Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)

United_States_Capitol_west_front_edit2

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc phân quyền của Quốc hội

Nền dân chủ phủ quyết mới là một nửa câu chuyện của hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Trên những phương diện khác, Quốc hội trao quyền lực lớn cho nhánh hành pháp, cho phép nhánh hành pháp hoạt động nhanh gọn và đôi khi rất thiếu trách nhiệm giải trình. Những cơ quan được trao quyền như vậy bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, các cơ quan tình báo, quân đội và một loạt các ủy ban bán độc lập cũng như những cơ quan lập pháp; những cơ quan này cùng nhau tạo nên một quốc gia có bộ máy hành chính khổng lồ xuất hiện trong Kỷ nguyên Tiến bộ và thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P5)”

Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone

germany-leading-the-eurozone-out-of-stagnation

Nguồn: Harold James, “Rule, Germania”, Project Syndicate, 30/7/2015

Biên dịch: Trần Văn Thắng, Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Một đề tài xuyên suốt – và thực sự là nét chủ đạo – trong cách thức các nhà lãnh đạo nước Đức thảo luận về khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), là họ luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc. Theo sau điệp khúc này là một đoạn đồng ca từ những nước còn lại trong liên minh tiền tệ này, đòi hỏi được biết lý do tại sao nước Đức lại thực thi đường lối cứng nhắc như vậy. Câu trả lời phản ánh cách thức hệ thống chính phủ liên bang Đức định hình quá trình hoạch định chính sách của nước này cũng như kinh nghiệm lịch sử của họ với các cuộc khủng hoảng nợ. Continue reading “Lý giải sự nguyên tắc của Đức trong khủng hoảng Eurozone”

Donald Trump và những “chú hề” trên đường tranh cử

470223858

Nguồn: Ian Buruma, “Clowns on the Campaign Trail,” Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Hoàng Hải Hà | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Donald Trump, ông trùm bất động sản và người dẫn chương trình truyền hình thực tế, còn có biệt danh là “The Donald,” ít có khả năng trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ. Ông ta là người ồn ã, thô thiển, thiếu hiểu biết về hầu hết mọi chuyện, và trông lố bịch với kiểu tóc bờm ngựa vàng đầy vẻ tự cao tự đại. Ngay cả những thành viên nhiệt tình của Đảng Cộng hòa cũng coi ông như một “thằng hề đua tài,” xem chiến dịch của ông ta như một “tiết mục xiếc.” Tờ The Huffington Post coi chiến dịch tranh cử của Trump là tin giải trí.

Tuy nhiên, hiện tại Trump đang bỏ xa tất cả các đối thủ tranh cử khác của Đảng Cộng hòa. Ngay cả trong nền chính trị Hoa Kỳ vốn có thể rất lạ lùng thì đây vẫn là điều khác thường. Điều gì giải thích cho sự ủng hộ dành cho Trump? Có phải tất cả những người ủng hộ ông ta đều “điên rồ,” như Thượng nghị sĩ John McCain đã mô tả họ theo một cách có lẽ là thiếu khôn ngoan? Continue reading “Donald Trump và những “chú hề” trên đường tranh cử”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)

TheHousesUnAmericanActivities092313

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: So sánh chế độ tổng thống với chế độ đại nghị

Sự trỗi dậy của nền dân chủ phủ quyết (vetocracy)

Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do cá nhân thông qua hệ thống “cân bằng và kiểm soát” phức tạp được các nhà lập quốc thiết kế một cách có chủ đích để kiềm chế quyền lực nhà nước. Chính phủ Hoa Kỳ xuất hiện trong bối cảnh một cuộc cách mạng chống lại chính quyền quân chủ Anh quốc và thậm chí đã lôi kéo được số người chống đối nhà vua nhiều hơn cả trong cuộc Nội chiến Anh. Sự nghi ngờ sâu sắc chính quyền và sự tin cậy những hoạt động tự phát của những cá nhân riêng rẽ đã trở thành nét đặc trưng của nền chính trị Mỹ kể từ đó. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P4)”

Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật

1306872363

Nguồn: Hitoshi Tanaka, “The next step for the US-Japan alliance,” East Asia Forum, 04/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Giang | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mối quan hệ Mỹ – Nhật đã đạt được động lực mới nhờ chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Shizo Abe cuối tháng 4 vừa qua. Bài diễn văn lịch sử của Abe trước Quốc hội Mỹ đã được nhiệt liệt đón nhận. Hai nước cũng công bố bản sửa đổi đầu tiên của bản Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật năm 1997, trên tinh thần Lực lượng Tự vệ Nhật Bản sẽ có vai trò lớn hơn và hợp tác an ninh Mỹ – Nhật sẽ được mở rộng.

