#156 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.4): Các quỹ tín dụng và bong bóng nhà đất

Nguồn: G. Edward Griffin, “Home, Sweet Loan”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 4.

Biên dịch: Đinh Nguyễn Lan Hương | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương trước của cuốn The Creature from Jekyll Island

CHƯƠNG 4: NHÀ Ở, MÓN NỢ NGỌT NGÀO

Nội dung chính: Lịch sử sự can thiệp của chính phủ ngày càng tăng trong ngành bất động sản, việc bóp nghẹt các lực lượng thị trường tự do trong ngành bất động sản dân dụng; cuộc khủng hoảng xuất hiện sau đó trong ngành quỹ tín dụng; sự giải cứu ngành này với khoản tiền từ thuế của người dân. Continue reading “#156 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.4): Các quỹ tín dụng và bong bóng nhà đất”

#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama

Nguồn: Trevor McCrisken (2013). “Obama’s Drone War”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 55, No. 2, pp. 97-122.

Biên dịch: Đinh Lê Na | Hiệu đính: Lâm Vũ

Ngay vào đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Barack Obama đã cam kết sẽ chống lại chủ nghĩa khủng bố một cách hiệu quả và chính trực hơn so với người tiền nhiệm. Ông nhấn mạnh rằng “chúng ta phải tuân thủ các giá trị của mình một cách nghiêm cẩn giống như cách chúng ta bảo vệ sự an toàn của bản thân  – không có bất kỳ một ngoại lệ nào”, và ra lệnh cho các cơ quan của Mỹ chấm dứt việc sử dụng biện pháp tra tấn (đối với tù binh – ND) và đóng cửa nhà tù tại Vịnh Guantanamo (Cuba).[1] Việc đạt được mục tiêu thứ hai đã được chứng minh là rất khó về mặt chính trị lẫn thực tế, Continue reading “#153 – Cuộc chiến máy bay không người lái của Obama”

#152 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.3): Các vụ giải cứu ngân hàng và công ty trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: G. Edward Griffin, “Protectors of the Public”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 3.

Biên dịch và Hiệu đính: Khương Dư Kim

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Creature from Jekyll Island

CHƯƠNG 3: NHỮNG NGƯỜI BẢO VỆ CÔNG CHÚNG

Nội dung chính: Trên thực tế, trò chơi Giải cứu đã được áp dụng với Penn Central, Lockheed, thành phố New York, Chrysler, Ngân hàng Commonwealth Bank of Detroit, Ngân hàng First Pennsylvania Bank, Continental Illinois; và bắt đầu từ năm 2008, hầu như tất cả các ngân hàng lớn, AIG, các công ty sản xuất ô tô, và thậm chí là ngân hàng của các quốc gia khác cũng được áp dụng trò chơi này. Continue reading “#152 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.3): Các vụ giải cứu ngân hàng và công ty trong lịch sử Hoa Kỳ”

#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ

Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). “America: Troubled But Still on Top”, in L.K. Yew, One Man’s View of the World (Singapore: Straits Times Press), pp. 68-93.

Biên dịch: Nguyễn Việt Vân Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn One Man’s View of the World

HOA KỲ: Nhiều trở ngại nhưng vẫn giữ vị trí số 1

Cân bằng quyền lực đang chuyển đổi. Về phía châu Á của Thái Bình Dương, theo thời gian Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc gây ảnh hưởng. Mọi chuyện sẽ không còn như trước. Địa lí là điểm mấu chốt trong trường hợp này. Trung Quốc có lợi thế hơn vì nằm trong khu vực và có khả năng phô trương sức mạnh dễ dàng hơn ở châu Á. Đối với Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng từ cách xa 8.000 dặm là một điều hoàn toàn khác. Continue reading “#151 – Lý Quang Diệu viết về Hoa Kỳ”

#147 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.2): Nghiệp vụ ngân hàng chuyển lỗ sang người đóng thuế

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Name of the Game is Bailout”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 2.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thành Trung

Bài liên quan: Quái vật đảo Jekyll (Chương 1)

CHƯƠNG 2: TÊN CỦA TRÒ CHƠI LÀ GIẢI CỨU

Nội dung chính: Hình ảnh khán giả đang dự khán một sự kiện thể thao là một cách so sánh để giải thích những quy tắc mà theo đó người đóng thuế phải chịu chi phí cho việc giải cứu các ngân hàng khi các khoản cho vay trở thành nợ xấu. Continue reading “#147 – Quái vật đảo Jekyll (Ch.2): Nghiệp vụ ngân hàng chuyển lỗ sang người đóng thuế”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách

History_Mankind_American_Railroad_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 9.

