18/09/1987: Hàng trăm người bị nhiễm độc phóng xạ ở Brazil

Nguồn: Hundreds are accidentally poisoned in Brazil, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Cesium-137 vô tình được lấy ra từ một máy điều trị ung thư bị loại bỏ ở Brazil. Hàng trăm người cuối cùng đã bị đầu độc bởi bức xạ từ chất này, qua đó cho thấy rằng ngay cả một lượng phóng xạ tương đối nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm.

Năm 1985, Viện Xạ trị Goiania (Goiania Institute of Radiotherapy) chuyển trụ sở đến một địa điểm mới và để lại một chiếc máy trị liệu từ xa bằng Cesium-137 đã lỗi thời trong tòa nhà bỏ hoang của họ. Viện đã không thông báo đầy đủ cho các nhà chức trách về sự tồn tại của thiết bị này, và cỗ máy đã yên vị trong tòa nhà ở trung tâm thành phố Goiania, cách Sao Paulo 600 dặm, suốt hơn một năm trước khi hai người đàn ông đến trộm nó đi. Continue reading “18/09/1987: Hàng trăm người bị nhiễm độc phóng xạ ở Brazil”

26/01/1500: Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tới Brazil

Nguồn: First European explorer reaches Brazil, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1500, nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Vicente Yanez Pinzon – người từng chỉ huy tàu Nina trong chuyến thám hiểm đầu tiên tới Tân Thế giới của Christopher Columbus – đã đến bờ biển phía đông bắc của Brazil trong một hải trình cũng do ông chỉ huy. Chuyến đi của Pinzon đã tạo ra những tư liệu được ghi lại lần đầu tiên của một nhà thám hiểm châu Âu về việc nhìn thấy bờ biển Brazil, dù việc các nhà hàng hải người Bồ Đào Nha trước đó đã biết đến Brazil hay chưa vẫn còn gây tranh cãi. Continue reading “26/01/1500: Nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tới Brazil”

Thế giới hôm nay: 12/11/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nigel Farage, lãnh đạo Đảng Brexit của Anh, cho biết đảng này sẽ không cạnh tranh giành 317 ghế Đảng Bảo thủ đang nắm giữ trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới. Ông Farage nói ông sẽ trao cho thủ tướng Boris Johnson “một nửa cơ hội” trong cuộc bầu cử để giúp ngăn chặn một cuộc trưng cầu dân ý khác về Brexit.

Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn thật vào người biểu tình. Một người đàn ông được báo cáo đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện sau khi bị bắn vào phần thân trên ở cự ly gần. Vụ việc đã được phát trực tiếp trên Facebook. Căng thẳng ở lãnh thổ này leo thang nghiêm trọng kể từ thứ Sáu, sau khi một sinh viên thiệt mạng do các chấn thương vì ngã từ bãi đậu xe trong một cuộc biểu tình. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/11/2019”

Thế giới hôm nay: 24/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hãng lữ hành Anh Thomas Cook đã nộp đơn xin phá sản. Sự sụp đổ của công ty 178 tuổi này khiến 22.000 việc làm gặp rủi ro, 9.000 trong số đó ở Anh. Nhà chức trách đang nỗ lực hồi hương hàng trăm ngàn khách đang du lịch. Bộ trưởng giao thông vận tải Anh nói kế hoạch này, mang tên “Matterhorn”, sẽ là cuộc hồi hương thời bình lớn nhất trong lịch sử đất nước. Một cuộc điều tra do chính phủ hậu thuẫn về vụ sụp đổ đang xem xét trách nhiệm của ban giám đốc công ty.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang họp. Mọi con mắt đều đổ dồn vào Donald TrumpHassan Rouhani, song khả năng hai nhà lãnh đạo Mỹ và Iran gặp nhau lần đầu tiên sau 40 năm có vẻ mong manh. Cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hồi đầu tháng, mà Mỹ đổ lỗi cho Iran, làm quan hệ song phương càng thêm căng thẳng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/09/2019”

Thế giới hôm nay: 29/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson, thủ tướng Vương quốc Anh, đã đề nghị Nữ hoàng đình chỉ Quốc hội cho đến giữa tháng 10, gây ra phẫn nộ trong các nghị sĩ. Động thái này khiến họ ít có cơ hội thông qua luật nhằm ngăn chặn một Brexit không thỏa thuận trước ngày 31 tháng 10. Chủ tịch đảng Bảo thủ cho biết chính phủ chỉ đơn thuần là ấn định ngày bắt đầu phiên họp Quốc hội, vốn dĩ là đặc quyền của chính phủ.

