mối quan tâm chủ yếu của Lý Quang Diệu. Di sản của ông về sự thành công trong quá khứ của Singapore có thể rõ ràng, nhưng còn tương lai thì sao? Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Lý Quang Diệu qua đời?”

Di sản quý nhất của Lý Quang Diệu: Đảng Hành động Nhân dân

 15321544e

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử gia nổi tiếng Lord Acton từng nói: Quyền lực thì có xu hướng suy đồi; quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối. Danh ngôn bất hủ này được lịch sử chứng minh là có tính quy luật phổ biến trên toàn cầu và đúng với hầu hết các trường hợp. Sự kiện Đảng Cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa của siêu cường Liên Xô tan rã là một thí dụ điển hình về sự suy đồi của quyền lực, cho dù Đảng và nhà nước này được vũ trang bằng hệ tư tưởng được coi là tiên tiến nhất và trên thực tế cũng từng giành được những thắng lợi vĩ đại trong cách mạng, trong chiến tranh chống xâm lược và trong xây dựng đất nước.

Singapore là một trường hợp không tuân theo quy luật lịch sử mà Lord Acton đã tổng kết. Đảng Hành động nhân dân tại đây liên tục sử dụng quyền lực tuyệt đối để lãnh đạo đất nước Singapore trong suốt hơn nửa thế kỷ qua mà không xảy ra suy thoái, tham nhũng biến chất. Trường hợp hi hữu này rất đáng để các nước nghiên cứu học tập. Continue reading “Di sản quý nhất của Lý Quang Diệu: Đảng Hành động Nhân dân”

Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore

jdlky20e_0

Nguồn: Ang Cheng Guan, “Singapore and the World View of Lee Kuan Yew”, The Diplomat, 04/03/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

“Thuyết anh hùng tạo lịch sử” (Great Man Theory of History) gắn chặt với sử gia Scotland Thomas Carlyle (1797-1881) có lẽ không còn thời thượng lắm với các sử gia ngày nay. Carlyle, người đã viết nên câu đáng nhớ – “Lịch sử của thế giới chỉ là tiểu sử của những người hùng”. Carlyle có thể đã phóng đại vai trò của các người hùng và đánh giá thấp các lực lượng xã hội, kinh tế và các lực lượng khác vốn đã làm nên “người hùng” của ông, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gạt bỏ hoàn toàn tầm quan trọng và ảnh hưởng của một số cá nhân. Đúng hơn, một cách tiếp cận kết hợp sẽ hoàn bị hơn. Thật vậy, như nhà tâm lý học và triết gia Mỹ William James đã lập luận trong bài giảng trước Hội Nghiên cứu Lịch sử Tự nhiên Harvard tháng 10 năm 1880, các người hùng có khả năng gây ảnh hưởng và định hình tư duy của xã hội. Continue reading “Thế giới quan Lý Quang Diệu và chính sách đối ngoại Singapore”

Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu

_81195609_020914365afp

Nguồn:In quotes: Lee Kuan Yew“, BBC, 22/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương

Lý Quang Diệu là chính khách nổi tiếng đã biến Singapore từ một thành phố cảng nhỏ thành một trung tâm tài chính toàn cầu.

Ông cho rằng người dân nên được uốn nắn bởi chính phủ để thành các quốc gia (hiệu quả) – và ông cũng không hối hận về những chính sách mà mình đã đề ra cho mục tiêu này.

Tách ra khỏi Malaysia

Trích từ một buổi họp báo đầy xúc cảm vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau khi Malaysia bỏ phiếu trục xuất Singapore: Continue reading “Những câu nói nổi tiếng của Lý Quang Diệu”

#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời

LeeKuanYew

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Personal Life: Choosing when to Go”, in L.K Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 294-301.

Biên dịch: Nguyễn Tiến Chương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Trình tự công việc hằng ngày của tôi đã được định sẵn. Tôi thức dậy, kiểm tra email, đọc tin tức, tập thể dục và ăn trưa. Sau đó, tôi đến văn phòng tại Instana, kiểm tra các văn bản và viết các bài báo hoặc bài phát biểu. Vào buổi chiều hoặc tối, tôi thỉnh thoảng có lịch phỏng vấn với các nhà báo, sau đó tôi có thể dành một hoặc hai giờ học tiếng Hoa.

