Featured

Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024

Download toàn văn báo cáo (PDF) tại đây: Du an Nghiencuuquocte-Annual report_2023

II. Hoạt động năm 2023

Trong năm 2023, Dự án xuất bản tổng cộng 797 bài, đạt trung bình 2,18 bài mỗi ngày. Tổng số lượt đọc của trang đạt hơn 7 triệu lượt trong cả năm.

Chất lượng của Dự án vẫn tiếp tục được duy trì và phát huy. Nhiều bài bám sát các sự kiện thời sự trong và ngoài nước, thu hút được sự quan tâm lớn của độc giả. Trong năm 2023, các vấn đề thu hút được sự quan tâm của độc giả vẫn xoay quanh cuộc chiến của Nga ở Ukraine, quan hệ Nga – phương Tây, tình hình Trung Quốc và quan hệ Mỹ – Trung, các vấn đề liên quan đến Việt Nam…., thể hiện qua danh sách các bài được đọc nhiều nhất trong năm dưới đây: Continue reading “Báo cáo Thường niên 2023 và Kêu gọi tài trợ năm 2024”

Nhật Bản có thể là nơi trú ẩn rủi ro Trung Quốc trong bao lâu?

Nguồn: Gideon Rachman, “How long can Japan remain a haven from China?,” Financial Times, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Con người, tiền bạc, và thương mại đang hướng tới Nhật Bản nhưng cơ hội ngắn hạn có thể trở thành vấn đề dài hạn.

Trung Đông đang chìm trong biển lửa. Châu Âu đang có chiến tranh. Còn Mỹ thì đang hỗn loạn. May mắn thay, tôi đang ở Nhật Bản, nơi mà mùa hoa anh đào đang kết thúc một cách nhẹ nhàng.

Rõ ràng, có một số người xem Nhật Bản là nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ khó khăn. Jack Ma, tỷ phú sáng lập Alibaba, đã chuyển đến Nhật sau khi không còn được ủng hộ ở quê nhà Trung Quốc. Ngay sau khi đến Tokyo, tôi cũng vô tình đi ngang qua Roman Abramovich – nhà tài phiệt Nga đang dính nhiều lệnh trừng phạt – trên một con phố nhỏ ở Omotesando, một khu mua sắm thời trang. (Chỉ là thoáng qua thôi, nhưng nét mặt bơ phờ, râu ria rậm rạp ấy rất khó nhầm lẫn.) Continue reading “Nhật Bản có thể là nơi trú ẩn rủi ro Trung Quốc trong bao lâu?”

Thế giới hôm nay: 03/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden lên án bạo lực trong biểu tình đang lan rộng khắp các trường đại học Mỹ. Ông nói: “Có quyền biểu tình nhưng không có quyền gây hỗn loạn.” Trước đó, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 200 người tại Đại học California, Los Angeles, sau khi những người biểu tình ủng hộ Palestine phớt lờ lệnh giải tán. Theo thống kê của hãng tin AP, số người biểu tình đại học bị bắt trên toàn quốc đã vượt quá 2.000 người.

Gazprom, gã khổng lồ khí đốt thuộc sở hữu nhà nước của Nga, báo cáo khoản lỗ ròng 629 tỷ rúp (6,9 tỷ USD) trong năm 2023, khoản lỗ theo năm đầu tiên sau khoảng hai thập niên. Công ty đã báo cáo lợi nhuận ròng 1,2 nghìn tỷ rúp vào năm trước. Châu Âu đã mua 40% lượng khí đốt từ Nga vào năm 2021, nhưng mùa đông không quá lạnh và chiến tranh ở Ukraine đã ảnh hưởng đến xuất khẩu của Nga, dự kiến sẽ giảm hơn nữa trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/05/2024”

Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin

Nguồn: Stephen M. Walt, “Appeasement Is Underrated,” Foreign Policy, 29/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biện hộ cho việc gạt bỏ hoạt động ngoại giao bằng cách viện dẫn thỏa thuận của Neville Chamberlain với Đức Quốc Xã là cố tình vận dụng sai lịch sử một cách thiếu hiểu biết.