“Một nền dân chủ vĩ đại sẽ không còn là vĩ đại và dân chủ nếu nó không tiến bộ”
– Cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, vào khoảng năm 1910.

Khó khăn trong nông nghiệp và sự ra đời của chủ nghĩa dân túy

Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể, nông dân Mỹ vào cuối thế kỷ XIX đã phải trải qua nhiều thời kỳ đầy gian khó. Các tiến bộ về cơ khí đã làm tăng sản lượng trên mỗi hecta đất trồng. Diện tích canh tác tăng rất nhanh vào nửa sau thế kỷ XIX do các tuyến đường sắt và các cuộc khai phá của người da đỏ ở vùng đồng bằng đã dần tạo ra các miền đất mới cho những người định cư phương Tây. Tương tự, diện tích đất trồng cũng tăng lên ở các quốc gia khác như Canada, Argentina và Australia, làm trầm trọng hơn những khó khăn trên thị trường thế giới, nơi tiêu thụ phần lớn các loại nông sản của Mỹ. Khắp mọi nơi, lượng cung quá lớn đã đẩy giá nông sản xuống thấp. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.9): Bất mãn và cải cách”

#143 – Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)

Nguồn: G. Edward Griffin, “The Journey to Jekyll Island”, in G.E. Griffin, The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve (5th Edition) (California: American Media, 2010), Chapter 1.

Biên dịch và Hiệu đính: Ngô Thị Thu Hương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn sách

Lời giới thiệu: Kể từ hôm nay, Nghiencuuquocte.net sẽ lần lượt giới thiệu tới bạn đọc 26 chương của cuốn sách “The Creature from Jekyll Island: A Second Look at the Federal Reserve” (5th edition, 2010). Đây là một cuốn sách thú vị, đã được cập nhật qua 5 phiên bản và tái bản 14 lần. Cuốn sách nói về bản chất và vai trò của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và giới tài phiệt ngân hàng trong các thăng trầm lịch sử kinh tế – chính trị của Hoa Kỳ và thế giới trong suốt một thế kỷ qua. Nghiencuuquocte.net xin trân trọng cám ơn một độc giả hảo tâm đã giúp cung cấp tư liệu cho việc biên dịch cuốn sách này.  

Continue reading “#143 – Quái vật đảo Jekyll: Lật lại hồ sơ Cục Dự trữ Liên bang (Ch.1)”

#135 – Dân chủ và thị trường: Khía cạnh kinh tế chính trị của NAFTA

Nguồn:  David J. Sousa,  “Democracy and Markets: The IPE of NAFTA,” in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy, (New Jersey: Pearson Education), 2001, pp. 254-271.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan

Vấn đề tự do thương mại với Mexico đã khuấy động những quan tâm hiếm thấy trong nền chính trị Mỹ. Đối với một số người, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) biểu hiện việc Mỹ chấp nhận sự toàn cầu hóa của nền kinh tế toàn cầu và đánh dấu điểm xuất phát cho nỗ lực hội nhập kinh tế Bắc Mỹ để đối phó với các thách thức kinh tế từ Châu Âu và Châu Á trong thế kỷ 21. Tự do thương mại với Mexico sẽ rất có lợi cho Mỹ, đảm bảo cho thương nhân vào thị trường Mexico tự do hơn và tạo ra hàng ngàn công việc dựa trên hoạt động xuất khẩu. Continue reading “#135 – Dân chủ và thị trường: Khía cạnh kinh tế chính trị của NAFTA”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.8): Tăng trưởng và cải cách

industrial-revolution

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 8.

“Nền văn minh nhân loại phụ thuộc vào chính sự bất khả xâm phạm của tài sản”

– Nhà công nghiệp, nhà từ thiện Andrew Carnegie, 1889

Giữa hai cuộc chiến lớn – Nội chiến và Chiến tranh Thế giới Thứ nhất – Hoa Kỳ đã phát triển và trưởng thành. Trong giai đoạn chưa tới 50 năm, Hoa Kỳ đã chuyển từ một nước cộng hòa nông nghiệp thành một nước công nghiệp. Biên giới dần biến mất. Các nhà máy lớn và xưởng luyện thép, các tuyến đường sắt xuyên lục địa, các thành phố sầm uất, các khu nông nghiệp rộng lớn xuất hiện khắp đất nước. Với đà tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng như vậy nên đã kéo theo một loạt vấn đề. Xét trên bình diện cả nước, một số ít doanh nghiệp đã chi phối toàn bộ các ngành công nghiệp theo phương thức hoặc là kết hợp với các doanh nghiệp khác hoặc là tự độc quyền. Điều kiện làm việc thường rất tệ. Các thành phố phát triển nhanh nên không cung cấp đủ nhà ở cho cư dân hay không thể quản lý được dân số tăng lên quá nhanh. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.8): Tăng trưởng và cải cách”

