Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang hướng đến một châu Á hậu Mỹ

Nguồn: Sam Roggeveen, “China’s Third Aircraft Carrier Is Aimed at a Post-U.S. Asia,” Foreign Policy, 21/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh chưa thể trực tiếp thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ.

Việc Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay mới nhất, chiếc thứ ba của nước này, đồng thời là con tàu thứ hai được đóng hoàn toàn trong nước, nói lên tham vọng của Bắc Kinh trong việc trở thành một cường quốc quân sự có vị thế và tầm vóc toàn cầu. Nó cũng cho thấy rằng Trung Quốc đã sẵn sàng để cạnh tranh với Mỹ trong lĩnh vực mà lâu nay vẫn là thế mạnh của Washington. Sự thống trị quân sự của Mỹ, đặc biệt là ở châu Á, được xây dựng dựa trên sức mạnh hàng hải, và sức mạnh hàng hải đó lại được xây dựng dựa trên hạm đội tàu sân bay của họ. Giờ đây, Trung Quốc đang trực tiếp thách thức: Bất cứ điều gì các anh có thể làm, chúng tôi cũng có thể làm, thậm chí lớn hơn và tốt hơn. Continue reading “Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc đang hướng đến một châu Á hậu Mỹ”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Sau chiến thắng Bồ Ải tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; vào tháng giêng năm Bình Định vương thứ 8 [1425], Vua Lê Lợi điều quân xuôi dòng sông Lam, đến các huyện Thanh Chương, Nam Đàn; được dân chúng đón tiếp, nhiệt tình ủng hộ. Lại nhân Cầm Quí Tri Phủ Ngọc Ma[1] qui thuận, nhân dân tình nguyện góp sức đánh thành; nhà Vua mang quân vây thành Nghệ An:[2]

Vương kéo quân đến Đa Lôi thuộc huyện Thổ Du [Thanh Chương, Nghệ An]. Trẻ già đua nhau đem rượu và trâu bò đến đón tiếp khao quân. Họ nói: “Không ngờ ngày nay lại được trông thấy oai nghi cố quốc”. Cầm Quý, tri phủ Ngọc Ma, đem quân và voi đến quy thuận, được Vương phong làm Thái úy. Vương ra lệnh rằng: Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P4)”

Tại sao Tập giáng chức thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Lạc Ngọc Thành?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Russia hand’s demotion signals shift in Xi’s strategy,” Nikkei Asia, 23/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lạc Ngọc Thành là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc.

Việc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng), Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất của Trung Quốc, bị giáng chức đã gây ra làn sóng chấn động trong giới chính trị nước này.

Ngày 14/06 vừa qua, người ta thông báo rằng Lạc đã được bổ nhiệm làm cục phó Cục Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia, đồng thời “không còn giữ chức vụ thứ trưởng ngoại giao.”

Điều đó có nghĩa là nhà ngoại giao thân Nga cũng không còn là người dẫn đầu trong cuộc đua trở thành ngoại trưởng tiếp theo của Trung Quốc. Continue reading “Tại sao Tập giáng chức thứ trưởng ngoại giao thứ nhất Lạc Ngọc Thành?”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Phong thành hầu Lý Bân thay Anh quốc công Trương Phụ giữ chức Tổng binh Giao Chỉ được 5 năm thì mất [1417-1422]; Vinh dương bá Trần Trí thay thế:

Ngày 14 tháng giêng năm Vĩnh Lạc thứ 20 [5/2/1422].

Phong thành hầu Lý Bân mất. Bân người châu Phượng Dương, cha là Tín lập quân công, quan đến Chỉ huy Thiêm sự vệ Tế Châu. Khi Tín già, Bân thay chức.

