02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium

Nguồn: The Battle of Actium, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 31 TCN, trong trận Actium diễn ra ngoài khơi bờ biển phía tây Hy Lạp, nhà lãnh đạo La Mã Octavian đã giành chiến thắng quyết định trước liên minh của Tướng Mark Antony và Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Trước khi lực lượng của họ thảm bại, Antony và Cleopatra đã sớm vượt qua chiến tuyến của kẻ thù, chạy trốn đến Ai Cập, nơi cả hai sẽ tự sát một năm sau đó.

Sau khi Julius Caesar bị ám sát vào năm 44 TCN, La Mã rơi vào tình cảnh nội chiến. Để chấm dứt bạo loạn, một liên minh – Tam đầu chế thứ hai (Second Triumvirate) – đã được lập ra bởi ba trong số những chiến binh mạnh nhất. Đó là Octavian, cháu trai đồng thời là người thừa kế chính thức của Caesar; Mark Antony, một vị tướng quyền lực; và Lepidus, một chính khách. Ba người đã phân chia đế chế, và Antony được trao quyền kiểm soát các tỉnh phía đông. Continue reading “02/09/31 TCN: Octavian đánh bại Mark Antony và Cleopatra trong trận Actium”

21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome

Nguồn: Rome founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 753 TCN, theo truyền thuyết, Romulus và em trai sinh đôi của mình, Remus, đã cùng nhau lập ra thành Rome tại chính nơi mà cả hai từng được một con sói cho bú mớm khi còn là những em bé sơ sinh mồ côi. Thực tế, huyền thoại Romulus và Remus bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 4 TCN, và ngày thành lập chính xác của thành Rome được một học giả người La Mã, Marcus Terentius Varro, đặt ra trong thế 1 TCN.

Theo truyền thuyết, Romulus và Remus là con trai của Rhea Silvia, con gái Vua Numitor xứ Alba Longa. Alba Longa là một thành phố thần thoại nằm ở Đồi Alban, phía đông nam vùng đất sau này sẽ trở thành Rome. Trước khi cặp song sinh ra đời, Numitor đã bị em trai Amulius phế truất, còn Rhea thì bị chú mình bắt phải trở thành trinh nữ vestal (nữ tu) để cô không sinh ra những người thừa kế có thể tranh giành ngai vàng với ông. Continue reading “21/04/753 TCN: Sáng lập thành Rome”

5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại

Biên dịch: Trung Hiếu

Trong tất cả các đế chế từng nổi lên và thịnh vượng trên Trái Đất này, đâu là 5 đế chế hùng mạnh nhất? Làm thế nào có thể lựa chọn ra 5 đế chế trong hàng trăm đế chế từng ngự trị trong 5.000 năm qua? Bất cứ công thức nào về “5 đế chế hùng mạnh nhất” đều luôn tiềm ẩn yếu tố chủ quan, bởi lẽ tất cả các đế chế đều có thời vinh quang và có tầm ảnh hưởng theo cách riêng của mình.

Nhưng nếu xét trên nhiều tiêu chí thì có một số đế chế nổi bật hẳn lên vì chúng rất mạnh, lớn và có ảnh hưởng trên một phạm vi rộng lớn của lịch sử nên xứng đáng được gọi là vĩ đại nhất. Continue reading “5 đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại”

25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca

Nguồn: Council of Nicaea concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 325, Công đồng Nicaea, công đồng đầu tiên được tổ chức bởi Giáo hội Cơ Đốc giáo nguyên thủy, đã kết thúc với việc thành lập học thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi. Được triệu tập bởi Hoàng đế La Mã Constantine I vào tháng 05, công đồng cũng lên án niềm tin của phe Arian, cho rằng Chúa Jesus ở địa vị thấp hơn Đức Chúa Trời, là dị giáo, từ đó giúp giải quyết một cuộc khủng hoảng ở Giáo hội trong giai đoạn đầu.

Tranh cãi bắt đầu khi Arius, một linh mục ở Alexandria, đã đặt ra nghi vấn về bản tính Thiên Chúa của Chúa Jesus bởi vì, không giống như Đức Chúa Trời, Chúa Jesus đã được sinh ra và có khởi đầu (khác với Đức Chúa Trời là Đấng Hằng Hữu). Continue reading “25/08/325: Kết thúc Công đồng Nicaeca”

Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?

Tác giả: Vi Yên

Như chúng ta đã biết, Cộng hòa La Mã đã tồn tại ổn định hàng trăm năm nhờ vào mô hình chính quyền hỗn hợp. Mô hình ấy trụ vững bởi thế cân bằng quyền lực kiềng ba chân của ba bộ phận là quan Chấp chính, Viện Nguyên lão, và Hội đồng các Century (về sau là Hội đồng Bộ lạc).

Tuy nhiên, càng về gần mốc Công nguyên, thế cân bằng ấy càng bị phá vỡ. Cộng hòa La Mã với gần 500 năm tồn tại đã âm ỉ một loạt các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, chính quyền tham nhũng, chính trị hóa quân đội, và suy giảm các đức hạnh truyền thống. Chính những điều ấy đã khiến cho nền tảng của nền cộng hòa bị xói mòn và cuối cùng sụp đổ dưới bàn tay của những kẻ chuyên chế tiếm quyền. Continue reading “Tại sao nền cộng hòa La Mã sụp đổ?”