Tôi phản đối việc kiểm duyệt, nhưng các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại ở Mỹ sẽ cải thiện đáng kể nếu các chính trị gia và học giả ngừng bảo vệ các khuyến nghị của mình bằng cách liên tục viện dẫn Neville Chamberlain và cái gọi là “bài học Munich.” Bất cứ khi nào ai đó nói với tôi rằng một sự kiện lịch sử nào đó chính là lý do tại sao Mỹ phải làm một điều gì đó ngày hôm nay, tôi lại có xu hướng nghĩ rằng mình đang bị lừa. Continue reading “Bài học lịch sử từ ‘chính sách xoa dịu’ trong việc đối phó với Putin”

02/05/1918: Tranh cãi về cách Mỹ tham chiến ở Mặt trận phía Tây

Nguồn: Allies argue over U.S. troops joining battle on Western Front, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại một hội nghị của các nhà lãnh đạo quân sự thuộc phe Đồng minh Hiệp ước tại Abbeville (Pháp), Mỹ, Anh và Pháp tranh cãi đã về cách quân đội Mỹ tham gia Thế chiến I.

Ngày 23/03, hai ngày sau khi Đức mở một chiến dịch tấn công lớn ở miền bắc nước Pháp, Thủ tướng Anh David Lloyd George đã gửi điện cho Đại sứ Anh ở Washington, Lord Reading, yêu cầu ông giải thích với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson rằng nếu không có sự giúp đỡ từ Mỹ, “chúng tôi không thể cung cấp cho các sư đoàn của mình trong một thời gian ngắn với tỷ lệ tổn thất hiện tại. Tình hình chắc chắn là rất nghiêm trọng và nếu Mỹ trì hoãn thì có thể sẽ quá muộn.” Continue reading “02/05/1918: Tranh cãi về cách Mỹ tham chiến ở Mặt trận phía Tây”

Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc thất nghiệp?

Nguồn:Why so many Chinese graduates cannot find work.” The Economist, 18/04/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vào khoảng thời gian này hàng năm, giới doanh nghiệp sẽ đến các trường đại học Trung Quốc để săn tìm nhân viên tiềm năng. Nhưng tâm trạng năm nay thật tệ. Mới đây tại một hội chợ việc làm ở Vũ Hán, một công ty đăng tin thuê thực tập sinh quản lý nhưng chỉ muốn những sinh viên tốt nghiệp loại ưu và chỉ trả 1.000 nhân dân tệ (140 USD) mỗi tháng, theo một bài đăng trên mạng xã hội. Tại một hội chợ ở Cát Lâm, hầu hết các vị trí đăng tuyển đều yêu cầu bằng cấp cao, theo lời một sinh viên sắp tốt nghiệp. “Lần sau đừng có mời chúng tôi nữa.” Một người khác phàn nàn rằng các công ty không tuyển người. Cô viết: Quá trình tuyển dụng là “một trò lừa dối.” Continue reading “Vì sao nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc thất nghiệp?”

Thế giới hôm nay: 02/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đụng độ bạo lực giữa các nhóm sinh viên biểu tình nổ ra tại Đại học California ở Los Angeles. Một nhóm ủng hộ Israel đã tấn công một khu trại ủng hộ Palestine bằng gậy và pháo hoa để chọc thủng hàng rào tự xây. Ban quản lý trường đã gọi cảnh sát và cho biết họ “phát ốm vì bạo lực vô nghĩa này.” Trước đó, hơn 100 người biểu tình đã bị bắt tại Đại học Columbia ở New York, sau khi họ chiếm Hội trường Hamilton của trường. Nhà Trắng cho biết những người biểu tình đã có “cách tiếp cận sai lầm.” Hiện đàn áp đã gây ra nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giữ nguyên lãi suất cơ bản, ở khoảng 5,25% đến 5,5%. Fed lưu ý “thiếu tiến bộ” trong đà giảm để đưa lạm phát xuống mục tiêu 2%. Các nhà đầu tư không mong đợi sẽ có cắt giảm lãi suất khi Fed họp vào tháng 6. Jerome Powell, chủ tịch Fed, cũng cho biết ông nghĩ việc tăng lãi suất sẽ “khó xảy ra.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/05/2024”

Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Iran-Israel War Is Just Getting Started,” Foreign Policy, 22/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào hai nước còn xung đột, họ sẽ còn đấu đá lẫn nhau – bất kể đồng minh của họ có khuyên gì.