Bân là người có trí lược, khi Thiên tử bình nội nạn nhiều lần lập công, được thăng đến Hữu Quân Ðô đốc Ðồng tri Phong thành hầu. Lúc đầu trấn thủ Giang Tây, chiến dịch Giao Chỉ làm Tả Tham tướng, Khi Giao Chỉ bình, trở về nước đánh dẹp giặc Nụy, giữ Cam Túc có công; sau đó trấn thủ Giao Chỉ, lo đánh dẹp bọn giặc làm loạn. Nay bị tật mất, được ban tế; truy phong Mậu quốc công thụy Cương Nghị, cấp phương tiện đưa linh cửu về tống tang.” (Minh Thực Lục Quan hệ Trung Quốc Việt Nam, tập 2, trang 89) Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P3)”

Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược

Nguồn: Kathrin Hille và Demetri Sevastopulo, “Taiwan: preparing for a potential Chinese invasion”, Financial Times, 07/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tham vọng của Tập Cận Bình và quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại về nỗ lực sáp nhập Đài Loan.

Tháng trước, khi Joe Biden cam kết sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, tuyên bố của ông đã bị Bắc Kinh phản ứng gay gắt.

Một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói, “Nếu Mỹ tiếp tục đi vào con đường sai lầm, họ sẽ phải trả một cái giá đắt không thể ngờ.”

Câu nói này có thể được hiểu là lời cảnh báo về một cuộc chiến. Cùng ngày, máy bay ném bom hạt nhân của Trung Quốc và Nga đã có một cuộc tập trận chung gần Nhật Bản. Continue reading “Đài Loan chuẩn bị cho kịch bản bị Trung Quốc xâm lược”

Khoảnh khắc đa cực của Ấn Độ đã đến

Nguồn: Derek Grossman, “Modi’s Multipolar Moment Has Arrived,” Foreign Policy, 06/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Hiện đang được cả hai phe săn đón, Ấn Độ rõ ràng là ngư ông đắc lợi trong cuộc chiến của Nga.

Trong mọi cuộc khủng hoảng, luôn có ai đó được hưởng lợi. Trong trường hợp cuộc xâm lược Ukraine của Nga, người đó là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Bằng cách từ chối lên án Moscow và tham gia các lệnh trừng phạt do phương Tây dẫn đầu, Modi đã nâng cao tầm vóc toàn cầu của Ấn Độ. Các cường quốc khác – Mỹ, Nga, và Trung Quốc – đều đang ráo riết lấy lòng Ấn Độ, hy vọng sẽ loại bỏ lợi thế chiến lược của các đối thủ của họ. Một khi trở thành tâm điểm chú ý, Modi và chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc Hindu của ông chắc chắn sẽ tìm cách duy trì động lực này. Nhiều khả năng, mục tiêu của họ sẽ là xây dựng vai trò siêu cường độc lập cho Ấn Độ, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang hệ thống quốc tế đa cực, và sau cùng là củng cố vị thế mới của nước này bằng chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Continue reading “Khoảnh khắc đa cực của Ấn Độ đã đến”

Trung Quốc có chút ngần ngại khi cùng Nga đe dọa Nhật Bản

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China feels slight unease in intimidating Japan with Russia,” Nikkei Asia, 16/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tình cảnh chật vật của Nga ở Ukraine khiến Bắc Kinh phải suy nghĩ lại về việc hùa theo Moscow.

Kể từ năm ngoái, Trung Quốc và Nga đã tiến hành các hoạt động quân sự chung trên các vùng biển và vùng trời gần Nhật Bản. Hôm Chủ nhật, tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã trực tiếp bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về các hoạt động này với người đồng cấp Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa.

Tuy nhiên, trong lúc Bắc Kinh tiếp tục thị uy với Tokyo, bao gồm cả việc cùng Nga bay máy bay ném bom chiến lược đến gần Nhật Bản, thì tình cảnh khó khăn của Moscow ở Ukraine đang đẩy Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan. Bắc Kinh không muốn cộng đồng quốc tế kết luận rằng họ đoàn kết về mặt quân sự với Nga. Continue reading “Trung Quốc có chút ngần ngại khi cùng Nga đe dọa Nhật Bản”

Tập bịt miệng các cán bộ lão thành trên đường tiến tới nhiệm kỳ thứ ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi shushes party elders as he marches toward 3rd term,” Nikkei Asia, 09/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một danh hiệu mới – “lãnh tụ vĩnh cửu” – đã xuất hiện ngay trước mật nghị mùa hè ở Bắc Đới Hà.

