Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông

sevres-map

Nguồn: Nick Danforth, “Forget Sykes-Picot. It’s the Treaty of Sèvres That Explains the Modern Middle East”, Foreign Policy, 10/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chín mươi lăm năm trước, các nhà ngoại giao châu Âu đã nhóm họp tại một nhà máy sứ ở ngoại ô Sèvres của Paris, và ký một hiệp ước nhằm xây dựng lại Trung Đông từ đống tro tàn của Đế quốc Ottoman. Dù kế hoạch ấy nhanh chóng sụp đổ, và chúng ta hầu như chẳng nhớ gì đến nó, nhưng tương tự Thỏa thuận Sykes-Picot mà chúng ta không ngừng bàn luận, Hòa ước Sèvres ngắn ngủi này cũng có những hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Chúng ta nên xem xét một vài hậu quả trong số đó khi lễ kỷ niệm Hòa ước bị lãng quên này lặng lẽ trôi qua.

Năm 1915, khi quân đội Anh chuẩn bị tiến vào Istanbul thông qua bán đảo Gallipoli, chính quyền London đã in những chiếc khăn tay lụa báo trước sự kết thúc của Đế quốc Ottoman. Điều này có hơi quá sớm (bởi trận Gallipoli hóa ra lại là một chiến thắng hiếm hoi của người Ottoman trong Thế chiến I) nhưng đến năm 1920, sự tự tin của người Anh đã được chứng minh: với quân đội đồng minh chiếm đóng thủ đô Ottoman, đại diện các nước thắng trận đã ký một hòa ước với Ottoman bại trận, chia đế quốc thành những vùng chịu ảnh hưởng của châu Âu. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông”

Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định

MYANMAR SUUKYI/

Nguồn: Trevor Wilson, “Myanmar’s political destination still unknown”, East Asia Forum, 06/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Lam Phương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ hai kể từ khi Myanmar bắt đầu tiến trình chuyển tiếp về mặt chính trị vào năm 2011 sẽ được tổ chức vào Chủ nhật, ngày 8 tháng 11 năm 2015. Khoảng 30 triệu cử tri Myanmar – cả trong và ngoài nước – sẽ có tư cách tham gia bỏ phiếu tại một trong những sự kiện bầu cử một giai đoạn có quy mô lớn trên thế giới. Nhưng cuộc tổng tuyển cử này có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình dân chủ hóa của Myanmar thì vẫn chưa rõ.

Cuộc bầu cử năm 2010 được biết đến với gian lận tràn lan, và được xem là không đủ tự do và công bằng. Cuộc bầu cử năm 2015 sẽ được tổ chức theo những quy trình minh bạch và nghiêm ngặt hơn với sự có mặt của các giám sát viên quốc tế, nhưng nó sẽ không nhất thiết được coi là hợp pháp khi quân đội vẫn tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt các hoạt động chính trị. Continue reading “Đích đến chính trị của Myanmar vẫn còn bất định”

Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo”

kim-jong-un-generals-us-mainland-strikeplan-reveal

Nguồn: Yoon Young-Kwan, “Rapprochements with Rogue States,” Project Syndicate, 04/8/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Mỹ năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã gây chú ý khi gọi các nước Iraq, Iran và Bắc Triều Tiên với cái tên “Trục ma quỷ”. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, Mỹ lại không đối xử với các quốc gia này theo cùng một cách. Những điểm khác biệt trong cách đối xử của Mỹ gợi lên nhiều điều.

Tổng thống Bush và các cố vấn theo đường lối cứng rắn của ông ta tin rằng chỉ có vũ lực hoặc “thay đổi chế độ” mới có thể ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố hoặc những chương trình chế tạo vũ khí giết người hàng loạt của các “quốc gia bất hảo” này. Vì vậy, tháng 3 năm 2003, Mỹ đưa quân vào Iraq, biến Iraq thành một quốc gia gần như nội chiến triền miên trong suốt hơn một thập niên, tạo ra một chính quyền trung ương bất lực ở Baghdad và bây giờ là sự xuất hiện của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Continue reading “Chính sách của Mỹ đối với các “quốc gia bất hảo””

Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh

20150801_blp513

Nguồn:What the House of Lords is for“, The Economist, 29/07/2015.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong thời gian gần đây, Thượng viện Vương quốc Anh hay còn được biết đến với tên gọi Viện Quý tộc (House of Lords) xuất hiện trên các mặt báo vì những lý do chẳng mấy hay ho. Vào ngày 26 tháng Bảy, tờ Sun on Sunday, một tờ báo lá cải hữu khuynh, đã đăng tải hình ảnh cùng đoạn phim quay cảnh Thượng nghị sĩ Sewel (Phó Chủ tịch Thượng viện và cũng là cựu đồng minh của nguyên Thủ tướng Tony Blair) đang mua vui cùng gái bán hoa, hít ma túy và than vãn về thu nhập còm cõi của mình. Sau hai ngày chịu áp lực liên tục từ giới truyền thông, ông tuyên bố từ chức khỏi Thượng viện vào ngày 28 tháng Bảy, dựa trên một cơ chế mới vừa được đưa ra vào năm ngoái. Vụ bê bối xảy ra trong thời điểm vai trò và mục đích của Thượng viện đang được chú ý gắt gao. Thượng viện là cơ quan lập pháp có đông thành viên thứ hai trên thế giới chỉ sau Quốc hội Trung Quốc, tất cả thành viên đều không qua dân cử và Viện sắp tiếp nhận một lượng lớn tân nghị viên nữa. Vậy Viện Quý tộc này được dùng vào mục đích gì? Continue reading “Lịch sử và cách vận hành của Thượng viện Anh”

Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị

20111128-politics-economy-business

Nguồn: Dani Rodrik, “The Tyranny of Political Economy”, Project Syndicate, 08/02/2013

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã từng có thời những nhà kinh tế học chúng ta tách rời khỏi chính trị. Chúng ta nhìn nhận công việc của mình là mô tả các nền kinh tế thị trường hoạt động ra sao, khi nào chúng sụp đổ, và các chính sách được thiết kế cẩn thận có thể tăng cường hiệu quả nền kinh tế như thế nào. Chúng ta phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu mâu thuẫn nhau (ví dụ như sự bình đẳng và hiệu quả kinh tế), và các chính sách được thiết kế nhằm đạt những kết quả kinh tế mong đợi, bao gồm việc tái phân phối tài sản. Nó sẽ phụ thuộc vào việc các chính trị gia có sử dụng những lời khuyên của chúng ta và các quan chức có thực hiện chúng hay không. Continue reading “Vai trò quan trọng của ngành kinh tế chính trị”

Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?

Philippines-vs-China

Nguồn: Mark Valencia, “What China can do to build its case in  South China Sea territorial claims”, South China Morning Post, 09/08/2015.

Biên dịch: La Thị Bình An | Hiệu đính: Phạm Ngọc Minh Trang

Mark Valencia tin rằng Trung Quốc có thể củng cố các yêu sách về chính trị và pháp lý của mình trên Biển Đông.

Với các chính sách và động thái trên Biển Đông, Trung Quốc đã bị cáo buộc là có thái độ hung hăng; bắt nạt các quốc gia có tranh chấp khác; vi phạm các Hiệp ước đã ký, Luật quốc tế và quy chuẩn quốc tế; quân sự hóa các thực thể; thay đổi nguyên trạng; gây mất ổn định; hủy hoại môi trường và đe dọa tự do hàng hải. Rắc rối hơn về mặt chính trị là việc Philippines nộp đơn kiện chống lại Trung Quốc theo cơ chế giải quyết tranh chấp của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Continue reading “Trung Quốc nên chống lại vụ kiện của Philippines như thế nào?”

Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia

phu_quoc

Tác giả: TS. Trần Công Trục

Bài liên quan: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ 

I. Vấn đề Phú Quốc và Nam Bộ

Ngày 24/7 trong phiên họp Nội các Campuchia, Thủ tướng nước này Hun Sen tuyên bố rằng: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, Việt Nam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.

Để tìm hiểu tại sao ông Hun Sen lại có câu nói đầy ẩn ý này, tôi xin tóm lược về vị trí địa lý cũng như thực trạng lịch sử và pháp lý các hải đảo trong vịnh Thái Lan và quá trình xác lập chủ quyền theo đúng nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ mà Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực hiện để dư luận có thể thấy rõ bản chất của vấn đề ở đây là gì. Continue reading “Tìm hiểu vấn đề biển đảo giữa Việt Nam và Campuchia”

Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu

Treasury-Market-Manipulation

Nguồn: Stephen S. Roach, “Market Manipulation Goes Global”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thao túng thị trường đã trở thành quy trình vận hành tiêu chuẩn trong chính sách trên toàn thế giới. Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc, đất nước đang phải nỗ lực đối phó với nguy cơ vỡ bong bóng cổ phiếu. Nhưng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc dường như không phải là độc nhất. Và các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây cũng đang làm những điều tương tự – chỉ là mặc một “bộ áo” khác cho sự thao túng của họ.

