Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?

Nguồn: Paul R. Gregory, “Why Socialism Fails”, Hoover Institution, 10/01/2018.

Biên dịch: Hiếu Chân

Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận định năm 1989 của ông, Điểm tận cùng của Lịch sử?. Hơn một phần tư thế kỷ sau đó, Liên Xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn, Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc “quay lại Liên Xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders[1] – một người công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn chủ nghĩa tư bản. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa xã hội thất bại?”

Tại sao biểu tình bùng phát ở Iran?

Nguồn: Hassan Hakimian, “What’s Driving Iran’s Protests?”, Project Syndicate, 06/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Tú | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự lan tỏa nhanh chóng của các cuộc bạo động dân sự bắt đầu vào cuối tháng 12 tại các thị xã và thành phố ở Iran đã làm hầu hết mọi người ngạc nhiên, từ chính phủ mang tư duy cải cách của Tổng thống Hassan Rouhani cho tới nhiều người dân và các nhà quan sát. Bắt đầu tại Mashhad, một thành phố tôn giáo lớn ở Đông Bắc nước này và cũng là thành trì của các đối thủ theo đường lối bảo thủ chống lại Tổng thống Rouhani, các cuộc biểu tình đã nuốt chửng một vài thị trấn nhỏ với tốc độ và sự khốc liệt mà ít người có thể dự đoán được.

Ban đầu nổ ra bởi chi phí sinh hoạt tăng cao và sự gia tăng bất bình đẳng kinh tế và xã hội, các cuộc biểu tình nhanh chóng trở thành một sự phủ nhận đối với bản thân chế độ cầm quyền. Trong khi phần lớn sự giận dữ là nhằm vào giới tăng lữ nắm quyền do Lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei cầm đầu, thì các nhà cải cách cũng đang bị đe dọa không kém các đối thủ theo đường lối cứng rắn của họ. Continue reading “Tại sao biểu tình bùng phát ở Iran?”

‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc

Nguồn: Joseph Nye, “China’s Soft and Sharp Power”, Project Syndicate, 04/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ đô la vào việc gia tăng quyền lực mềm nhưng gần đây nước này đã vấp phải một làn sóng phản ứng ở các quốc gia dân chủ. Một báo cáo mới của Quỹ Quốc gia vì Dân chủ lập luận rằng chúng ta cần suy nghĩ lại về quyền lực mềm bởi vì nội hàm khái niệm vốn được sử dụng kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh dường như không còn đủ để mô tả tình hình hiện tại nữa.

Bản báo cáo gọi các ảnh hưởng mang tính chuyên chế được cảm nhận khắp thế giới này là “quyền lực sắc nhọn” (sharp power). Một bài viết trang bìa gần đây của tờ The Economist định nghĩa “quyền lực sắc nhọn” là việc dựa vào “lật đổ, bắt nạt và áp lực, những yếu tố kết hợp nhau để khiến các quốc gia phải tự kiểm duyệt hành vi của mình”. Trong khi quyền lực mềm sử dụng sức hấp dẫn của văn hóa và các giá trị để nâng cao sức mạnh quốc gia, quyền lực sắc nhọn giúp các chế độ chuyên chế cưỡng ép hành vi của người dân trong nước và thao túng công luận ở nước ngoài. Continue reading “‘Quyền lực mềm’ và ‘quyền lực sắc nhọn’ của Trung Quốc”

Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên

Nguồn: Oriana Skylar Mastro, “Why China Won’t Rescue North Korea, Foreign Affairs, January/February 2018.

Biên dịch: Văn Cường

Giới chức Mỹ từ lâu đã thừa nhận công thức mà Mao Trạch Đông đưa ra đối với quan hệ Trung-Triều: Hai nước tựa như “môi và răng”. Trung Quốc là đối tác cung cấp năng lượng, lương thực chủ chốt và là thị trường trung gian để Triều Tiên duy trì kết nối giao thương với bên ngoài. Đó là lý do mà nhiều nhiệm kỳ chính phủ Mỹ luôn tìm cách thúc ép Trung Quốc thể hiện vai trò lớn hơn nhằm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Donald Trump cũng đi theo lôgích này, vừa kêu gọi sự trợ giúp từ Trung Quốc, đồng thời đe dọa trừng phạt nếu Bắc Kinh không hành động quyết liệt hơn. Cũng theo cách tiếp cận này, giới hoạch định chính sách Mỹ từng nhận định nếu Triều Tiên sụp đổ hoặc bị kéo vào cuộc chiến với Mỹ, Trung Quốc sẽ ra tay trợ giúp, không để Bình Nhưỡng tan rã, thậm chí sẽ cho triển khai lực lượng quân sự ở dọc tuyến biên giới nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng người tị nạn tràn vào Trung Quốc. Continue reading “Lý do Trung Quốc sẽ không cứu Triều Tiên”