Rạng sáng ngày 13/04, hai phép lạ đã xảy ra. Đầu tiên, để thể hiện sức mạnh kỹ thuật của mình, Israel – với sự giúp đỡ từ Anh, Pháp, Jordan, và Mỹ – đã đánh chặn khoảng 170 máy bay không người lái, 120 tên lửa đạn đạo, và 30 tên lửa hành trình bắn chủ yếu từ Iran về phía Israel, đạt tỷ lệ thành công 99%, giúp giảm thiểu thiệt hại về nhân mạng và cơ sở hạ tầng. Thứ hai, sau nhiều tháng bị các phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực và phải gánh chịu áp lực quốc tế ngày càng gia tăng, Israel đã nhận được một số thiện cảm và tin tức tích cực. Với thành công kép khi vừa đẩy lùi cuộc tấn công vừa cải thiện hình ảnh cho Israel, Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã khuyên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu: “Ông đã thắng. Hãy chấp nhận chiến thắng này đi.” Một loạt các đồng minh và chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên tương tự cho Israel. Continue reading “Chiến tranh Iran-Israel chỉ mới bắt đầu”

Tại sao Mỹ vẫn sẽ duy trì vị thế thống trị trong chiến tranh tàu ngầm?

Nguồn: Paul Dibb & Richard Brabin-Smith, “Why the US will stay dominant in undersea warfare”, The Strategist, 26/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Một số nhà bình luận tại Úc gần đây đã đưa ra những tuyên bố vội vàng về sự suy tàn của tàu ngầm Mỹ, cho rằng các công nghệ tiên tiến sẽ khiến tàu ngầm dễ bị tổn thương. Những người khác lại tranh luận rằng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ hiện nay ồn ào hơn tàu ngầm Trung Quốc và sẽ dễ dàng bị Trung Quốc phát hiện.

Continue reading “Tại sao Mỹ vẫn sẽ duy trì vị thế thống trị trong chiến tranh tàu ngầm?”

Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo

Nguồn: Niem Chheng, “Hun Sen declares ‘no backdown, negotiations’ on canal project”, Phnom Penh Post, 27/04/2024.

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Chủ tịch Thượng viện Hun Sen đã nói rõ rằng Campuchia sẽ không nhượng bộ hay đàm phán với bất kỳ quốc gia nào liên quan đến Kênh đào Funan Techo dài 180 km.

Ông nhấn mạnh Hiệp định Mekong năm 1995 không yêu cầu bất kỳ thành viên nào của Ủy ban sông Mê Công (MRC) phải làm như vậy.

“Tôi sẽ không nhượng bộ về vấn đề này và tôi muốn thẳng thắn nhấn mạnh rằng không cần thiết phải đàm phán. Đừng cố ép Campuchia vào bàn đàm phán”, ông nói khi phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Oknha Campuchia tổ chức vào tối 26/4. Continue reading “Hun Sen tuyên bố ‘không nhượng bộ, đàm phán’ về kênh đào Funan Techo”

Thế giới hôm nay: 01/05/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng lên án những người biểu tình chiếm một tòa nhà tại Đại học Columbia, nói rằng họ đang có “cách tiếp cận sai lầm.” Nhóm này đã rào chắn lối vào tòa nhà và treo cờ Palestine. Trước đó, Columbia đã bắt đầu đình chỉ những sinh viên biểu tình ủng hộ Palestine phớt lờ lệnh của ban quản lý yêu cầu dỡ bỏ khoảng 80 lều trại của họ khỏi khuôn viên trường. Biểu tình tiếp tục diễn ra tại các trường đại học trên khắp đất nước; và một số sinh viên đã bị bắt tại Đại học Bắc Carolina.