#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh

Nguồn: Ernest J. Wilson III (2008). “Hard Power, Soft Power, Smart Power”, The ANNALS of the American Academy of Political and Social Science 2008, pp. 110-124.>>PDF

Biên dịch: Phạm Hương Trà | Hiệu đính: Phạm Thủy Tiên

Bài viết này mở rộng khái niệm quyền lực cứng và quyền lực mềm nhằm giới thiệu khái niệm quyền lực thông minh, được định nghĩa là khả năng một chủ thể kết hợp các thành tố của quyền lực cứng và quyền lực mềm thông qua các phương thức tác động qua lại nhằm đạt được mục đích mình mong muốn một cách hiệu quả. Bài viết lập luận rằng việc phát huy quyền lực thông minh đã trở thành vấn đề cấp thiết đối với an ninh của các quốc gia do tác động của những thay đổi cấu trúc mang tính dài hạn trong các điều kiện quốc tế và những thất bại trong ngắn hạn của chính quyền hiện tại. Những tranh luận hiện nay về ngoại giao công chúng và quyền lực mềm chịu tác động từ những thất bại trong việc xử lý các khía cạnh khái niệm, thể chế và chính trị của thách thức nêu trên. Đây cũng là ba khía cạnh được tác giả phân tích trong bài viết này. Continue reading “#128 – Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết

Civil_War-33

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 7.

Bài liên quan: Các chương khác trong cuốn Outline of US History

“Dưới sự che chở của Chúa, dân tộc này sẽ có một nền tự do mới”
– Tổng thống Abraham Lincoln, ngày 19/11/1863

Ly khai và nội chiến

Việc Lincoln thắng cử tổng thống tháng 11/1860 đã khiến cho việc bang Nam Carolina ly khai khỏi liên bang ngày 20/12 là một kết quả có thể đoán trước. Bang này đã chờ đợi sự kiện này từ lâu, một sự kiện sẽ liên kết được miền Nam chống lại các lực lượng chống chế độ nô lệ. Cho tới ngày 1/2/1861, năm bang khác nữa đã ly khai. Vào ngày 8/2, sáu bang này đã thông qua hiến pháp tạm thời cho các bang ly khai. Tuy nhiên, các bang miền Nam còn lại vẫn ở trong liên bang cho dù bang Texas đã bắt đầu chuẩn bị ly khai. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.7): Nội chiến và công cuộc tái thiết”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương

History_America_Story_Of_US_Black_Blizzard_SF_still_624x352

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 6.

“Một gia đình bị chia rẽ chống lại nhau thì không thể đứng vững được. Tôi tin rằng nhà nước này không thể kéo dài mãi được tình trạng nửa nô lệ, nửa tự do”

– Ứng cử viên Thượng nghị sỹ Abraham Lincoln,1858

Hai nước Mỹ

Không một vị khách nào đến thăm nước Mỹ lại để lại một ghi chép tỉ mỉ về những cuộc du hành và quan sát của mình hơn nhà văn và nhà luận thuyết chính trị người Pháp Alexis De Tocqueville. Cuốn Nền dân chủ ở Mỹ của ông được ấn hành lần đầu tiên năm 1835 đã trở thành một trong số những phân tích sắc bén và thấu đáo từ bên trong đời sống xã hội và chính trị của nước Mỹ. Tocqueville là một nhà quan sát rất thông thái, vì vậy ông không thể không phê phán nước Mỹ, tuy nhiên nhận định phán xét của ông về căn bản là tích cực. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.6): Xung đột địa phương”

#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972

Nguồn: Yafeng Xia (2006). “China’s Elite Politics and Sino-American Rapprochement, January 1969–February 1972”, Journal of Cold War Studies, Vol. 8, No. 4, Fall 2006, pp. 3–28

Biên dịch và Hiệu đính: Vũ Thị Hương Giang

Bài liên quan: 94 – Nhân tố Mỹ: Trung – Mỹ xích lại gần nhau và thái độ của TQ đối với Chiến tranh Việt Nam, 1968-72 