Cái chết của các đảng chính trị

Nguồn: John Lloyd, “The death of political parties”, Reuters, 03/01/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Không khó để chỉ ra rằng một số đảng chính trị đáng kính trọng nhất của thế giới dân chủ có thể đang đối mặt với các cao trào khủng hoảng. Điều khó khăn là xác định liệu chính phủ của một đảng hay liên minh các đảng đó có thể kéo dài sự tồn tại lâu dài hay không.

Thế giới đang trở nên tốt đẹp hơn về hầu hết các phương diện vật chất, nhưng mọi thứ không được như vậy đối với các đảng chính trị lâu đời vốn giúp mang lại điều đó. Đây là bởi các chính đảng này đang phải chấp nhận để cho số phận mình được định đoạt bởi một loạt các phong trào rộng lớn ở quy mô toàn cầu thay vì trong phạm vi các quốc gia – dân tộc. Continue reading “Cái chết của các đảng chính trị”

Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc

Nguồn: Anne-Marie Brady, “Resisting China’s magic weapon”, Lowy Institute, 27/09/2017

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong bộ phim kinh điển thời Chiến tranh Lạnh Invasion of the Body Snatchers, người ngoài hành tinh lặng lẽ xâm lăng trái đất bằng cách nhân bản thân thể của mỗi người mà họ gặp phải. Kết quả là “những bản sao” (pod people) hình thành đặc điểm thân thể, trí nhớ và tính cách của những con người mà họ thay thế. Vào thời đó, bộ phim được ngầm hiểu như câu chuyện ngụ ngôn cho các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị. Điều này phản ánh nỗi lo sợ hiện hữu lúc ấy về tính dễ bị tổn thương của các xã hội dân chủ, cởi mở trước các ảnh hưởng nước ngoài vốn làm suy yếu chủ quyền và nền chính trị của họ. Continue reading “Chống lại sự can thiệp chính trị nội bộ của Trung Quốc”

Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?

Nguồn: Francis Fukuyama, “Why Populist Nationalism Now?”, The American Interest, 30/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng khiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được chú ý và bàn luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại nói với chúng ta rằng, tính gộp lại tất cả các quốc gia tham gia vào cơ chế thương mại tự do đều giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy nói với chúng ta rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều khá giả lên: những người lao động kỹ năng thấp ở các nước giàu sẽ thua thiệt trước những công nhân cũng có kỹ năng thấp nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?”

Sức mạnh của những tượng đài

Nguồn: Ian Buruma, “The Power of Monuments”, Project Syndicate, 05/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị  Minh Châu | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, cảnh tượng rùng rợn đã diễn ra khi những người Tân Phát-xít (neo-Nazis) diễu hành tại Charlottesville, Virginia, mang theo những ngọn đuốc và hô to khẩu hiệu ủng hộ tư tưởng người da trắng thượng đẳng. Cuộc diễu hành được phát động sau khi thành phố đưa ra kế hoạch di chuyển bức tượng Robert E. Lee, lãnh đạo quân đội Hợp bang miền Nam, lực lượng đã chiến đấu để duy trì chế độ nô lệ tại các bang miền Nam ly khai trong thời kỳ Nội chiến Hoa Kỳ. Bức tượng Tướng Lee cưỡi ngựa đã nằm ở đó từ năm 1924, thời điểm mà việc hành hình người da đen không qua xét xử vẫn không phải là hiếm. Continue reading “Sức mạnh của những tượng đài”

Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Arab Autocracy Trap”, Project Syndicate, 08/09/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29. Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.

Điển hình cho sự bất lực không thể thoát khỏi cạm bẫy chuyên chuyền gồm các chính phủ Ai Cập, Ả-rập Saudi, và trong chừng mực nào đó là Ma-rốc, ngay cả khi mà các tình cảnh hiện nay cho thấy một đợt thức tỉnh khác của người dân đang sắp xảy ra. Continue reading “Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập”

Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?