Phong trào 5 Sao cấp tiến của Italia và Đảng Dân chủ trung tả đã đồng ý liên minh thành lập một chính phủ mới. Chính phủ này sẽ được lãnh đạo bởi Giuseppe Conte, thủ tướng hiện tại. Quyết định này đã cứu Italy khỏi các cuộc bầu cử sớm mà Matteo Salvini, lãnh đạo Liên đoàn Phương Bắc cực hữu, kêu gọi sau khi ông rút khỏi liên minh không mấy hòa thuận với Phong trào Năm sao hồi đầu tháng này. Các con số cho thấy thị trường ủng hộ chính phủ mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/08/2019”

Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?

Nguồn: Why is Jair Bolsonaro commemorating a coup that happened 55 years ago, The Economist, 05/04/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1964, những người lính Brazil đóng quân tại thành phố Juiz de Fora ở phía đông nam đất nước bắt đầu hành quân về phía Rio de Janeiro, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đảo chính quân sự. Trong những ngày sau đó, João Goulart, vị tổng thống dân cử dân chủ, đã trốn sang Uruguay. Ông được thay thế bởi một vị tướng. Nhiều người dân Brazil ủng hộ những người lính, tin rằng Goulart, một người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính của riêng mình để thành lập một chính phủ lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Peron của nước láng giềng Argentina. Continue reading “Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?”

26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức

Nguồn: Brazil declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Brazil tuyên bố quyết định tham gia Thế chiến I, đứng về phía các cường quốc phe Hiệp ước.

Là một trong những nước quan trọng trong thị trường thương mại Đại Tây Dương, Brazil – một quốc gia rộng lớn chiếm gần một nửa lục địa Nam Mỹ – đã ngày càng bị đe doạ bởi chính sách chiến tranh tàu ngầm của Đức trong suốt hai năm đầu của Thế chiến I. Tháng 02/1917, khi Đức khôi phục chính sách này sau thời gian tạm đình chỉ vì áp lực của các quốc gia trung lập như Mỹ, Tổng thống Woodrow Wilson đã đáp trả bằng cách ngay lập tức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đức; Mỹ chính thức bước vào cuộc chiến cùng với các cường quốc Hiệp Ước vào ngày 06/04/1917. Continue reading “26/10/1917: Brazil tuyên chiến với Đức”

Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh

Ft-populismo-marty-1024x505

Nguồn: Jorge G. Castañeda, “The Tides of Latin American Populism”, Project Syndicate, 22/12/2015

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà chính trị mị dân và dân túy như ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Mặt trận Quốc gia Pháp Marine Le Pen đang khiến chính trị phương Tây dậy sóng. Nhưng ở Mỹ Latinh, các nhà lãnh đạo dân túy đang mất đi sự ủng hộ: Tổng thống Cristina Kirchner của Argentina vừa thất bại trong cuộc bầu cử năm 2015; ở Venezuela, Đảng Xã hội của Tổng thống Nicolás Maduro đã gặp thất bại lớn trong cuộc bầu cử giữa kỳ; và Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hiện đang đối mặt với viễn cảnh bị luận tội. Nhiều người suy đoán rằng “cơn thủy triều hồng” của chủ nghĩa dân túy, điều đã đẩy khu vực [Mỹ Latinh] về phía cánh tả trong vòng 15 năm qua, hiện đang đổi chiều. Nhưng liệu chủ nghĩa dân túy có thực sự là điều  mà các quốc gia này đang chối bỏ? Continue reading “Sự thăng trầm của chủ nghĩa dân túy ở Mỹ Latinh”