Hãy xem xét phương pháp nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000, sau đó là ở Hoa Kỳ sau năm 2008, rồi lại tiếp tục được áp dụng ở Nhật Bản một lần nữa vào năm 2013, và bây giờ là ở châu Âu. Trong tất cả các trường hợp này, nới lỏng định lượng cơ bản là một nỗ lực nhằm thao túng giá tài sản. Nó hoạt động chủ yếu là nhờ ngân hàng trung ương trực tiếp mua chứng khoán chính phủ dài hạn, qua đó làm giảm lãi suất dài hạn, khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Continue reading “Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu”

Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long

Nguồn: PM Lee’s National Day Message 2015“, Today Online, 08/08/2015.

Biên dịch: Phạm Quỳnh Trung

Đồng bào Singapore thân mến,

  1. Cách đây 50 năm, cũng vào buổi tối này, Singapore đứng trước một sự thay đổi to lớn. Chính phủ đã ký Hiệp ước tách Singapore khỏi Liên bang Malaysia. Các máy in bận rộn in Hiệp ước Phân tách và Bản Tuyên ngôn độc lập trên Công báo Chính Phủ. Chính quyền Malaysia nói với cảnh sát và sĩ quan các đơn vị quân đội Singapore bắt đầu nhận lệnh của chính quyền mới vào ngày kế tiếp. Tất cả điều này đều diễn ra trong bí mật. Ông cha của chúng ta đi ngủ mà hoàn toàn không biết chuyện gì xảy ra, cứ ngỡ mình vẫn còn là công dân Malaysia. Continue reading “Thông điệp Quốc khánh 2015 của Thủ tướng Lý Hiển Long”

Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA

Nguồn: Robert Tomes, “The Cold War Offset Strategy: Assault Breaker and the Beginning of the RSTA Revolution”, War on the Rocks, 14/8/2015.

Biên dịch: Hà Minh Trường | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Frank Kendall, người phụ trách vấn đề quân dụng hiện tại của Bộ Quốc phòng đã từng nói: “Chúng ta đang gặp một vấn đề nghiêm trọng”. Ông quay lại làm việc cho chính phủ vào năm 2010 và ngay lập tức trở nên khó chịu trước các thông tin tình báo về khả năng phát triển quân sự của các quốc gia khác.

Kendall cảnh báo: Ưu thế về công nghệ của nước Mỹ đã không còn được đảm bảo. Ông than thở: Các đối thủ tiềm năng trong tương lai hoặc các quốc gia bán vũ khí cho những đối thủ đó rõ ràng đang trong quá trình phát triển các hệ thống vũ khí phức tạp được thiết kế để đánh bại lực lượng quân đội Hoa Kỳ.

Nhưng có phải nước Mỹ đang bắt đầu xoay chuyển tình thế? Là Thứ trưởng Quốc phòng đặc trách vấn đề Quân dụng, Kỹ thuật và Hậu cần, Kendall đang giám sát một kế hoạch chiến lược dài hạn mới nhằm nhân rộng các tiến bộ chưa từng có liên quan đến chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh, vốn đã được thảo luận trong các bài viết trước đây. (Dự án mới này được Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nêu lên tại Diễn đàn An ninh Reagan). Continue reading “Chiến lược bù đắp trong Chiến tranh Lạnh: “Phá công” và cách mạng RSTA”

Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?

Turks-continue-to-support-democracy-in-Egypt-2

Nguồn: Dani Rodrick, “The Problem is Authoritarianism, Not Islam”, Project Syndicate, 12/08/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Về mặt cơ bản, đạo Hồi có phải là không tương thích với dân chủ không? Lần này qua lần khác, các sự kiện thôi thúc chúng ta hỏi câu hỏi này. Nhưng câu hỏi này gây bối rối nhiều hơn là giải thích.

Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Tunisia là những quốc gia rất khác nhau, nhưng các quốc gia này đều có một điểm chung là những chính quyền theo chủ nghĩa Hồi giáo (hoặc ít ra là gần đây trong trường hợp của Ai Cập). Ở nhiều mức độ khác nhau, các chính quyền này đã làm xói mòn sự tin tưởng vào nền dân chủ của họ vì không bảo vệ quyền dân sự và quyền con người, và đã sử dụng những biện pháp nặng tay để chống lại các đối thủ. Mặc cho những cam kết được lặp đi lặp lại, các lãnh đạo Hồi giáo đã cho thấy ít quan tâm đến dân chủ, trừ lúc cần chiến thắng ở thùng phiếu. Continue reading “Có phải Hồi giáo không tương thích với dân chủ?”

Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?

Nguồn: Ivan Sukhov, “Who Will Build a Better Future for Russia?The Moscow Times, 29/07/2015.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Một bạn đại học cũ của tôi, quen biết đã hơn 20 năm, đang có kế hoạch rời bỏ nước Nga vĩnh viễn vào tháng 9 này.

Giống như những đám mây đang quần tụ vần vũ trước một cơn bão, bạn gần bạn xa của tôi đang bàn đến việc rời bỏ nước Nga. Những cơn gió như thế đã bắt đầu, báo hiệu một cơn bão lớn.

Tất nhiên sẽ ít khả năng có một dòng di dân ào ạt: Trong một phần tư thế kỷ qua kể từ khi Bức màn Sắt sụp đổ, chỉ có khoảng 10% người Nga từng du lịch ra nước ngoài – bao gồm cả số lượng lớn đi du lịch Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ. Thực tế, chỉ có một thiểu số dự định rời khỏi nước Nga mãi mãi. Continue reading “Ai sẽ xây dựng tương lai tốt đẹp hơn cho Nga?”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Thiên Hoàng Nhật Bản thân chinh quyết định 

Sau Nagasaki, người Nhật thấp thỏm chờ xem trái bom thứ 3 sẽ rơi xuống đâu. Tình hình vô cùng nguy cấp buộc Nhật phải trả lời ngay có chấp nhận Tuyên ngôn Potsdam hay không.

Ngày 9, nhà vua dự “Ngự tiền Hội nghị” của Hội đồng Tối cao Chỉ đạo Chiến tranh. Chánh văn phòng chính phủ Sakomizu kể lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P4)”

Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

mac_cuu

Tác giả: GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.

Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Continue reading “Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ”

Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro

article-0-0E8E9E9B00000578-157_634x376

Nguồn: Philippe Legrain, “The Eurozone’s German Problem,” Project Syndicate, 23/07/2015.

Biên dịch: Phan Huy Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khu vực đồng tiền chung châu Âu có một vấn đề liên quan đến nước Đức. Những chính sách “lợi mình hại người” của Đức và cách phản ứng với khủng hoảng rộng hơn mà nước này chủ trương đã được chứng minh là thảm họa. Bảy năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế khu vực đồng euro đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn so với châu Âu trong thời kỳ Đại Suy thoái những năm 1930. Những nỗ lực của chính phủ Đức để đè bẹp Hy Lạp và buộc nước này từ bỏ đồng tiền chung đã làm mất ổn định liên minh tiền tệ. Chừng nào chính quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel còn tiếp tục lạm dụng vị thế thống trị là chủ nợ chính để thúc đẩy những lợi ích hẹp hòi của mình thì khu vực đồng tiền chung euro còn không thể phát triển – và có thể là không tồn tại được. Continue reading “Vấn đề nước Đức của khu vực đồng euro”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Quyết định cuối cùng của Tổng thống Mỹ

Một tuần đã qua mà không thấy phía Nhật có phản ứng gì về Tuyên ngôn Potsdam, Tổng thống Truman vô cùng đau đầu. Ông muốn Nhật đầu hàng nhưng lại do dự chưa dám đổ quân lên đất Nhật, cho dù lúc này hàng nghìn tàu chiến và cả triệu lính Mỹ đã sẵn sàng với khí thế chiến thắng rực lửa.

Truman biết rõ đánh từ biển lên đất liền sẽ bị thương vong cực nhiều và chưa biết bao giờ mới thắng nổi 3,5 triệu quân Nhật thạo chiến cố thủ trong các công sự ngầm trên 4 đảo chính và trên các tàu chiến của nước này, chưa kể cùng từng ấy quân Nhật đóng ở các nước châu Á và các đảo Thái Bình Dương. Ngoài ra còn hàng chục triệu dân Nhật sẵn sàng xả thân vì Thiên Hoàng, họ sẽ đánh du kích đến người cuối cùng sau khi Mỹ chiếm được chính quốc Nhật. Bài toán quả thật vô cùng nan giải. Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P3)”

Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo

Corruption_Biology

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Fighting Corruption Won’t End Poverty,” Project Syndicate, 24/07/2015.