Một tập tài liệu chính trị được phát hành ở một vùng nông thôn của Trung Quốc đã khiến nhiều người phải bất ngờ, vì nó sử dụng một cụm từ chưa từng được dùng trước đây để ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đó là sự kết hợp của “vĩnh cửu” và “lãnh tụ” (lingxiu). Continue reading “Tập bịt miệng các cán bộ lão thành trên đường tiến tới nhiệm kỳ thứ ba”

Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?

Nguồn: Charles Edel, “A Fault Line in the Pacific“, Foreign Affairs, 03/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mối nguy từ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên các đảo quốc Thái Bình Dương.

Lần cuối cùng mà hầu hết người Mỹ chú ý đến Quần đảo Solomon là vào giữa Thế chiến II, khi Mỹ và Nhật Bản có một trận hải chiến kéo dài trên vùng biển và vùng trời xung quanh Guadalcanal. Trận chiến cam go đó đã có tác động mang tính chiến lược rất lớn – chặn đứng bước tiến của Nhật vào Nam Thái Bình Dương, đảm bảo rằng các quốc gia đồng minh như Australia và New Zealand không bị các thế lực thù địch bao vây hoặc cắt đứt nguồn tiếp tế, đảo ngược thế trận ở Thái Bình Dương, cũng như cung cấp căn cứ để phát động cuộc phản công chống lại kẻ thù toàn trị. Nhắc đến hàng trăm hòn đảo nhỏ trải dài trên Thái Bình Dương, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt giải thích với công chúng Mỹ rằng, dù chúng có thể “chỉ là những chấm nhỏ trên hầu hết các bản đồ … nhưng chúng bao phủ một khu vực chiến lược rộng lớn.” Continue reading “Trung Quốc xâm nhập Nam Thái Bình Dương: Nên đối phó thế nào?”

Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy

Nguồn: Francis Fukuyama: „Putin ist leichtsinnig ein großes Risiko eingegangen. Die Chinesen sind nicht so dumm“, WELT, 10/06/2022.

Biên dịch: Nguyễn Xuân Hoài

Nhà khoa học chính trị Hoa Kỳ Francis Fukuyama nói cuộc chiến tranh ở Ukraine sẽ làm xáo trộn trật tự quốc tế. Mặc dù Nga không đạt được thắng lợi về quân sự nhưng phương Tây không được phép lơ là. Ngay cả khi không có Putin, đất nước đó vẫn có lý do là một mối đe dọa.

Hỏi: Thưa ông Fukuyama, cuộc chiến tranh của Nga chống lại Ukraine có phải là sự mở đầu của một trật tự quốc tế mới? Continue reading “Francis Fukuyama: Putin quá liều lĩnh, Trung Quốc sẽ không dại dột như vậy”

Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Premier Li’s economic rebuild has a dangerous precedent,” Nikkei Asia, 02/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lần gần đây nhất nhân vật số 2 của Trung Quốc sửa chữa chính sách của lãnh đạo tối cao, câu chuyện đã không kết thúc tốt đẹp.

Tuần trước, Trung Quốc đã tổ chức một hội nghị trực tuyến về ổn định nền kinh tế. Thủ tướng Lý Khắc Cường phát biểu trước khoảng 100.000 quan chức cấp cao tại hơn 2.800 thành phố trên toàn quốc – đây là quy mô chưa từng có đối với một sự kiện như vậy.