Các học giả phương Tây từ lâu cho rằng có sự phản đối ở các cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chống lại các nỗ lực của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 nhằm tiếp cận Hoa Kỳ.[1] Các văn bản và tư liệu của những người tham gia trực tiếp được xuất bản ở Trung Quốc suốt hai thập niên qua khiến lập luận này trở nên đáng ngờ.  Các nguồn mới bằng tiếng Hoa trái ngược với tin đồn cho rằng lãnh đạo Trung Quốc bị chia rẽ trong vấn đề xích lại gần với Hoa Kỳ – những tin đồn chủ yếu bắt nguồn từ lý giải của Henry Kissinger đối với cách Mao miêu tả Lâm Bưu trong một lần gặp Richard Nixon vào tháng 2-1972. Continue reading “#117 – Chính trị cấp cao của Trung Quốc và việc Trung – Mỹ xích lại gần nhau, 1/1969- 2/1972”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.5): Mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các vùng

Compass and a map

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 5.

“Hãy tiến về phía tây, hỡi chàng trai, và hãy lớn lên cùng tổ quốc”

– Biên tập viên Horace Greeley, 1851

Gây dựng tình đoàn kết

Cuộc Chiến tranh 1812, xét từ góc độ nào đó, là cuộc chiến lần thứ hai giành độc lập và khẳng định sự đoạn tuyệt vĩnh viễn của nước Mỹ với nước Anh. Khi chiến tranh khép lại, nhiều khó khăn trầm trọng đặt ra với nền cộng hòa non trẻ kể từ thời cách mạng giờ đã biến mất. Nhà nước liên bang theo Hiến pháp đã đem lại sự cân bằng giữa tự do và trật tự. Cùng với khoản nợ công rất nhỏ và một lục địa đang ngóng chờ được khám phá, cánh cửa hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội đã mở ra trước dân tộc Mỹ. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.5): Mở rộng sang phía Tây và sự khác biệt giữa các vùng”

#110 – Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joseph S. Nye (2004). “Soft Power and American Foreign Policy” (Chapter 5) in J.S. Nye, Soft Power: The Means to Success in World Politics (New York: PublicAffairs), pp. 127-148.

Biên dịch: Lê Vĩnh Triển | Hiệu đính: Giáp Văn Dương

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn sách; Các bài về “sức mạnh mềm”

Chủ nghĩa bài Mỹ đã phổ biến hơn trong những năm vừa qua. Thomas Pickering, một nhà ngoại giao kỳ cựu đã xem năm 2003 như là “đỉnh điểm của chủ nghĩa chống Mỹ mà chúng ta từng thấy trong khoảng thời gian dài”.[1] Những cuộc thăm dò cho thấy sự suy giảm sức mạnh mềm của chúng ta có nguyên nhân lớn từ chính sách ngoại giao. “Một quan điểm phổ biến và thời thượng cho rằng nước Mỹ là một thế lực đế quốc kiểu cổ điển… Cách đánh giá kiểu này thể hiện nhiều cách bởi nhiều người khác nhau, từ việc các cổ động viên hockey ở Montreal la ó khi quốc ca Mỹ cất lên đến việc những học sinh trung học Thụy Sĩ không muốn đi Mỹ theo các chương trình trao đổi văn hóa”.[2]  Continue reading “#110 – Sức mạnh mềm và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.4): Xây dựng một chính phủ quốc gia

26083_American-Constitution

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 4.

“Mỗi người dân thường, và tất cả mọi người trên trái đất này, đều có quyền tự trị”.  – Thomas Jefferson, 1790 –  Người soạn thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập

Hiến pháp của các tiểu bang

Thành công của cuộc cách mạng đã đem lại cho người Mỹ cơ hội xây dựng khung pháp lý cho những lý tưởng của họ như đã được trình bày trong bản Tuyên ngôn Độc lập, đồng thời khắc phục mọi nỗi oan Đức thông qua các bản hiến pháp của tiểu bang. Ngày 10/5/1776, Đại hội Lục địa đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các thuộc địa thành lập các chính phủ mới đảm bảo tốt nhất việc mưu cầu hạnh phúc và an toàn cho tất cả mọi cử tri. Một số chính phủ đã làm được như vậy, và trong vòng một năm sau khi Tuyên ngôn Độc lập ra đời, tất cả ngoại trừ ba tiểu bang, đã soạn thảo xong hiến pháp. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.4): Xây dựng một chính phủ quốc gia”

#108 – Thúc đẩy dân chủ trong vai trò một giá trị toàn cầu

Nguồn: Michael McFaul (2004). “Democracy Promotion as a World Value”, The Washington Quarterly, Vol. 28, No. 1, pp. 147-163.