Nguồn: Richard N. Haass, “Who Will Fill America’s Shoes”, Project Syndicate, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho lập trường thoái lui khi xét về tầm nhìn và hành vi toàn cầu của nước Mỹ. Kết quả là, nước Mỹ sẽ không còn đóng vai trò dẫn đầu quốc tế, điều đã định hình chính sách đối ngoại của nước này suốt ba phần tư thế kỷ qua, dưới thời các vị Tổng thống cả Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thay đổi này. Cam kết truyền thống của nước Mỹ đối với các tổ chức toàn cầu đã phải nhường chỗ cho ý tưởng “Nước Mỹ trên hết”. Các quan hệ đồng minh và những bảo đảm an ninh từng được coi là mặc nhiên thì giờ đây đang ngày càng mang tính chất có điều kiện, tùy thuộc vào lượng ngân sách mà các đồng minh chi cho quốc phòng và việc họ có bị coi là thu lợi bất công từ thương mại với Mỹ hay không. Continue reading “Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?”

EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan

Nguồn: Javier Solana, “The Balkans Between Competing Poles”, Project Syndicate, 28/08/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Rất ít khu vực trên thế giới lại phức tạp về văn hoá và chính trị hơn Balkan. Và dường như không có ví dụ minh hoạ nào về quá khứ và hiện tại sinh động của khu vực này rõ ràng hơn cuộc đời và di sản của một trong những người con xuất chúng của khu vực này: nhà vật lý và nhà phát minh Nikola Tesla.

Sinh ra trong một gia đình Serbia theo Chính thống giáo năm 1856 tại một thị trấn hiện đang là một phần của Croatia, quốc tịch của Tesla vẫn là một vấn đề gây tranh luận trong khu vực. Tesla tin rằng các tiến bộ khoa học cần được sử dụng để xây dựng cầu nối giữa các quốc gia, và cuối cùng để đạt được hòa bình khắp mọi nơi. Nhưng có một số người ở cả Croatia và Serbia muốn sử dụng di sản của ông theo những cách bất công đối với nó. Continue reading “EU và thực tiễn địa chính trị phức tạp của Balkan”

Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại

Nguồn: Kishore Mahbubani & Klaus Schwab, “What Makes a Great Leader?”, Project Syndicate, 09/08/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cách đây không lâu, trong một bữa tối ở Singapore, chúng tôi đã cố xác định những phẩm chất nào sẽ giúp tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại. Đối với Klaus, có năm yếu tố cốt lõi là trái tim, trí tuệ, sức khỏe, can đảm và tâm hồn. Còn với Kishore, lòng thương cảm, tính cẩn trọng và sự dũng cảm là cốt yếu, tương tự là khả năng xác định tài năng và hiểu được các vấn đề phức tạp. Phạm vi của sự trùng lặp giữa hai ý kiến nói lên được nhiều điều.

Việc hai danh sách trên đều bắt đầu với “trái tim” hoàn toàn không phải là tình cờ. Như lời Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, một nhà lãnh đạo không thể trở nên vĩ đại mà không thể hiện sự cảm thông sâu sắc với đồng bào mình, một thái độ giúp tiếp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại bất công mà những người dân đó đang phải đối mặt. Continue reading “Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại”

Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào

Tác giả: Hồ Anh Hải

Triều Tiên

Về hình thức, Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Triều Tiên quy định nước này theo chủ nghĩa xã hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, nhưng trên thực tế, mọi người đều biết nước này thi hành chế độ lãnh đạo cha truyền con nối, suốt từ ngày lập quốc (1948) tới nay gia đình họ Kim nắm quyền lực tối cao về tất cả các mặt chính trị, quân sự, kinh tế… Đảng Lao động Triều Tiên trên thực tế không có quyền lực gì. Toàn bộ bộ máy Đảng và Nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của một cá nhân từ khi lên cầm quyền cho tới khi chết.