15/03/44 TCN: Julius Caesar bị ám sát

Nguồn: The ides of March: Julius Caesar is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 44 TCN, Julius Caesar, “lãnh tụ trọn đời” của Đế quốc La Mã, đã bị các Nguyên lão sát hại ngay trong một cuộc họp ở đại sảnh cạnh Nhà hát Pompey. Âm mưu ám sát Caesar có liên quan tới 60 vị quý tộc, bao gồm cả người mà ông bảo trợ, Marcus Brutus.

Caesar đã dự kiến sẽ rời thành Rome để tham gia vào một cuộc chiến trong ngày 18/03. Ông cũng đã bổ nhiệm các thành viên trung thành trong quân đội của mình làm người cai quản đế quốc khi ông vắng mặt. Viện Nguyên lão, vốn đã rất bất mãn vì phải tuân theo mệnh lệnh từ Caesar, nay lại càng tức giận trước viễn cảnh phải nhận lệnh từ các thuộc hạ của ông. Cassius Longinus bắt đầu âm mưu chống lại nhà độc tài và nhanh chóng lôi kéo được em rể là Marcus Brutus tham gia. Continue reading “15/03/44 TCN: Julius Caesar bị ám sát”

Bức tường Hadrian là gì?

Nguồn:What is Hadrian’s Wall?“, History, 21/10/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Được xây dựng theo lệnh của Hoàng đế La Mã Hadrian và được đặt tại Vương quốc Anh, Bức tường Hadrian là một pháo đài phòng thủ đánh dấu biên giới phía tây bắc của Đế quốc La Mã trong ba thế kỷ. Bức tường có chiều dài 73 dặm và trải dài từ hai đầu bờ biển, cắt ngang miền Bắc nước Anh ngày nay, giữa Wallsend ở phía đông đến Bowness-on-Solway ở phía tây. Việc xây dựng có thể đã được bắt đầu vào khoảng năm 122 SCN, sau khi Hadrian đến thăm một tỉnh La Mã mà thời bấy giờ được gọi là Britannia, và người ta cho rằng đã có một đội quân 15.000 người làm việc trong ít nhất sáu năm để hoàn thành bức tường. Phần lớn bức tường được làm từ đá, mặc dù một vài phần được đắp từ đất cỏ. Continue reading “Bức tường Hadrian là gì?”

Donald Trump của La Mã cổ đại

donald-trump8

Nguồn: Philip Freeman, “Ancient Rome’s Donald Trump,” Project Syndicate, 05/04/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa dân túy có một lịch sử lâu đời và đầy màu sắc trong nền chính trị Mỹ, từ Huey Long phe cánh tả và George Wallace phe cánh hữu, đến gần đây hơn là Ross Perot năm 1992 và nay là Donald Trump. Nhưng gốc rễ của chủ nghĩa dân túy đã xuất hiện cách đây hơn hai thiên niên kỷ, thời điểm Cộng hòa La Mã bắt đầu cáo chung.

Trong phần lớn lịch sử của mình, Cộng hòa La Mã được cai trị bởi các gia đình chính trị lâu đời cùng các nhà môi giới chính trị thân tín – những người biết cách giữ ổn định quần chúng nhân dân. Những cuộc bầu cử vẫn được tổ chức, song cố tình được dàn xếp sao cho giai cấp thống trị đạt được số phiếu phổ thông cao nhất. Nếu giới quý tộc La Mã – những người đi bỏ phiếu trước – chọn ra một người để nắm quyền, thì các quan chức thường không còn mảy may bận tâm tới những lá phiếu bầu của các tầng lớp thấp hơn. Continue reading “Donald Trump của La Mã cổ đại”

8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ

roman-empire

Nguồn: 8 Reasons Why Rome Fell”, History.com, 14/01/2014.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thế kỷ thứ IV, Đế quốc Tây La Mã sụp đổ sau gần 500 năm thống trị như một siêu cường hùng mạnh nhất thế giới. Theo các sử gia, kết quả này là do hàng trăm yếu tố khác nhau gây nên, từ thua trận, thuế má bất ổn, cho tới thiên tai và thậm chí là biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, nhiều người khác lại cho rằng, Đế chế La Mã không hẳn đã suy tàn vào năm 476 SCN, bởi nửa phía đông của đế chế này vẫn tồn tại thêm một nghìn năm nữa dưới tên gọi Đế chế Byzantine. Dù những câu hỏi về việc Đế chế này sụp đổ như thế nào và vào lúc nào vẫn đang là đề tài tranh luận, một vài giả thiết nổi bật nhất đã lý giải về sự suy yếu và tan rã của Đế quốc Tây La Mã. Cùng tìm hiểu 8 lý do dưới đây để biết tại sao cuối cùng một trong những đế chế huyền thoại nhất trong lịch sử lại suy tàn. Continue reading “8 lý do Đế chế Tây La Mã sụp đổ”