Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi’s new diplomacy keeps Putin’s war at arm’s length,” Nikkei Asia, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trung Quốc đã trở nên gần gũi hơn với Kazakhstan, khi quốc gia Trung Á này bắt đầu không còn thân thiện với Moscow.

Trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên sau bảy tháng, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trò chuyện cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình với thái độ khiêm tốn khác thường.

“Chúng tôi hiểu các nghi vấn và quan ngại của các bạn” về cuộc khủng hoảng Ukraine, ông nói vào ngày 15/09 tại Samarkand, Uzbekistan. “Trong cuộc họp ngày hôm nay, tất nhiên chúng tôi sẽ giải thích lập trường của mình, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết lập trường của chúng tôi về vấn đề này, dù chúng tôi đã từng nói về điều này trước đây.” Continue reading “Lý do Tập muốn giữ khoảng cách với cuộc chiến của Putin”

Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin

Nguồn: Sergey Radchenko, “Coups in the Kremlin,” Foreign Affairs, 22/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lịch sử của những cuộc tranh giành quyền lực ở Nga cho chúng ta biết gì về tương lai của Putin?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hoàn toàn xa rời thực tế. Ông vừa tuyên bố tổng động viên một phần để đảo ngược thất bại của mình ở Ukraine, và còn tung ra những luận điệu về vũ khí hạt nhân của Nga, một dấu hiệu cho thấy ông đã rơi vào tuyệt vọng. Chiến tranh càng kéo dài, đất nước của ông càng bị cô lập với phần còn lại của thế giới. Nga cũng phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc để giữ cho nền kinh tế của họ không sụp đổ dưới sức nặng của các lệnh trừng phạt, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc bày tỏ quan ngại về cuộc xâm lược. Thất bại trong việc chiếm Kyiv, và những bước lùi gần đây tại khu vực Kharkiv ở miền đông Ukraine đã khiến các nhà bình luận ủng hộ Putin cũng phải nghi ngờ về quyết định của ông. Trong bối cảnh đó, có lẽ nhiều người Nga đã bắt đầu đặt câu hỏi rằng: Putin có thể nắm quyền và theo đuổi cuộc chiến man rợ của mình thêm bao lâu nữa. Một số ít các quan chức cấp tỉnh – những người mạnh dạn kiến nghị yêu cầu Putin từ chức – đã công khai bày tỏ điều mà nhiều thành viên của giới tinh hoa chính trị Nga đang cân nhắc một cách riêng tư. Hẳn là có ai đó trong những hành lang âm u của Điện Kremlin sẽ quyết định rằng ông ta phải ra đi. Continue reading “Lịch sử những cuộc đảo chính ở Điện Kremlin”

Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine

Nguồn: Anton Troianovski & Keith Bradsher, “Chinese Support for Putin’s War Looks More Shaky After Summit”, The New York Times, 15/09/2022.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hôm Thứ Năm 15/9/2022, Tổng thống Nga Vladimir V. Putin nói Moskva hiểu rằng Trung Quốc có “nghi vấn và lo ngại” về cuộc chiến tranh ở Ukraine. Đây là một lời thừa nhận đáng chú ý, cho dù khó hiểu, từ ông Putin đối với việc Bắc Kinh có thể không hoàn toàn tán thành Nga xâm lược Ukraine.

Trong cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với ông Putin kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu, người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đã có giọng điệu ôn hòa hơn nhiều so với Tổng thống Nga, và trong các bình luận công khai của mình, ông Tập hoàn toàn tránh đề cập đến Ukraine. Continue reading “Trung Quốc ngày càng dao động trong việc ủng hộ Nga xâm lược Ukraine”

Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin

Nguồn: Alexey Kovalev, “Putin Has a New Opposition—and It’s Furious at Defeat in Ukraine,” Foreign Policy, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Những thành viên cánh hữu theo chủ nghĩa dân tộc đang truyền bá câu chuyện về “kẻ đâm sau lưng” để giải thích cho thất bại của Nga.