Sự phát triển trong quan hệ liên minh Mỹ – Nhật diễn ra khi cán cân quyền lực đang chuyển dịch trong khu vực. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, và các quốc gia ASEAN tiếp tục trỗi dậy; tầng lớp trung lưu châu Á đang phát triển; và chi phí dành cho quốc phòng của Mỹ đang chuyển sang hướng bền vững, tiết kiệm hơn. Do chính quyền Abe đang cố gắng thông qua một loạt các dự luật nhằm mở rộng vai trò an ninh của Nhật Bản trong vài tháng tới, những chuyển dịch cơ cấu ở Đông Á đang cho thấy Nhật và Mỹ cần phải chuyển từ liên minh sang quan hệ đối tác đa phương diện hơn. Continue reading “Bước đi tiếp theo của liên minh Mỹ-Nhật”

Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ

101301576-171149389.1910x1000

Nguồn: Alexander Friedman, “Can the Renminbi Take on the World”, Project Syndicate, 05/08/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc có câu “Xem lại chẳng hại cái gì”. Lời khuyên thật chí lý trong bối cảnh biến động trên thị trường chứng khoán của Trung Quốc hiện nay, sự cố mà tác động của nó lớn hơn nhiều những lo lắng tức thì mà các nhiễu loạn gần đây gây nên. Trên thực tế, bất ổn này cần được xem xét trong mối liên hệ với mục tiêu chiến lược cốt lõi của Trung Quốc: biến đồng Nhân dân tệ (NDT) thành một loại tiền tệ dự trữ toàn cầu.

Tiềm năng của NDT trở thành một loại tiền tệ dự trữ đã được chú ý hơn trong năm nay, khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chuẩn bị xem lại giỏ tiền tệ xác định giá trị tài sản dự trữ của riêng họ là Quyền Rút Vốn Đặc biệt (SDR). SDR được tạo ra vào năm 1969 để bổ sung cho dự trữ chính thức của các nước thành viên. Trung Quốc đã vận động trong nhiều năm để NDT được tính vào giỏ dự trữ cùng với đồng Đô-la Mỹ, bảng Anh, Euro và Yên Nhật. Continue reading “Điều kiện để nhân dân tệ trở thành đồng tiền dự trữ”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)

stormy_capitol

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tự do và đặc quyền đặc lợi 

Trừ các trường hợp ngoại lệ của một vài vị đại sứ và các lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính quyền, các đảng phái ở Mỹ không còn làm công việc phân phối các vị trí trong chính quyền cho những người trung thành chính trị với họ. Nhưng việc đổi quyền lực chính trị lấy tiền bạc đã xuất hiện một cách ngấm ngầm dưới hình thức hoàn toàn hợp pháp và khó xóa bỏ hơn rất nhiều. Tội danh hối lộ trái phép được định nghĩa hạn hẹp trong luật pháp Mỹ là một giao dịch mà trong đó một chính trị gia và một bên tư nhân lộ liễu nhất trí thực hiện một trao đổi có đi có lại nào đó. Điều không được pháp luật tính đến là cái được các nhà sinh học gọi là “lòng tốt có đi có lại” (reciprocal altruism), hay cái mà một nhà nhân học có thể gọi là hành vi trao đổi quà tặng. Trong mối quan hệ “lòng tốt có đi có lại”, một người trao cho một người khác một lợi ích nào đó mà không kỳ vọng lộ liễu là sẽ nhận được một ân huệ đáp trả từ bên kia. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P3)”

