Thế giới hôm nay: 18/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cam kết EU sẽ xây dựng kế hoạch hành động để giúp Ý đối phó với làn sóng người di cư đột ngột. Hơn 7.000 người đã đến đảo Lampedusa của Ý trong những ngày gần đây; gần 115.000 người đã đến Ý bằng đường biển trong 8 tháng đầu năm. Hôm Chủ nhật, bà von der Leyen đã đến thăm Lampedusa, nơi thủ tướng cực hữu Giorgia Meloni của Ý đã ban bố tình trạng khẩn cấp.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ và ngoại trưởng Trung Quốc đã có các cuộc gặp “thẳng thắn, thực chất và mang tính xây dựng” tại Malta vào cuối tuần qua, theo giới chức hai bên. Hai cường quốc gần đây đã có một số nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ. Có suy đoán đây là bước đi tiền trạm để Joe Biden và Tập Cận Bình gặp nhau vào cuối năm nay. Đọc tiếp “Thế giới hôm nay: 18/09/2023”

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

Nguồn: Adrian Karatnycky, “Ukraine’s Long and Sordid History of Treason, Foreign Policy, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vì tiền hoặc vì niềm tin, một số người Ukraine đang giúp Nga giết hại đồng bào của họ.

Benedict Arnold, Vidkun Quisling, Philippe Pétain: Những kẻ phản bội khét tiếng, những tay sai của kẻ thù vẫn xuất hiện xuyên suốt lịch sử. Giờ đây, hàng ngũ của họ đang được bổ sung trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine, ngay cả khi chỉ có vài cái tên được biết đến bên ngoài Ukraine.

Kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, lịch sử Ukraine với tư cách là một quốc gia độc lập đã chứng kiến rất nhiều trường hợp phản bội và phản quốc. Ngay từ những ngày đầu, các nhà lãnh đạo Nga không hài lòng với việc Ukraine tách khỏi Moskva đã tìm thấy những người sẵn sàng giúp đỡ họ trong nỗ lực lật đổ nhà nước và xâm nhập vào các cơ quan an ninh quốc gia của Ukraine. Đọc tiếp “Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?”

17/09/1862: Trận Antietam trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Antietam breaks out, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, ngay từ lúc sáng sớm, quân Hợp bang miền Nam và Liên minh miền Bắc đã đụng độ gần Antietam Creek tại Maryland trong ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Mỹ.

Trận Antietam đánh dấu đỉnh điểm của cuộc xâm lược đầu tiên của Tướng miền Nam Robert E. Lee vào các bang miền Bắc. Dẫn dắt Quân đội Bắc Virginia của mình vượt sông Potomac vào đầu tháng 9/1862, vị tướng này đã có một quyết định táo bạo khi phân chia quân của mình, cử một nửa trong số họ, dưới sự chỉ huy của Tướng Thomas “Stonewall” Jackson, đi đánh chiếm trại lính của phe Liên minh tại Harper’s Ferry. Đọc tiếp “17/09/1862: Trận Antietam trong Nội chiến Mỹ”

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

Biên dịch: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Bài về tình hình các địa phương khác

Xế trưa ngày ngày 11 tháng 2 [27/3/1836] chúng tôi đến phủ Từ Sơn [Bắc Ninh], chiều tối đến tỉnh thành Bắc Ninh, cách Hà Nội 130 dặm.[1] Ngày 12 gặp Tuần phủ họ Nguyễn [Đăng Giai] (thân thuộc của Vương ),[2] hàn huyên mấy câu, tặng 1 cân trà thơm.

Ngày 13 [29/3/1836] đến phủ Lạng Giang [Bắc Giang], gặp quan Tri phủ họ Lê (tên Trinh, Cử nhân xuất thân) và quan Huyện thừa Phượng Nhãn [huyện Yên Dũng, Bắc Giang] họ Phạm (tên Hanh, Tú tài xuất thân), cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Ngày 14 [30/3/1836] đến đồn Cần Doanh [Kép, huyện Lạng Giang] (đồn này có quan trấn thủ); gần đồn nơi giáp giới với huyện Văn Giang có hồ Câu Lậu sản xuất đan sa. Vào ngày 15 [31/3/1836] trú tại đồn Quang Lang [châu Ôn, Lạng Sơn] (từ đồn Cần Doanh đến đồn Quang Lang đặt 7 đồn tấn, có quan giữ đồn trông coi). Đọc tiếp “Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ”