Một phong trào đối lập mới đang dần thành hình ở Nga, nhưng nó không ủng hộ dân chủ, cũng không phải phong trào phản chiến. Thay vào đó, nó là hình thái cực đoan nhất của nhóm ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin, những người đang ngày càng trở nên phẫn nộ với thảm họa quân sự của Nga sau 6 tháng chiến đấu ở Ukraine. Họ muốn Putin leo thang chiến tranh, sử dụng các loại vũ khí tàn khốc hơn, và tấn công thường dân Ukraine theo những cách thậm chí còn tàn nhẫn hơn. Họ đã công khai chỉ trích giới lãnh đạo quân sự và chính trị Nga vì đã kiềm chế, không sử dụng toàn bộ sức mạnh của Nga – dù rằng họ hiếm khi nhắc tên Putin. Continue reading “Phong trào chủ chiến cực hữu: Đối thủ mới của Putin”

Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt

Nguồn: Gideon Rachman, “The Ukraine war has reached a turning point,” Financial Times, 12/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sau khi người Nga thất thế, một giai đoạn mới và nguy hiểm hơn trong cuộc xung đột đã bắt đầu.

Cảnh tượng quân đội Nga rút lui thành hàng dài ở Ukraine là điều đáng chú ý – nhưng không có gì đáng ngạc nhiên.

Đối với Nga, cuộc chiến này đã đi theo hướng tồi tệ ngay từ những ngày đầu. Vladimir Putin đã không đạt được chiến thắng chớp nhoáng mà ông mong muốn vào ngày 24/02. Đến tháng 4, người Nga đã buộc phải rút lui trong nhục nhã sau khi tìm cách chiếm đóng Kyiv. Continue reading “Cuộc chiến ở Ukraine đã đi đến bước ngoặt”

Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga

Nguồn: Gideon Rachman, “Putin, Gorbachev and two visions of Russian greatness,” Financial Times, 05/09/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điện Kremlin đã quay trở lại với các phương pháp và mục tiêu dựa trên sự chinh phạt, sự sợ hãi và tàn bạo.

Donald Trump từng hứa sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại. Khẩu hiệu yêu thích của Tập Cận Bình là hướng đến “sự phục hưng vĩ đại” của dân tộc Trung Hoa. Vladimir Putin cũng được thúc đẩy bởi một mong muốn tương tự: hồi sinh nước Nga vĩ đại.

Nhưng thế nào là một quốc gia vĩ đại? Putin và Mikhail Gorbachev, người vừa qua đời vào tuần trước, lại có suy nghĩ khác nhau. Continue reading “Putin, Gorbachev, và hai tầm nhìn về sự vĩ đại của nước Nga”

Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine

Nguồn: John J. Mearsheimer, “Playing With Fire in Ukraine,” Foreign Affairs, 17/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Về những rủi ro không được đánh giá đúng mực của leo thang chiến tranh.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây dường như đã đạt được đồng thuận về cuộc chiến ở Ukraine: xung đột sẽ đi vào bế tắc kéo dài, và cuối cùng, nước Nga suy yếu sẽ chấp nhận một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Mỹ và các đồng minh NATO, cũng như Ukraine. Dù các quan chức thừa nhận cả Washington và Moscow đều có thể leo thang để giành lợi thế, hoặc để ngăn thất bại, nhưng họ cho rằng vẫn có thể tránh được leo thang thảm khốc. Hiếm có ai cho rằng lực lượng Mỹ sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc giao tranh, hay Nga sẽ dám sử dụng vũ khí hạt nhân.