Thẩm phán chủ toạ phiên tòa vụ chi tiền bịt miệng của Donald Trump đã phạt cựu tổng thống 9.000 USD vì liên tục vi phạm quy định của toà. Juan Mercan cảnh báo Trump rằng ông có thể đối mặt án tù nếu tiếp tục đăng tải những lời lăng mạ về các nhân chứng tiềm năng và bồi thẩm đoàn. Việc lấy lời khai sẽ tiếp tục vào thứ Ba tại phiên tòa ở New York, và dự kiến ​​ kéo dài ít nhất một tháng nữa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/05/2024”

Quên chip đi – thứ Trung Quốc đang muốn thống trị là ngành đóng tàu

Nguồn: Agathe Demarais, “Forget About Chips – China Is Coming for Ships,” Foreign Policy, 19/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hành động thâu tóm quyền bá chủ trong lĩnh vực then chốt của Bắc Kinh tuân theo một kịch bản quen thuộc.

Có bao nhiêu trong số hàng ngàn tàu cập cảng Mỹ mỗi ngày thực sự được đóng tại Mỹ?

Câu trả lời có thể gây ngạc nhiên: Các nhà máy đóng tàu của Mỹ chỉ sản xuất chưa đến 1% số tàu chở hàng đi biển toàn cầu. Hồi tháng 3, các liên đoàn lao động Mỹ đã quyết định rằng Washington cần thực hiện các biện pháp táo bạo hơn để hỗ trợ ngành đóng tàu trong nước và đệ đơn lên đại diện thương mại Mỹ, lập luận rằng tình trạng yếu kém của ngành này phần lớn đã phản ánh các hành vi cạnh tranh thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm các khoản trợ cấp khổng lồ. Các liên đoàn này đưa ra một đề xuất đơn giản: Các hãng tàu toàn cầu phải trả phí cập cảng Mỹ nếu họ sử dụng tàu do Trung Quốc sản xuất. Vào thứ Tư ngày 17/04/2024, chính quyền Biden đã phản ứng bằng cách chính thức mở một cuộc điều tra về các hoạt động của Trung Quốc trong lĩnh vực đóng tàu và hậu cần hàng hải. Continue reading “Quên chip đi – thứ Trung Quốc đang muốn thống trị là ngành đóng tàu”

30/04/1997: Đồng hồ Big Ben dừng suốt 54 phút

Nguồn: Big Ben clock stops at 12:11 pm for 54 minutes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, đúng 12:11 trưa, đồng hồ Big Ben – một biểu tượng của London – bất ngờ ngừng hoạt động. Trong suốt 54 phút, tháp đồng hồ nổi tiếng nhất thế giới đã không thể báo giờ chính xác.

Kể từ khi được khánh thành vào năm 1859, Big Ben đã gặp phải nhiều sự cố kỹ thuật. Quả chuông đầu tiên được đúc cho tháp đồng hồ này đã bị nứt trước khi được lắp đặt, còn quả chuông thứ hai thì bị nứt ngay sau khi lắp đặt, khiến toà tháp “im lặng” cho đến năm 1862. Continue reading “30/04/1997: Đồng hồ Big Ben dừng suốt 54 phút”

Thế giới hôm nay: 30/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kêu gọi Hamas chấp nhận đề xuất ngừng bắn do Israel đưa ra. David Cameron, ngoại trưởng Anh, nói rằng một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 40 ngày đã được đặt lên bàn đàm phán. Theo Reuters, thỏa thuận này sẽ yêu cầu thả 40 con tin Israel để đổi lấy việc trả tự do cho những người Palestine đang bị giam giữ ở Israel. Ông Blinken mô tả thỏa thuận này là “cực kỳ hào phóng từ phía Israel.”