Thời kỳ đầu là Kim Nhật Thành (tức Kim Il Song, 1912-1994), từng đảm nhiệm các chức vụ: Tổng Bí Thư Đảng (1948-1994), Thủ tướng (1948-1972), Chủ tịch nước (1972-1994), Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng (1972-1993), Tư lệnh Tối cao quân đội (1950-1991), Đại Nguyên soái (từ 1992). Hiến pháp sửa đổi năm 1998 quy định ông Kim Nhật Thành là Chủ tịch vĩnh viễn nước CHDCND Triều Tiên. Continue reading “Vấn đề Đảng lãnh đạo trong Hiến pháp Triều Tiên, Cuba và Lào”

Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Sử dụng Hiến pháp để củng cố địa vị hợp pháp của chính đảng cầm quyền luôn luôn là “phong vũ biểu” của nền chính trị chính đảng ở Trung Quốc kể từ sau Cách mạng Tân Hợi (1911), dù là Quốc Dân Đảng (QDĐ) của Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch hay Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) của Mao Trạch Đông.

Sau khi đánh đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, QDĐ lên cầm quyền, đưa ra lý luận “Nhà nước của Đảng” (Đảng Quốc), dùng Hiến pháp xác lập mô hình “Đảng trị”, tức “Dùng Đảng để cai trị đất nước”. ĐCSTQ, lúc đó đang hoạt động bí mật, đã kịch liệt phản đối mô hình này. Mãi đến năm 1936 và 1946, QDĐ mới tuyên bố “Trả lại chính quyền cho dân”, và Hiến pháp mới không trực tiếp đề cập địa vị pháp lý của đảng cầm quyền nữa. Continue reading “Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Trung Quốc”

Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài

Nguồn: Hun Sen’s Cambodia slides into despotism, Financial Times, 07/09/2017.

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự bỏ mặc của phương Tây và sự bảo trợ của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tiến trình này.

Trên một trong những số báo cuối cùng của tờ Cambodia Daily xuất hiện một dòng tiêu đề “Hướng đến chế độ độc tài tuyệt đối” và bên dưới là hình ảnh nhà lãnh đạo chính của phe đối lập Campuchia bị bắt trong một cuộc đột kích lúc nửa đêm.

Trong tuần này, Thủ tướng Hun Sen đã cho đóng cửa tờ báo Anh ngữ độc lập này, vốn bắt đầu xuất bản vào năm 1993, nhằm phản ứng lại việc tờ báo này tường thuật việc chế độ của ông tấn công vào các giá trị tự do của Campuchia. Continue reading “Campuchia của Hun Sen trượt dài vào chế độ độc tài”

Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Venezuela’s Unprecedented Collapse,” Project Syndicate, 31/07/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vội vã hôm 16 tháng 7 dưới sự bảo hộ của phe đối lập kiểm soát Quốc hội để phản đối lời kêu gọi thành lập Hội đồng Lập hiến Quốc gia của Tổng thống Nicolás Maduro, hơn 720.000 công dân Venezuela đã bỏ phiếu ở nước ngoài. Trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2013 chỉ có 62.311 người bỏ phiếu như vậy. Bốn ngày trước cuộc trưng cầu dân ý, 2.117 thí sinh đã tham gia cuộc sát hạch giấy phép hành nghề y tế của Chile, trong đó có gần 800 người Venezuela. Và ngày 22 tháng 7, khi biên giới với Colombia được mở lại, 35.000 người Venezuela đã băng qua cây cầu hẹp giữa hai nước để mua thực phẩm và thuốc men.

Người dân Venezuela rõ ràng muốn rời đi – và không khó để biết được lý do tại sao. Truyền thông trên khắp thế giới đã đưa tin về Venezuela, miêu tả những tình cảnh thực sự khốn cùng, với những hình ảnh về sự đói khát, tuyệt vọng, và giận dữ. Trang bìa của tờ The Economist số ngày 29 tháng 7 đã tóm gọn tất cả trong một câu: “Venezuela trong cơn hỗn loạn.” Continue reading “Sự sụp đổ chưa từng có của Venezuela”

Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi

Nguồn: Raj Persaud & Adrian Furnham, “The snap election trap”, Project Syndicate, 09/06/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thất bại trong việc giành đa số ghế tại Quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sớm chứng minh rằng các chuyên gia chính trị, người thăm dò ý kiến và các nhà dự báo khác lại sai thêm một lần nữa. Và cũng một lần nữa, rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải cho một kết quả bất ngờ.