Washington và các đồng minh đang quá ung dung. Dù đúng là có thể tránh được thảm họa leo thang, nhưng khả năng quản lý mối nguy này của các bên tham chiến là không chắc chắn. Về cơ bản thì rủi ro lớn hơn đáng kể so với những gì chúng ta nghĩ. Và bởi vì hậu quả của leo thang có thể bao gồm một cuộc chiến lớn ở châu Âu, thậm chí bao gồm sự hủy diệt hạt nhân, nên lại càng có lý do chính đáng để lo ngại. Continue reading “Phân tích các kịch bản leo thang chiến tranh ở Ukraine”

Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?

Nguồn: Paul Krugman, “Of Dictators and Trade Surpluses,” New York Times, 22/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo một cuộc thăm dò mới đây của NBC News, cử tri Mỹ hiện đang coi “các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước họ phải đối mặt. Điều này vừa đáng lo ngại, vừa đáng hoan nghênh – vì nó có nghĩa là mọi người đã chú ý. Cũng cần lưu ý rằng đây không chỉ là vấn đề của riêng nước Mỹ. Các nền dân chủ đang sa sút trên toàn thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Economist Intelligence Unit, hiện có 59 quốc gia theo chế độ chuyên chế, tương đương 37% dân số thế giới.

Tuy nhiên, trong số 59 chế độ này, chỉ có hai chế độ – Trung Quốc và Nga – là đủ mạnh để gây ra những thách thức lớn đối với trật tự quốc tế. Continue reading “Thặng dư thương mại của Nga và Trung Quốc là tốt hay xấu?”

Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga

Nguồn: Jeffrey Sonnenfeld và Steven Tian, “Actually, the Russian Economy Is Imploding,” Foreign Policy, 22/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn giải chín hiểu lầm về tác động của các lệnh trừng phạt và việc các tập đoàn rút khỏi Nga.

Đã năm tháng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách và nhà bình luận phương Tây vẫn thiếu hiểu biết đến mức đáng kinh ngạc về khía cạnh kinh tế trong cuộc xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin, và ý nghĩa của nó đối với vị thế kinh tế của Nga ở trong và ngoài nước.

Dù nhiều người cho rằng chúng không hiệu quả hoặc gây thất vọng, nhưng thực ra các lệnh trừng phạt quốc tế và việc nhiều tập đoàn tự nguyện rút lui khỏi Nga đã có tác động tàn phá nền kinh tế nước này. Nền kinh tế suy thoái đóng vai trò là một đòn giáng mạnh mẽ, dù không được đánh giá cao, bổ sung cho bối cảnh chính trị tồi tệ mà Putin phải đối mặt. Continue reading “Mổ xẻ 9 hiểu lầm về tình hình kinh tế Nga”

Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga

Nguồn:Much of Russia’s intellectual elite has fled the country,” The Economist, 09/08/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc di cư sẽ có những tác động đáng kể đối với nước Nga và với chính những người lưu vong.

Vào một đêm thứ Bảy ấm áp và mát mẻ, khoảng vài chục người Nga – hầu hết đang trong độ tuổi 20 và 30 – đã cùng nhau chen chúc trong một căn hộ nhỏ kiểu Liên Xô ở Vakke, khu nhà giàu thuộc Tbilisi, thủ đô của Gruzia, và giờ đây, là ngôi nhà mới của họ. Trong khi hàng nghìn đồng hương khác đang thưởng thức đồ ăn và rượu của Gruzia trong các quán cà phê đường phố và quán bar nói tiếng Nga, thì những người này quây quần bên chiếc máy chiếu, tổ chức một sự kiện mà họ gọi là “hội nghị tại gia”. Continue reading “Cuộc di cư khổng lồ của tầng lớp trí thức Nga”

Nhà nước cảnh sát mới của Putin

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Putin’s New Police State,” Foreign Affairs, 27/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bóng tối của chiến tranh, FSB đang áp dụng các phương pháp của Stalin.