Thủ hiến Scotland Humza Yousaf tuyên bố từ chức. Ông Yousaf có nguy cơ thất bại trong một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm sau khi thỏa thuận chia sẻ quyền lực giữa đảng ông với Đảng Xanh sụp đổ. Đảng Quốc gia Scotland (SNP) chỉ có 63 ghế trong nghị viện, trong khi phe đối lập có 65. Bất ổn trên thượng tầng lãnh đạo là một đòn giáng mạnh vào SNP trước thềm cuộc tổng tuyển cử ở Anh, dự kiến diễn ra vào cuối năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/04/2024”

‘Khủng hoảng lãnh đạo’ tại Việt Nam: Bất ổn sẽ còn tiếp diễn?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 26 tháng 4 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra thông báo chấp thuận cho ông Vương Đình Huệ “từ chức” Chủ tịch Quốc hội, chức vụ cao thứ tư trong hệ thống chính trị Việt Nam. Việc sa thải ông Huệ, xảy ra chỉ hơn một tháng sau khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ chức, cho thấy cuộc khủng hoảng lãnh đạo của Việt Nam vẫn đang tiếp diễn và có hàm ý quan trọng đối với tương lai chính trị của đất nước. Continue reading “‘Khủng hoảng lãnh đạo’ tại Việt Nam: Bất ổn sẽ còn tiếp diễn?”

Liệu tăng chi tiêu có giúp Anh cải thiện năng lực quốc phòng?

Nguồn: Stuart Dee & Lucia Retter, “The UK Is Boosting Defence Spending. But Will It Boost Defence?”, RAND, 26/04/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Trong tuần này tại Warsaw, Thủ tướng Anh đã công bố tăng chi tiêu quốc phòng lên 2,5% GDP vào năm 2030, với mức tăng tích lũy trong khoảng thời gian đó là 75 tỷ bảng Anh. Thông tin chi tiết hơn được đưa ra trong tài liệu được xuất bản sau đó, trình bày một loạt thông báo chính sách, bao gồm việc thành lập Cơ quan Đổi mới Quốc phòng mới, các chiến lược mới về đạn dược và đảm bảo khả năng chống chịu,  cũng như những thay đổi mới được đề xuất đối với Mô hình Levene (Levene Model), vốn đã xác định cấu trúc phát triển và mua sắm năng lực của Anh từ năm 2011.

Continue reading “Liệu tăng chi tiêu có giúp Anh cải thiện năng lực quốc phòng?”

Thế giới hôm nay: 29/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phát biểu tại cuộc họp Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Ả Rập Saudi, tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas, nói rằng chỉ có Mỹ mới ngăn được Israel thực hiện cuộc tấn công theo kế hoạch nhằm vào Rafah. Khoảng 1,5 triệu người Palestine đang trú ẩn tại thành phố này. Hôm thứ Bảy, ngoại trưởng Israel, Israel Katz, đã nói chiến dịch có thể bị đình chỉ nếu Hamas đồng ý thả thêm con tin như một phần của hoạt động trao đổi tù nhân.

Elon Musk, ông chủ hãng sản xuất ô tô điện Tesla, đã gặp thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Bắc Kinh. Ông Musk đến thăm Trung Quốc khi cạnh tranh từ ngành công nghiệp ô tô nước này ngày càng dữ dội. Theo truyền thông địa phương, ông Lý nói với ông Musk rằng Trung Quốc “sẽ luôn cởi mở” với các công ty nước ngoài và ca ngợi khoản đầu tư của Tesla vào nước này là một ví dụ thành công về hợp tác với các doanh nghiệp Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/04/2024”

Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The ulterior motive behind Xi Jinping’s latest military reforms,” Nikkei Asia, 25/04/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Quyết định tái tổ chức Lực lượng Chi viện Chiến lược cho thấy Tập đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ thứ tư.