16/09/1810: Chiến tranh giành độc lập ở Mexico bắt đầu

Nguồn: Mexican War of Independence begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1810, Miguel Hidalgo y Costilla, một linh mục Công giáo, đã phát động Chiến tranh giành độc lập ở Mexico với bài phát biểu Grito de Dolores, hay “Tiếng khóc của Dolores”. Được đặt tên như vậy vì nó đã được Hidalgo đọc trước công chúng ở thị trấn Dolores, bài phát biểu kêu gọi chấm dứt 300 năm cai trị của Tây Ban Nha ở Mexico, phân chia lại đất đai và bình đẳng chủng tộc. Hàng nghìn người bản địa và người lai đã tập hợp dưới là cờ Đức Mẹ Guadalupe của Hidalgo, và chẳng bao lâu sau, đội quân nông dân đã hành quân đến Thành phố Mexico. Đọc tiếp “16/09/1810: Chiến tranh giành độc lập ở Mexico bắt đầu”

Chuyển động Quốc Phòng (8/9 – 14/9/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Thế giới hôm nay: 15/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo Tổ chức Trăng Lưỡi liềm đỏ Libya, số người chết ở thành phố Derna do ngập lụt đã tăng lên ít nhất 11.300 người, bên cạnh 10.000 người vẫn còn mất tích. Bão Daniel gây ra lũ lụt nghiêm trọng và làm vỡ hai con đập gần Derna khi nó quét qua miền đông Libya vào tối Chủ nhật. Thành phố đã chôn cất ba nghìn người chết, chủ yếu là trong các ngôi mộ tập thể. Trong một nỗ lực chung hiếm hoi, hai chính phủ đối địch của đất nước đã phối hợp cứu trợ. Một quan chức Liên Hợp Quốc cho biết, nước này có thể “tránh được phần lớn thương vong về người” nếu có “các dịch vụ phù hợp,” chẳng hạn như cảnh báo khẩn cấp.

Cổ phiếu của Arm đã tăng khoảng 20% ​​so với giá chào bán 51 USD sau khi lên sàn Nasdaq của Mỹ, tương đương mức định giá hơn 60 tỷ USD. Arm, công ty Anh thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Nhật Bản SoftBank, đã công bố đợt IPO lớn nhất trong năm cho đến nay vào thứ Tư. SoftBank đã bán hơn 95 triệu cổ phiếu, chiếm 10% vốn chủ sở hữu của Arm. Đọc tiếp “Thế giới hôm nay: 15/09/2023”

Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Uyên

Tháng 7/2023, gấu trúc Yuan Meng – thế hệ gấu trúc đầu tiên sinh ra tại sở thú Baeuval, Pháp – đã trở về Tứ Xuyên, Trung Quốc theo thỏa thuận cho thuê giữa hai quốc gia năm 2012. Thỏa thuận cho thuê gấu nằm trong khuôn khổ triển khai chính sách ngoại giao gấu trúc của Trung Quốc kể từ năm 2008. Hiện nay, ngoại giao gấu trúc đã trở thành một trong những công cụ đắc lực giúp Trung Quốc đẩy mạnh ngoại giao công chúng và gia tăng quyền lực mềm. Đọc tiếp “Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc”

14/09/2015: Thiếu niên Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự ráp đến trường

Nguồn: Muslim teen arrested for bringing reassembled clock to school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, một cậu bé Hồi giáo 14 tuổi đã bị bắt tại trường trung học ở Irving, Texas, sau khi chiếc đồng hồ kỹ thuật số mà cậu tự lắp ráp từ hộp bút chì ở nhà bị giáo viên nhầm là một quả bom.

Ahmed Mohamed, khi đó đang học năm nhất trung học, đã bị cảnh sát thẩm vấn, giam giữ, sau đó còng tay đưa đến một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên, và đình chỉ học trong ba ngày vì cái mà chính quyền gọi là “quả bom giả,” nhưng thực ra lại là một chiếc đồng hồ tự chế. Đọc tiếp “14/09/2015: Thiếu niên Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự ráp đến trường”

Thế giới hôm nay: 14/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tây Ban Nha sẽ gửi 1 triệu euro (1,07 triệu USD) tới Libya để “đoàn kết” với các nạn nhân lũ lụt, ngoại trưởng nước này tuyên bố. Trước đó nhiều nước đã cung cấp tiền, thực phẩm và vật tư y tế sau khi cơn bão Daniel gây ra lũ lụt nghiêm trọng và làm vỡ hai con đập gần Derna, một thành phố ven biển. Ai Cập, Tunisia và UAE nằm trong số những nước đã cử đội cứu hộ đến hiện trường. Các quan chức địa phương cho biết có hơn 5.000 người thiệt mạng, bên cạnh khoảng 10.000 người được ghi nhận mất tích.