Kể từ mùa xuân năm 2022, một thế lực mới đáng sợ đã bắt đầu lan tràn khắp xã hội Nga. Các nhà hoạt động phản đối “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine đang bị vây bắt. Những người phản đối chế độ, và thậm chí cả những công dân bình thường nhưng có quan hệ không được phép với nước ngoài, đang bị tống vào nhà tù Lefortovo ở Moscow, nơi mà dưới thời Stalin, các tù nhân chính trị đã bị tra tấn và hành quyết. Các sĩ quan biên phòng đặc biệt đã thẩm vấn và đe dọa những người Nga đang cố gắng rời đi hoặc quay trở lại. Nhưng ngay cả những người đã trốn thoát cũng không được an toàn. Những người lưu vong dám lên tiếng công khai đang bị điều tra, và người thân của họ ở Nga đang bị chế độ sách nhiễu. Trong khi đó, lực lượng bảo an đang truy quét các công ty Nga thu mua nguyên liệu thô và máy móc nước ngoài, thay vì sử dụng sản phẩm trong nước. Continue reading “Nhà nước cảnh sát mới của Putin”

Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?

Nguồn: Richard K. Betts, “Thinking About the Unthinkable in Ukraine“, Foreign Affairs, 04/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Điều gì sẽ xảy ra nếu Putin quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân?

Trong lúc cuộc chiến ở Ukraine trở nên gay gắt hơn, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định sử dụng đến luận điệu hạt nhân. “Bất cứ ai cố gắng cản đường chúng ta, chứ chưa nói đến việc tạo ra các mối đe dọa cho đất nước và nhân dân Nga, phải hiểu rằng phản ứng của Nga sẽ là ngay lập tức và sẽ dẫn đến những hậu quả chưa từng thấy trong lịch sử,” Putin đã tuyên bố như vậy vào tháng 2 – tuyên bố đầu tiên trong rất nhiều tuyên bố cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà quan sát phương Tây đã gạt bỏ luận điệu này, xem nó như một trò dọa suông. Suy cho cùng, bên nào bắn phát súng hạt nhân đầu tiên cũng sẽ tự đặt mình vào một canh bạc cực kỳ rủi ro: đặt cược rằng đối thủ của mình sẽ không trả đũa theo cách tương đương, hoặc gây thiệt hại lớn hơn. Đó là lý do tại sao rất khó xảy ra trường hợp các nhà lãnh đạo với đầu óc tỉnh táo sẽ thực sự phát động quá trình tấn công hạt nhân vốn có thể hủy diệt chính đất nước mình. Tuy nhiên, khi nói về vũ khí hạt nhân, “rất khó xảy ra” vẫn là điều không đủ tốt. Continue reading “Phương Tây sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine?”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Chia để trị

Các hình phạt của phương Tây có thể không làm thay đổi tư duy của Moscow. Tuy nhiên, chúng rõ ràng đã làm tổn thương một số thành phần dân cư Nga: cụ thể là giới tinh hoa của đất nước và tầng lớp trung lưu thành thị. Các chính phủ, trường đại học, và các tổ chức khác trên khắp thế giới đã hủy bỏ hàng nghìn dự án khoa học và học thuật với các nhà nghiên cứu Nga. Các dịch vụ mà trước đó đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của nhiều nhân viên văn phòng Nga – từ Facebook đến Netflix, và cả Zoom – đột nhiên không còn khả dụng nữa. Người Nga không thể nâng cấp MacBook hoặc iPhone của mình. Việc xin thị thực nhập cảnh vào Vương quốc Anh hoặc Liên minh châu Âu đã trở nên vô cùng khó khăn, và ngay cả nếu có thành công, thì cũng chẳng chuyến bay hoặc chuyến tàu nào có thể đưa họ thẳng đến đó. Họ không còn có thể sử dụng thẻ tín dụng của mình ở nước ngoài, hoặc thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ nước ngoài. Đối với dân cư thành thị Nga, cuộc xâm lược của nước họ đã khiến cuộc sống trở nên khó khăn hơn trước. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P2)”

Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)

Nguồn: Vladislav Zubok, “Can Putin Survive?,” Foreign Affairs, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Putin đã học được bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô.