Biên dịch: Vũ Đình Khanh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các quốc gia nghèo khó là bởi chính phủ của họ tham nhũng. Và, trừ khi những nước này đảm bảo được rằng tài nguyên quốc gia không bị đánh cắp, và quyền lực công không bị sử dụng cho mục đích cá nhân, thì họ sẽ còn nghèo mãi, đúng không?

Quả là một ý tưởng hấp dẫn để chúng ta tin vào. Suy cho cùng, đây là dòng quan điểm cho rằng triển vọng về sự thịnh vượng cũng đồng nghĩa với việc đấu tranh chống lại bất công. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một chuyến thăm châu Mỹ Latinh gần đây: “tham nhũng là sâu mọt, là chứng hoại tử của loài người.” Những kẻ tham nhũng xứng đáng bị “buộc vào đá rồi ném xuống biển.”

Có lẽ họ đáng bị thế thật. Nhưng điều đó không nhất thiết giúp các quốc gia trở nên thịnh vượng hơn. Continue reading “Chống tham nhũng sẽ không chấm dứt đói nghèo”

Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ảo tưởng nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình với Mỹ

Quả thật, từ đầu tháng 7 năm 1945, Chính phủ Nhật đã nhờ Liên Xô làm trung gian điều đình để hoà giải với Mỹ, dựa trên cơ sở Hiệp ước Bất tương xâm Nhật-Xô (ký 13/4/1941) đến tháng 3 năm 1946 mới hết hạn.

Về chuyện này, Thiên Hoàng Nhật Hirohito nhớ lại: Continue reading “Ngày tàn của phát xít Nhật (P2)”

Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc

UN Logo

Nguồn: Bertrand Badie, “Les Nations unies face au conservatisme des grandes puissances,” Le Monde diplomatique, 06/2015.

Biên dịch: Lý Vân Anh | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã từng mất ăn, mất ngủ vì lo ngại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ từ chối phê chuẩn văn kiện thành lập Liên Hợp Quốc mà chính ông là một trong những người khởi xướng khi Thế chiến II kết thúc. Nguy cơ này là có thật do người tiền nhiệm của ông, Woodrow Wilson, đã từng nếm trái đắng một phần tư thế kỷ trước đó, mặc dù Wilson là người đi tiên phong trong việc thành lập Hội Quốc Liên.[1] Nên nhớ rằng các nghị sỹ Hoa Kỳ luôn bảo vệ quyết liệt một học thuyết cổ điển là không ai có thể thay thế nhân dân trong việc xây dựng luật pháp: dù là luật quốc tế hay một tổ chức đa phương nào đó cũng sẽ không bao giờ có thể thay đổi, chứ chưa nói đến là làm triệt tiêu chủ quyền quốc gia. Vào thời điểm đó, người ta đã tranh cãi rất nhiều về vị trí của tổ chức quốc tế được cải tổ từ Hội Quốc Liên này. Những người theo chủ nghĩa tân bảo thủ, 60 năm sau, hẳn vẫn còn nhớ về điều đó. Continue reading “Liên Hợp Quốc trước chủ nghĩa bảo thủ của các cường quốc”

Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc

20101211_bkd001

Nguồn: Pranab Bardhan, “The Contradictions of China’s Communist Capitalism”, Project Syndicate, 16/07/2015.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự tuột dốc chóng mặt gần đây của hai sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến đã đặt ra một cuộc thử nghiệm độc đáo cho các nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc. Chừng nào các thị trường còn tăng lên, nghịch lý về sự phát triển tư bản chủ nghĩa mạnh mẽ dưới sự giám sát của đảng Cộng sản lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới chỉ khiến các học giả và các nhà Mác-xít theo trường phái cũ thêm bối rối. Khi giới tinh hoa của Đảng Cộng sản Trung Quốc và họ hàng của họ, các thiết chế tài chính nước ngoài và nhiều nhà đầu tư nhỏ của Trung Quốc (được phép vay ký quỹ) hái ra tiền nhờ chứng khoán, không một ai quan tâm tìm hiểu “sinh vật đột biến gien mà họ đang vỗ béo”. Continue reading “Những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản cộng sản Trung Quốc”