Thượng nghị sĩ bang Utah Mitt Romney sẽ không tái tranh cử vào năm 2025. Trong một video đăng trên X, trước đây là Twitter, vị đảng viên Cộng hòa 76 tuổi cho biết đã đến lúc nhường chỗ cho “một thế hệ lãnh đạo mới” và chỉ trích lập trường của cả Joe Biden và Donald Trump về biến đổi khí hậu, nợ công và cách đối phó với Nga và Trung Quốc. Ông đưa ra tuyên bố đúng vào lúc cử tri Mỹ tỏ ra lo ngại các nhà lập pháp của đất nước đã quá già. Đọc tiếp “Thế giới hôm nay: 14/09/2023”

Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ

Nguồn: John Rapley, “America Is an Empire in Decline. That Doesn’t Mean It Has to Fall.,” New York Times, 04/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nước Mỹ thích nghĩ về mình bằng những cái tên thật bóng bẩy. Thành phố tỏa sáng trên ngọn đồi. Dân tộc không thể thiếu. Vùng đất của tự do. Tất nhiên, mỗi cái tên đều có phần đúng. Nhưng còn một cụm từ khác, không phải lúc nào cũng có tính tâng bốc như vậy, có thể áp dụng cho Mỹ: đế chế toàn cầu.

Không giống như những tên gọi khác, vốn bắt nguồn từ thuở khai sinh của nền Cộng hòa, “đế chế toàn cầu” xuất hiện từ sau giai đoạn cuối của Thế chiến II. Tại Hội nghị Bretton Woods nổi tiếng, Mỹ đã phát triển một hệ thống tài chính và thương mại quốc tế mà trên thực tế hoạt động như một nền kinh tế đế quốc, mang những thành quả của tăng trưởng toàn cầu đến tay người dân phương Tây một cách không cân xứng. Đọc tiếp “Mỹ là một đế chế đang đi xuống nhưng không có nghĩa nó phải sụp đổ”

Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Hội nghị thượng đỉnh New Delhi của Nhóm G20 vừa bế mạc trong tình hình các bên bất đồng nghiêm trọng và thế giới bên ngoài không thuận lợi, cuối cùng đã thông qua bản tuyên bố chung thể hiện nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế về đoàn kết và hợp tác, cùng nhau vượt qua khó khăn và gác lại một số bất đồng nghiêm trọng. Thế nhưng, chuyến đi của Tổng thống Mỹ Biden sau khi rời New Delhi lại kéo mọi người về đến thực tế chính trị quốc tế phức tạp và thô ráp hơn. Ngày 10 tháng 9, Biden đến Hà Nội, Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm ngắn ngủi đã được bàn tán ầm ĩ, người dưng nước lã cũng đều biết. Đọc tiếp “Thời báo Hoàn Cầu bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Biden”

12/09/2009: Biểu tình của Phong trào Tiệc Trà tại Washington, D.C.

Nguồn: Tea Party protest draws thousands to Washington, D.C., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, hàng nghìn người biểu tình đã tham gia “Tuần hành của Người nộp thuế ở Washington” (Taxpayer March on Washington), một trong những sự kiện thuộc Phong trào Tiệc Trà (Tea Party movement) xuất hiện sớm nhất và lớn nhất. Những người tuần hành ở thủ đô đã làm tắc nghẽn các đường phố gần Điện Capitol. Họ phản đối các đề xuất cải cách chăm sóc sức khoẻ của Tổng thống Barack Obama, chi tiêu liên bang, thuế và hỗ trợ cho quyền sinh sản của phụ nữ, cùng nhiều vấn đề khác. Đọc tiếp “12/09/2009: Biểu tình của Phong trào Tiệc Trà tại Washington, D.C.”

Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ

Tác giả: Thanh Phương p/v Lê Hồng Hiệp

Nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Joe Biden, hôm qua, 10/09/2023, Hà Nội và Washington đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”, mức cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Hà Nội. Nếu như việc nâng cấp quan hệ vẫn là yêu cầu từ lâu của Hoa Kỳ, về phía Việt Nam, đây là một diễn tiến ngoạn mục, bởi cho đến gần đây Hà Nội vẫn rất ngần ngại thắt chặt hơn nữa bang giao với Mỹ, vì sợ phản ứng từ Trung Quốc.

Trả lời RFI Việt ngữ, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á, Singapore, cho rằng thời điểm hiện nay là thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ mà không gặp trở ngại nào và cũng không gặp phản ứng mạnh từ phía Trung Quốc. Sau đây mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp. Đọc tiếp “Thời điểm thích hợp để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ”

Thế giới hôm nay: 12/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Theo Điện Kremlin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp tổng thống Vladimir Putin trong “những ngày tới.” Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, ông Kim dường như đang di chuyển bằng tàu bọc thép tới thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga. Tuần trước, giới chức Mỹ thông tin hai nhà lãnh đạo Nga-Triều sẽ thảo luận về việc Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga ở Ukraine.