Chỉ mất 9 năm để Lực lượng Chi viện Chiến lược của Trung Quốc – từng được ca ngợi là “đơn vị tương lai” khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái tổ chức quân đội lần trước – biến mất.

Một bài bình luận lan truyền trên mạng internet Trung Quốc đã gọi lực lượng bị giải tán là đơn vị quan trọng “tồn tại ngắn nhất” trong lịch sử Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Bài viết chỉ ra rằng lực lượng được chính thức thành lập vào ngày 31/12/2015 – trở thành một thực thể ngang hàng với Lục quân, Hải quân, Không quân, và Quân chủng Tên lửa – đã “biến mất khỏi vũ đài lịch sử” trong một đợt tái tổ chức quân sự mới được công bố vào thứ Sáu (18/04/2024). Continue reading “Động cơ đằng sau đợt cải tổ quân đội mới nhất của Tập Cận Bình”

28/04/1965: Quân đội Mỹ đổ bộ vào Cộng hòa Dominica

Nguồn: U.S. troops land in the Dominican Republic in attempt to forestall a “communist dictatorship”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, để ngăn chặn điều mà ông tuyên bố sẽ là một “chế độ độc tài cộng sản” ở Cộng hòa Dominica, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã điều hơn 22.000 quân Mỹ đến đảo quốc này. Hành động của Johnson đã kích động làn sóng biểu tình ở Mỹ Latinh, cũng như làm dấy lên sự hoài nghi của nhiều người Mỹ.

Những rắc rối ở Cộng hòa Dominica bắt đầu vào năm 1961, khi nhà độc tài lâu năm Rafael Trujillo bị ám sát. Trujillo là một kẻ cầm quyền tàn bạo, nhưng lập trường chống cộng cứng rắn đã giúp ông nhận được sự ủng hộ của Mỹ. Cái chết của ông dẫn đến sự trỗi dậy của một chính phủ cải cách đứng đầu là Juan Bosch, người được bầu làm tổng thống vào năm 1962. Continue reading “28/04/1965: Quân đội Mỹ đổ bộ vào Cộng hòa Dominica”

Di sản độc hại của Cách mạng Xanh

Nguồn: Jayati Ghosh, “The Toxic Legacy of the Green Revolution”, Project Syndicate, 12/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Văn Đáp

Trong khi việc đưa ra các loại hạt giống năng suất cao đã cứu hàng trăm triệu người khỏi nạn đói thì nó lại làm giảm chất lượng dinh dưỡng và làm tăng độc tính của các loại ngũ cốc thiết yếu. Để thiết lập một hệ thống thực phẩm bền vững và giàu dinh dưỡng, các quốc gia nên áp dụng các hình thức nông nghiệp sinh thái dựa trên hoạt động canh tác của các hộ nhỏ.

Có hơn 390.000 loài thực vật được xác định trên thế giới, nhưng chỉ có ba loài – lúa, ngô và lúa mì – chiếm khoảng 60% lượng calo từ thực vật trong chế độ ăn của chúng ta. Sự thống trị của ba loại ngũ cốc này phần lớn là kết quả của những đột phá lớn về công nghệ, đặc biệt là sự phát triển các giống lúa và lúa mì năng suất cao (HYV) trong cuộc Cách mạng Xanh những năm 1960. Continue reading “Di sản độc hại của Cách mạng Xanh”

27/04/1813: Nhà thám hiểm Zebulon Pike tử trận

Nguồn: Explorer Zebulon Pike killed in battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1813, sau khi sống sót qua hai cuộc thám hiểm chông gai đến các vùng đất chưa được khám phá ở miền Tây nước Mỹ, Zebulon Pike đã hy sinh trong Chiến tranh Năm 1812.

Tính đến thời điểm ông trở thành một vị tướng năm 1812, Pike đã từng phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm. Ông gia nhập quân đội khi mới 15 tuổi, sau đó đảm nhận các vị trí quân sự khác nhau trên biên giới nước Mỹ. Continue reading “27/04/1813: Nhà thám hiểm Zebulon Pike tử trận”