03/12/1984: Nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu, 2.000 người thiệt mạng

Nguồn: Explosion kills 2,000 at pesticide plant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, vụ nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide ở Bhopal, Ấn Độ đã trở thành vụ tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trong lịch sử. Có ít nhất 2.000 người chết và 200.000 người khác bị thương khi khí độc bao trùm thành phố.

Bhopal là thành phố có gần một triệu dân ở vùng Madhya Pradesh của Ấn Độ, nằm giữa New Delhi và Bombay. Nhà máy thuốc trừ sâu Union Carbide được đặt tại Jai Prakash Nagar, khu vực đặc biệt nghèo của thành phố nghèo khó này. Sau này, một số nhà phê bình cáo buộc rằng những yếu tố này là một phần nguyên nhân khiến nhà máy có thiết bị lạc hậu, quản lý lỏng lẻo, và thiếu các quy trình an toàn và bảo trì cơ bản. Continue reading “03/12/1984: Nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu, 2.000 người thiệt mạng”

03/12/1992: Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi

Nguồn: First SMS text message is sent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, tin nhắn văn bản SMS đầu tiên trong lịch sử đã được gửi đi: Neil Papworth, một kỹ sư 22 tuổi, đã sử dụng máy tính cá nhân để gửi tin nhắn “Merry Christmas” (Chúc Mừng Giáng Sinh) qua mạng Vodafone đến điện thoại của một đồng nghiệp.

Trong thời gian làm việc cho công ty dịch vụ công nghệ thông tin Anh-Pháp mà hiện đã không còn tồn tại Sema Group Telecoms, Papworth là thành viên của nhóm phát triển “Trung tâm Dịch vụ Tin nhắn Ngắn” (Short Message Service Centre, SMSC) cho công ty viễn thông Vodafone của Anh. Vào thời điểm đó, Sema hy vọng sẽ sử dụng những tin nhắn ngắn này như một dịch vụ truyền tin. Sau khi Papworth cài đặt hệ thống tại một địa điểm ở phía tây London, anh đã ngồi trước một máy tính và gửi một tin nhắn đơn giản đến điện thoại di động của Richard Jarvis, giám đốc Vodafone, người đang tham dự một bữa tiệc trong ngày lễ. Continue reading “03/12/1992: Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi”

03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em

Nguồn: Forensics identify a child abductor—by his clothes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, cô bé Melissa Brannen năm tuổi bất ngờ biến mất không dấu vết trong một bữa tiệc Giáng sinh ở Fairfax, Virginia. Công tác điều tra pháp y chuyên sâu đã dẫn đến việc bắt giữ một khách mời của bữa tiệc – Caleb Hughes – và qua đó chứng minh các kỹ thuật phá án đã tiến bộ xa đến mức nào.

Sau khi phỏng vấn tất cả những người có mặt ngày hôm đó, các nhà điều tra xác định rằng Hughes đã rời khỏi bữa tiệc cùng thời điểm Brannen bị phát hiện mất tích. Khi các thám tử đến nhà của Hughes lúc 1 giờ sáng, họ thấy hắn đang giặt quần áo, giày và thắt lưng của mình. Mặc dù Hughes phủ nhận bất kỳ liên hệ nào tới bé gái, đội thám tử đã bắt đầu khám xét nhà và xe của hắn. Continue reading “03/12/1989: Tiến bộ pháp y giúp xác định kẻ bắt cóc trẻ em”

03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên

Nguồn: First human heart transplant, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Louis Washkansky, 53 tuổi, đã trở thành bệnh nhân được ghép tim đầu tiên tại Bệnh viện Groote Schuur ở Cape Town, Nam Phi.

Washkansky, người đàn ông trung niên bán tạp hóa đang chết dần vì căn bệnh tim mãn tính, đã nhận được quả tim hiến tạng từ Denise Darvall, cô gái 25 tuổi đã tử vong trong một tai nạn xe hơi. Bác sĩ phẫu thuật Christiaan Barnard, người được đào tạo tại Đại học Cape Town và tại Mỹ, đã thực hiện ca phẫu thuật y học mang tính cách mạng này. Kỹ thuật mà Barnard sử dụng ban đầu được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ vào thập niên 1950. Bác sĩ phẫu thuật người Mỹ Norman Shumway đã thực hiện ca ghép tim thành công đầu tiên, trên một con chó, tại Đại học Stanford ở California vào năm 1958. Continue reading “03/12/1967: Ca ghép tim người đầu tiên”

03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến

Tropas-otomanas

Nguồn:First Balkan War ends,” History.com (truy cập ngày 02/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1912, Bulgaria, Serbia, Hy Lạp, và Montenegro đã ký một hiệp ước đình chiến với Thổ Nhĩ Kỳ, kết thúc Chiến tranh Balkan lần I. Trong cuộc xung đột kéo dài hai tháng, một liên minh quân sự giữa Hy Lạp, Serbia, Bulgaria, và Montenegro – được gọi là Liên minh Balkan – đã đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi mọi vùng lãnh thổ châu Âu trước đây của đế quốc Ottoman, ngoại trừ Constantinople (nay là Istanbul). Vào tháng 1 năm 1913, một cuộc đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến cuộc chiến tiếp tục bùng nổ, nhưng Liên minh Balkan sau này đã giành được chiến thắng một lần nữa. Continue reading “03/12/1912: Chiến tranh Balkan lần I đình chiến”