Osama Hamad, thủ tướng của chính phủ miền đông Libya, cho biết 2.000 người có thể đã thiệt mạng ở miền đông do lũ lụt nghiêm trọng gây ra bởi cơn bão Daniel. Hàng nghìn người được báo cáo mất tích kể từ khi cơn bão cuốn trôi toàn bộ khu dân cư ở thành phố Derna, nơi các nhân chứng cho biết mực nước lên tới 3 mét. Đọc tiếp “Thế giới hôm nay: 12/09/2023”

Đạo luật Chống Lạm phát của Biden đã đạt được gì sau một năm?

Nguồn: What the Inflation Reduction Act has achieved in its first year?The Economist, 17/08/2023.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden cuối cùng cũng thừa nhận sai lầm trong việc đặt tên cho đạo luật hàng đầu của ông, Đạo luật Giảm Lạm phát (IRA). Nó không nên được đo lường bằng tác động lên tình trạng lạm phát. Và dù IRA thường gắn liền với tiến trình khử cacbon, chỉ có một số ít người Mỹ biết về nó. Với tham vọng tái cử vào năm tới, tuần này ông Biden và chính quyền của mình đã đánh dấu kỷ niệm ngày thông qua IRA bằng cách đi khắp đất nước và nói về những lợi ích của nó. Trên thực tế, đạo luật này đã có những tác động gì? Đọc tiếp “Đạo luật Chống Lạm phát của Biden đã đạt được gì sau một năm?”

Thế giới hôm nay: 11/09/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vua Morocco Mohammed VI tuyên bố ba ngày quốc tang sau trận động đất hôm thứ Sáu khiến ít nhất 2.000 người thiệt mạng. Các đội cứu hộ đang nỗ lực tiếp cận những ngôi làng xa xôi. Đây là trận động đất có thương vong cao nhất ở nước này kể từ năm 1960; và với cường độ 6,8, nó cũng là lớn nhất khu vực trong ít nhất 120 năm qua. Dù đã cắt đứt quan hệ với Morocco hai năm trước, Algeria cho biết họ sẽ mở không phận để cho phép viện trợ đến với nước láng giềng.

Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên mức cao nhất – vốn chỉ dành cho Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc – trong chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Joe Biden. Hai nước sẽ hợp tác về chất bán dẫn và khoáng sản. Trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ đang xích lại gần hơn với một nước có thành tích nhân quyền gây tranh cãi. Đọc tiếp “Thế giới hôm nay: 11/09/2023”

Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi reprimanded by elders at Beidaihe over direction of nation,” Nikkei Asia, 05/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Sự vắng mặt của Chủ tịch Trung Quốc ở G-20 đã gợi ý về tình trạng hỗn loạn trong chính trị nội bộ nước này.

Đang có những dấu hiệu cho thấy bất ổn trong chính trị nội bộ Trung Quốc.

Hôm thứ Hai (04/09/2023), có thông báo rằng Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Nhóm 20 nền kinh tế lớn ở Ấn Độ. Thủ tướng Lý Cường sẽ thay ông dự sự kiện.

Đây sẽ là lần đầu tiên Tập bỏ qua hội nghị thượng đỉnh G20, sự kiện mà ông luôn coi trọng với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc. Đọc tiếp “Tập Cận Bình bị các đảng viên lão thành ở Bắc Đới Hà khiển trách”

10/09/1608: John Smith được bầu làm lãnh đạo Jamestown

Nguồn: John Smith elected to lead Jamestown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1608, nhà thám hiểm người Anh John Smith đã được bầu làm chủ tịch hội đồng thuộc địa Jamestown, Virginia – khu định cư lâu dài đầu tiên của người Anh ở Bắc Mỹ. Smith, một nhân vật với lý lịch ấn tượng, đã giành được sự yêu mến ở thuộc địa nhờ khả năng dàn xếp và ứng phó hiệu quả với các nhóm người Mỹ bản địa ở địa phương. Đọc tiếp “10/09/1608: John Smith được bầu làm lãnh đạo Jamestown”

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu

Nguồn: Craig Singleton, “中国的军事力量正走向全球”, The New York Times, 08/09/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Địa điểm các quan chức Mỹ suy đoán là tiền đồn quân sự ở nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sắp được xây dựng xong tại căn cứ hải quân Ream trên lãnh thổ Campuchia. Điều này thể hiện một diễn biến lớn trong chiến lược phòng thủ khu vực của Bắc Kinh. Ngoài việc tạo điều kiện cho các cuộc phiêu lưu quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, căn cứ địa mới này còn có thể cung cấp cho Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc một điểm tập kết, giám sát và tác động đến các tuyến đường biển quan trọng như eo biển Malacca, nơi ước tính khoảng 40% hàng hoá thương mại của thế giới đi qua. Đọc tiếp “Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang vươn ra toàn cầu”