Bài học Liên Xô cho cuộc thanh trừng của Trung Quốc

_81393452_026141037-1

Nguồn: Minxin Pei, “Soviet Lessons for Chinese Purges,” Project Syndicate, 13/08/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 1 tháng 8 vừa qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tổ chức kỷ niệm 88 năm ngày thành lập. Nhưng 2,3 triệu quân nhân nước này lại chẳng mấy vui mừng. Đêm trước buổi lễ kỷ niệm, cựu lãnh đạo quân đội, Thượng tướng Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản và được bàn giao cho các công tố viên quân sự để đối mặt với các cáo buộc tham nhũng, trong đó có những khoản hối lộ khổng lồ để mua quan bán tước mà ông nhận được từ những đồng chí sĩ quan quân đội của mình. Và ông Quách không phải là quan chức quân đội cuối cùng phải đối mặt với những cáo buộc như vậy.

Quách Bá Hùng là cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, phụ trách các vấn đề thường nhật của quân đội từ năm 2002 đến năm 2012. Vụ bắt giữ ông Quách tiếp nối vụ bắt giữ Thượng tướng Từ Tài Hậu (Xu Caihou), từng phục vụ trong Quân ủy từ năm 2007 đến năm 2012, vào tháng 6 năm ngoái. Continue reading “Bài học Liên Xô cho cuộc thanh trừng của Trung Quốc”

Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung

Kerry announces now US maritime security aid to Vietnam

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “The Vietnam-US-China Triangle: New Dynamics and Implications,” ISEAS Perspective, No 45/2015, 25/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Dẫn nhập

Chuyến thăm Washington gần đây của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Nguyễn Phú Trọng được cả hai bên ca ngợi như một dấu mốc “lịch sử” trong quan hệ song phương (The White House, 2015). Tuy nhiên, để có một đánh giá sâu sắc hơn về ý nghĩa của chuyến thăm, chúng ta cần đặt nó vào bối cảnh khu vực rộng lớn hơn, trong đó có xét đến những biến đổi gần đây trong tam giác quan hệ Việt-Mỹ-Trung.

Bài viết này phân tích những động lực mới trong tam giác Việt-Mỹ-Trung và ý nghĩa của chúng. Thông qua cách tiếp cận ba cấp độ phân tích và từ góc nhìn của Việt Nam, bài viết xem xét ba yếu tố quan trọng nhất ở các cấp độ hệ thống quốc tế (systemic), quốc gia (national), và trong nước (subnational) đang định hình mối quan hệ ba bên. Những yếu tố này bao gồm sự cạnh tranh chiến lược ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, lòng tin chiến lược giữa Việt Nam và hai cường quốc, và các diễn biến chính trị và kinh tế trong nước của Việt Nam. Continue reading “Động lực mới trong tam giác chiến lược Việt – Mỹ – Trung”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)

Supreme-Court-building-2-SC

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Một quốc gia của tòa án và đảng phái

Nền dân chủ tự do hiện đại có ba nhánh của chính quyền – hành pháp, tư pháp và lập pháp – tương ứng với ba nhóm thể chế chính trị cơ bản: nhà nước, pháp quyền và nền dân trị. Nhánh hành pháp sử dụng quyền lực để thực thi luật pháp và triển khai chính sách; nhánh tư pháp và nhánh lập pháp kiềm chế quyền lực và hướng quyền lực vào mục đích công. Xét về thứ tự ưu tiên đối với các thể chế, với truyền thống lâu đời không tin tưởng vào quyền lực của chính phủ, Hoa Kỳ luôn luôn đề cao vai trò của hai nhánh tư pháp và lập pháp – các định chế kiểm soát quyền lực của chính phủ. Nhà chính trị học Stephen Skowronek đã mô tả nền chính trị Hoa Kỳ trong suốt thế kỷ 19 như một “quốc gia của toà án và đảng phái”, nơi mà những chức năng của chính phủ được thực hiện bởi các thẩm phán và chính trị gia dân cử, trong khi ở châu Âu những chức năng này được thực thi bởi cơ quan hành pháp. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P2)”

Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô

Shenyang_J-6

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tường thuật của sĩ quan trực ban