Ngày 09/05/2022, một đoàn xe tăng và pháo binh đổ dồn về Quảng trường Đỏ ở Moscow. Hơn 10.000 binh sĩ diễu hành qua các đường phố của thành phố. Đó là cảnh tượng của cuộc diễu binh thường niên lần thứ 27 nhân dịp Ngày Chiến thắng của Nga, nhằm kỷ niệm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc Xã trong Thế chiến II. Tổng thống Nga Vladimir Putin, người chủ trì buổi lễ, đã có bài phát biểu ca ngợi quân đội và lòng dũng cảm của đất nước mình. “Việc bảo vệ tổ quốc khi vận mệnh của chúng ta bị đe dọa luôn là điều thiêng liêng,” ông nói. “Chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc.” Putin đang nói về quá khứ, nhưng cũng đồng thời nói về hiện tại, truyền tải một thông điệp rõ ràng cho phần còn lại của thế giới: Nga sẽ quyết tâm tiếp tục cuộc chiến đối với Ukraine. Continue reading “Liệu Putin có thể đứng vững? (P1)”

Năm thuyết âm mưu mà Putin đã vũ khí hóa

Nguồn: Ilya Yablokov, “The Five Conspiracy Theories That Putin Has Weaponized”, New York Times, 25/04/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Nga của Vladimir Putin đang được thúc đẩy bởi các thuyết âm mưu.

Suốt 20 năm qua, nhiều nhà báo và quan chức đã phối hợp với Điện Kremlin, ‘vui vẻ’ phổ biến thông tin sai lệch. Dù chúng có phi lý đến đâu – chẳng hạn như CIA đang âm mưu lật đổ Putin – những câu chuyện tưởng tượng này đều phục vụ một mục đích rõ ràng: củng cố chế độ và đảm bảo sự ủng hộ của công chúng dành cho hành động của nó. Dù quan điểm cá nhân của từng thành viên trong chế độ là gì, dường như một điều rõ ràng là các thuyết âm mưu này không đóng vai trò nào trong các tính toán chính trị. Chúng là những câu chuyện được thiết kế để lý giải những gì mà chế độ đang làm, vì mục đích riêng của nó. Continue reading “Năm thuyết âm mưu mà Putin đã vũ khí hóa”

Mỗi khi nói đến “Đại Nga” Putin đều nghĩ đến các nước thành viên NATO này

Nguồn: “Nato-Länder: Putins „großrussisches“ Imperium wäre Europas Albtraum”, WELT, 14/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Mới đây Tổng thống Nga đã tự ví mình với Nga Hoàng Peter Đại đế. Phương châm của ông ta là cần khẩn trương “thu hồi các vùng lãnh thổ”. Nếu Vladimir Putin muốn khôi phục đế chế “Đại Nga”, ông sẽ phải tấn công các nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ. 

Nhìn vào bản đồ của Đế chế Nga vào thời kỳ vĩ đại nhất hồi giữa thế kỷ 19, người ta không khỏi sởn gai ốc khi phần lớn châu Âu thuộc về Nga. Gần đây hơn, Putin tự ví mình với Peter Đại đế, người vào thế kỷ 18 không “chiếm đoạt” mà là “đòi lại” tài sản của Thụy Điển trên biển Baltic. Continue reading “Mỗi khi nói đến “Đại Nga” Putin đều nghĩ đến các nước thành viên NATO này”

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)

Nguồn: Jason Horowitz, “Vladimir Putin, Family Man,” New York Times, 13/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cô con gái ‘có kỷ luật’

Ngay từ đầu, câu chuyện cá nhân của Putin dường như luôn tràn ngập những điều tưởng tượng. Ông có một cuốn tiểu sử chính thức – được xuất bản vào năm 2001, khi ông lần đầu tiên nắm quyền với tư cách là nhà dân chủ thế hệ tiếp theo – để làm nổi bật hình ảnh người đàn ông gia đình cứng rắn nhưng anh hùng của mình. Trong đó, ông kể câu chuyện về việc đích thân cứu cả nhà, giữa lúc đang khỏa thân, khi một phòng tắm hơi bị hư hỏng đã thiêu rụi căn biệt thự bằng gỗ của họ. Continue reading “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P2)”

Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)

Nguồn: Jason Horowitz, “Vladimir Putin, Family Man,” New York Times, 13/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khi các quốc gia phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt lên những người thân cận với nhà lãnh đạo Nga, bao gồm cả các thành viên trong gia đình ông, bí mật về cuộc sống riêng tư của vị tổng thống đang dần bị hé lộ.

Vladimir Putin không thích những kẻ tọc mạch.

Đó là năm 2008, và Tổng thống Nga, khi ấy 56 tuổi, sau 8 năm đứng trên đỉnh cao quyền lực, đã xuất hiện trong một cuộc họp báo tại Villa Certosa xa hoa ở xứ Sardinia. Bên cạnh là đồng minh thân cận nhất của ông ở Tây Âu, Silvio Berlusconi, ông trùm truyền thông kiêm Thủ tướng Ý nổi tiếng là đi theo chủ nghĩa khoái lạc, người chia sẻ với ông nhiều sở thích, từ những chuyện đùa thô tục, đến những đồ trang trí lộng lẫy và khối tài sản kếch xù. Continue reading “Vén màn bí mật đời tư Vladimir Putin (P1)”

Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Will Teaching Aggressors a Lesson Deter Future Wars?,” Foreign Policy, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lời kêu gọi giành chiến thắng quyết định trước quân Nga là sai lầm, và không nhất thiết sẽ ngăn cản Putin hoặc những người khác sử dụng vũ lực.

Những nhân vật phương Tây – chẳng hạn như Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg – ủng hộ việc hỗ trợ ngày càng nhiều hơn cho Ukraine đôi khi ám chỉ rằng một thất bại quyết định đối với người Nga sẽ giúp ngăn cản chiến tranh trong tương lai ở những nơi khác. Nếu Nga bị đánh bại hoàn toàn, hoặc chí ít là không thể đạt được bất kỳ lợi ích đáng kể nào, thì phương Tây sẽ chứng minh rằng “hiếu chiến là vô ích.” Không chỉ riêng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ rút ra bài học cho mình và không bao giờ thử bất cứ điều gì giống như cuộc chiến này nữa, mà các nhà lãnh đạo khác đang dự tính sử dụng vũ lực – chẳng hạn như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình – cũng buộc phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động tương tự. Continue reading “Đánh bại Nga có giúp ngăn chặn chiến tranh trong tương lai?”

Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất

Nguồn: Ehemaliger KGB-Agent Sergej Jirnow: „Strategisch hat Putin diesen Krieg bereits verloren!“, WELT, 03/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Cựu điệp viên KGB Sergei Yirnov biết rõ về Vladimir Putin. Tổng thống Nga ngày càng bị cô lập ở trong Điện Kremlin, nhưng ông ta lại sống trong một thế giới song song đầy nguy hiểm. Tuy nhiên người hiểu rõ về Putin này lại lo lắng nhất về một tính cách khác của vị tổng thống.

Chuyện xảy ra vào buổi tối ngày Nga xâm lược Ukraine. Trên truyền hình Pháp, một cựu điệp viên Nga khiến khán giả hoảng hốt khi ông nói Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Ngay lập tức ông bị mạng xã hội tấn công tới tấp và nhiều chuyên gia cho rằng ông là một kẻ tán thành chiến tranh. Ba ngày sau đó, Vladimir Putin tuyên bố đặt kho vũ khí hạt nhân của mình vào tình trạng báo động. Kể từ đó người ta mới bắt đầu chú ý lắng nghe Sergei Jirnov. Continue reading “Cựu điệp viên KGB: Khi mù quáng Putin có thể làm những điều tồi tệ nhất”