Ví dụ, nhiều người chỉ ra rằng đương kim Thủ tướng Theresa May thuộc Đảng Bảo thủ đã tiến hành tranh cử kém cỏi và các mô hình thăm dò dư luận đánh giá thấp tỉ lệ tham gia bỏ phiếu của các cử tri trẻ tuổi. Trong khi đó, Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng lại tỏ ra tự tin và có năng lực. Nhưng dường như tất cả những lời giải thích đó đều không hợp lý vì chúng tập trung hoàn toàn vào cách chiến dịch vận động tranh cử được tiến hành như thế nào. Continue reading “Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi”

Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền

Tác giả: Ngô Di Lân

Thời gian vừa qua đã chứng kiến một cuộc tranh luận vô cùng sôi nổi trong giới hoạch định chính sách đối ngoại ở Singapore, được “châm ngòi” bởi nhà ngoại giao kỳ cựu Kishore Mahbubani, người hiện là Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu.

Bài bình luận với tiêu đề “Qatar: Những bài học lớn từ một nước nhỏ” trên tờ Strait Times của Mahbubani đã ngay lập tức làm “dậy sóng” bởi quan điểm “nước nhỏ phải hành xử như nước nhỏ” của ông, với hàm ý rằng Singapore nên “khom lưng, cúi đầu” trước các cường quốc gần như đi ngược lại với nguyên tắc đối ngoại của Singapore từ trước đến giờ. Những người phản đối Mahbubani cho rằng Singapore có được vị thế như ngày hôm nay là nhờ việc theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập và theo nguyên tắc chứ không phải bằng việc làm “tay sai” cho các cường quốc. Vậy ai có lý hơn trong cuộc tranh luận này? Các nước nhỏ nên làm gì để bảo vệ mình khi bị cuốn vào vóng xoáy chính trị cường quyền? Continue reading “Nước nhỏ trong vòng xoáy chính trị cường quyền”

Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Thị Linh

Tháng 7/2016 tại Singapore nổ ra một cuộc bút chiến bàn luận về chủ đề ứng xử của nước nhỏ trong quan hệ quốc tế giữa các nhà ngoại giao kỳ cựu của nước này. Cuộc tranh luận thu hút sự chú ý của dư luận bên trong và bên ngoài Singapore bởi nó không chỉ phản ánh sự chia rẽ tư tưởng trong giới hoạch định chính sách đối ngoại Singapore hiện nay mà còn động chạm đến vấn đề cốt lõi liên quan đến bản sắc của một chủ thể hết sức đặc biệt trong chính trị quốc tế hiện đại. Singapore là một quốc đảo với dân số 5,6 triệu nhưng lại có nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới và thành tích đối ngoại đáng khâm phục. Từng được coi là “một chấm đỏ” (little red dot), nhưng Singapore ứng xử với tư thế của một quốc gia độc lập, không ít lần từ chối những đề nghị của các cường quốc. Rõ ràng, đây không phải lần đầu tiên cuộc tranh luận nổ ra, và chắc cũng không phải lần cuối. Những ý kiến trong diễn đàn hết sức có giá trị để giới nghiên cứu chính sách của Việt Nam tham khảo. Continue reading “Ngoại giao nước nhỏ và bài học cho Việt Nam”

Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc

Nguồn: Ian Buruma, “Life After Pax Americana”, Project Syndicate, 06/06/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trật tự hậu 1945 do Mỹ thiết lập tại châu Âu và Đông Á đã bị lung lay đến nay đã một thời gian. Quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về khí hậu của Tổng thống Donald Trump chỉ khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn mà thôi.

Lần đầu tiên kể từ sau những năm đầu nắm chức tổng thống của Tướng Charles de Gaulle ở Pháp, một nhà lãnh đạo lớn của phương Tây, Thủ tướng Đức Angela Merkel, đã công khai tuyên bố rằng châu Âu không còn có thể trông đợi vào vai trò lãnh đạo của Mỹ. Nghe có vẻ trớ trêu, khi tuyên bố này lại xuất phát từ một người Đức đồng thời là người ủng hộ quan hệ đối tác giữa Tây Âu và Hoa Kỳ (Atlanticist), song nó lại rất hợp lý, vì nước Đức, trong quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài hà khắc sang nền dân chủ tự do ôn hòa, cần Mỹ hơn bất cứ quốc gia nào khác. Continue reading “Thế giới sau khi nền Hòa bình kiểu Mỹ kết thúc”