Chiều ngày 25/8/1990, khi tôi đang trực tại Ban Chính trị bộ đội không quân quân khu Đông Bắc thì bỗng nhận được thông báo điện thoại của Sở Chỉ huy cho biết một chiếc máy bay J-6 của đội bay thuộc trung đoàn không quân tỉnh Hắc Long Giang mất tích không lâu sau khi cất cánh vào lúc khoảng 12 giờ trưa. Người lái máy bay là Vương Bảo Ngọc (Wang Baoyu). Qua rà soát trên bầu trời chưa phát hiện bất cứ dấu vết nào, dù là máy bay hay phi công đều không biết kết cục ra sao, hiện đang mở rộng phạm vi tìm kiếm. Đề nghị các đại đội không quân chú ý hướng phát triển của vụ mất tích này, có tin gì lập tức báo ngay lên cấp trên. Continue reading “Về vụ máy bay quân sự Trung Quốc bỏ trốn sang Liên Xô”

Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công

prostitute

Nguồn: Aryeh Neier, “The World’s Oldest Public Policy Puzzle,” Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1893, nhà soạn kịch George Bernard Shaw, người ủng hộ nhiệt tình cho quyền bầu cử và sự bình đẳng của phụ nữ, đã viết Mrs. Warren’s Profession (Nghề của bà Warren), một vở kịch với nhân vật chính là bà chủ của một vài nhà thổ. Vở kịch biện minh cho việc khai thác lợi nhuận từ kinh doanh mại dâm trên quan điểm nữ quyền.

Tuy không dâm ô, cũng không dùng ngôn ngữ tục tĩu, nhưng phải đến 8 năm sau khi kịch bản ra đời, nó mới được dàn dựng. Vở kịch mở màn ở London năm 1902 trong một nhà hát nhỏ, giới hạn người xem. Buổi biểu diễn tiếp theo ở New York năm 1905 thì bị cảnh sát vào lục soát. Continue reading “Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công”

Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)

amflagdecay

Nguồn: Francis Fukuyama, “America in Decay: The Sources of Political Dysfunction”, Foreign Affairs, September/October 2014 Issue.

Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những nguồn gốc lý giải tại sao nền chính trị không hoạt động hiệu quả.

Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ, được thành lập trong giai đoạn chuyển giao từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20, đã từng là một điển hình của công cuộc xây dựng nhà nước Hoa Kỳ trong suốt Kỷ nguyên Tiến bộ. Trước khi Đạo luật Pendleton được thông qua vào năm 1883, các chức vụ trong chính quyền được phân bổ bởi các đảng phái chính trị dựa trên cơ sở mối quan hệ quen biết. Trái lại, Cục Kiểm lâm Hoa Kỳ là một mô hình cơ quan hành chính thử nghiệm mới dựa trên cơ sở những đóng góp công trạng. Nhân viên của Cục là những nhà nông học và cán bộ lâm nghiệp có trình độ đại học được tuyển chọn dựa vào năng lực và kỹ năng chuyên môn; và dưới sự dẫn dắt của người lãnh đạo đầu tiên, cục trưởng Gifford Pinchot, cơ quan này đã thành công trong việc đấu tranh để đảm bảo tính tự chủ cũng như thoát khỏi sự can thiệp thường xuyên của Quốc hội. Continue reading “Nước Mỹ trong cơn suy thoái chính trị (P1)”

Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai

6176_0

Nguồn: Ivan Sukhov, “Russians Must Forget the Past and Think Ahead,” The Moscow Times, 05/08/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Văn hóa cổ điển Nga đặt trọng tâm vào văn học: Nhiều thập niên sau khi xuất hiện, các tác phẩm của Alexander Pushkin, Nikolai Gogol, Fyodor Dostoevsky, Leo Tolstoy, Vladimir Nabokov, và Mikhail Bulgakov vẫn thường xuyên được trích dẫn, là nền tảng của nghệ thuật đương thời và thậm chí đôi khi còn ảnh hưởng đến cả các quyết định chính trị.