Tôi tập thể dục như một thói quen hằng ngày. Ở tuổi 89, tôi có thể đứng lên mà không cần đến gậy đỡ. Khi tôi còn ở độ tuổi 30, tôi thích hút thuốc và uống bia. Tôi bỏ thuốc lá vì nó đã làm tôi mất giọng trong các chiến dịch tranh cử. Việc này xảy ra trước khi có những nghiên cứu y tế về việc hút thuốc có thể dẫn đến ung thư phổi và cổ họng. Kỳ lạ hơn, sau đó tôi trở nên dị ứng với thuốc lá. Continue reading “#248B – Lý Quang Diệu viết về những ngày cuối đời”

Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603

Andries-van-Eertvelt-xx-Dutch-Ships-Running-Down-Onto-a-Rocky-Shore

Nguồn: Navin Rajagobal, “Roots of international law in 1603 incident off Changi,” The Straits Times, 23/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi muốn nhân cơ hội này để nhấn mạnh một sự kiện lịch sử quan trọng với những hậu quả toàn cầu lâu dài diễn ra rất gần hòn đảo của chúng ta. Rất ít người dân Singapore nhận thức được sự kiện này, và tôi không trách cứ gì họ, bởi nó diễn ra năm 1603. Thứ Tư này, 25 tháng 2, đánh dấu 412 năm sự kiện diễn ra.

Sự kiện tôi đang đề cập đến diễn ra gần bờ biển phía Đông của Singapore, gần Changi. Santa Catarina, con tàu buôn Bồ Đào Nha với thuyền trưởng Sebastian Serrao, đã bị một tàu nhỏ hơn do Jacob van Heemskerk đến từ Hà Lan tấn công và bắt giữ. Santa Catarina và hàng hóa quý giá của nó: lụa, đồ sứ, long não, và các chiến lợi phẩm khác nhanh chóng được lai dắt về Amsterdam. Khi bán đấu giá, số tiền thu được lên tới gần 300.000 bảng Anh, một khoản tiền lớn đối với Bắc Âu thế kỷ 17. Continue reading “Nguồn của Luật Quốc tế trong Sự kiện ngoài khơi Changi 1603”

Sự chia rẽ của giới tinh hoa Singapore

ST_20120919_LLCPIB19_3304804e

Tác giả: Michael Barr | Biên dịch: Trần Thị Thục Huyền

Những khó khăn của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) trong cuộc bầu cử đầy kịch tính năm 2011 ở Singapore đã dẫn đến suy đoán về khả năng một đảng đối lập giành được chiến thắng trong tương lai. Một dòng tư tưởng mới xuất hiện bên phe đối lập cho rằng sự thay đổi như vậy rất có thể sẽ diễn ra theo sau một sự chia rẽ trầm trọng trong Nội các. Theo đó, một phe đối lập được củng cố trong Quốc hội sẽ liên kết với một nhóm chống đối trong Nội các. Sự thay đổi này, nếu diễn ra, sẽ giống với “Mô hình Đài Loan” – theo đó dân chủ và sự thay đổi chính phủ đã xảy ra sau khi Chủ tịch Quốc Dân Đảng Lý Đăng Huy đã ủng hộ trên thực tế phe đối lập là Dân Tiến Đảng, làm cho Quốc Dân Đảng chia làm hai phe trong nội bộ và chia làm ba phe khi bỏ phiếu bầu cử. Continue reading “Sự chia rẽ của giới tinh hoa Singapore”