Hội nghị được tổ chức trong lúc nền kinh tế số 2 thế giới đang lao đao sau chính sách zero covid hà khắc và cuộc đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình đối với các ngành công nghiệp bất động sản và công nghệ. Continue reading “Quá trình tái thiết kinh tế của Lý Khắc Cường có một tiền lệ nguy hiểm”

Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tình hình nước ta lúc bấy giờ, các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược nổi lên khắp nơi từ bắc Trung Phần cho đến Lạng Sơn. Vào đầu năm Bình Định vương thứ 3 [1420], nhận thấy đạo quân dưới quyền Lý Bân không đương đầu nổi; Vua Minh Thái Tông bèn điều quân từ Tứ Xuyên, Vân Nam đến tăng viện:

Ngày 18 tháng Giêng nhuần năm Vĩnh Lạc thứ 18 [4/3/1420]

Sắc dụ quan Tổng binh Giao Chỉ Phong Thành hầu Lý Bân rằng : Continue reading “Bình Định Vương Lê Lợi khởi nghĩa chống nhà Minh (P2)”

Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 31/5/2022, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu qua truyền hình tại hội thảo “Kissinger và mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ”.

Vương Nghị ca ngợi các giới nhân sĩ hữu hảo Mỹ, với tiến sĩ Kissinger, là đại diện đã nhiều năm quan tâm ủng hộ phát triển mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ. Ông nói, trước đây nửa thế kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ thế hệ trước, như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, Tổng thống Nixon và Tiến sĩ Kissinger, với tầm mắt nhìn xa trông rộng, với dũng khí chính trị và trí tuệ ngoại giao phi phàm, đã phá tan lớp băng kiên cố đối kháng ngăn cách hai nước, thực hiện “cái bắt tay vượt qua Thái Bình Dương” rung chuyển thế giới, mở ra một chương mới trong quan hệ Trung – Mỹ. Hơn 50 năm nay tiến sĩ Kissinger đã thăm Trung Quốc ngót trăm lần, thúc đẩy Chính phủ Mỹ các nhiệm kỳ thi hành chính sách tích cực đối với Trung Quốc. Dốc sức cho sự phát triển mối quan hệ Trung – Mỹ đã trở thành một trong những chương đẹp nhất trong cuộc đời ngoại giao của tiến sĩ Kissinger. Continue reading “Trung Quốc: Không thể để quan hệ Trung – Mỹ ngày càng xấu đi”

Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật

Nguồn:Q&A with Singapore’s Lee: Nations ‘big and small’ must play by rules,” Nikkei Asia, 23/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhà lãnh đạo Singapore thảo luận về Ukraine, Trung Quốc, và giá trị của các thể chế toàn cầu.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây đã có cuộc phỏng vấn độc quyền trước khi xuất hiện tại Hội nghị Tương lai châu Á hàng năm của Nikkei ở Tokyo.

Trò chuyện với Tổng biên tập Nikkei Tetsuya Iguchi, vị lãnh đạo đã chia sẻ suy nghĩ của mình về mọi thứ, từ tác động của cuộc xung đột Ukraine và lạm phát, đến các hiệp định thương mại và sự trỗi dậy của Trung Quốc. Continue reading “Thủ tướng Lý Hiển Long: Các quốc gia ‘lớn và nhỏ’ đều phải chơi theo luật”

Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Mohammadbagher Forough, “America’s Pivot to Asia 2.0: The Indo-Pacific Economic Framework,” The Diplomat, 26/05/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chừng nào IPEF còn thiếu lợi ích rõ ràng, sẽ khó có thể biến khuôn khổ này thành hành động có ý nghĩa.

Trong chuyến công du châu Á của mình, hôm thứ Hai vừa rồi, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Nhật Bản, Ấn Độ, cùng 10 quốc gia khác đã cam kết tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ dẫn đầu. Danh sách gồm có Australia, Brunei, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Những nước không phải là thành viên, chí ít là ở thời điểm hiện tại, là Đài Loan, ba quốc gia thành viên ASEAN (Campuchia, Lào, và Myanmar) và Trung Quốc (hiển nhiên). Nhưng cánh cửa để trở thành thành viên trong tương lai của họ (ít nhất là về mặt lý thuyết) vẫn đang được để ngỏ. Continue reading “Xoay trục 2.0: Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”