Song nghịch lí là ngày nay, câu cửa miệng căn bản của văn học Nga đã trở thành “Ai là người có lỗi?” và “Bây giờ phải làm gì?” Nghịch lí nằm ở chỗ những câu hỏi này thật ra là nhan đề của hai cuốn sách hồi thế kỉ 19 đặc trưng cho thể loại báo chí hơn là văn học cổ điển. Continue reading “Người Nga phải quên đi quá khứ và nghĩ về tương lai”

Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới

rmb_afp__153652162_cropped

Nguồn: David Chovanec, “Let the Global Race to the Bottom Begin”, Foreign Policy, 11/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tại sao việc phá giá tiền tệ quy mô lớn của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đối với Trung Quốc, Mỹ, và toàn thế giới.

Vào ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc công bố quyết định phá giá đồng nhân dân tệ ở mức 1,9 phần trăm bằng cách điều chỉnh biên độ tỷ giá hằng ngày. Đây là đợt phá giá lớn nhất trong một ngày của đồng nhân dân tệ từ năm 1994 – gây nên các ảnh hưởng quan trọng đến hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Mỹ.

Để hiểu ý nghĩa của nước đi này và những phát ngôn đi cùng với nó, những nhà quan sát trước tiên cần phải nhận ra là những tranh luận chính trị ở Mỹ liên quan đến câu hỏi về đồng nhân dân tệ đang đi chậm hơn so với thời đại. Continue reading “Tác động của phá giá nhân dân tệ tới Mỹ và thế giới”

Các dự luật an ninh mới của Nhật đối mặt với sóng gió

_84300335_84300334

Nguồn: Ben Ascione, “Storm brews over Japan’s new security laws”, East Asia Forum, 02/08/2015.

Biên dịch: Trần Anh Đức | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 16 tháng 7 năm 2015, Hạ viện Nhật Bản thông qua một loạt các dự luật an ninh, bất chấp việc phe đối lập tẩy chay cuộc bỏ phiếu và hàng ngàn người biểu tình phản đối bên ngoài tòa nhà Quốc hội.

Điều 9 Hiến pháp Nhật Bản sau Thế Chiến II nêu rõ Nhật Bản cam kết không sử dụng lực lượng quân sự làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các hoạt động quốc phòng bị hạn chế tới mức tối đa và Lực lượng Tự vệ Nhật Bản (SDF) chỉ được phép sử dụng vũ lực khi nước này bị tấn công trực tiếp.

Tháng 7 năm 2014, nội các chính phủ Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất một cách diễn giải mới cho Hiến pháp Nhật Bản, theo đó công nhận một số hình thức hạn chế của quyền phòng vệ tập thể. Nếu lưỡng viện Nhật Bản thông qua các dự luật an ninh của ông Abe, việc tái diễn giải hiến pháp này sẽ được thực thi. Continue reading “Các dự luật an ninh mới của Nhật đối mặt với sóng gió”

Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?

19151369964_fd9021c35c_k2

Nguồn: Mike Pietrucha, “Why the Next Fighter Will be Manned, and The One After That”, War on the Rocks, 20/8/2015.

Biên dịch: Nguyễn Trần Bảo Yến | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Đôi khi một công nghệ nào đó gây ra sự kính sợ đến mức khiến cho trí tưởng tượng bay bổng và thường xa rời thực tế. Công nghệ rô-bốt cũng có đặc điểm tương tự. Dựa trên những thành công bước đầu, rất nhiều lời hứa hẹn vẫn còn dang dở đã được đưa ra trong ngành công nghiệp rô-bốt.

– Daniel H. Wilson

Chiếc F-35 phải, và gần như chắc chắn, là chiếc máy bay tấn công có người lái cuối cùng mà Bộ Hải quân sẽ mua hoặc sử dụng.

– Ray Mabus, Bộ trưởng Hải quân

Nếu công nghệ thật sự tạo ra cảm giác sợ hãi xen lẫn kinh ngạc thì ngành công nghiệp rô-bốt đã làm được như thế. Rô-bốt từ lâu đã xuất hiện trong văn học, ít nhất là từ tác phẩm Iliad – và có khả năng đã xuất hiện lâu hơn nữa trong lịch sử tùy thuộc vào định nghĩa của bạn về thế nào là rô-bốt. Continue reading “Tại sao các thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo vẫn cần người lái?”

Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ

92430435_Oakland

Nguồn: Dambisa Moyo, “A Marshall Plan for the United States”, Project Syndicate, 03/08/2015.

Biên dịch: Trần Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi một chiếc cầu cao tốc chủ chốt ở California sụp đổ hồi tháng trước, những ảnh hưởng của nó đối với toàn vùng Đông Nam nước Mỹ đã lại một lần nữa làm nổi bật vấn đề nghiêm trọng nhất hiện nay của đất nước – vấn đề cơ sở hạ tầng. Quả thật, có thể nói theo một nghĩa nào đó rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay đang tan vỡ.

Tư tưởng lãng tránh đầu tư vào khu vực công, cùng với lối suy nghĩ ngắn hạn cố hữu của những người soạn thảo ngân sách, đã khiến mức chi tiêu cho đường sá, sân bay, hệ thống đường sắt, viễn thông và sản xuất điện thấp hơn rất nhiều so với mức cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề này không thể tiếp tục bị bỏ qua. Nếu nước Mỹ không hành động nhanh chóng để cung cấp cho sự phục hồi kinh tế yếu ớt hiện tại một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng hiện đại thì đất nước này sẽ lại từ từ chìm trở lại vào tình trạng trì trệ. Continue reading “Cần một Kế hoạch Marshall cho hạ tầng nước Mỹ”

Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir

graphic_Daily Recitations of the Precepts_heza_111214

Nguồn: Dan Slater, “Malaysia’s mess is Mahathir-made”, East Asia Forum, 29/07/2015.

Biên dịch: Vũ Thị Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ít nhất thì Najib Razak – vị Thủ tướng đang gặp rắc rối của Malaysia – đã đúng một điều. Mớ hỗn độn trong chính trị Malaysia hiện nay là sản phẩm của đối thủ lớn nhất của ông – Mahathir Mohamad – người đã dẫn dắt quốc gia Đông Nam Á này bằng nắm đấm sắt trong giai đoạn 1981–2003. Điều Najib không hiểu là Mahathir không hề tạo ra đống lộn xộn ấy bằng việc chỉ trích vai trò lãnh đạo của ông,[1] mà bằng chính cách Mahathir dọn đường cho Najib lên nắm quyền trong suốt những thập niên đương nhiệm của mình. Có thể Mahathir tin là ông có thể chấm dứt được cuộc khủng hoảng hiện thời bằng cách hạ bệ Najib. Nhưng lịch sử cần phán xét Mahathir chứ không phải ai khác, người chính là tác giả của cuộc suy thoái toàn quốc kéo dài và dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay. Continue reading “Khủng hoảng Malaysia hiện nay là sản phẩm của Mahathir”

Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?

20150801_blp529

Nguồn:Why long-term unemployment in the euro area is so high”, The Economist, 02/08/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những con số thống kê mới nhất của khu vực đồng euro được công bố vào ngày 31/7 cho chúng ta những tín hiệu tương đối khả quan. Nó cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của toàn khu vực đã giảm từ đỉnh điểm 12,1% trong tháng 4/2013 xuống còn 11,1%. Mặc cho những tin tức khả quan, một vấn đề khác đã xuất hiện trong khối đồng tiền có 19 thành viên này dưới hình thức tỷ lệ thất nghiệp dài hạn (thường được định nghĩa là không có việc làm trong hơn 12 tháng). Trong 19 triệu người châu Âu thất nghiệp, hơn một nửa không có việc trong năm qua. Và hơn 15% trong số đó đã không có việc trong hơn 4 năm. Không có gì bất ngờ khi vấn đề này trầm trọng nhất ở khu vực Nam Âu, nơi khủng hoảng kéo dài làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tổng thể cũng như dài hạn. Nhưng khi số người tìm việc ở Mỹ giảm do nền kinh tế phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp dài hạn ở Mỹ bây giờ chỉ khoảng hơn 20% tổng số người thất nghiệp. Vậy tại sao người châu Âu lại khó có thể kiếm việc lại đến như vậy? Continue reading “Vì sao tỷ lệ thất nghiệp dài hạn tại khu vực đồng euro cao?”