Biên dịch: Trần Thạch Thương Thương | Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Sau vụ khủng bố ngày 11/09, Tổng thống George W. Bush đã hùng hồn cam kết sẽ đưa công cuộc thúc đẩy dân chủ trên thế giới trở thành một mục tiêu hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Mỹ, nhấn mạnh những động cơ đạo đức và chiến lược khi mở rộng tự do khắp toàn cầu. Cùng thời điểm đó, nước Mỹ trong mắt chính phủ các nước và các cộng đồng trên khắp thế giới cũng không còn được ưa chuộng và ngưỡng mộ như trước.  Mặc dù gốc rễ của vấn đề này rất sâu xa, nhưng sự trỗi dậy gần đây nhất của chủ nghĩa bài Mỹ chủ yếu xuất phát từ sáng kiến chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Bush, đó là việc xâm lược Iraq, Continue reading “#108 – Thúc đẩy dân chủ trong vai trò một giá trị toàn cầu”

Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.3): Chặng đường giành độc lập

slide3

Nguồn: Alonzo L. Hamby, Outline of U.S. History (New York: Nova Publishers, 2007), Ch. 3.

“Cuộc Cách mạng đã diễn ra trước khi chiến tranh bắt đầu. Cách mạng đã nằm trong trái tim và khối óc của nhân dân”.

– Cựu Tổng thống John Adams, 1818

Suốt thế kỷ XVIII, tất cả các thuộc địa ở Bắc Mỹ của Anh đang trưởng thành tất yếu đều xây dựng một bản sắc riêng. Họ đã lớn mạnh cả về kinh tế và văn hóa. Gần như tất cả đều trải qua nhiều năm được hưởng chế độ tự trị. Trong thập niên 1760, tổng số dân của họ đã vượt 1.500.000 người – tăng sáu lần kể từ năm 1700. Tuy nhiên, mãi đến tận năm 1763, Anh và Mỹ mới thực sự bắt đầu công khai chia tách sau hơn một thế kỷ rưỡi xây dựng khu định cư lâu dài đầu tiên ở Jamestown, bang Virginia. Continue reading “Khái quát lịch sử Mỹ (Ch.3): Chặng đường giành độc lập”

#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ

Nguồn: Paul D. Miller (2012). “Five Pillars of American Grand Strategy”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 54, No. 5, pp. 7 – 44.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thị Nhung

Bài liên quan:  #6- Nước Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương

Trong một bài viết trước trên Survival, tôi đã cho rằng, trái với niềm tin phổ biến hiện nay, Hoa Kỳ vẫn đang theo đuổi ít nhất một trụ cột của một đại chiến lược không công khai kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, đó là xây dựng nền hòa bình nhờ dân chủ (democratic peace).[1] Nền hòa bình nhờ dân chủ đã ảnh hưởng đến hầu hết các sáng kiến chính sách đối ngoại lớn của Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ qua, và đúng như vậy: nó có nhiều điểm mạnh khiến người ta muốn thúc đẩy nó, bao gồm cả việc nó phù hợp với các giá trị mà cử tri Mỹ ủng hộ rộng rãi. Nhưng đấu tranh cho tự do chỉ là Continue reading “#98 – Năm trụ cột trong đại chiến lược của Mỹ”

#97 – Các điều ước không được phê chuẩn, nền chính trị quốc nội và Hiến pháp Hoa Kỳ

Nguồn: Curtis A. Bradley (2007). “Unratified Treaties, Domestic Politics, and the U.S. Constitution”, Harvard International Law Journal, Vol. 48, No. 2 (Summer), pp. 307- 336.>>PDF

Biên dịch: Từ Minh Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới thiệu

Nhiều nhà bình luận ủng hộ quan điểm mở rộng ảnh hưởng của luật pháp quốc tế cũng đồng tình với quan điểm hạn chế quyền hành pháp của chính phủ các quốc gia. Các nhà bình luận này không nhận ra rằng có một sự mâu thuẫn tiềm tàng giữa hai quan điểm trên. Trong bài viết này, tôi sẽ xem xét một ví dụ minh chứng cho mâu thuẫn có thể xảy ra đó: hiệu lực pháp lý của các điều ước quốc tế đã được ký nhưng không được phê chuẩn. Continue reading “#97 – Các điều ước không được phê chuẩn, nền chính trị quốc nội và Hiến pháp Hoa Kỳ”