#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Nguồn: Richard Robison (1996). “The politics of ‘Asian values’”, The Pacific Review, Vol. 9, No. 3, pp. 309-327.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài viết này lập luận rằng một loạt các tư tưởng chính trị chuyên chế và bảo thủ đã được những người châu Á ủng hộ coi như là một cấu thành văn hóa trong xã hội Á châu. Thông qua đó, họ cố bảo vệ quan điểm của mình trước giới phê bình trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, những giá trị về hệ thống trung ương tập quyền ẩn chứa trong các “giá trị châu Á” phải hứng chịu sức ép khi mà chủ nghĩa tư bản công nghiệp làm chuyển đổi xã hội châu Á và các nền kinh tế khu vực trở nên quốc tế hóa. Trớ trêu thay, các giá trị châu Á được các nhà tân bảo thủ theo định hướng thị trường ở phương Tây mô tả như là mô hình cho tương lai. Các giá trị này kết hợp với nhautrong phức hợp giữa chủ nghĩa bảo thủ xã hội với các chính sách nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế. Continue reading “#190 – Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á”

#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Population”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 217-227.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

Nếu tôi phụ trách Singapore ngày nay, tôi sẽ áp dụng chương trình thưởng sinh nở tương đương với 2 năm lương trung bình của một người Singapore. Tổng số tiền sẽ đủ để nuôi đứa bé tới khi nó bắt đầu vào tiểu học là ít. Tôi có kỳ vọng số lượng trẻ em sẽ tăng lên đáng kể không? Không. Tôi tin rằng thậm chí cả những khoản khuyến khích bằng tiền hậu hĩnh cũng sẽ chỉ có tác động nhỏ lên tỉ lệ sinh nở. Nhưng tôi vẫn sẽ hành động và đưa ra chương trình thưởng, ít nhất 1 năm, chỉ để chứng minh rằng tỉ lệ sinh nở thấp của chúng ta chẳng liên quan gì tới những nhân tố kinh tế hay tài chính, như chi phí sống đắt đỏ hay thiếu hụt trợ giúp của chính phủ cho các bậc cha mẹ. Thực ra đây là kết quả của phong cách sống và nếp nghĩ thay đổi. Continue reading “#189 – Lý Quang Diệu viết về vấn đề dân số của Singapore”

#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: The Economy”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 228-237.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Singapore có một nền kinh tế rất mở. Từ khi chúng ta tách khỏi Malaysia, chúng ta đã xác định rằng, là một thành phố cảng bị cắt lìa khỏi lục địa, chúng ta không còn con đường nào khác để phát triển ngoài việc tạo ra những liên kết sâu rộng với phần còn lại của thế giới. Chúng ta thịnh vượng đi lên từ những kết nối này, tận dụng đà tăng trưởng mạnh mẽ diễn ra trên khắp thế giới sau Thế chiến thứ hai. Ngày nay, theo số liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới, tỉ lệ thương mại trên GDP của chúng ta (416%) vượt xa con số của láng giềng Malaysia (167%) và Indonesia (47%) cũng như những nền kinh tế Châu Á khác vốn cùng theo đuổi chính sách hướng tới xuất khẩu trong nỗ lực hiện đại hoá, như Đài Loan (135%), Hàn Quốc (107%), và Thái Lan (138%). Chỉ có Hồng Kông (393%) là có nền kinh tế mở như của Singapore – và đó là nếu tính cả việc kinh doanh với Trung Quốc là ngoại thương. Continue reading “#183 – Lý Quang Diệu viết về kinh tế Singapore”

#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “Singapore: Politics”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 205-216.

Biên dịch: Ngô Trần Thanh Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các phần khác của cuốn One Man’s View of the World

Một kết quả tổng tuyển cử như vào tháng 5/2011 sớm hay muộn cũng sẽ xảy ra. Đảng Hành động Nhân dân (People’s Action Party – PAP) giành được trung bình 60,1% số phiếu trên toàn quốc và mất sáu ghế – kết quả tồi tệ nhất kể từ khi Singapore giành độc lập năm 1965. Sự thống trị gần như áp đảo của PAP trong các cuộc bầu cử trước đó đã không thể duy trì được về lâu dài. Nó từng xảy ra do thế hệ lớn lên cùng nền độc lập của Singapore đã chứng kiến tiêu chuẩn sống tăng lên đáng kể từ một mức thấp. Continue reading “#179 – Lý Quang Diệu viết về chính trị Singapore”